1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bước đầu tìm hiểu báo chí thanh nghệ tĩnh trong những năm 1930 1945

54 375 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 490,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ---------- LÊ THỊ THIẾT B¦íC §ÇU T×M HIÓU B¸O CHÝ THANH – NGHÖ – TÜNH TRONG NH÷NG N¡M 1930 - 1945 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VINH - 2011 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ---------- LÊ THỊ THIẾT B¦íC §ÇU T×M HIÓU B¸O CHÝ THANH – NGHÖ – TÜNH TRONG NH÷NG N¡M 1930 - 1945 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN Th.S: NGUYỄN VĂN TRUNG VINH - 2011 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Bước đầu tìm hiểu báo chí ThanhNghệ - Tĩnh trong những năm 1930 – 1945”. Ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ chu đáo, nhiệt tình của các thầy cô giáo, của gia đình và bạn bè đặc biệt là thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Trung đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Ngoài ra em còn nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành của Trường Đại học Vinh, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, trung tâm thư viện Thanh Hóa, Nghệ An, và Hà Tĩnh… Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn những lời góp ý của các thầy các cô, quý cơ quan, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian em thực hiện khóa luận này. Trong một thời gian ngắn, do trình độ của bản thân còn hạn chế, nên chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý chân thành của thầy cô và quý vị. Em xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thiết MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Báo chí có vai trò to lớn trong đời sống chính trị - xã hội của mỗi một quốc gia, mỗi dân tộc, là công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh cách mạng và xây dựng xã hội mới. Báo chí cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần vào sự thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc với những trọng trách to lớn: vạch trần những âm mưu, chính sách và những hành động tàn bạo của kẻ thù, tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng đến với quần chúng nhân dân, đồng thời thức tỉnh quần chúng đấu tranh dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng. Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, trong những năm 19301945 dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Xứ ủy Trung Kỳ, đã giấy lên những phong trào đấu tranh sôi sục như: Xô viết Nghệ Tĩnh trong những năm 1930 – 1931, phong trào đón tiếp Gô đa, phong trào đấu tranh vào Viện dân biểu Trung Kỳ trong cao trào 1936 – 1939; đặc biệt giai đoạn 1939 – 1945 các phong trào như “chống thu lúa”, phong trào đòi “thả tù chính trị”, “chống chiến tranh phát `xít, bỏ các chính sách đàn áp, bỏ các thuế thân, thuế ngụ, thuế cư và các thứ thuế vô lý khác, bỏ độc quyền về rượu, muối, thuốc…Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng, trong đó báo chí cách mạng đóng vai trò tiên phong, quyết định thắng lợi của phong trào đấu tranh của quần chúng. Có thể nói, báo chí cách mạng đã làm tròn trọng trách “Cổ vũ tập thể, tuyên truyền tập thể”. 5 Báo chí cách mạng của Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trong những năm 1930 - 1945 còn là công cụ để tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối của Đảng tới nhân dân, qua đó kêu gọi, thúc giục và giác ngộ quần chúng đứng lên làm cách mạng. Từng bước đưa phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta dâng cao mạnh mẽ. Đó là cơ sở cho sự thành công của cách mạng tháng Tám. Mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam. Với mục đích nhằm giúp cho mọi người có thêm những thông tin và hiểu rõ hơn về các tờ báo cách mạng của Thanh - Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1945, cũng như vai trò của nó trong cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc. Vì vậy, tôi quyết định chọn vấn đề “Bước đầu tìm hiểu báo chí cách mạng Thanh - Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 – 1945” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về các tờ báo cách mạng của Thanh - Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1945. Có chăng các tờ báo ấy chỉ được giới thiệu chung, đồng thời với sự ra đời và phát triển của lịch sử báo chí cách mạng nước ta hoặc truyền thống vẻ vang của các Đảng bộ địa phương như: * Nhóm tài liệu giới thiệu chung về vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam, tiêu biểu là các công trình: 1. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí đặc tính chung và phong cách , NXB Đại học Quốc gia. 2. Hội nhà báo Việt Nam (2005), 80 năm báo chí Cách mạng Việt Nam , NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 6 * Nhóm tài liệu các sách lịch sử đảng bộ của các Đảng bộ tỉnh, có giới thiệu về các tờ báo cách mạng của các địa phương nhưng không đi sâu vào nội dung của các tờ báo đó như: 1. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập 1. 2. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An, tập 1. 3. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, tập 1. * Các công trình khoa học và các cuốn sách viết về lịch sử báo chí của nước ta: 1. Nguyễn Việt Chước, Nam Sơn ( 1974 ), Lược sử báo chí Việt Nam, NXB Sài Gòn. 2. Hồng Chương (1985), Báo chí Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội. 3. Đỗ Quang Hưng (Chủ biên), Nguyễn Thành, Hà Minh Đức ( 2001 ), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 - 1945, HN, 2001. 4. Nguyễn Thành (1984), Báo chí cách mạng Việt Nam 1925 – 1945, NXBKHXH, Hà Nội. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc - Phương pháp điền dã, thống kê… - Phương pháp phân tích và tổng hợp 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của các cấp bộ đảng ở ThanhNghệ - Tĩnh đối với các tờ báo của mình thời kỳ 19301945. - Làm rõ hoạt động của báo chí cách mạng của ThanhNghệ - Tĩnh qua các giai đoạn gắn liền với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 - Tập hợp đầy đủ những nguồn tài liệu có liên quan đến sự lãnh đạo của Trung ương Đảng đối với báo chí cách mạng ThanhNghệ - Tĩnh từ 1930 - 1945. - Hệ thống các tư liệu và trình bày sự phát triển báo chí cách mạng ThanhNghệ - Tĩnh từ 1930 - 1945. - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động cũng như tác dụng của báo chí đối với phong trào cách mạng của địa phương. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Những chủ trương và biện pháp của các cấp bộ Đảng đối với hoạt động của báo chí. - Những nội dung của báo chí, do các cấp bộ đảng ThanhNghệ - Tĩnh qua các giai đoạn: 1930 - 1939; 1939 - 1945. 5.2. Phạm vi nghiên cứu. - Từ 1930 – 1945, không gian các tỉnh địa bàn Bắc Trung Kỳ. - Phạm vi vấn đề: Điều kiện, hoàn cảnh lịch sử trong nước ảnh hưởng đến hoạt động báo chí cách mạng ThanhNghệ - Tĩnh - Ảnh hưởng báo chí cách mạng ThanhNghệ - Tĩnh trong quá trình vận động cách mạng. - Phương thức tổ chức hoạt động và đối tượng phục vụ của báo chí. 6. Đóng góp của đề tài Từ góc độ tiếp cận mới, luận văn cố gắng làm sáng tỏ vai trò quan trọng và to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và báo chí cách mạng ThanhNghệ - Tĩnh nói riêng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc. 8 Luận văn cũng góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu cho nghiên cứu, giảng dạy trong các học phần về lịch sử báo chí cách mạng ThanhNghệ - Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về vai trò của báo chí cách mạng và tình hình báo chí của ThanhNghệ - Tĩnh trước 1930 Chương 2: Báo chí cách mạng Thanh - Nghệ - Tĩnh giai đoạn 1930 – 1939 Chương 3: Báo chí cách mạng Thanh - Nghệ - Tĩnh giai đoạn 1939- 1945 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VÀ TÌNH HÌNH BÁO CHÍ CỦA THANHNGHỆ - TĨNH TRƯỚC 1930 1.1. Lý luận chung về báo chí cách mạng C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh - những nhà lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản. Bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình bằng tiếng nói đấu tranh của báo chí. Bằng những bài báo tác phẩm của mình, các nhà cách mạng vô sản đó tiến hành luận chiến bảo vệ những lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân lao động, bác bỏ và đánh bại các luận điệu của các thế lực thù địch. Báo chí cách mạng thực sự là vũ khí chiến đấu của giai cấp công nhân, là cơ quan tuyên truyền, tham gia vào việc tổ chức và phát triển xã hội bằng hoạt động ngôn luận của mình. Trọng trách của báo chí cách mạng là phục vụ lợi ích của nhân dân lao động, và sự tiến bộ và giải phóng con người. Là những nhà tư tưởng vĩ đại của giai cấp công nhân thế giới, Mác - Ăngghen, Lênin còn là người đặt nền móng lý luận cho báo chí cách mạng. Từ những năm đầu của thế kỷ XX, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc - sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh - đã sử dụng báo chí, sách để tuyên truyền vận động cách 10 . ƠN Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp với đề tài Bước đầu tìm hiểu báo chí Thanh – Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 – 1945 . Ngoài sự cố gắng nỗ. quyết định chọn vấn đề Bước đầu tìm hiểu báo chí cách mạng Thanh - Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 – 1945 làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên

Ngày đăng: 14/12/2013, 00:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w