Hình thái và sự phát triển của tuyến sinh dục

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số đặc điểm SINH học SINH sản ốc NHẢY (strombus canarium linneaus, 1758) (Trang 40 - 44)

Tuyến sinh dục ốc đực và cái là một dải nằm sát với tuyến tiêu hóa ở trên cùng một vị trí tương đồng ở phía đỉnh vỏ của ốc. Qua theo dõi chúng tôi thấy có thể phân biệt được các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc thông qua màu sắc bằng mắt thường.

- Màu trắng đen: Tuyến sinh dục chưa phát triển (tương đương giai đoạn I-II). - Màu vàng nhạt (vàng kem): Tuyến sinh dục đang phát triển (II-III) .

- Màu vàng đậm: Giai đoạn thành thục (tương đương giai đoạn III - IV). Khi quan sát dưới kính hiển vi có thể phân biệt các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục ốc nhảy qua 5 giai đoạn với các đặc điểm sau (hình 5):

- Giai đoạn I: (chưa phát triển) Các tế bào sinh dục mới được hình thành, nhân không rõ. Màu sắc của tuyến sinh dục là màu trắng-xám.

- Giai đoạn II: Tuyến sinh dục đang phát triển, có màu ngà vàng hay vàng kem. Nhân lớn hơn và đã phân biệt được.

- Giai đoạn III: Giai đoạn bắt đầu thành thục. Buồng trứng chứa nhiều bao nang, mỗi bao nang chứa nhiều trứng. Noãn bào tăng nhiều về kích thước do tổng hợp chất noãn hoàng xảy ra trong giai đoạn này. Nhân tăng không nhiều do đó tỉ lệ kích thước nhân/ kích thước noãn bào co xu hướng giảm. Tinh trùng tập trung thành từng bó nang tinh. Vách bó nang tinh dày và trong đó có nhiều chỗ trống. Tuyến sinh dục của ốc đực và ốc cái có màu vàng tươi.

- Giai đoạn IV: Giai đoạn chín (thành thục sinh dục). Ở buồng trứng, các bao nang trứng chứa nhiều trứng thành thục xếp khít nhau. Nhân lệch tâm về cực động vật. Tỉ lệ kích thước nhân/ kích thước noãn bào là nhỏ nhất. Các nang trứng mở rộng tối đa về kích thước. Ở tuyến sinh dục đực, nang tinh mở rộng về kích thước, vách nang tinh mỏng dần để chuẩn bị cho tinh trùng ra. Khi soi tươi thấy tinh trùng hoạt động. Tuyến sinh dục của ốc đực và ốc cái có màu vàng đậm, căng và có kích thước lớn.

- Giai đoạn V: Giai đoạn sau khi ốc cái đẻ trứng và ốc đực phóng tinh. Lúc này tuyến sinh dục của ốc đực và cái mềm, màu sắc trở thành vàng nhạt. Trong buồng trứng, các nang buồng trứng có nhiều chỗ trống, có thể còn sót một vài trứng đã thành thục và có các trứng giai đoạn thấp hơn. Các nang tinh có nhiều chỗ trống.

Quan việc theo dõi các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục ốc nhảy có thể dự đoán ốc đẻ nhiều lần trong năm vì buồng trứng ở giai đoạn III, IV và V có rất nhiều trứng có kích thước khác nhau. Thể hiện trong một thời điểm có nhiều giai đoạn cùng phát triển.

Hình3.2: Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của ốc nhảy

Các giai đoạn phát triển TSD ốc đực: I (MI), II (MII), III (MIII), IV (MIV), V (MV); Các giai đoạn phát triển TSD ốc cái: I (FI), II (FII), III (FIII), IV (FIV), V (FV).

3.1.3. Mùa vụ sinh sản

Tiến hành phân tích 420 mẫu ốc nhảy được thu từ tháng 2 đến tháng 8/2008, mùa vụ sinh sản của ốc nhảy tại Nha Trang, Khánh Hòa xác định thông qua tỉ lệ thành thục tuyến sinh dục (% số cá thể thành thục giai đoạn III, IV) biểu diễn tại Hình 6.

Đường biểu diễn tỉ lệ thành thục trên đồ thị hình 6 cho thấy các cá thể thành thục ở giai đoạn III và IV có ở hầu hết các tháng nghiên cứu. Sự biến thiên của các cá thể thành thục trong các tháng nghiên cứu cho thấy ốc nhảy sinh sản tập trung ở các tháng 2, 3, 4 và 8. Các tháng 5,6, 7 có cá thể thành thục nhưng với tỉ lệ rất thấp. Tỉ lệ phần trăm các cá thể thành thục ở các tháng khác nhau rất rõ rệt chứng tỏ ốc nhảy sinh sản có tính mùa vụ. Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi không có điều kiện phân tích được đầy đủ suốt trong 1 năm nhưng với kết quả của các tháng nghiên cứu có thể cho phép nhận đinh rằng ốc nhảy sinh sản có tính mùa vụ và có ít nhất 2 đỉnh sinh sản tập trung trong năm.

Nhận định Ốc nhảy sinh sản có tính mùa vụ phù hợp với kết luận của các tác giả nghiên cứu trước đây. Dương Văn Hiệp (2005) cho biết mùa vụ sinh sản của ốc nhảy tại Quảng Ninh tập trung vào tháng 4-8 [8]; Zaidi et al

(2005) cho biết mùa vụ sinh sản của ốc tại Malaysia xảy ra vào cuối tháng 11 đến tháng 3 năm sau [51]. Thời điểm sinh sản tập trung trong năm khác nhau ở các khu vực địa lý khác nhau là do biến động nhiệt độ khác nhau. Sự khác nhau về mùa vụ sinh sản của ốc nhảy ở Quảng Ninh và Khánh Hòa là do ở miền Bắc nhiệt độ trong các tháng mùa đông rất thấp, kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ thấp đã kìm hãm sự thành thục của ốc nhảy. Đến tháng 3 khi nhiệt độ tăng lên thì tuyến sinh dục bắt đầu phát triển và tháng 4 ốc bắt đầu sinh sản. Ở Nha Trang, Khánh Hòa thuộc đới khí hậu Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số đặc điểm SINH học SINH sản ốc NHẢY (strombus canarium linneaus, 1758) (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w