Các loài trong giống Strombus đều thụ tinh trong, cá thể đực có cơ quan giao cấu gọi là penis hay verge, là đặc điểm quan trọng để phân biệt với những cá thể cái [50]. Khi đến mùa sinh sản, chúng thường bắt cặp và thực hiện quá trình giao phối. Trong khi giao cấu, cá thể đực có thể trèo lên mặt phải vỏ của cá thể cái, hai cá thể quay mặt theo một hướng và con đực đưa penis vào xoang màng áo của con cái, thông qua quá trình này mà tinh trùng được chuyển đến cơ quan tiếp nhận của con cái [46].
Trong các loài thụ tinh trong, trứng từ buồng trứng khi được đẻ ra ngoài thường đi qua một cơ quan gọi là tuyến albulmen, tuyến albumen tiết ra một chất lỏng bao bọc trứng và bổ sung cho noãn hoàng của trứng chất dinh dưỡng. Sau đó trứng và albumen đi qua cơ quan gọi là tuyến sinh bọc trứng (capsule gland), ở đây chúng được phủ một lớp nhầy bao gồm: mucoproteins,
calcium, mucus và protein. Lớp chất nhầy này có tác dụng bảo vệ cho trứng tránh các tác động bất lợi của môi trường, ngoài ra nó còn cung cấp calcium trong quá trình phát triển của phôi sau này. Tuyến tạo bọc trứng ngoài chức năng cung cấp cho trứng một lớp gelatin bảo vệ thì chúng còn tạo hình dáng của bọc trứng đẻ ra. Mỗi loài khác nhau có kiểu bọc trứng khác nhau. Kiểu trứng được bao bọc bởi khối gelatin kéo dài thành chuỗi hay những dải dây là đặc điểm quan trọng của đa số các loài trong bộ trung phúc túc
Mesogastropoda. Bọc trứng không chỉ bảo vệ cho phôi bên trong khỏi các tác động bất lợi của các yếu tố môi trường mà còn là nguồn cung cấp Canxi cho sự phát triển của phôi và ốc nhỏ [30],[41].
McCarthy (2006) cho biết đối với ốc Strombus gigas, những cá thể đực và cái có thể giao cấu với nhiều cá thể khác trong mùa sinh sản, nhiều cá thể đực có thể thụ tinh cho trứng của một cá thể cái [38]. Theo Nguyễn Thị Xuân Thu (2003), quá trình giao phối của ốc hương Babylona areorata xảy ra vào chiều tối và ban đêm trước khi con cái đẻ trứng. Ốc thường đẻ vào ban đêm hoặc cũng có khi kéo dài từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau [20].
Ốc S.gigas cái thường đẻ trứng chìm trên những vùng cát trống hoặc đôi khi đẻ trong vùng cỏ biển. Syamsul (2005) cho rằng ốc S. canarium thích đẻ trên những búi cỏ biển hơn, trứng ốc S. canarium nằm trên một dải dây và thường cuộn lại thành búi như cuộn chỉ rối, cứ 15 cm dải dây trứng chứa khoảng 1750 trứng và một cá thể cái có thể đẻ được 10-20 búi nhỏ tương đương với 17.500 - 35.000 trứng trong một lần đẻ [43]. Dương Văn Hiệp (2005) cho biết trứng ốc S. canarium nằm trong một sợi dây nhầy, được chia thành nhiều ngăn nhỏ, mỗi ngăn chứa 1 phôi. Trứng được ấp trong nước biển sạch nở sau 5 ngày ở nhiệt độ 210C và nở sau 2 ngày ở 280C [8].
Trong quá trình phát triển của các loài trong lớp chân bụng Gastropoda, ấu trùng Trochophora bơi tự do chỉ thấy trong các loài ốc nguyên thuỷ
Archaeogastropoda - những loài này phóng trứng trực tiếp vào nước biển. Ở các loài khác, giai đoạn này hầu như không có hoặc trải qua trước khi nở. Ấu trùng Veliger phát triển từ ấu trùng trochophora và hiện diện một giai đoạn phát triển dài hơn [30]. Ở giai đoạn Verliger các cơ quan dần được hình thành và hoàn thiện cho đến khi biến thái [7]. Theo Edward (1994), chân, mắt và xúc tu có thể phân biệt được trong thể phôi của các loài trong lớp chân bụng [30].
Một số tác giả đã chia giai đoạn phát triển ấu trùng Veliger trong các bộ
Meso-Neogastropoda thành 2 giai đoạn phân biệt: Giai đoạn Verliger trước khi nở và Veliger sau khi nở. Tuy nhiên, đặc trưng quan trọng nhất của giai đoạn này đó là vành bơi (Velum). Khi mới hình thành vành bơi có 2 thuỳ rộng hình bán nguyệt, xung quanh có một lớp tiêm mao. Trải qua quá trình phát triển, vành bơi dần dần được phân chia làm 4 thuỳ như loài Rapana thomasiana, R. venosa, Babylona areorata hay thành 6 thuỳ như Strombus gigas, Strombus canarium. Vành bơi ngoài tác dụng bơi còn giúp cho việc thu gom thức ăn vào miệng cho ấu trùng [27],[20].
Sự xoắn vỏ là một đặc điểm quan trọng trong sự phát triển trong lớp
Gastropoda. Trong suốt quá trình phát triển của giai đoạn Veliger, hiện tượng xoắn ốc xảy ra. Vỏ và khối nội tạng quay một góc 1800 theo trục đầu và chân. Hiện tượng xoắn xảy ra rất nhanh (3 phút trong các loài Acmaea) và cũng có thể là một quá trình dần dần. Sự xoắn vỏ còn tiếp tục và hoàn thiện ở giai đoạn con non (Juvenile) [30].
Trong giai đoạn phát triển ấu trùng Veliger, một số cơ quan được hình thành dần dần và ngày một hoàn chỉnh [7]. Thời gian phát triển của giai đoạn này phụ thuộc theo loài và môi trường sống.
Sự biến thái cũng là một đặc điểm rất quan trọng trong sự phát triển của các loài trong lớp Gastropods. Ấu trùng Veliger phát triển đến một lúc nào đó,
khi đã tích lũy đủ về chất và đến một thời điểm thích hợp sự biến thái xảy ra. Khi đó ấu trùng chuyển hoàn toàn phương thức sống từ dạng bơi tự do sang dạng bò lê ở nền đáy. Nền đáy (nơi mà ốc sẽ bám) liên quan mật thiết đến tỉ lệ sống của ấu trùng. Nếu những tín hiệu từ nền đáy cho biết không thích hợp thì ốc có thể trì hoãn hoặc kéo dài thời gian biến thái cho đến khi tìm thấy vị trí thích hợp [30].