1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình

58 996 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 408 KB

Nội dung

Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức như hiện nay, ngành dịch vụ cóvai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới và các nền kinh tế quốc gia.Bốn mươi hai năm trước, Victor R Fuchs (1968) đã nói về sự xuất hiện của nền kinhtế dịch vụ ở Mỹ Ngày nay, cả thế giới đang bước sang một nền kinh tế mới: nềnkinh tế dịch vụ Năm 1995 Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS) đã được ký kếtvà trở thành một trong những hiệp định quan trọng nhất của Tổ chức thương mại thếgiới (WTO) Phát triển và tự do hóa ngành dịch vụ nói chung, phát triển và tự do hóathương mại dịch vụ nói riêng đang trở thành chính sách ưu tiên của các Quốc gia.

Ngành dịch vụ hiện đóng góp 60% GDP của thế giới (Lovelock và Wirtz,2007) Ở các nước OECD, tỷ trọng này lên đến 70% (OECD, 2008) GDP của lĩnhvực dịch vụ chiếm tới 90% GDP của Hồng Kông, 80% GDP của Mỹ, 74% GDP củaNhật Bản, 73% GDP của Pháp, 73% GDP của Anh và 71% GDP của Canada Dịchvụ đóng góp trên 50% GDP của các nền kinh tế Mỹ La Tinh như Braxin vàÁchentina, trên 60% GDP của các nước công nghiệp hóa mới ở châu Á nhưXingapo, Đài Loan và Malaixia Dịch vụ cũng chiếm tới 48% GDP của Ấn Độ và40% GDP của Trung Quốc (Lovelock và Wirtz, 2007, trích từ World FactBook,2007 và EIU Country Data) Trong giai đoạn 1988 – 2003, đóng góp của ngành dịchvụ cho giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế OECD tăng từ 60% lên 68%, còn đónggóp của ngành công nghiệp lại giảm từ 34% xuống còn 29% Sự thay đổi này thểhiện việc giá cả của các sản phẩm công nghiệp giảm tương đối so với giá cả của cácsản phẩm dịch vụ và người tiêu dùng ngày càng chi tiêu thêm cho dịch vụ nhiều hơncho hàng hóa (FORFAS, 2006:29)

Dịch vụ cũng trở thành ngành kinh tế thu hút chủ yếu lực lượng lao động hiệnnay Lao động trong ngành dịch vụ ở bảy nước công nghiệp phát triển (G7) năm2000 tăng 60% so với năm 1960 và tăng 6% trong giai đoạn 2000-2004 (FORFAS,2006: 31) Trong giai đoạn 1970 – 2001, lao động trong ngành dịch vụ của Mỹ tăngtừ mức 67% lên 79% trong khi lao động trong ngành công nghiệp giảm từ mức 29%xuống còn 19%, còn mức thay đổi này của các nước Tây Âu (EU 15 hiện nay)tương ứng là từ 47% lên 70% và từ 40% xuống còn 26% (D’Agostino, Serafini vàWard-Warmedinger, 2006:27)

Nền kinh tế dịch vụ hiện nay dựa trên hai nền tảng chính là toàn cầu hóa vàkinh tế tri thức và được thúc đẩy bởi những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật.Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức làm thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng trong

Trang 2

đời sống kinh tế-xã hội, xu hướng kinh doanh và chính sách của chính phủ đối vớingành kinh tế dịch vụ Khi nền kinh tế ở một trình độ phát triển cao, xu hướng tiêudùng cận biên (MPC) đối với dịch vụ lớn hơn nhiều xu hướng tiêu dùng cận biên đốivới sản phẩm hàng hóa Con người có nhu cầu nhiều hơn đối với các sản phẩm phivật chất của dịch vụ như thẩm mỹ, giáo dục và giải trí thuộc những thang bậc nhucầu cao hơn mà nhà tâm lý học Abraham Maslow (1943) đã liệt kê là nhu cầu vềquan hệ xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu hoàn thiện Xu hướng kinh doanhcũng thay đổi để đáp ứng các nhu cầu nói trên Các công ty ngày nay tập trung nhiềuhơn vào việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ và chú trọng tính độc đáo, sáng tạo vàchất lượng của dịch vụ thay vì dựa trên yếu tố đầu vào hay vốn đầu tư

Xuất phát từ những nguyên lý trên, đề tài tập trung nghiên cứu việc Nâng caocông tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổphần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH

1.1 Tổng quan về dịch vụ vận chuyển hành khách1.1.1 Khái niêm về dịch vụ vận chuyển hành khách

Dịch vụ vận tải là một ngành dịch vụ truyền thống, phục vụ hành khách là mộtkhái niệm đa diện, một phạm trù rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp nhiều thuộctính của sản phẩm về kỹ thuật, kinh tế, xã hội … tuỳ thuộc các góc độ khác nhau

Trong lĩnh vực vận tải hành khách, hành khách vừa là đối tượng chuyên chởvừa là khách hàng tiêu dùng sản phẩm Bởi vậy, chất lượng vận tải hành khách chínhlà sự đánh giá của khách hàng về những yếu tố ảnh hưởng đến trực tiếp đến bản thânhành khách trong suốt quá trình chuyên chở Việc quản lí chất lượng tổng hợp - TQMtrở thành công cụ hỗ trợ đắc lực để đảm bảo và nâng cao chất lượng vận tải hướng tớitiêu chuẩn hoá chất lượng vận tải hành khách ngành đường bộ trong môi trường sảnxuất, kinh doanh biến động và đầy cạnh tranh Để thực hiện TQM trong quản lý chấtlượng vận tải hành khách, chuyên đề tập trung nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu đánhgiá chất lượng theo quan điểm phục vụ khách hàng từ đó xây dựng chỉ tiêu chất lượngcông tác phục vụ cho từng nhóm công việc, gắn liền với trách nhiệm của nhân viênthực hiện; cải tiến hệ thống tổ chức và xây dựng quy chế, chế độ công tác hợp lýnhằm xác định trách nhiệm với sự cam kết đảm bảo chất lượng và quyền lợi của cácthành viên toàn ngành; đổi mới cơ chế giám sát và kiểm tra chất lượng từ khâu đầutiên và khâu cuối cùng của quá trình vận tải bằng các giải pháp đầu tư hợp lý hệ thốngthông tin, hệ thống giám sát, đo lường và đánh giá chất lượng vận tải; tổ chức công tácđào tạo nhằm làm rõ nhận thức về chất lượng vận tải và lợi ích của TQM trong quảnlý chất lượng, từ đó tạo niềm tin và động lực cho mọi thành viên trong ngành hướngtới mục tiêu thoả mãn mọi nhu cầu, yêu cầu của khách hàng; liên tục cải tiến chấtlượng nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.

1.1.2 Các hình thức kinh doanh dịch vụvận chuyển hành khách

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

1 Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bếnđến và ngược lại với lịch trình, hành trình phù hợp do doanh nghiệp, hợp tác xã đăngký và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận.

Trang 4

2 Tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô bao gồm: tuyến liên tỉnh vàtuyến nội tỉnh Tuyến liên tỉnh có cự ly từ 300 km trở lên phải xuất phát và kết thúctại bến xe đầu mối của huyện trở lên.

3 Nội dung quản lý tuyến

a) Theo dõi, tổng hợp lưu lượng và nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến;tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến;

b) Xây dựng quy hoạch mạng lưới tuyến, công bố tuyến;

c) Chấp thuận mở tuyến, ngừng hoạt động tuyến, khai thác trên tuyến, bổ sunghoặc ngừng hoạt động của phương tiện.

4 Khai thác tuyến

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã được đăng ký khai thác trên các tuyến đã công bố;b) Doanh nghiệp, hợp tác xã được đăng ký mở tuyến mới Thời gian khai thácthử là 6 tháng, kết thúc thời gian khai thác thử doanh nghiệp, hợp tác xã báo cáo cơquan quản lý tuyến để công bố tuyến;

c) Chỉ những doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham gia khai thác thử mới được tiếptục khai thác trong thời gian 12 tháng tiếp theo kể từ khi công bố tuyến;

d) Định kỳ, căn cứ vào lưu lượng hành khách đi lại trên tuyến và chất lượng phụcvụ của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan quản lý tuyến chấp thuận việc tăng sốlượng doanh nghiệp vận tải hoặc bổ sung xe của doanh nghiệp đang khai thác.

5 Bộ Giao thông vận tải quy định về việc công bố, tổ chức quản lý tuyến vậntải hành khách cố định theo cự ly và phạm vi hoạt động.

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

1 Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểmdừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nộithị, phạm vi tỉnh hoặc trong phạm vi giữa 2 tỉnh liền kề; trường hợp điểm đầu hoặcđiểm cuối của tuyến xe buýt liền kề thuộc đô thị đặc biệt thì không vượt quá 3 tỉnh,thành phố Cự ly tuyến xe buýt không quá 60 km.

a) Biểu đồ vận hành: tần suất tối đa là 30 phút/lượt đối với các tuyến trong nộithành, nội thị; 45 phút/lượt đối với các tuyến khác;

b) Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm dừng đón, trả khách liền kề trong nội thành,nội thị là 700 m, ngoài nội thành, nội thị là 3.000 m;

Trang 5

2 Nội dung quản lý vận tải hành khách bằng xe buýt

a) Theo dõi, tổng hợp lưu lượng và nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến,tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên tuyến;

b) Xây dựng quy hoạch mạng lưới tuyến;

c) Công bố tuyến: số hiệu tuyến, điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng đỗ, lộ trìnhtuyến, tần suất chạy xe;

d) Điều chỉnh lộ trình, ngừng hoạt động tuyến;

e) Quyết định các tuyến xe buýt theo hình thức đặt hàng, đấu thầu

f) Xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng (kể cả đáp ứng nhu cầu giao thông tiếpcận) phục vụ xe buýt;

g) Ban hành các chính sách ưu đãi của nhà nước về khuyến khích phát triển vậntải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn;

h) Quyết định và quản lý giá cước.

3 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy hoạch mạng lưới tuyến, xây dựng vàquản lý kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt, công bố tuyến, giá vé, các chínhsách ưu đãi của nhà nước về khuyến khích phát triển vận tải hành khách bằng xebuýt trên địa bàn.

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

1 Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêucầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào kilômét xe lăn bánh;

2 Có hộp đèn với chữ "TAXI" gắn trên nóc xe; hộp đèn phải được bật sáng khixe không có khách và tắt khi trên xe có khách.

3 Lái xe phải đủ 21 tuổi trở lên

4 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức và quản lý điểm đỗ xe taxi công cộng. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

1 Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải hành kháchcó lộ trình và thời gian theo yêu cầu của hành khách, có hợp đồng vận tải bằng văn bản.2 Xe hoạt động phải có hợp đồng vận tải ghi rõ số lượng hành khách; trườnghợp xe vận chuyển hành khách với cự ly từ 100 ki lô mét trở lên phải kèm theo danhsách hành khách; không được đón thêm khách ngoài số lượng, danh sách theo hợp

Trang 6

Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô

1 Kinh doanh vận tải khách du lịch là kinh doanh vận chuyển khách theotuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

2 Khi vận chuyển hành khách, lái xe phải mang theo chương trình du lịch vàdanh sách hành khách, không được đón thêm khách ngoài danh sách, không đượcbán vé cho hành khách đi xe.

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1 Xe vận chuyển hàng hóa thông thường (trừ taxi chở hàng) khi chở hàng hóatrên đường, lái xe phải mang theo hợp đồng vận tải hoặc giấy vận chuyển.

2 Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải.

a) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọngtải dưới 1.500 kg để vận chuyển hàng hóa, cước tính theo kilômét xe lăn bánh.

b) Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe sơn chữ “TAXI TẢI”, số điệnthoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.

3 Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng.

a) Kinh doanh vận tải hàng siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phùhợp để kinh doanh vận chuyển các loại hàng siêu trường, siêu trọng;

b) Khi vận chuyển, lái xe phải mang theo giấy phép sử dụng đường bộ;

c) Đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm gia cố cầu đường bộ theo yêu cầu của cơquan quản lý đường bộ.

4 Vận chuyển hàng nguy hiểm tuân theo Nghị định của Chính phủ quy địnhdanh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phépvận chuyển hàng nguy hiểm

Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường

Biểu hiện cụ thể của yếu tố này là thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thịtrường, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, thậm chí cả uy tín của doanh nghiệpvới đối thủ cạnh tranh Tất cả các yếu tố đó sẽ cho biết doanh nghiệp đang ở vị trí nào trênthị trường Đây là một tài sản vô hình quan trọng, đặc biệt trong thời điểm cạnh tranh ngàycàng gay gắt như hiện nay Nhân tố này được tích luỹ trong suốt quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, mang tính lâu dài Vì vậy, nó tạo ra lợi thế to lớn cho doanhnghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nhiều ưu thế hơn so với đối thủ, doanh nghiệp ngày càngcó khả năng mở rộng được thị phần, nâng cao được doanh số tiêu thụ, góp phần tăng lợinhuận của doanh nghiệp

Trang 7

Chất lượng, giá cả sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàngChất lượng sản phẩm tác động trực tiếp đến người tiêu dùng nên nó quyết định đếnkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nó đảm bảo cho doanh nghiệp mở rộng thị phần,tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn, đảm bảo thu hồi vốn nhanh cho sản xuất Ngoài ra, nếu sảnphẩm của doanh nghiệp đạt được chuẩn mực quốc tế và khu vực về mọi phương diện lànhân tố rất quan trọng trong tình hình cạnh tranh mang tính toàn cầu Sản phẩm không chỉđáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trênkhắp thế giới Do đó, khi sản phẩm của doanh nghiệp đạt được đúng tiêu chuẩn quy định,nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, được ngườitiêu dùng tin tưởng và là phương tiện, biện pháp quan trọng đảm bảo cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi, đạt được kết quả tối ưu.

Cùng với yếu tố chất lượng sản phẩm, gía thành là yếu tố đặc biệt quan trọng quyếtđịnh đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận củadoanh nghiệp Nếu chênh lệch giữa giá bán và giá thành cá biệt của doanh nghiệp càng caoso với đối thủ thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng lớn và đây chính là vũ khí lợihại trên thương trường cạnh tranh về giá

Trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp

Trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp cao sẽ giúp cho việc pháthuy tối đa hiệu quả sử dụng các yếu tố vật chất cũng như phi vật chất của doanh nghiệp,trước hết trong việc quản lý và sử dụng vốn Nếu trình độ quản lý và sử dụng vốn củadoanh nghiệp có hiệu quả thì sẽ đem lại lợi nhuận cao, từ đó có khả năng tái sản xuất mởrộng, mở rộng thị trường tiềm năng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhờvào quy mô sản xuất ngày càng mở rộng tạo lợi thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh Một doanh nghiệp có trình độ tổ chức sản xuất và quản lý cao thì doanghiệp đó cónăng suất lao động cao Nói cách khác, năng suất lao động là yếu tố phản ánh trình độ trangbị kỹ thuật cho sản xuất, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ tổ chức quản lý Nếu máy mócthiết bị được trang bị hiện đại, trình độ tay nghề của công nhân cao phù hợp với trình độcủa máy móc thiết bị và có trình độ tổ chức quản lý tốt thì công việc quản lý kinh doanh sẽsuôn sẻ, tạo được nhiều lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, khẳng định khả năng cạnh tranhtrên thị trường của doanh nghiệp trên thương trường Để đạt được điều đó cần phải kết hợpnhuần nhuyễn ba yếu tố: máy móc thiết bị, lao động và tổ chức quản lý.

1.2 Quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách

1.2.1 Vai trò của quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách

Giao thông vận tải có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xãhội Giao thông vận tải có phát triển, có thông suốt thì sẽ tạo điều kiện cho việc đi lạivận chuyển của hàng hoá và con người được nhanh chóng dễ dàng thuận tiện Đảngvà Nhà nước đã thấy được tầm quan trọng của giao thông vận tải nên trong những

Trang 8

năm qua, rất nhiều những công trình giao thông quan trọng, lớn, nhỏ, đường bộ cũngnhư đường sắt, đường biển cũng như đường sông, và đường hàng không đã đượcxây dựng để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội Từ các kết quả đạt đượctrong năm qua Bộ Giao thông vận tải đã chỉ ra những việc chính cần phải làm tronggiai đoạn tới từ 2010 - 2020 đó là: Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nướcta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng cua xã hội với mức tăng trưởng nhanh,đảm bảo chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự giatăng tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường

Về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa cácphương thức vận tải và các hàng lang vận tải chủ yếu đối với các mặt hàng chính cókhối lượng lớn Có thể khái quát như sau:

 Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp một số tuyến trọng điểm ở các vùng kinh tế tậptrung như vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các tuyếnđường hành lang Đông – Tây trong khuân khổ Dự án phát triển và hợp tác kinh tếvùng MêKông mở rộng (Việt Nam – Thái Lan – Lào – Campuchia và tỉnh VânNam Trung Quốc), các tuyến thuộc địa bàn phát triển chiến lược kinh tế.

 Mở rộng hệ thống giao thông đô thị, xây dựng các tuyến vành đai và các trục hướngtâm tại các thành phố lớn, tổ chức tốt giao thông công cộng trong các thành phố lớnnhằm đáp ứng trên 50% nhu cầu đi lại của nhân dân tại các thành phố đó.

 Thực hiện các biện pháp đồng bộ để giải quyết giao thông thông suốt, tăng cườngđảm bảo an toàn giao thông trên các quốc lộ có lưu lượng xe cao và tại các đô thịlớn, đặc biệt là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

 Ưu tiên đầu tư cho giao thông nông thôn, tập trung đầu tư phát triển giao thông ởcác vùng sâu, xa để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

 Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là các phương thức vậntải hành khách công cộng nhan, khối lượng lớn Kiểm soát sự phát triển của xemáy, xe ôtô con cá nhân đặc biệt Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

1.2.2 Nội dung của quản lý chất lượng phục vụ vận chuyển hành khách

Hoạt động quản lý chất lượng trong doanh nghiệp về nguyên lý khác với hoạtđộng quản lý của nhà nước đối với chất lượng Điều này là do tính chất tổ chức củacơ quan nhà nước và của doanh nghiệp rất khác nhau vì những mục tiêu khác nhau

Trang 9

Hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp hay nói rộng hơn là củacác tổ chức không phải là nhà nước cũng hết sức đa dạng do tính chất hoạt động củacác tổ chức này

Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 được thông qua lần đầu tiên vào năm 1987(ISO 9000:1987), đến năm 2000 bộ tiêu chuẩn này đã được sửa đổi bổ xung lần thứba với ký hiệu ISO 9000:2000 Đây là sự thay đổi về chất đối với bộ tiêu chuẩn này,đó chính là sự thay đổi khái niệm “đảm bảo chất lượng” bằng “quản lý chất lượng”.Khái niệm “quản lý chất lượng” không chỉ dành cho các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh hàng hóa và dịch vụ, mà còn cho tất cả các tổ chức khác như tổ chức sựnghiệp: Nhà trường, bệnh viện, viện nghiên cứu…và cả các cơ quan hành chính nhànước, các tổ chức chính trị Nghĩa là có thể áp dụng cho tất cả những tổ chức nàomuốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngàycàng tăng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của mình Khái niệm sản phẩm ởđây theo đó cũng hết sức rộng: Kết quả của một quá trình hoạt động của con người.Đây cũng là hệ quả tất yếu quá trình quản lý chất lượng của thế giới trước tác độngcủa quá trình toàn cầu hóa nói chung và tự do hóa thương mại đang ngày càng sâurộng Các phương thức và công cụ quản lý chất lượng cơ bản bao gồm:

 Kiểm tra chất lượng (Quality Inspection) với mục tiêu để sàng lọc các sản phẩmkhông phù hợp, không đáp ứng yêu cầu, có chất lượng kém ra khỏi các sản phẩmphù hợp, đáp ứng yêu cầu, có chất lượng tốt Mục đích là chỉ có sản phẩm đảmbảo yêu cầu đến tay khách hàng

 Kiểm soát chất lượng (Quality Control – QC) với mục tiêu ngăn ngừa việc tạo ra,sản xuất ra các sản phẩm khuyết tật Để làm được điều này, phải kiểm soát cácyếu tố như con người, phương pháp sản xuất, tạo ra sản phẩm (như dây truyềncông nghệ), các đầu vào (như nguyên, nhiên vật liệu…), công cụ sản xuất (nhưtrang thiết bị công nghệ) và yếu tố môi trường (như địa điểm sản xuất)

 Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control – TQC) với mục tiêu kiểmsoát tất cả các quá trình tác động đến chất lượng kể cả các quá trình xảy ra trướcvà sau quá trình sản xuất sản phẩm, như khảo sát thị trường, nghiên cứu, lập kếhoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng; và lưu kho, vận chuyển, phân phối, bánhàng và dịch vụ sau khi bán hàng

 Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management – TQM) với mục tiêucủa TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhấtcó thể Phương pháp này cung cấp một hệ thống toàn diện cho hoạt động quản lý

Trang 10

và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham giacủa tất cả các cấp, của mọi người nhằm đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra

Sự liệt kê các phương pháp quản lý chất lượng nêu trên cũng phản ảnh sự pháttriển của hoạt động quản lý chất lượng trên phạm vi thế giới diễn ra trong hàng thếkỷ qua, thông qua sự thay đổi tư duy của các nhà quản lý chất lượng trong tiến trìnhphát triển kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của thế giới

Ngoài các bộ tiêu chuẩn của ISO về hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001),nhiều các hệ thống khác cũng đang được các doanh nghiệp Việt Nam xem xét ápdụng, như ISO 14001 – hệ thống quản lý môi trường, HACCP – Hệ thống Phân tíchcác nguy cơ và Kiểm soát các điểm trọng yếu trong lĩnh vực nông sản thực phẩm,GMP – Quy chế thực hành sản xuất tốt trong lĩnh vực dược và thực phẩm, OHSAS18001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, SA 8000 Hệ thống tráchnhiệm xã hội và các hệ thống quản lý chất lượng tích hợp hoặc đặc thù như ISO22000 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (food chain), ISO/TS 29001 Côngnghiệp dầu khí và hóa dầu – Hệ thống quản lý chất lượng trong các ngành côngnghiệp đặc thù- yêu cầu đối với các tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ

Ngoài các doanh nghiệp, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm nângcao hiệu quả hoạt động của các tổ chức sự nghiệp và các cơ quan hành chính nhà nướccũng được quan tâm Mới đây ngày 20 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ banhành Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhànước với mục đích từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lýdịch vụ công Việc ban hành và thực hiện Quyết định này của Thủ Tướng như là mộtbiện pháp của Chính phủ trong nỗ lực cải cách hành chính nhằm đạt được những mụctiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 dựa trên những kinh nghiệm của quốctế trong lĩnh vực quản lý chất lượng Điều này cho thấy hoạt động quản lý chất lượng ởViệt Nam đã có những bước hội nhập quốc tế mạnh mẽ và có chiều sâu

Hoạt động quản lý chất lượng ở Việt Nam đã có bề dày hơn nửa thế kỷ Trongthời gian đó, hoạt động này đã có những đóng góp nhất định cho phát triển kinh tếxã hội Hoạt động quản lý chất lượng với mức độ hội nhập quốc tế tương đối cao sẽcàng có vai trò và vị trí to lớn hơn trong việc góp phần đạt được mục tiêu phát triểnkinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thànhmột yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của

Trang 11

mỗi doanh nghiệp Theo M.E Porre (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanhnghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm(chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp Chất lượng sản phẩm trở thành một trongnhững chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác động của quyluật cạnh tranh Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao thì chúng phải đạt đượcnhững mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội về mọi mặt một cáchkinh tế nhất (sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ) Với chính sách mở cửa, tự do thươngmại, các nhà sản xuất kinh doanh muốn tồn tại thì sản phẩm, dịch vụ của họ phải có tínhcạnh tranh cao, nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh về nhiều mặt.

Quan tâm đến chất lượng, quản lý chất lượng chính là một trong nhữngphương thức tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lơi trong sự cạnh tranh gaygắt trên thương trường nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Chất lượng dịch vụ làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì:

 Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua: Mỗi sản phẩm dịch vụ có rất nhiều cácthuộc tính chất lượng khác nhau Các thuộc tính này được coi là một trong nhữngyếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mối doanh nghiêp Khách hàng quyếtđịnh lựa chọn mua hàng vào những sản phẩm dịch vụ có thuộc tính phù hợp vớisở thích, nhu cầu và khả năng, điều kiện sử dụng của mình Họ so sánh các sảnphẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng n ào có những thuộc tính kinh tế - kỹ thuậtthỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn Bởi vậy sản phẩm dịch vụ cócác thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyếtđịnh mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

 Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiêp trên thị trường: Khi sảnphẩm dịch vụ đạt chất lượng cao và ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàngsẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào thương hiệu của sảnphẩm dịch vụ đó Nhờ đó uy tín và danh itếng của doanh nghiệp được nâng cao, cótác động to lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng.

1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyểnhành khách

1.3.1 Yếu tố bên trong

Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường

Trang 12

Biểu thị cụ thể của yếu tố này là thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thịtrường, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, thậm chí cả uy tín của doanhnghiệp với đối thủ cạnh tranh Tất cả các yếu tố đó sẽ cho biết doanh nghiệp đang ởvị trí nào trên thị trường Đây là một tài sản vô hình quan trọng, đặc biệt trong thờiđiểm cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay Nhân tố này được tích luỹ trongsuốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mang tính lâu dài Vì vậy, nótạo ra lợi thế to lớn cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nhiều ưu thế hơn sovới đối thủ, doanh nghiệp ngày càng có khả năng mở roọng được thị phần, nâng caođược doanh số tiêu thụ, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xây dựng chính sách giá cả hợp lý

Giá cả hiện nay vẫn là một công cụ cạnh tranh khá hữu hiệu trong nền kinh tếnước ta hiện nay, nhất là đối vớ ngành vận tải Chính sách giá cả ảnh hưởng trực tiếpđến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Vai trò cạnh tranh của giá cả được thể hiệnqua chính sách định giá của Công ty Chính sách giá đối với từng loại hình biếnđộng cung cầu của Công ty cần phải linh hoạt tránh tình trạng cứng nhắc Tình hìnhbiến động cung cầu trên thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đối với việc đặt giá choloại hình dịch vụ của mình.

Với mục tiêu mở rộng thị trường, giành được ưu thế trong cạnh tranh, Công tycổ phần Hoàng Hà cần áp dụng một chiến lược định giá phù hợp, có sức mạnh cạnhtranh để có thế cạnh tranh với các đối thủ mạnh trong điều kiện mức độ cạnh tranhngày càng gay gắt.

Hiện nay, giá dịch vụ là một điểm mạnh của Công ty cổ phần Hoàng Hà trongcạnh tranh: hầu hết giá các dịch vụ mà Công ty kinh doanh đều có mức giá nganghoặc thấp hơn thị trường, song định giá cho một dịch vụ là một việc mang tính chấttổng hợp, do vậy Công ty cần phải xác định rõ mức giá cho từng loại hình dịch vụcủa mình nằm trong giới hạn nào thì sẽ thu hút được những loại khách hàng nào, ởđoạn thị trường nào, có đủ sức cạnh tranh không?

Đối với dịch vụ đang có yêu cầu lớn trên thị trường Công ty có thể giữ mứcgiá ở mức tương đối so với các Công ty khác vì dịch vụ đang được ưa chuộng Dịchvụ taxi chất lượng cao nên áp dụng chính sách giá này Còn đối với dịch vụ xe bus,tuy không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường tỉnh nhưng Công ty cũng cần phảixem xét đến đối tượng sử dụng dịch vụ của mình hầu như là sinh viên và bà connông dân để điều chỉnh giá cước cho phù hợp với thu nhập của người dân.

Trang 13

Để xây dựng một chính sách giá cả hợp lý, Công ty cần phải tính tới các biện phápđể giảm tối đa chi phí để từ đó có thể hạ giá thành mà vẫn đảm bảo lợi nhuận để tănghiệu quả kinh doanh cũng như tăng sức cạnh tranh, tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty.

Đối với các dịch vụ xe bus, taxi và xe tuyến thì phương thức thanh toán đơngiản là tiền mặt, nhân viên Công ty sẽ thu tiền trực tiếp của khách hàng sử dụng dịchvụ của mình tuy nhiên khi Công ty cho thuê xe dịch vụ thì cần linh hoạt phương thứcthanh toán để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, khách hàng có thể thanh toánbằng tiền mặt hoặc chuyển khoản hay séc Cùng với đó Công ty cũng nên áp dụngchính sách giảm giá cho những đơn vị, khách hàng thuê xe với số lượng nhiều Vớicác khách hàng lớn, có quan hệ hợp tác lâu dài, Công ty cũng có thể định ra mộtchính sách giá riêng để tạo mối quan hệ tốt với họ, song cần phải có một chính sáchhợp lý đảm bảo tình trạng vẫn có lãi, tránh tình trạng dây dưa, công nợ khó đòi Đểtránh tình trạng này, Công ty cần phải tìm hiểu kỹ về khách hàng, nhất là khách hànglớn, trong đó chú trọng đển khả năng tài chính của họ.

Ngoài ra đổi mới phương tiện, thay thế những phương tiện không có hiệu suấthoạt động cao, tốn nhiên liệu cũng làm tăng sản lượng vận tải, giảm chi phí cố định,giảm sự tiêu hao nhiên nguyên liệu và tránh sự rò rỉ xăng dầu

1.3.2 Yếu tố bên ngoài

Công tác vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân đã có nhiềutiến bộ do đã có sự đầu tư của một số doanh nghiệp và cá nhân nhưng vẫn còn nhiềubất cập vì nhiều phương tiện vận tải chủ yếu được cải tạo lại, cũ kỹ lạc hậu Để đápứng nhu cầu phát triển của Xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân, giảm thiểu nhữngbất cập hiện nay Công ty chúng tôi quyết định đầu tư mua them xe ô tô với chấtlượng xe mới 100%, nhãn hiệu Samco, trong đó có 30 xe tải trọng 46 ghế và 20 xetải trọng 34 ghế Có tính năng hiện đại và chất lượng tốt nhất để phục vụ nhu cầungày một tốt hơn cho quý khách hàng.

Tính đến tháng 12 năm 2009 công ty Hoàng Hà có tổng số 290 đầu xe các loại.

Trang 14

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤVẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH CỦA CÔNG TY HOÀNG HÀ 2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Hoàng Hà

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hoàng Hà

Thái Bình là một tỉnh với ngành sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, sự phát triểnkinh tế xã hội chưa bắt nhịp được với một số tỉnh lân cận như Nam Định, Hải Phòng,Hải Dương Những năm gần đây theo đường lối đổi mới của Đảng về sự phát triểnkhông ngừng của cả nước, Tỉnh Thái Bình đã có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệptrong và ngoài nước đến đầu tư, chính sách thông thoáng hơn và đã có các khu côngnghiệp và tiểu công nghiệp hình thành tại TP Thái Bình và các huyện lị trong tỉnh.

Thuộc một trong những tỉnh đồng bằng có mật độ dân số cao nhất nhì nước,không có giao thông đường sắt nên giao thông đường bộ chiếm một vị trí quan trọngtrong đời sống kinh tế - chính trị của tỉnh Sự ra đời của Công ty Cổ phần Hoàng Hàlà bước trưởng thành của đội ngũ những người làm công tác vận hành khác, vừa sảnxuất, vừa kinh doanh, vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Công ty Cổ phần Hoàng Hà được thành lập theo quyết định số1767/2001/QĐ-UB ngày 25 tháng 9 năm 2001 của UBND tỉnh Thái Bình Công tyCổ phần Hoàng Hà là doanh nghiệp cổ phần hạch toán độc lập, trực thuộc Sở giaothông vận tải Thái Bình, có nhiệm vụ chủ yếu là vận tải hành khách bằng ôtô, ngoàira Công ty còn được phép kinh doanh phụ tùng, vật tư, xăng dầu.

Sau lần thay đổi bộ máy tổ chức, vị trí và hình thức sở hữu, hiện nay Công ty CPHoàng Hà đã có trụ sở chính nằm trên Số 368 Đường Lý Bôn, Thành Phố Thái Bình vớidiện tích là 10.377m2 bao gồm: khu văn phòng, phân xưởng sửa chữa và sân đỗ xe.

Với sự nỗ lực lớn của toàn bộ nhân viên trong Công ty, Công ty đã vinh dựđược nhận Sao Vàng Đất Việt năm 2005 cùng nhiều bằng khen của tỉnh về thànhtích đã đạt được trong những năm qua.

Qua hơn 8 năm hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Hoàng Hà liên tụcđầu tư nhiều phương tiện vận chuyển mới 100% đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyểnđặc biệt là có một đội ngũ CBCNV có trình độ và chuyên môn cao, phong cách phụcvụ Hành khách chu đáo, ân cần, với công ty Hoàng Hà chất lượng và phong cáchphục vụ Hành khách luôn được đặt lên hàng đầu Từ đó đã tạo tâm lý và ấn tượng tốtcho Hành khách trong tỉnh cũng như các tỉnh ngoài khi sử dụng và lựa chọn phương

Trang 15

tiện của Hoàng Hà Thực tế thì thị phần vận tải Hành khách của Hoàng Hà nói chungvà vận tải khách trên tuyến Thái Bình - Hà Nội nói riêng là rất lớn và có nhiều tiềmnăng Đây cũng chính là tiền đề để

Khái quát thông tin doanh nghiệp:

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Hoàng Hà- Tên tiếng Anh: Hoang Ha Joint Stock Company- Tên giao dịch: Công ty cổ phần Hoàng Hà- Tên viết tắt: Hoangha.,JSC

- Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc: Lưu Huy Hà

- Tài khoản: 4711.000.000.2586 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chinhánh Thái Bình.

Thông tin chi nhánh và địa chỉ giao dịch:

+ Chi nhánh Cty CP Hoàng Hà tại Thị xã Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên

- Địa chỉ: Bến xe khách Hưng Yên - Thị xã Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên- Điện thoại: 0321.3515.515

+ Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoàng Hà tại Hà Nội

- Địa chỉ: Số 30 - Phố Vọng - Phường Phương Mai - Quận Đống Đa - Hà Nội.- Điện thoại: 04.3628.3677

+ Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoàng Hà tại Quảng Ninh

- Địa chỉ: Bến xe khách Cửa Ông - Tổ 18 - Khu 2 - Phường Cửa Ông - Thị xã CẩmPhả - Tỉnh Quảng Ninh.

- Điện thoại: 0937.460.171

Công ty Cổ phần Hoàng Hà được ra thành lập từ năm 2001 đến nay đã gầnmười năm, Công ty đã không ngừng phát triển, đẩy mạnh nắm bắt cơ hội tạo dựng

Trang 16

cho mình được một thương hiệu riêng, với những nỗ lực đó của công ty đã đạt đượcmột số tựu rất đáng khích lệ như:

Năm 2004: + Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giao thông vận tải+ Bằng khen của LĐLĐ tỉnh Thái Bình

+ Bằng khen của UBND tỉnh Thái Bình

Năm 2005: + Giải thưởng về việc làm cho thanh niên do Uỷ ban hợp tác Quốctế tại Việt Nam và Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam traotặng.

+ Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng khen số 19 ngày20/12/2005.

+ Công đoàn Ngành GTVT Thái Bình tặng giấy khen

Năm 2006: + Giải thưởng Sao vàng Đất Việt do UB hợp tác Quốc tế phối hợpvới UB Trung ương Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam traotặng.

Năm 2007: + UBND tỉnh tặng bằng khen cho giám đốc Công ty CP Hoàng

Hà vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiệnnhiệm vụ phát triển kinh tế - Xã hội khu vực ngoài quốc doanh 2năm liên tục 2005, 2006.

+ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tặng bằng khencho giám đốc, chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hoàng Hà làdoanh nhân tiêu biểu khối doanh nghiệp địa phương năm 2007+ UBND thành phố Thái Bình trao tặng danh hiệu Top 10 doanhnghiệp tiêu biểu năm 2007.

+ Bộ GTVT tặng bằng khen cho Công ty Cổ phần Hoàng Hà vìđã có thành tích trong phong trào thi đua phát triển GTVT địaphương năm 2007.

+ Bằng khen của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam vì có thành tích"Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội năm 2007"

Năm 2008: + Giám đốc Công ty được nhận Kỷ niệm chương "Vì sự phát

triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam" của Chủ tịch PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam.

+ UBND thành phố Thái Bình tặng giấy khen cho Công ty Cổphần Hoàng Hà đã có thành tích xuất sắc trong SXKD năm 2007(Số 12/QĐ/UB ngày 9/1/2008)

Trang 17

+ Cúp Sao vàng Khu vực Đồng bằng Sông Hồng năm 2008+ Cúp Sao Vàng Đất Việt năm 2008

+ Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Trung tâm Tiêu chuẩnChất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao tặng.+ UBND tỉnh tặng Bằng khen và Cup cho Công ty đạt trong Top10 doanh nghiệp tiêu biểu - Năm 2008.

Năm 2009: + UBND tỉnh tặng bằng khen cho công ty vì đã có thành tích xuất

sắc trong sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp phát triênkinh tế xã hội của địa phương năm 2009

+ Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tặng bằng khencho ông Lưu Huy Hà - Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc công ty làdoanh nhân tiêu biểu khối doanh nghiệp điạ phương năm 2009+ Cùng với những thành tích đó của Công ty Hoàng Hà, ngày 14tháng 12 năm 2009 Công ty Hoàng Hà vinh dự được đón nguyênPhó Thủ Tướng Vũ Khoan về thăm và làm việc tại công ty.

Số vốn điều lệ của Công ty là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghivào điều lệ Công ty Theo đó thì khi Công ty thực hiện cổ phần hoá số vốn điều lệ là

80.000.000.000 (Tám mươi tỷ đồng chẵn).

Theo góc độ tốc độ chu chuyển của vốn ta chia vốn của Công ty thành vốn cốđịnh và vốn lưu chuyển Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ song tỷ trọng của vốncố định rất lớn Điều này bắt nguồn từ lĩnh vực kinh doanh của Công ty, do kinhdoanh vận tải nên vốn cố định chính là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ số xe củaCông ty và một số tài sản cố định khác.

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ:

Hàng năm, Công ty sẽ phải trích từ lợi nhuận sau thuế của mình một khoảnvào quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật Khoản trích này

Trang 18

không được vượt quá 5% lợi nhuận sau thuế của Công ty và được trích cho đến khiquỹ dự trữ bằng 10% vốn điều lệ của Công ty.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty

Cơ cấu tổ chức:

- Đại hội đồng cổ đông- Hội đồng quản trị- Ban Giám đốc- Ban kiểm soát

- Các chi nhánh: Gồm 03 Chi nhánh đặt tại: Hà Nội, Quảng Ninh Hưng Yên.- 06 Phòng chức năng chuyên môn; và Xưởng bảo dưỡng sửa chữa ô tô.- Tổng số 628 cán bộ công nhân viên

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

* Đại hội cổ đông:

Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có trách hiệm theo dõi giám sáthoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát, quyết định mức cổ tức hàng nămcủa Công ty, sửa đổi bổ sung điều lệ của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàngnăm của Công ty và định hướng phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo.

* Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cấp có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần HoàngHà giữa hai kỳ Đại hội Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là bốn năm, Hội đồng quảntrị của Công ty có 7 người gồm: Một chủ tịch, một phó chủ tịch và 5 thành viên hộiđồng quản trị Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọivấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi nghĩa vụ của Công ty Cụ thể: Quyết địnhchiến lược phát triển của Công ty, quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triểnthị trường, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế tổ chức nội bộ Có quyền bổ nhiệm,miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, cán bộ phòng banquản lý quan trọng khác, quyết định mức lương và lợi ích cán bộ Hội đồng quản trịra phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức, xử lý các khoản lãi lỗ Chỉ đạo, hỗtrợ , giám sát việc điều hành của Giám đốc và chức danh do Hội đồng quản trị trựctiếp quản lý Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật, viphạm điều lệ của Công ty, những sai phạm trong quản lý gây thiệt hại cho Công tyvà quyền lợi của các cổ đông

Trang 19

Tuy nhiên Hội đồng quản trị không được quyết định những vấn đề thuộc thẩmquyền của Đại hội đồng gồm:

+ Mở rộng hoặc thay đổi phương án hoạt động kinh doanh.+Vay tiền để đầu tư phát triển.

+ Phát hành trái phiếu, cổ phiếu theo kế hoạch đã được đại hội cổ đông chấp nhận vàđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

+ Xem xét đề nghị của giám đốc về chức danh: trưởng, phó các đơn vị sản xuất.+ Thẩm định các quyết toán tài chính và báo cáo trình đại hội cổ đông.

+ Thực hiện các quyền khác theo luật Công ty.

* Ban kiểm soát:

+ Kiểm tra sổ sách thống kê kế toán, tài sản, các bản tổng kết năm tài chính củaCông ty và đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội cổ đông khi thấy cần thiết.+ Yêu cầu nhân viên trong Công ty cung cấp tình hình, số liệu và các thuyết minhliên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty.

* Ban giám đốc: (Gồm có 1 giám đốc và hai phó giám đốc)

Giám đốc có nhiệm vụ như sau:

+ Tổ chức quản lý và sử dụng vốn, tài sản Công ty có hiệu quả, đạt được mục tiêudo Đại hội cổ đông và Hội đồng Quản trị đề ra.

+ Căn cứ vào phương hướng phát triển Công ty do Đại hội đồng đề ra, xây dựng kếhoạch dài hạn và hàng năm để trình Đại hội cổ đông quyết định Trong quá trình tổ chứcthực hiện kế hoạch đó, giám đốc chỉ được diều chỉnh sau khi Hội đồng Quản trị đồng ý.+ Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, có quyền bố trí sản xuấtkinh doanh trong Công ty, quyết định quy chế trả lương cho công nhân viên và tổchức thực hiện.

+ Có quyền kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động, cho thôi việc đối với công nhânviên theo đúng Luật lao động.

Phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc các vấn đề thuộc chuyên

môn của mình.

* Các phòng ban:

Công ty gồm có 4 phòng và 2 ban: Phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kếtoán, phòng kinh doanh tiếp thị, phòng vật tư kỹ thuật, ban dịch vụ và ban giám sát.

Trang 20

+ Quản lý hồ sơ, giải quyết các thủ tục, chế độ, theo dõi, kiểm tra và thực hiện việcphân phối kết quả lao động và quản lý quỹ tiền lương BHXH, quỹ khen thưởng Bảovệ an toàn về an ninh chính trị, kinh tế cho Công ty.

+ Quản lý hành chính, giao dịch tiếp khách, tiếp chuyển và lưu giữ văn thư, con dấu,bảo quản thiết bị văn phòng, tổ chức khám điều trị mua bảo hiểm y tế cho CBCNVtrong Công ty, mua sắm vật phẩm và trang thiết bị văn phòng.

- Phòng vật tư kỹ thuật có chức năng sau:

+ Tham mưu cho giám đốc về theo dõi quản lý tình trạng kỹ thuật của từng đầu xe.+ Lập kế hoạch theo dõi ngày xe tốt, lập kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch sửachữa bảo dưỡng xe.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư phương phương tiện, thanh lý phương tiện vàtrang thiết bị kỹ thuật.

+ Theo dõi giấy phép lưu hành xe, bảo hiểm phương tiện và giải quyết các vụ tainạn giao thông.

+ In ấn và bảo quản vé, phơi lệnh và các biểu bảng phục vụ công tác quản lý Công ty.- Phòng tài chính kế toán có chức năng, nhiệm vụ sau:

Đảm bảo nguyên tắc bảo toàn sử dụng vốn, hạch toán thu chi tài chính trongphạm vi Công ty, thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát những chi tiêu pháp lệnhtài chính Đồng thời là phòng phản ánh chính xác, kịp thời liên tục cho Ban giámđốc về tình hình biến động của vốn, nguồn vốn, tài sản Tính toán cụ thể mọi chi phísản xuất kinh doanh, giá thành vé, cước vận chuyển, kết quả lỗ lãi và các khoản mụcthanh toán đối với ngân sách và cấp trên.

- Phòng kinh doanh và tiếp thị:

+ Đánh giá tình hình Công ty và lập kế hoạch mới cho thời gian tiếp theo.

Trang 21

+ Phòng kinh doanh tiếp thị bao gồm cả tổng đài Công ty Tổng đài Công ty gồm 2 bộphận là tổng đài Thái Bình và Hoàng Hà taxi Các tổng đài có nhiệm vụ giữ liên lạcgiữa khách hang và đơn vị vận tải của Công ty Đồng thời tổng đài có nhiệm vụ banhành các chỉ thị từ phòng quản lý và điều hành taxi để điều phối công việc các xe taxi.

* Ban giám sát:

Ban có chức năng kiểm tra tình hình hoạt động của hai đoàn xe và kiểm traviệc thực hiện kế hoạch kinh doanh của các phòng Thông báo cho giám đốc tìnhhình thực tế kế hoạch và những vấn đề phát sinh ( nếu có ) Khác với Ban kiểm soátchỉ hoạt động bán chuyên trách Ban giám sát hoạt động chuyên trách và liên tục.

* Ban dịch vụ kỹ thuật:

Ban thực hiện chức năng quản lý kinh doanh dịch vụ ngoại vận tải hànhkhách như: bảo dưỡng sửa chữa các cấp trung đại tu, kinh doanh khai thác bến đỗ xetrông xe, kinh doanh xăng, dầu, mỡ, dịch vụ ăn uống nhà nghỉ.

* Các đoàn xe:

Có chức năng vận tải hành khách theo lệnh vận chuyển là lực lượng lao độngtrực tiếp Thông qua quá trình vận chuyển hành khách mà đem lại doanh thu choCông ty.Các đoàn xe thực hiện các chuyến xe đúng tuyến, đúng bến đỗ, đúng thờigian nhất là các chuyến chất lượng cao Ngoài ra các đoàn có thể nhận hợp đồng chởxe tăng hệ số sử dụng xe cũng như tăng thu nhập cho Công ty và lái xe

 Thông qua tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban của Công ty, ta thấycó sự phân công nhiệm vụ rõ rang giữa các phòng, song vẫn có sự phối hợp giữacác phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ cũng như ra các quyết định.

Trang 22

- Mua bán hàng nông sản thực phẩm và hàng tiêu dùng (dụng cụ gia đình).- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định và theo hợp đồng.- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, xe Taxi.

- Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng xe tải liên tỉnh và nội tỉnh.- Kinh doanh dịch vụ khách sạn và dịch vụ ăn uống đầy đủ.- Kinh doanh siêu thị.

- Mua bán ô tô, xe máy (cũ, mới)

- Bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ.

- Mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của xe có động cơ.

Ban giám đốc

Phòng tổ chức

hành chính

Phòng tài chính

kế toán

Phòng kinh doanh

tiếp thị

Phòng vật tư

kỹ thuật

Ban dịch vụ kỹ

Ban giám

Đoàn xe

Trang 23

- Đại lý kinh doanh xăng dầu.

- Mua bán các chất bôi trơn và làm sạch động cơ- Xây dựng các công trình dân dụng.

- Kinh doanh Bến, bãi đỗ xe- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo.- Cho thuê văn phòng và cho thuê nhà.- Kinh doanh dịch vụ chuyển phát.

Mục tiêu hoạt động của Công ty là huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trongviệc sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận tối đa, tăng lợi tức cho các cổ đông, tạoviệc làm và thu nhập cho người lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước, pháttriển công ty ngày càng lớn mạnh.

Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanhtheo quy định của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh:

Một doanh nghiệp có thể tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường haykhông tuỳ thuộc rất lớn khả năng xâm nhập thị trường, mở rộng chủng loại mặt hàngkinh doanh Đây là mục tiêu thế lực để đẩy mạnh sức cạnh tranh của Công ty.

Đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh là một biện pháp mà bất kỳ doanhnghiệp nào cũng phải nghĩ tới khi tìm cách tăng sức cạnh tranh của mình Tuy nhiênvì đặc thù kinh doanh của Công ty là vận tài hành khách, vì thế đa dạng hoá mặthàng kinh doanh thực chất là sự mở rộng danh mục mặt hàng của Công ty.

Do đặc thù địa hình, Thái Bình không có vận tải đường sắt và đường hàngkhông, do đó vận tải đường bộ luôn chiếm ưu thế, không bị đe dọa cạnh tranh bởicác hình thức vận tải khác Đây cũng là một trong những ưu thế cho Công ty Tuynhiên, Công ty vẫn phải nghiên cứu thực hiện các chiến lược đa dạng hoá mặt hàngkinh doanh của mình để nâng cao sức cạnh tranh.

Hiện nay, Công ty kinh doanh 3 loại hình dịch vụ đó là xe tuyến (khách liên tỉnh),xe bus và taxi Để cạnh tranh trên thị trường Công ty có thể đa dạng hoá theo các hướng:

+ Thực hiện chiến lược đa dạng hoá đồng tâm: tức là thêm vào những hoạt động

mới tạo ra sản phẩm hay dịch vụ mới các liên hệ với nhau trong sản phẩm hay dịchvụ mới có liên hệ với nhau trong sản phẩm, dịch vụ hiện hữu phù hợp với công nghệvà Marketing Công ty cần tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ cho thuê xe tránhđể xe nhàn rỗi, theo nghiên cứu gần đây cho thấy kinh doanh vận tải phục vụ khách

Trang 24

Việt Nam Khảo sát của Autonet cho thấy vài năm qua dịch vụ cho thuê xe tự lái haycó lái ở các thành phố lớn phát triển chóng mặt nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhucầu vào các ngày cao điểm cuối tuần, nghỉ lễ tết Một bộ phận không nhỏ hưởngdịch vụ này là các khách VIP, các doanh nhân, Công ty… chưa đủ điều kiện mua xehoặc muốn đầu tư tài chính vào những hoạt động cấp thiết hơn Trước tình hình đó,Công ty nên đầu tư vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải đặc biệt cho những đốitượng khách hàng đặc biệt này Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu này, Công ty màcòn hướng đến những doanh nghiệp, cá nhân khác có nhu cầu.

+ Bên cạnh đó, Công ty cũng đang nghiên cứu và thực hiện chiến lược đa dạng hoátổ hợp đó là thêm vào những sản phẩm, dịch vụ mới, không liên hệ gì với nhau.

Theo chiến lược này, Công ty lên mở rộng triển khai các hoạt động thương mại dịchvụ mà hiện nay ở Thái Bình chưa phát triển tốt như kinh doanh siêu thị, nhà hàngkhách sạn và dịch vụ ăn uống Do trước đây Thái Bình là một tỉnh thuần nông, thunhập người dân còn thấp nên các dịch vụ này chưa phát triển nhiều, mà nếu có thìcũng nhỏ lẻ Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinhtế, thu nhập và mức sống của người dân cũng được nâng cao, vì vậy, nhu cầu đượcnghỉ ngơi, phục vụ cũng tăng theo Do đó, đây có thể được cho là một lĩnh vực mớicần được quan tâm và phát triển.

+ Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ là một trong những biện pháp hữu hiệu

để mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnhtranh Song để có thể đa dạng hoá một cách có hiệu quả thì Công ty phải tăng cườngcác biện pháp kỹ thuật, các hoạt động thu nhập, xử lý thông tin thị trường, mở rộngquan hệ hợp tác với các đối tác trong kinh doanh.

Sản phẩm chính của Công ty cổ phần Hoàng Hà là dịch vụ vận tải hành khách.Là sản phẩm dịch vụ nó có đầy đủ đặc điểm của hàng hoá dịch vụ, ngoài ra đốitượng vận tải của Công ty lại là con người chứ không phải là hàng hoá do đó sảnphẩm còn có đặc điểm riêng.

Đặc điểm của dịch vụ vận tải là sản phẩm không hiện hữu, quá trình sản xuấtvà tiêu dùng gắn liền với nhau, khó đánh giá được chất lượng Sản phẩm vận tải chỉđược đánh giá thông qua sự cảm nhận của con người qua các giác quan khi họ tiêudùng sản phẩm.

Các đặc điểm trên ảnh hưởng rất lớn đến Công ty Cổ phần Hoàng Hà Đầutiên đó là việc khó khăn trong đánh giá chất lượng sản phẩm, và so sánh chất lượngsản phẩm với Công ty khác, nó yêu cầu Công ty phải quan tâm tới việc xác định chất

Trang 25

lượng sản phẩm cho đúng cho hợp lý Vì quá trình sản xuất và tiêu dung gắn liền nênCông ty phải có biểu đồ vận chuyển hợp lý vừa có thể đáp ứng nhu cầu của kháchkịp thời nhất vừa đảm bảo tính hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, đối tượng vận chuyển là con người, cho nên ảnh hưởng của các yếutố tâm lý, văn hoá, phong tục trở nên rõ nét chẳng hạn như xem ngày giờ đi, hay việcthời tiết tốt xấu cũng ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại của hành khách Việc quản lý ởcác đầu bến xe hiện nay cũng quyết định đến chất lượng vận tải Việc kinh doanhvận tải luôn gắn với phương tiện là xe ôtô, yêu cầu chất lượng xe cũng được luậtpháp nước ta quy định rất chặt chẽ.

Về lĩnh vực kinh doanh, Công ty hoạt động trong 3 lĩnh vực đó là dịch vụ xekhách chất lượng cao liên tỉnh, dịch vụ taxi và dịch vụ xe bus Thống kê các kết quảkinh doanh là rất cần thiết để xác định hiệu quả kinh doanh của Công ty nói chungvà hiệu quả kinh doanh các loại dịch vụ nói riêng.

Sau hơn 9 năm hoạt động, Công ty CP Hoàng Hà đã đạt được nhiều thànhcông đáng khích lệ Công ty không ngừng lớn mạnh, đổi mới toàn diện và cả chiềurộng lẫn chiều sâu, cả số lượng và chất lượng, cả quy mô tổ chức đến phương tiệnvận tải Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần nhất được thểhiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007-2009

1 Doanh thu 39.589.217.510 61.683.470.189 85.531.765.8122 Các khoản giảm trừ

3 Doanh thu thuần 39.589.217.510 61.683.470.189 85.531.765.8124 Giá vốn hàng hóa 31.181.047.269 50.015.243.511 65.757.241.4825 Lợi nhuận gộp 8.408.170.241 11.668.226.678 19.774.524.3306.Doanh thu từ hoạt

7 Chi phí tài chính 3.402.317.435 6.772.100.789 5.772.068.6368 Chi phí bán hang

9 Chi phí quản lý

doanh nghiệp 3.834.551.351 5.218.334.238 6.757.313.720

Trang 26

10 Lợi nhuận thuần 1.189.151.424 (292.262.177) 7.318.520.22811 Thu nhập khác 2.142.979.227 2.752.787.579 7.772.938.95112 Chi phí khác 2.370.122.494 1.772.181.506 7.022.623.25513 Lợi nhuận khác ( 227.143.267 ) 980.606.073 700.315.69614 Tổng lợi nhuận

Bảng 2.4 Sản lượng vận tải qua các năm Năm

Lượt hành khách Lượt hành khách 475.958 486.285 501.488Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Bảng 2.5 Phân tích hi u qu kinh doanh c a Công tyệu quả kinh doanh của Công tyả kinh doanh của Công tyủa Công ty

Chỉ tiêu

So sánh 2008/2007So sánh 2009/2008

Doanh thu 22.094.252.679 55.8 23.848.295.623 38.6

Trang 27

Giá vốn hàng bán 18.834.196.242 60.4 15.741.997.971 31.4Lợi nhuận gộp 3.260.056.437 38.7 8.106.297.652 69.4Chi phí kinh doanh 4.753.566.241 65.6 538.947.329 4.49

Thông qua phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu ta thấy:

Tổng doanh thu và doanh thu thuần của Công ty năm 2008 tăng so với năm

2007 là 22.094.252.679 đồng tương ứng 55.8% nhưng nhỏ hơn tỷ lệ tăng của giá

vốn hang bán 60.4% như vậy là không tốt, ảnh hưởng làm giảm bớt lợi nhuận củaCông ty Vậy Công ty cần tìm biện pháp làm giảm giá vốn hang bán.

Năm 2008 chi phí kinh doanh tăng 65.6% so với năm 2007 và lớn hơn tỷ lệlãi gộp, Công ty cần xem xét giảm chi phí kinh doanh.

Năm 2009 so với năm 2008:

Tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu ( doanh thu tăng38.6%, giá vốn hàng bán tăng 31.4% ) Như vậy là đã có tiến bộ trong công tác quảnlý kinh doanh của Công ty ( chi phí kinh doanh của Công ty chi phí 4.49% ) Nhưvậy là đã có tiến bộ trong công tác quản lý kinh doanh của Công ty ( chi phí kinhdoanh của Công ty chỉ tăng 4.49%.

Nhìn chung, doanh thu của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước, đây làmột tín hiệu đáng mừng của Công ty.

Sở dĩ doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước là bởi vì Công ty luôn đổimới cũng như mua thêm trang thiết bị phục vụ hành khách, lượng hành khách do đócũng tăng lên: Đầu năm 2007 Công ty mới chỉ có 175 xe thì cuối năm 2008 đã tănglên 258 xe và đạt được 310 xe vào năm 2009 Cùng với đó lượt hành khách cũng nhưlượt xe cũng tăng trong 3 năm qua Lượt xe và lượt hành khách năm 2008 so với năm2007 tăng 3.85% và 2.16% , năm 2009 tăng 10.3% và 3.12% so với năm 2008.

Chi phí quản lý kinh doanh:

Chi phí kinh doanh của Công ty bao gồm chi phí hoạt động tài chính và chiphí quản lý doanh nghiệp Chi phí phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ củaCông ty bao gồm:

- Chi phí về nhiên liệu ( xăng, dầu )

- Chi phí về khấu hao sửa chữa thường xuyên.

Trang 28

- Chi phí săm lốp, ắc quy.

- Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự, mua bảo hiểm thân vỏ xe.- Một số loại chi phí phát sinh khác.

Tuy trong những năm gần đây các loại chi phí đều tăng, nhưng Công ty đã cónhiều biện pháp nhằm giảm chi phí như vận động nhân viên tiết kiệm nguyên nhiênvật liệu trong quá trình chạy xe, mặt khác trong quá trình đầu tư phương tiện vận tảimới Công ty đã chú trọng đến những sản phẩm ít tiêu hao nhiên liệu, hệ số sử dụngcao, khấu hao giảm do đó đã tiết kiệm cho Công ty một khoản chi phí khá lớn.

Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, do sử dụng hợp lý lao động, đúng ngườiđúng việc, tránh việc dư thừa nhân viên nên chi phí quản lý đã giảm bớt so với trước đây.Nếu như chi phí kinh doanh của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng65.6% thì đến năm 2009 so với năm 2008 chỉ tăng 4.49% Đây thực sự là một nỗ lựcrất lớn của toàn thể cán bộ và nhân viên Công ty.

Do giảm bớt được chi phí kinh doanh nên lợi nhuận Công ty thu được ngày càngtăng, từ đó tạo ra được nguồn vốn quay vòng nhanh, tạo lập lợi thế cho doanh nghiệp. Về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh:

Là năm thứ 9 hoạt động theo mô hình cổ phần, Công ty đã theo kịp cơ chếmới và diễn biến của thị trường có sự chuyển biến cơ bản, tích cực trong phươngpháp quản lý, đảm bảo sản xuất phát triển và có sự tăng trưởng đáng kể Hoạt độngcủa Công ty được tiến hành trong điều kiện vừa thuận lợi vừa có khó khăn.

Những tồn tại cần khắc phục:

Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị chưa đồng bộ.

Công ty chưa có chính sách quảng cáo rộng rãi Các hoạt động quảng cáo vềdịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng ( Tivi, báo, đài ) chưa nhiều, chưagây được sự chú ý của mọi người.

Việc thu nhập và xử lý thông tin chưa có hiệu quả Công ty còn thiếu thông tinvề thị trường và các đối thủ cạnh tranh do vậy hoạt động kinh doanh của Công tycòn lúng túng trước sự biến động của thị trường Công ty đang còn nguy cơ bị mấtdần khách hàng đáng kể cả một số khách hàng truyền thống.

Dịch vụ của Công ty chủ yếu mới khai thác ở các tỉnh phía Bắc, chưa đi sâukhai thác vào các tỉnh miền Trung hoặc Nam.

Ngoài ra, về kết quả kinh doanh: Công ty có tăng trưởng song chưa có sự ổn địnhdoanh thu tăng không đều qua các năm Thu nhập bình quân có tăng song vẫn còn thấp.

Trang 29

* Về công tác kế hoạch và điều hành vận tải:

Công thức lập kế hoạch vẫn theo dõi lối cũ thời bao cấp, chưa có sự tham gia củađông đảo đội ngũ công nhân viên đặc biệt là các lái xe là đội ngũ trực tiếp lao động,tình hình thực tế khả thi của kế hoạch dự án chưa cao, thiếu sự nhạy bén và tinh tế.

Công tác điều hành vận tải còn yếu chưa năng động, công tác kiểm tra vận tảicòn chưa thường xuyên tình trạng lái xe vi phạm quy định phục vụ khách hàng. Nguyên nhân của tồn tại trên:

* Nguyên nhân khách quan

Do Công ty còn phải chịu sự tác động của môi trường kinh tế vĩ mô như sựbiến động lớn về tài chính trong khu vực, tỷ giá đồng ngoại tệ tăng giảm thất thườnglàm hiệu quả kinh doanh của Công ty bị giảm sút.

Sự biến động về giá cả trong năm qua diễn biến phức tạp, nhất là giá đầu vàocho sản xuất như giá than, giá điện và các chỉ số giá sinh hoạt tăng cao, một loạt giánguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất cũng tăng trong khi đó đơn giá gia côngkhông tăng trong khi đó đơn giá gia công không tăng, do có sự biến động về laođộng giữa các vùng miền kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuấtkinh doanh của Công ty.

Do loại hình kinh doanh chủ yếu của Công ty là dịch vụ vận tải nên chịu sựcạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp khác Đồng thời sự ra đời tràn ngập của cácloại hình dịch vụ vận tải khác khiến cho sự kiểm soát hầu như không nắm bắt kịp.

* Nguyên nhân chủ quan

Việc lập kế hoạch theo lề lối cũ không có chiến lược dài hơn nên không có sựphát triển bền vững.

Công tác điều hành vận tải còn yếu chưa năng động, chưa sâu sắc thiếu sự phốihợp chặt chẽ giữa trưởng đoàn và lái xe, giữa đoàn xe và các phòng ban khác để giảiquyết các vấn đề để tình trạng lái xe vi phạm quy định phục vụ khách hàng nhiều.

Ngày đăng: 13/11/2012, 09:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.Sơ đồ tổ chức - Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình
Bảng 2.1. Sơ đồ tổ chức (Trang 22)
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007-2009 - Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007-2009 (Trang 25)
Bảng 2.4 Sản lượng vận tải qua các năm                Năm - Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình
Bảng 2.4 Sản lượng vận tải qua các năm Năm (Trang 26)
Bảng 2.3. Số lượng phương tiện vận tải qua các năm - Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình
Bảng 2.3. Số lượng phương tiện vận tải qua các năm (Trang 26)
Bảng 2.6. Bảng đánh giá SWOT Thế mạnh (S) - Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình
Bảng 2.6. Bảng đánh giá SWOT Thế mạnh (S) (Trang 32)
Hình thức kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh chất lượng cao đã xuất hiện tại Thái Bình và các tỉnh phụ cận từ những năm 1998, ngay từ khi ra đời hình thức  kinh doanh này đã tỏ ra ưu việt bởi có sự cách mạng trong chất lượng - Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình
Hình th ức kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh chất lượng cao đã xuất hiện tại Thái Bình và các tỉnh phụ cận từ những năm 1998, ngay từ khi ra đời hình thức kinh doanh này đã tỏ ra ưu việt bởi có sự cách mạng trong chất lượng (Trang 33)
Số lượng xe taxi của Công ty tăng dần trong những năm qua thể hiện ở bảng: - Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình
l ượng xe taxi của Công ty tăng dần trong những năm qua thể hiện ở bảng: (Trang 34)
Bảng 2.8 Các tuyến cố định, số lượng xe và thương hiệu xe - Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình
Bảng 2.8 Các tuyến cố định, số lượng xe và thương hiệu xe (Trang 34)
Bảng 2.12 Thị phần của hãng xe khách - Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình
Bảng 2.12 Thị phần của hãng xe khách (Trang 40)
Bảng 2.11 Thị phần của hãng taxi - Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình
Bảng 2.11 Thị phần của hãng taxi (Trang 40)
Bảng 2.14 Bảng cơ cấu lao động theo việc tham gia vào vận tải năm 2009. Khối  - Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình
Bảng 2.14 Bảng cơ cấu lao động theo việc tham gia vào vận tải năm 2009. Khối (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w