Xác định các chỉ tiêu sinh học

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số đặc điểm SINH học SINH sản ốc NHẢY (strombus canarium linneaus, 1758) (Trang 33 - 38)

2.3.2.1. Đặc điểm hình thái giới tính

- Quan sát và mô tả hình thái bên ngoài ốc đực và cái.

- Giải phẫu ốc trưởng thành, quan sát phân biệt và mô tả cơ quan sinh dục của ốc đực và ốc cái dựa theo tài liệu thực hành giải phẫu ốc của GS-TS Thái Trần Bái [1].

2.3.2.2. Xác định mùa vụ sinh sản

Phân tích 420 mẫu thu được từ tháng 2 đến tháng 8. Mùa vụ sinh sản được theo dõi thông qua số lượng cá thể và tỉ lệ % số cá thể ở các giai đoạn thành thục sinh dục (giai đoạn III và IV) hàng tháng.

2.3.2.3. Xác định tỉ lệ giới tính

Thu ốc tự nhiên hàng tháng, mỗi tháng 60 mẫu rồi xác định tỉ lệ đực cái. Dùng χ2 Test (SPSS software) để xác nhận về tỉ lệ giới tính. Giá trị χ2

được tính theo công thức sau:

(O-E)2 x 2 χ2 = --- E

Trong đó, O là tần suất quan sát, E là tần suất mong đợi.

Giá trị tần suất lý thuyết được lấy là 30, theo sự phân bố giới tính trong giới động vật 50%.

2.3.2.4. Quan sát tập tính sinh sản

- Ốc nhảy bố mẹ được thu thập từ tự nhiên với số lượng 200 con được nuôi trong bể composite có diện tích 3m2. Đáy bể có để giá thể là vỏ sò và những búi dây nilon để cho ốc đẻ trứng. Nguồn nước biển sạch đã qua lọc cơ học được dùng để cấp nuôi ốc. Hàng ngày cho ốc bố mẹ ăn tảo phù du và tảo đáy. Trong bể sục khí 24/24h.

- Quan sát hiện tượng ốc cặp đôi, thụ tinh và quá trình đẻ trứng. Khi ốc đẻ xong, quan sát hình thái trứng và xác định số lượng trứng mà ốc đẻ ra, đo kích thước trứng.

2.3.2.5. Sức sinh sản

- Xác định sức sinh sản thực tế của ốc chính là số trứng của một cá thể mẹ trong một lần sinh sản.

- Do trứng của ốc nhảy nằm trong sợi gelatin cuộn lại thành búi nên khi xác định số trứng phải gỡ và tách sợi trứng ra rồi đo chiều dài của sợi trứng, đồng thời đếm số trứng trên đoạn dài 10cm rồi nhân với chiều dài của búi trứng. - Số lượng mẫu: 30

2.3.2.6. Kích thước thành thục lần đầu

Phân tích với tổng số 420 mẫu được thu ở các tháng. Kích thước cá thể thành thục lần đầu được xác định là nhóm kích thước nhỏ nhất có tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn III và IV với tỉ lệ đạt từ 50% trở lên.

Đo chỉ tiêu chiều dài vỏ và độ dày môi vỏ để phân tích và xác định mối tương quan với sự thành thục của ốc nhảy theo phương pháp của Abbott (1960) và Appeldoon (1988).

2.3.2.7. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

Làm tiêu bản buồng trứng và tinh sào theo phương pháp của Sheckan và Hrapchack(1980). Tuyến sinh dục được cố định bằng formol 10% pha trong nước biển. Loại nước bằng Ethanol và làm sạch trong Xylene sau đó đúc farafin và cắt lát mỏng từ 2-6µm bằng dao cắt vi quang học (American Optical Microtome). Cuối cùng nhuộm bằng Hematoxyline và Eosine. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi điện tử và chụp ảnh.

2.3.2.8. Các giai đoạn phát triển của phôi và ấu trùng

• Sự phát triển phôi

Trứng ốc vừa mới đẻ xong được lấy để theo dõi các giai đoạn phát triển của phôi. Trong búi trứng, tách lấy 3 đoạn của sợi trứng có chiều dài khoảng 10 cm rồi thả vào 3 cốc thủy tinh 500ml chứa nước biển sạch. Chế độ đảo khí làm tăng hàm lượng ôxy 2 h/ lần, thay nước mới 1 ngày/lần. Theo dõi sự phát triển của phôi qua kính hiển vi quang học. Quan sát, ghi chép, đo và chụp ảnh các giai đoạn phát triển của phôi dựa trên sự phân chia tế bào phôi ốc nhảy của Syamsul (2005).

• Sự phát triển giai đoạn ấu trùng

- Giai đoạn Ấu trùng Veliger được tính từ khi ốc nở đến khi bắt đầu biến thái.

- Giai đoạn ấu trùng sống đáy được xác định từ sau khi biến thái đến khi xuất hiện 5 vòng vỏ.

-

- Quan sát trên kính hiển vi, ghi chép, chụp ảnh và mô tả các đặc điểm hình thái cấu tạo, thời gian phát triển của ấu trùng và con non.

2.3.2.9. Xác định một số chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ sống

• Chiều dài vỏ đặc trưng cho sự tăng trưởng của ốc nhảy. Đo kích thước ấu trùng:

+ Ấu trùng có kích thước nhỏ hơn 1mm được đo trên kính hiển vi có dùng trắc vi thị kính.

+ Ấu trùng lớn hơn 1mm dùng thước và đo ấu trùng trên kích giải phẫu. + Ốc lớn hơn 5mm dùng thước kẹp panme để xác định kích thước vỏ.

• Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối

L = (L2-L1)/(t2-t1)

• Tốc độ tăng trưởng tương đối theo công thức của Richer. W. E (1979). G% = (LnL2-LnL1)*100/Δt

Trong đó:

- L1: kích thước ở thời điểm ban đầu t1 (µm)

- L2: Kích thước ở thời điểm xác định t2 (µm) - Δt: Khoảng thời gian thí nghiệm.

- t1, t2: thời gian thí nghiệm (ngày).

• Tỉ lệ sống

TLS = (N2/N1)*100% N1: số cá thể tham gia thí nghiệm

N2: số cá thể thu được khi kết thúc thí nghiệm

2.3.2.10. Xác định các số đo theo hình thái ngoài theo Zaidi et al (2008)

Độ dày môi vỏ Độ rộng vỏ Độ dài vòng thân Độ dài miệng Độ dài vỏ SL Độ dày vỏ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số đặc điểm SINH học SINH sản ốc NHẢY (strombus canarium linneaus, 1758) (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w