Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình (Trang 52 - 54)

Bảng 2.1.Sơ đồ tổ chức

3.3.Một số kiến nghị

* Đối với Nhà nước:

Các cơ quan chức năng của chính phủ phải tạo điều kiện giúp đỡ, tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi, thúc đẩy sự cạnh tranh để các doanh nghiệp phát triển đầy đủ. Nhà nước không thể thay các doanh nghiệp trong việc nhận biết thị trường và xác định thay cho họ cách thức ứng xử thích hợp với điều kiện cạnh tranh. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường, nhiều vấn đề mà Nhà nước phải giải quyết để tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là một nội dung hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế.

* Đối với các doanh nghiệp:

Doanh nghiệp tham gia môi trường kinh doanh trực tiếp chính là gia nhập thị trường mà hàng ngày, hàng giờ họ phải đối mặt để giải quyết các phương án kinh doanh. Nó chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố kinh tế, pháp luật, chính trị, công nghệ, văn hoá và tâm lý xã hội… Vì vậy nhà nước bằng những công cụ và phương pháp của mình có thể: Vừa tạo ra sức ép cạnh tranh với những điều kiện cạnh tranh nhau cho các doanh nghiệp để khuyến khích các hành vi cạnh tranh lành mạnh, có hiệu quả, mặt khác, hạn chế và khắc phục những khuyết tật thị trường. Như vậy, quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh – cơ chế vận động của thị trường mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải thích ứng. Điều đó bao gồm cả hai khía cạnh: hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi và khắc phục những mặt trái của cơ chế thị trường trong quá trình vận động và phát triển theo cơ chế cạnh tranh để mỗi doanh nghiệp với tư cách là một “đấu thủ ” được đua tài, cạnh tranh lành mạnh, giành hiệu quả cao.

Trước sức ép của môi trường cạnh tranh, quá trình đổi mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, Nhà nước đòi hỏi cùng một lúc phải giải quyết các vấn đề vốn, công nghệ, thị trường, lao động, trình độ kinh doanh và quản lý thích ứng với quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường. Giải quyết những vấn đề đó, tất nhiên chỉ riêng các doanh nghiệp không thể đảm đương nổi, mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách tiền tệ, các chính sách khuyến khích bảo trợ,các chính sách xã hội ( lương, bảo hiểm xã hội .. ), chính sách thuế và hơn hết là một khuôn khổ luật pháp đầy đủ, nghiêm túc, cũng như một cơ hội quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp thích ứng với giai đoạn quá độ chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.

* Đối với Ngành giao thông vận tải nói riêng:

Để tạo điều kiện cho Công ty vận tải hành khách củng cố và ổn định sản xuất kinh doanh, đủ khả năng cạnh tranh, đề nghị bộ giao thông vận tải sớm có biện pháp giám sát việc thực hiện nghị định 92/CP của chính phủ và quyết định 890, 4127, 4128 của bộ GTVT. Xử lý nghiêm hành vi vi phạm tránh tình trạng lộn xộn, đảm bảo trật tự ATGT.

Hiện nay các đơn vị vận tải áp dụng cước vận tải theo giá trần của Bộ Giao thông vân tải, thì việc thu phí trên các tuyến đường ngắn là rất lớn, mặt khác giá xăng dầu không ngừng tăng do đó đề nghị Bộ Giao thông vận tải phải đưa ra những chính sách giá cước hợp lý.

* Các cơ quan chức năng khác:

Đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố và các ngành quản lý hỗ trợ, tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi.

Đề nghị thành phố và sở GTCC để Công ty mở thêm một số chuyến chất lượng cao từ Thái Bình đi các tỉnh khác như Thái Nguyên, Lạng Sơn.

Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình cho phép Công ty được mua tiếp phần giá trị tài sản của doanh nghiệp và được hưởng chế độ giảm giá ưu đãi đối với người lao động.

KẾT LUẬN

Dựa trên cơ sở khoa học và khảo sát nhu cầu thực tế thị trường về nhu cầu đi lại của hành khách và nhân dân trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, việc đầu tư phương tiện tăng cường phục vụ vận tải Hành khách của Công ty cổ phần Hoàng Hà là kế hoạch kinh doanh khả thi, vì không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, cho Xã hội mà còn góp phần quan trọng làm giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường…

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phải có những chính sách,biện pháp hỗ trợ nhiều hơn nữa để cho ngành vận tải nói chung và doanh nghiệp kinh doanh vận tải nói riêng ngày càng phát triển.Sự phát triển của ngành vận tải là một trong những đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, phát triển của đất nước.

Mặc dù còn những hạn chế nhất định trong công tác quản lý phương tiện cũng như về phương tiện kinh doanh nhưng Công ty Hoàng Hà đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ.

Với đội ngũ lãnh đạo có trình độ quản lý và điều hành tốt, có bề dầy kinh nghiệm, với đội ngũ lái xe có tay nghề lâu năm, nhân viên phục vụ được đào tạo, tập huấn một cách chuyên nghiệp và các phương tiện vận chuyển có chất lượng cao là cơ sở để khẳng định sự phát triển ngày càng lớn mạnh bền vững của đơn vị trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản lý chất lượng và dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thành phố Thái Bình (Trang 52 - 54)