Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
281 KB
Nội dung
Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lan PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chợ là một yếu tố không thể thiếu được trong nền kinh tế hàng hoá, chừng nào nền sản xuất hàng hoá còn tồn tại thì chợ vẫn còn. Trong lịch sử loài người, chợ có một quá trình phát triển rất dài kể cả việc trao đổi vật lấy vật thời xa xưa, đến khi “tiền” xuất hiện giữ vai trò trung gian, và ngày nay nhờ sự phát triển của phương tiện công nghệ thông tin thì việc mua bán qua Internet khá phổ biến, xong chợ vẫn có vai trò của nó. Chợ ở thành phố Việt Trì là một đề tài chưa được ai viết. Vì vậy qua việc tìm hiểu chợ ở đây, ta không chỉ biết được sự phong phú đa dạng của các sản phẩm được trao đổi, mua bán mà thông qua đó ta biết được tình hình kinh tế, xã hội, đời sống của người dân ở thành phố “ngã ba sông” này. Cùng với các cửa hàng, cửa hiệu, chợ ở thành phố Việt Trì góp phần quan trọng trong việc phục vụ đời sống các tầng lớp nhân dân thành phố và khách vãng lai, nhất là những mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, chợ gắn liền với cuộc sống gia đình, mỗi con người, là nơi thuận tiện cho việc mua bán hàng hoá, nhất là các sản phẩm nhật dụng, chợ góp phần thúc đẩy sản xuất, đặc biệt góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá. Xét về mặt xã hội, chợ là nơi tạo ra công ăn việc làm, tạo thu nhập chính đáng cho nhiều đối tượng khác nhau. Chợ không chỉ là nơi thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của người dân, giải quyết vấn đề xã hội mà còn là nơi đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách. Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 1 Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lan Tìm hiểu về chợ ở thành phố Việt Trì có ý nghĩa khoa học nhất định, thông qua hoạt động của chợ sẽ giúp ta biết được tình hình kinh tế - xã hội của dân cư ở đây trong thời kỳ đổi mới. Mặt khác, nghiên cứu chợ ở thành phố Việt Trì còn mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng, cũng thông qua hoạt động của chợ, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự phát triển kinh tế hàng hoá cũng như sự giao lưu văn hoá của cư dân trong vùng. Từ đó có thể có những đóng góp với địa phương về chính sách kinh tế, văn hoá xã hội để Phú Thọ hoà nhập với thời kỳ đổi mới của đất nước. Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu chợ ở thành phố Việt Trì sẽ góp phần khẳng định vị trí của chợ ở thành phố Việt Trì nói riêng, mạng lưới chợ ở Phú Thọ nói chung đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đó chính là lý do để em nghiên cứu đề tài: “Bước đầu tìm hiểu chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986- 2007” 2. Lịch sử vấn đề Chợ là sản phẩm của lịch sử, trong quá trình phát triển chợ luôn nhận vào nó những dấu ấn thay đổi của lịch sử đất nước. Chợ có tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa nhất định trong lịch sử, bởi vì nó không chỉ là nơi trao đổi hàng ngày mà nó còn là môi trường tiếp xúc xã hội thường xuyên, nơi thông đạt tin tức, nơi truyền bá văn hoá. Trước kia người ta ít quan tâm đến đề tài chợ, do những khó khăn và hạn chế về tư liệu. Gần đây, đề tài chợ đã được nhiều người viết. Có người viết về chợ làng, có người viết về chợ Chùa, có người lại viết về chợ ở địa phương mình. Các tác giả đều tập trung đi sâu vào khía cạnh kinh tế của chợ nhìn dưới góc độ lịch sử có nghĩa là từ việc phân tích về nguyên nhân ra đời, quá trình hình thành, sự lập chợ, quy mô, cấu trúc, Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lan các sản phẩm trao đổi để đi đến nhận định: “chợ là một nhân tố củng cố mối liên hệ dân tộc”. “Chợ nông thôn” – Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại – NXB Khoa học xã hội – 1990 của tác giả Nguyễn Đức Nghinh. Bài viết này đi vào phân tích một số chợ tiêu biểu và rút ra những kết luận chung về các chợ nông thôn Việt Nam thời cận đại. “Mấy nét phác thảo về chợ làng” – Nghiên cứu lịch sử số 5, tháng 9,10 – 1980 và “Một nhân tố củng cố mối liên hệ dân tộc” – Nghiên cứu lịch sử số 5, tháng 9,10 – 1981 của tác giả Nguyễn Đức Nghinh. Các bài viết này tập trung đi sâu vào sự liên kết giữa các yếu tố của làng xã, qua đó hình thành nên mối liên hệ dân tộc với những đặc điểm chung về cộng đồng dân cư qua các phiên chợ làng. Đó là những bài viết về chợ nông thôn Việt Nam, còn có một số công trình chuyên khảo cũng đề cập đến sự phát triển của chợ: Khoá luận tốt nghiệp năm thứ 4: “Sự phát triển mạng lưới chợ nông thôn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) từ 1945 đến nay” của Vũ Thị Lý khoá học 1994-1998. Khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu về mạng lưới chợ nông thôn để thấy được sự biến đổi của chợ trên các mặt, qua đó làm nổi bật những chuyển biến kinh tế nông thôn nhất là kinh tế hàng hoá qua mạng lưới chợ. Khoá luận tốt nghiệp: “Chợ Viềng dưới góc độ lịch sử” của Mai Thị Xuân khoá 1996 – 2000. Đề tài này tìm hiểu chợ Viềng dưới góc độ lịch sử từ khi ra đời đến nay để thấy được những nét bảo lưu văn hóa trong vùng của Nam Định. Khoá luận tốt nghiệp năm thứ 4: “Bước đầu tìm hiểu chợ phiên Yên Lập” của Nguyễn Ngọc Sơn khoá 1999 – 2003. Khóa luận này đi sâu tìm hiểu chợ phiên ở huyện Yên Lập, quy mô và phạm vi tìm hiểu tương đối hẹp, chứ chưa tìm hiểu chợ ở thành phố Việt Trì. Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 3 Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lan Tuy nhiên chợ thành phố chỉ có một khoá luận đã viết đó là: “Chợ Hà Nội xưa và nay”của Trương Thị Chất (1996-2000). Khoá luận này nghiên cứu về mạng lưới chợ Hà Nội cả xưa và nay, thông qua đó hiểu được sự chuyển biến của nền kinh tế hàng hoá trong xã hội Việt Nam nhất là trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Chợ ở thành phố Việt Trì là một đề tài chưa được quan tâm tới, đặc biệt là trong thời kì đổi mới. Trên cơ sở những nguồn tài liệu các tác giả đã tìm hiểu, đề tài chợ ở thành phố Việt Trì sẽ góp phần bổ xung cho đề tài nghiên cứu về chợ ở thành phố trong thời kỳ đổi mới vì quá ít trong lĩnh vực sử học ở nước ta. 3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Đây là đề tài lịch sử địa phương tìm hiểu chợ ở thành phố Việt Trì từ năm 1986 – 2007 cho nên đối tượng nghiên cứu ở đây là những biến đổi của chợ ở thành phố Việt Trì từ khi Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đến nay, nghiên cứu sự phát triển kinh tế thông qua hệ thống chợ ở thành phố Việt Trì là một trong những mảng nhỏ của kinh tế thành phố Việt Trì cũng như của toàn tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, khoá luận tìm hiểu về chợ ở thành phố Việt Trì. Còn về thời gian, từ khi đổi mới toàn diện đất nước năm 1986 – 2007. - Nhiệm vụ của đề tài: Đề tài đi vào tìm hiểu những vấn đề cơ bản của chợ ở thành phố Việt Trì trên các khía cạnh: loại hình chợ, vị trí mạng lưới chợ, các sản phẩm trao đổi của chợ, cấu trúc chợ, hình thức quản lý của chợ và tác động của chợ đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Việt Trì từ 1986 – 2007. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tài liệu Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 4 Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lan Để thực hiện đề tài này, em sử dụng khá nhiều nguồn tư liệu khác nhau: + Nguồn tư liệu lưu trữ: bao gồm cuốn “Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ”, “Kết quả điều tra mạng lưới và lưu lượng hàng hoá ở chợ năm 1999”, “Những quy định pháp luật về quản lý chợ và hộ kinh doanh nhỏ”, “Báo cáo tổng kết năm 2007, phương hướng, nhiệm vụ năm 2008”, “Hiện trạng mạng lưới chợ ở tỉnh Phú Thọ” …Tất cả những tư liệu này giúp em tìm hiểu về những quy định pháp luật về chợ, lưu lượng hàng hoá ở chợ, thống kê hệ thống chợ để tìm ra phương hướng nghiên cứu đề tài này. + Văn kiện của Đảng quy định về chợ như “Nghị định 02/2003/ND – CP ngày 14/1/2003 phân loại chợ”, tư liệu này quy định chợ được phân làm mấy loại, gồm những loại nào. + Các sách báo chuyên khảo nghiên cứu về ngành thương nghiệp có tác động đến chợ, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khóa trước như: “Chợ Hà Nội xưa và nay”, “Chợ Viềng dưới góc độ lịch sử”, “Bước đầu tìm hiểu chợ Ba Vì trước cách mạng tháng Tám”, “Chợ nông thôn huyện Ân Thi (Hưng Yên) từ 1986 đến nay” …Đây là những nguồn tư liệu bổ xung để làm phong phú hơn nguồn tài liệu của đề tài nghiên cứu. Người viết còn tham khảo các tạp chí như: Nghiên cứu lịch sử, báo Nhân dân hàng tháng, văn hoá, văn nghệ đất Tổ, báo Phú Thọ, Ngoài ra, nguồn tư liệu không thể thiếu đó là tư liệu nhân chứng, điền dã và thực địa để có cái nhìn tổng quát hơn về mạng lưới chợ ở thành phố Việt Trì từ khi đổi mới đến nay. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khoá luận này gồm có: phương pháp lịch sử và phương pháp logic, thống kê, điều tra xã hội học, điền dã, ngoài ra người viết còn sử dụng phương pháp điều tra thực tế kết hợp với so sánh đối chiếu giữa các nguồn tài liệu với nhau. Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 5 Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lan Phương pháp lịch sử được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm xem xét các hiện tượng, sự vật - cụ thể là mạng lưới chợ ở thành phố Việt Trì qua sự phát triển của nó như loại hình, quy mô, cấu trúc, sản phẩm của chợ và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của mạng lưới chợ ở thành phố Việt Trì. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của khoá luận gồm 3 chương lớn: Chương 1: Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội của thành phố Việt Trì. Chương 2: Chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986 đến 2007. Chương 3: Vai trò của mạng lưới chợ ở thành phố Việt Trì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 6 Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lan PHẦN NỘI DUNG Chương 1 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ 1.1 Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Việt Trì vốn là vùng đất cổ của dân tộc Việt Nam, là nơi các Vua Hùng dựng nước. Ngày nay, Việt Trì là trung tâm kinh tế - văn hoá – chính trị của tỉnh Phú Thọ. Việt Trì là thủ phủ của tỉnh Phú Thọ thuộc trung du miền Bắc Việt Nam, từ 20055 đến 21043 vĩ độ Bắc và từ 104048 đến 105027 kinh độ Ðông; phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây và phía Ðông giáp tỉnh Vĩnh Phúc; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Thủ đô Hà Nội 80km và cách thành phố Hải Phòng 170km. Với vị trí "ngã ba sông" - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Ðà và sông Lô, là cửa ngõ phía tây của Thủ đô Hà Nội, Việt Trì là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc. Việt Trì nằm trong hệ thống giao thông đầu mối bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ quốc gia. Có các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông quan trọng chạy dọc trên địa bàn tỉnh từ bắc xuống nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của thành phố cũng như của tỉnh nhà. Cụ thể là: - Đường bộ gồm có: Quốc lộ số 02 nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang qua Tuyên Quang, Việt Trì đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội rồi nối với quốc lộ số 05 đi Hải Phòng và với quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân - Quảng Ninh; Quốc lộ số 01 chạy dọc theo chiều dài đất nước; Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 7 Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lan Quốc lộ số 32A từ Hà Nội qua Việt Trì rồi đi Hoà Bình; Quốc lộ số 32C từ Hà Nội đi Yên Bái - Lai Châu rồi sang nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; Thêm vào đó đường bộ xuyên Á và đường Hồ Chí Minh cũng chạy qua thành phố Việt Trì. - Đường sắt có: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua thành phố Việt Trì về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. Phú Thọ có 08 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trong toàn tỉnh, trong đó ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 02 ga lớn rất thuận tiện cho việc đưa đón khách và vận chuyển hàng hoá. Phú Thọ còn có 03 tuyến nhánh với tổng chiều dài 14,6 km nối liền các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn như: Công ty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, Công ty Giấy Bãi Bằng với cảng Việt Trì góp phần tăng tốc độ lưu thông hàng hoá trong toàn tỉnh, với các tỉnh lân cận, trong toàn quốc và với quốc tế. Tuyến đường sắt này cũng chạy qua Khu Công nghiệp nên có thể giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận tải và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất - kinh doanh. Trong những năm sắp tới tỉnh Phú Thọ phấn đấu đạt tốc độ 80 - 100 km/h đối với tàu vận chuyển hành khách và 60 -80 km/h đối với tàu vận chuyển hàng - Ðường thuỷ: Việt Trì - "thành phố ngã ba sông" - nơi hợp lưu của ba con sông lớn ở miền Bắc là: sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều dài vận tải đường sông của tỉnh là 235 km trong đó sông Hồng là 130 km, sông Lô là 63 km và sông Đà là 42 km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc rồi quy tụ về thành phố Việt Trì rồi toả đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong ba cảng sông lớn ở miền Bắc có công suất khai thác 1,0 triệu tấn/năm. Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, Việt Trì trở thành nơi trung chuyển của hàng hoá cả hai khu vực: lâm sản, nông sản Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 8 Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lan của miền núi về xuôi; hàng công nghiệp, thuỷ hải sản của miền đồng bằng lên miền núi. Hệ thống giao thông vận tải cả về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đã làm cho sự giao lưu kinh tế, trung chuyển hàng hoá qua Việt Trì thêm dễ dàng và tăng lên nhanh chóng. Với lợi thế như vậy, thành phố Việt Trì nằm trong vùng trung chuyển lưu thông hàng hoá của tỉnh Phú Thọ và của cả nước từ miền ngược xuống miền xuôi và ngược lại, do vậy ở đây đã hình thành mạng lưới chợ từ rất sớm. b. Địa hình, đất đai, khí hậu thuỷ văn Với diện tích tự nhiên là 10.636,94 ha ,Việt Trì thuộc đỉnh của tam giác đồng bằng Bắc Bộ, phía Tây là dãy núi Ba Vì (vệt cuối của dãy ở giữa rừng núi với đồng bằng nên cảnh quan địa lý phong phú, nhiều hình nhiều vẻ. Địa thế của Việt Trì vừa có vùng núi giống mạn ngược, vừa có vùng gò đồi đặc trưng của trung du, lại có vùng đồng bằng giống miền xuôi. Hai bên tả hữu “tay long tay hổ” là sông Lô và sông Thao uốn khúc tạo cho địa lý thiên nhiên nơi đây vừa hùng vĩ vừa thoáng rộng. Thành phố Việt Trì nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều, rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa khô. Nhưng ngay cả mùa khô vẫn có mưa phùn, do đó vẫn duy trì được độ ẩm thường xuyên cho đất. Với địa hình, đất đai, khí hậu thuỷ văn như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp như chè, đặc biệt có các sản vật nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng, cọ …như vậy, tạo ra các nguồn hàng hoá dồi dào trong vùng thúc đẩy sự trao đổi mua bán của cư dân trong vùng và các vùng khác. Đồng thời với hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc tạo nên lượng hàng nông sản tươi sống lớn như tôm, cá, cua,…để cung cấp cho cư dân thành phố, do đó đã tác động đến sự hình thành và phát triển chợ trong thành phố. Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 9 Khoá luận tốt nghiệp Đinh Thị Ngọc Lan Tất cả những thuận lợi trên đã tạo ra nguồn sản vật đa dạng, nông sản phong phú: lúa, ngô, khoai sắn, lâm sản, măng, mọc nhĩ, nấm hương, mật ong, chè, cọ, cây thuốc,…kích thích sự giao lưu trao đổi giữa các vùng. Bên cạnh những thuận lợi đó, khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng gây ra bão lụt, hạn hán. Hàng năm mùa nước đi qua, ở những xã ven sông lại được bồi đắp thêm những lớp phù sa màu mở, nhưng mặt khác cứ vào mùa nước hàng năm, đồng ruộng lại bị ngập lụt gây nhiều trở ngại cho mùa màng, giao thông còn gặp nhiều khó khăn cũng gây cản trở cho giao lưu hàng hoá . Tóm lại, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố Việt Trì, cũng như tác động đến sự phát triển mạng lưới chợ trong thành phố, đẩy mạnh giao lưu kinh tế trong vùng, giữa vùng này và vùng khác. 1.2 Điều kiện xã hội 1.2.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của thành phố Việt Trì Ngay từ thời cổ đại, Việt Trì là một trong những cái nôi của người nguyên thuỷ, là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, là kinh đô của nước Văn Lang xưa, đây đã sớm trở thành trung tâm kinh tế của cả vùng. Hàng vạn năm trước, trên các bậc thềm phù sa cổ sông Hồng, sông Lô đã có những thị tộc bộ lạc sinh sống. Dấu tích còn lại là hàng trăm địa điểm có chứa những công cụ lao động bằng đá cuội được ghè đẽo rất thô sơ. Các nhà khảo cổ học đã xếp chúng vào Văn hoá Sơn Vi, có niên đại hậu kì đá cũ, cách ngày nay từ 11 đến 18 ngàn năm. Trên địa bàn thành phố ngày nay, đã phát hiện được nhiều di tích có chứa những công cụ lao động đó. Do những biến động địa chất, khí hậu, môi trường, không gian cư trú của người Việt cổ trong một thời gian dài sau Văn hoá Sơn Vi bị thu hẹp lại, để rồi khoảng 4000 năm cách ngày nay với những kinh nghiệm tích luỹ được, ông cha ta đã sớm nhận ra vị trí với tầm vóc một thủ đô của Việt Trì. Líp K54C - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... hoạch (chợ Thọ Sơn, chợ Thanh Miếu, chợ Ván Ép,…) Trung tâm thành phố có 5 chợ lớn là chợ Trung Tâm, chợ Gát, chợ Gia Cẩm, chợ Nông Trang, chợ Vân Cơ và 2 chợ có quy mô nhỏ là chợ Mộ Xi, chợ thị trấn Bạch Hạc phục vụ đời sống và nhu cầu của người dân thành phố Trong 5 chợ lớn ở trung tâm thành phố đó có 4 chợ do tỉnh Phú Thọ quản lý là chợ Trung Tâm, chợ Gát, chợ Gia Cẩm, chợ Nông Trang, các chợ còn... lưới chợ, loại hình chợ của thành phố từ 1986 đến nay Líp K54C - Khoa Lịch sử Nội 19 Trường ĐHSP Hà Khoá luận tốt nghiệp Lan Đinh Thị Ngọc Chương 2 CHỢ Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỪ 1986 - 2007 2.1 Vài nét về chợ ở thành phố Việt Trì trước năm 1986 Chợ ra đời là yêu cầu đòi hỏi bức thiết của con người,con người không thể sống mà có thể làm ra mọi vật dụng phục vụ nhu cầu của cuộc sống Do đó cần phải có chợ. .. công ty Nhiều nhánh phố được mọc ra nối vào đại lộ Với sự mở rộng của thành phố Việt Trì và những hoạt động văn hoá cũng có tác động đến sự hình thành và phát triển của hệ thống chợ ở thành phố Việt Trì 1.2.3 Kinh tế Líp K54C - Khoa Lịch sử Nội 15 Trường ĐHSP Hà Khoá luận tốt nghiệp Lan Đinh Thị Ngọc Việt Trì là một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc Việt Nam Thành phố có nhiều tiềm... hệ thống chợ ở thành phố Việt Trì phân bố đều khắp trong thành phố, trung bình gần 4km2 xuất hiện một chợ Chợ tăng lên về số lượng, một số chợ mới xuất hiện như chợ Mộ Xi, chợ thị trấn Bạch Hạc Chợ cũ cũng được củng cố và nâng cấp Với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động thương nghiệp được đẩy mạnh, có nhiều loại chợ khác nhau, có chợ truyền thống và chợ hiện đại, có chợ to, chợ nhỏ (chợ loại 1,... các nơi đến Lúc đầu các chợ chưa phải là chợ mà chỉ là nơi dân củ tập trung buôn bán những thứ dư thừa, dần dần do nhu cầu đòi hỏi của khách và trong lúc địa phương đang có nhu cầu họp chợ, thì các chợ trong thành phố xuất hiện Tiêu biểu như chợ Bến Gót, chợ Thanh Miếu, chợ Nú, chợ Dầu, chợ Xốm, chợ Gát, chợ Nọ… Ở buổi đầu về quy mô, cấu trúc chợ không lớn Chợ chỉ là những bãi đất trống ở ven đường Người... băng khánh thành khu công nghiệp Việt Trì Từ thời điểm này chính thức mở đầu cho lịch sử khu công nghiệp vùng đất Tổ Ngày 4-6-1962 khi các nhà máy đã bước vào sản xuất thì toàn bộ khu công nghiệp Việt Trì và vùng phụ cận thuộc huyện Hạc Trì cũng được hội đồng Chính phủ ra quyết định số 65/CP thành lập thành phố Việt Trì , thuộc tỉnh Phú Thọ Để xây dựng Việt Trì với quy mô là một thành phố, ngày 1-9-1962,... tích trên chợ của Việt Trì như sau: Dân số (người) 22 Diện tích thành phố (km2) 168.462 Phường, xã 71,26 Số chợ 18 Bình quân chợ/ phường,xã 1,2 Bình quân Bình người/ quân diện chợ tích /chợ 9359 3,9 Nhìn vào bảng thống kê ta thấy trung bình 1,2 phường,xã trên một chợ Bình quân 3,9km2 xuất hiện một chợ So với chợ Hà Nội thì chợ ở thành phố Việt Trì là tương đối ít, một phường của Hà Nội có vài ba chợ, trung... hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú , thành phố Việt Trì trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Vĩnh Phú Líp K54C - Khoa Lịch sử Nội 13 Trường ĐHSP Hà Khoá luận tốt nghiệp Lan Đinh Thị Ngọc Việc quyết định Việt Trì trở thành thành phố, và đặc biệt khu công nghiệp Việt Trì ra đời là một thành tựu to lớn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm sau giải phóng Từ một nơi... qua lại ở ngã ba sông này Chợ Bạch Hạc là chợ đầu tiên để vào trung tâm thành phố Việt Trì Dọc theo đại lộ Hùng Vương ta bắt gặp chợ Gát, rồi đến chợ Trung Tâm thành phố, chợ Gia Cẩm, trên nữa là chợ Nông Trang, các chợ này có Líp K54C - Khoa Lịch sử Nội 29 Trường ĐHSP Hà Khoá luận tốt nghiệp Lan Đinh Thị Ngọc vị trí đặc biệt quan trọng, thuận lợi cho giao thông đi lại của người dân thành phố vì cùng... đình Là thành phố công nghiệp đầu tiên của Việt Nam cho nên ngoài chủ trương phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thì trong đó thương nghiệp bắt đầu được chú trọng mà đầu tiên là các chợ xuất hiện đáp ứng nhu cầu của người dân trong thành phố này Nằm ở vị trí thuận lợi nên ở đây cũng sớm hình thành chợ lớn, giao lưu buôn bán với nhiều tỉnh như: chợ Bến Gót, chợ Thanh Miếu, chợ Gát, chợ Năm Tầng, chợ Vồ, . điều kiện tự nhiên – xã hội của thành phố Việt Trì. Chương 2: Chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986 đến 2007. Chương 3: Vai trò của mạng lưới chợ ở thành phố Việt Trì đối với sự phát triển kinh tế. do để em nghiên cứu đề tài: Bước đầu tìm hiểu chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986- 2007 2. Lịch sử vấn đề Chợ là sản phẩm của lịch sử, trong quá trình phát triển chợ luôn nhận vào nó những dấu. Ngọc Sơn khoá 1999 – 2003. Khóa luận này đi sâu tìm hiểu chợ phiên ở huyện Yên Lập, quy mô và phạm vi tìm hiểu tương đối hẹp, chứ chưa tìm hiểu chợ ở thành phố Việt Trì. Líp K54C - Khoa Lịch sử