1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến

101 771 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 634,5 KB

Nội dung

Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về truyềnthống khoa bảng của các thế hệ đi trước cũng như tính cấp thiết của việcnghiên cứu lịch sử địa phương; đặc biệt đối vớ

Trang 1

A - PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Giáo dục là nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình phát triển của dân tộc,quốc gia Giáo dục Nho học ở Việt Nam trong hàng ngàn năm tồn tại đã gópphần không nhỏ vào việc phát triển xã hội và con người Việt Nam Ý thứctầm quan trọng của giáo dục, từ nửa thế kỉ trước các bậc minh quân đã khẳng

định rằng: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp, cho nên quý trọng kẻ sỹ không biết thế nào là cùng " [24;25] hay “ muốn

có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là đầu " Vì vậy trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chế độ giáo dục -

khoa cử giữ một vị trí đặc biệt quan trọng Các sĩ tử “ cửa Khổng sõn Trình ",

các nhà khoa bảng trên mọi miền đất nước đã viết tờn mỡnh lờn những tấmbia đá của sự cầu tài, cầu thị do các triều đại phong kiến dựng nên, họ chính

là sản phẩm cao cấp của nền giáo dục Nho học, là “ nguyên khí "đưa đất nước

ta “ thịnh " sánh vai với phong kiến Trung Hoa.

Ngày nay trong cuộc so tài chạy đua giữa các quốc gia mà thực chất làcuộc chạy đua về sức mạnh kinh tế và sức mạnh trí tuệ thì những bài học vềtruyền thống giáo dục thi cử của cha ông ta trong 500 năm qua vẫn còn nóng

bỏng tính thời sự của nó Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt “ Lấy giáo dục

- đào tạo, khoa học - công nghệ làm những quốc sách hàng đầu", “Chúng

ta đang cùng nhân loại bước vào thiên niên kỉ mới, vào thời đại của nền văn minh trí tuệ Trong bối cảnh mới đó, giáo dục càng có vai trò quan trọng đặc biệt, có thể nói là nhân tố quan trọng quyết định tương lai của dân tộc ” Nghị quyết 2 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng một

Trang 2

lần nữa khẳng định “ Giáo dục phải đi trước, đầu tư cho giáo dục là tích lũy sản xuất mở rộng là khôn ngoan, thông minh nhất ".

Đức Thọ là mảnh đất có bề dày văn hiến lâu đời, thời nào cũng có hiềntài trên mọi lĩnh vực Nghiên cứu về giáo dục – khoa cử Đức Thọ sẽ gópphần giúp chúng ta hiểu hơn về truyền thống của một vùng quê văn vật, đồngthời qua đó giúp ta hiểu sâu sắc hơn lịch sử giáo dục khoa cử nước ta thờiphong kiến

Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về truyềnthống khoa bảng của các thế hệ đi trước cũng như tính cấp thiết của việcnghiên cứu lịch sử địa phương; đặc biệt đối với bản thân tôi là một người concủa miền đất học La Sơn - Đức Thọ, cũng là một giáo viên lịch sử tương laithì nghiên cứu về giáo dục huyện nhà không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ

sở giỳp tụi hiểu sâu sắc hơn về lịch sử địa phương mình Quan trọng hơn quatìm hiểu đề tài còn cung cấp cho tôi nhiều kiến thức phong phú, góp phầnquan trọng trong việc giảng dạy về lịch sử địa phương, qua đó giáo dục niềm

tự hào quê hương dân tộc, kích thích lòng ham mê học tập phát huy truyềnthống cha ông trong hiện tại Với tinh thần như vậy, được sự giúp đỡ của giáo

viên hướng dẫn em đã chọn đề tài: “ Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến " để làm

khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử vấn đề.

Giáo dục khoa cử ở Đức Thọ - Hà Tĩnh phát triển mạnh từ những buổiđầu xây dựng và phát triển nền giáo dục Nho học, vì vậy sớm đó cú sự quantâm của nhiều người trong giới nghiên cứu về vấn đề này Song mỗi tácphẩm, mỗi công trình đề cập đến đề tài này ở những mức độ khác nhau quatừng thời kì lịch sử

Trang 3

Cuốn “ Địa chí huyện Đức Thọ " do Thái Kim Đỉnh chủ biên, NXB

Lao Động, Hà Nội, 2004 Đây là công trình nghiên cứu toàn diện, công phu

về Đức Thọ với hơn 700 trang, được chia làm nhiều mục, tiểu mục Đặc biệt,cuốn sách đã dành một dung lượng khá lớn cho việc nghiên cứu về tình hìnhvăn hóa, giáo dục của nhân dân trong huyện với con số và số liệu khá chi tiết;ngoài ra tác giả còn cung cấp cho chúng ta cái nhìn khái quát về lịch sử chínhtrị - kinh tế - xã hội của huyện Đức Thọ từ khi thành lập cho đến năm 2004

Cuốn “ Danh nhân Hà Tĩnh " do Đức Ban chủ biên, Sở Văn hóa

Thông tin Hà Tĩnh xuất bản năm 1996, tác phẩm đã đề cập một cách khá cụthể đến sự nghiệp của một số danh nhân Đức Thọ từng đỗ đạt trong thời kìphong kiến

Cuốn “ Lịch sử Hà Tĩnh " ( tập I ) do Đặng Duy báu chủ biên, NXB

Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000; cung cấp nhiều tư liệu và nhận định quantrọng về tình hình kinh tế - văn hóa Đức Thọ nửa đầu thế kỉ XIX đặt trongbối cảnh sự phát triển của các huyện trong tỉnh

Cuốn “ Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh từ đời Trần đến đời Nguyễn "

do Thái Kim Đỉnh biên soạn, Hội Liên hiệp Văn hóa nghệ thuật Hà Tĩnh xuấtbản năm 2004; tập sách là nguồn tư liệu quý giá tập hợp những nét tiểu sửcủa các nhà khoa bảng trong toàn huyện, trong đó số lượng các vị khoa bảngĐức Thọ được trình bày khá đầy đủ với những cứ liệu khoa học chính xác

Ngoài ra cũn cú cỏc tác phẩm “ Sự phát triển giáo dục và chế độ thi

cử ở Việt Nam thời phong kiến ” của Nguyễn Tiến Cường, NXB Giáo Dục,

Hà Nội 1998; “ Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075- 1919) " do Ngô Đức Thọ biên soạn, NXB Văn học, Hà Nội 1993; cuốn “ Hương khoa lục Nghệ Tĩnh thời Nguyễn " bản dỏnh mỏy của thư viện Hà Tĩnh và “ Quốc triều Hương khoa lục ", của Cao Xuân Dục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm

1993…là những công trình khoa học có giá trị trong việc tìm hiểu về tình

Trang 4

hình giáo dục Nho học và thi cử của nước ta trong thời kì phong kiến qua đócũng giúp chúng ta có cơ sở ban đầu trong việc nghiên cứu tình hình khoabảng của địa phương Đức Thọ - Hà Tĩnh.

Bên cạnh đú cũn một số báo viết đăng trờn bỏo Giáo dục thời đại, Nghiêncứu giáo dục, Văn hóa Hà Tĩnh, Nghiên cứu văn học…của các cơ quan Trungương và địa phương

Nhìn chung các tác phẩm trên đã đề cập đến tình hình học tập vàtruyền thống khoa bảng của nhân dân Đức Thọ dưới thời phong kiến, tuychưa có công trình nào đi vào chuyờn sõu, cụ thể, song đây là những nguồn

tư liệu đáng quý cho việc nghiên cứu của đề tài

3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: do nội dung của đề tài nghiên cứu về giáo dục

khoa cử, truyền thống hiếu học của nhân dân Đức Thọ nên quy định đốitượng nghiên cứu của đề tài là tình hình giáo dục khoa cử, truyền thống khoabảng của huyện Đức Thọ trong thời kì phong kiến, cụ thể là: về trường lớp,tình hình nho sư, nho sinh và thành tựu khoa cử đạt được

Nhiệm vụ nghiên cứu: mặc dù chỉ nghiên cứu về truyền thống khoa

bảng của Đức Thọ nhưng qua đó chúng ta phải nêu lên được một cách kháiquát về tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa nơi đây Qua đó giúp chúng ta cócái nhìn sâu sắc hơn về nguyên nhân, biểu hiện của truyền thống khoa bảngcủa huyện Đặc biệt, chúng ta phải thu nhập và xác minh tư liệu, rút ra nhữngnhận xét, đánh giá về truyền thống khoa bảng cũng như việc đề ra những biệnpháp để tích cực đẩy mạnh truyền thống hiếu học của địa phương Đức Thọ vàcủa cả nước trong tình hình hiện nay

Phạm vi nghiên cứu: Truyền thống khoa bảng là một vấn đề lớn, vừa

mang tầm rộng lớn về mặt thời gian vừa mang tầm rộng lớn về mặt khônggian Do tầm hạn chế của các nguồn tư liệu cũng như thời gian và khả năng

Trang 5

nghiên cứu của một sinh viên, đề tài không tham vọng tìm hiểu hết chiều dàicủa truyền thống khoa cử của nhân dân huyện Đức Thọ từ trước đến nay màchỉ giới hạn trong thời kì phong kiến từ thế kỉ XI đến cuối XIX

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.

Nguồn tư liệu: Truyền thống khoa bảng là một vấn đề xảy ra cách

ngày nay rất lâu Vì vậy việc nghiên cứu đề tài cần đảm bảo chính xác phảidựa vào nguồn tư liệu gốc như:

- “ Lịch triều hiến chương loại chí " phần Khoa mục chí - Phan Huy

Chú - NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội 1992

- “ Quốc triều hương khoa lục " - Cao Xuân Dục – NXB Thành phố

Hồ Chí Minh, 1993

Nhưng quan trọng hơn là nguồn tư liệu sưu tầm ở địa phương như:

“Địa chí huyện Đức Thọ", “ Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh từ đời Trần đến đời Nguyễn " do Thái Kim Đỉnh biên soạn; “ Lịch sử Đảng bộ huyện Đức Thọ "…

Phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu các vấn đề lịch sử,

phương pháp hàng đầu và quan trọng nhất là phương pháp logic và phươngpháp lịch sử Tuy nhiên do việc ghi chép hay nhận thức vấn đề của mỗi tácgiả đôi chỗ không giống nhau, phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau Do đó,ngoài hai phương pháp chủ yếu trờn thỡ cũn được kết hợp với các phươngpháp khác như phương pháp điền dã, sưu tầm tư liệu địa phương, so sánh đốichiếu, phân tích tổng hợp…để rút ra kết luận, nhận xét đúng đắn nhất

5 Đóng góp của khóa luận.

- Đây là một công trình nghiên cứu mang tính chất “chuyên" về vấn đề

giáo dục khoa cử ở huyện Đức Thọ trong thời kì phong kiến cụ thể là từ thế

kỉ XI đến cuối XIX

Trang 6

- Là tư liệu tham khảo bổ ích cho những công trình nghiên cứu có liênquan đến đề tài này.

6 Bố cục của khóa luận.

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khóa luận gồm 3chương như sau:Chương I: Đức Thọ, quê hương - con người - truyền thống

Chương II: Tình hình giáo dục và truyền thống khoa bảng của nhândân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) trong thời kì phong kiến

Chương III: Nhận xét về truyền thống khoa bảng của nhân dân huyệnĐức Thọ

Trang 7

B - PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

ĐỨC THỌ, QUÊ HƯƠNG - CON NGƯỜI - TRUYỀN THỐNG

1.1 Quá trình hình thành và sự thay đổi địa giới hành chính của huyện Đức Thọ.

Nằm trong khu vực Lam - La, tựa vào Trà Sơn, Thiên Nhẫn, vùng đấtĐức Thọ ngày nay đó cú một quá trình hình thành và nhiều lần thay đổi địagiới, địa danh trong suốt trường kì lịch sử

Ngược dòng thời gian trở về quá khứ, từ thời đại Đá Mới cách đâykhoảng 4000 - 5000 năm, căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo cổ, và nhiềutài liệu lịch sử khác, chúng ta đã phát hiện dấu tích người Nguyên thuỷ ở dichỉ Rú Dầu ( Đức Đồng - Đức Thọ ) Ngọn núi này nằm giữa hai xã ĐứcĐồng và Đức Lạc và tại đây người nguyên thuỷ đã lập một xưởng làm rỡu

đỏ Sản phẩm còn lại của họ tìm thấy chủ yếu là cỏc phỏc vật rìu - nhữngchiếc rìu mới đẽo chưa được mài Tuy chưa phải là thành phẩm, nhưng

những phác vật rìu này đã có hình dáng cân đối “ chúng thường có hình tứ giác, có những phác vật rìu dài đến 16cm chiều rộng từ 6 đến 8cm ”

[21;62] Những chiếc rìu này được chở đi nơi khác để trao đổi và hoàn thiện

Sở dĩ có thể chở đi trao đổi là vì ngay dưới chân rú Dầu có một con sông

thông với Ngàn Sâu Như vậy “ ngay từ thời đại Đá Mới, ở rú Dầu - Đức Thọ đó cú những hoạt động trao đổi hàng hoá - hoạt động thương mại đầu tiên ” [12;14].

Trong giai đoạn văn hoá tiền Đông Sơn, trên đất Đức Thọ người ta cũngtìm thấy bộ công cụ bằng đồng thau rất độc đáo ở xã Đức Đồng Ở đây có đếnhai chiếc rỡu cú họng, một chiếc dài 8,5cm, một chiếc dài 11cm, cả hai có lưỡixoè rộng Đặc biệt tại đây còn phát hiện các công cụ đồng thau khác như rìulưỡi xộo cú họng hình bầu dục, loại gót nhọn, gút trũn, gút vuụng, giỏo đồng…

Trang 8

Cỏc công cụ và vũ khí đồng thau tìm thấy ở Đức Thọ nói riêng và Hà Tĩnh nóichung trong thời kì này, chúng ta thấy có những đặc điểm giống với di vật vănhoỏ Đụng Sơn ở các khu vực khác, ngoài ra cũn cú những đặc điểm riêng chỉgiống với đồ đồng ở một số tỉnh cận kề như Nghệ An, Quảng Bỡnh…tạo thành

loại hình văn hoá địa phương: loại hình cực Nam

Trong thời kì văn hoá tiền sử và sơ sử trên đất Đức Thọ còn tìm thấycác mảnh gốm thô, hạt chuỗi bằng đá ngọc, các khuyên tai hai đầu thú,khuyên tai ba mấu bằng đất nung…Những hiện vật trên minh chứng cho tínhbản địa từ rất sớm của cư dân nơi đây Những dấu vết của họ tìm thấy chưanhiều, do việc nghiên cứu khảo cổ trờn vựng đất này chưa đầy đủ nhưngchúng ta đã có thể hình dung những bước đi cơ bản của họ trên con đườngdài dằng dặc của thời nguyên thuỷ và buổi đầu dựng nước

Trong thời Hùng Vương dựng nước, vùng Hà Tĩnh xứ Nghệ nói chung

và vùng đất Đức Thọ nói riêng thuộc bộ Cửu Đức trong 15 bộ của nhà nướcVăn Lang - Âu Lạc Một chứng cớ nữa về sự tồn tại của con người thời các

Vua Hựng trờn đất Đức Thọ là hiện nay vẫn còn nhiều làng cổ có tiếng “ kẻ ”

ở trước một tờn Nụm đơn âm, “ kẻ ” được dùng để chỉ một đơn vị dân cư

trong thời cổ đại, ở Đức Thọ có tất cả 32 đơn vị được gọi bắt đầu bằng tiếng

“ kẻ ”, như là: kẻ Đông ( Đụng Dũng nay Đức Dũng ), kẻ Dạ ( Đức Quang ),

kẻ Lim (Đức Lâm ), kẻ Ngù, kẻ Thượng, kẻ Trại…

Theo sách “ Đại Việt sử kí toàn thư ” của Ngô Sĩ Liờn thỡ dưới thời

Bắc thuộc từ năm 220 đến năm 280 ( thời kì thuộc Tam Quốc và Lưỡng Tấn )

“ Đức Thọ nằm trong đơn vị hành chính với tên gọi là Cửu Đức, bao gồm các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên và Đức Thọ ngày nay” [22;9].

Đến nhà Ngụ, vựng đất Đức Thọ nằm ở địa phận Cửu Đức và mộtphần nằm ở huyện Việt Thường - tức hai trong số sáu huyện của quận Cửu

Trang 9

Đức ( tách riêng từ phần đất phía nam huyện Cửu Chân ), tờn huyện ViệtThường xuất hiện từ đây.

Trong thời kì nhà Tấn đô hộ ( thế kỉ III – V ) chia Giao Châu làm 7quận, quận Cửu Đức tương xứng với vùng Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay ĐứcThọ thuộc huyện Cửu Đức, quận Cửu Đức và quận lỵ đúng trờn vựng đấtĐức Thọ ngày nay Nhà Lương ( thời Nam Bắc triều 420 – 589 ), nhập haiquận Cửu Đức và Nhật Nam thành Đức Châu Nhà Tuỳ ( 581 – 619 ) lại đổiĐức Châu thành Hoan Châu Đến nhà Đường ( 618 - 907) đổi quận NhậtNam thành châu Đức Nam, sau đổi lại là Đức Châu Sau khi đặt Giao Châu

đô hộ phủ rồi lại đổi An Nam đô hộ phủ, nhà Đường chia Đức Châu làm bachâu là châu Hoan, châu Diễn và châu Phúc Lộc Châu Hoan gồm bốn huyện

là Cửu Đức, Việt Thường, Phố Dương và Hoài Hoan Năm 629, Đường Cao

Tổ đặt thêm ba huyện: Yên Viễn, Đàm La và Quang Yờn Vựng đất Đức Thọngày nay có thể ứng với đất của các huyện này Năm Bính Tý niên hiệuThông Thuỵ, đời vua Lý Thỏi Tụng, đổi Hoan Châu thành châu Nghệ An, rồi

Lý Nhõn Tụng lại đổi thành phủ Nghệ An gồm có 4 châu và 13 huyện Vùngđất Đức Thọ lúc đó có tên gọi chính thức là huyện Cổ La [28;49]

Đến nhà Trần đổi phủ Nghệ An thành trấn Nghệ An rồi lại chia làmcác lộ là Nghệ An nam, Nghệ An bắc, Nghệ An trung và lộ Nhật Nam NămQuang Thái thứ 10 ( 1397) Trần Thuận Tông đổi Nghệ An thành trấn Lâm

An Theo Bùi Dương Lịch, ở cả trong “ Nghệ An kí ” và “ Yên Hội thụn chớ” thì La Sơn thời Trần gọi là Chi La, thời Minh cũng gọi thế, thời Lê Sơ

gọi là La Giang, đến thời Lê Trung Hưng để trỏnh tờn chỳa Trịnh Giang nênđổi là La Sơn, thuộc phủ Đức Quang

Thời Gia Long, vùng đất này vẫn có danh là La Sơn nhưng đến nămMinh Mệnh thứ 3 ( 1822 ) vì kiờng huý nên đổi phủ Đức Quang thành phủĐức Thọ, địa danh Đức Thọ có từ đó đến nay

Trang 10

Gần 200 năm tuy vẫn giữ địa danh Đức Thọ nhưng địa giới đã nhiềulần thay đổi, điều chỉnh và tách hợp Vào đầu thế kỉ XX, Đức Thọ gồm 7tổng, 60 xó, thụn, trang:

- Tổng Việt Yờn cú 15 xó, thụn

- Tổng Yên Hồ có 8 xã

- Tổng Hoa Lõm cú 14 xó, thụn, trang

- Tổng Lai Thạch có 5 xã-Tổng Thịnh Quả có 6 xó, thụn

- Tổng Tự Đồng có 7 xó, thụn

- Tổng Thượng Bồng có 6 xã, phường

Đến năm 1923 tổng Lai Thạch nhập về huyện Can Lộc, vì thế trướccách mạng tháng Tám thì Đức Thọ có 6 tổng với số dân là 80.000 người Vàtrải qua nhiều lần phân hợp với diện tích là 203km², đến cuối năm 2000huyện Đức Thọ có 27 xã, 1 thị trấn, dân số là 120.150 người, mật độ dân số

là 598 người/km².[12;127]

Tìm hiểu sự thay đổi địa danh và địa giới của vùng đất Đức Thọ cho tathấy sự vận động và phát triển không ngừng của nó trong tiến trình phát triểncủa lịch sử dân tộc Qua đó có thể có một cái nhìn toàn diện hơn khi xem xét

về vị trí của nó trong tổng thể lịch sử - văn hoá Hà Tĩnh và xứ Nghệ

1.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên.

1.2.1 Vị trí địa lý.

Huyện Đức Thọ nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, toạ độ 18,18˚ đến18,35˚ vĩ Bắc; 105,38˚ đến 105,45˚ kinh Đụng, cỏch thị xã Hà Tĩnh 30km vềđịa giới Nếu xét toạ độ của Nghệ Tĩnh - xứ Nghệ là 17˚53’50” đến20˚00’10” vĩ Bắc và 103˚50’25” đến 105˚40’30” kinh Đụng thỡ Đức Thọnằm ở khu vực trung tâm

Trang 11

Phía Bắc giáp hai huyện Hưng Nguyên và Nam Đàn ( tỉnh Nghệ An ),phía Đông giáp thị xã Hồng Lĩnh, phía Nam giáp hai huyện Can Lộc vàHương Khê, phía Tây giáp Hương Sơn và Vụ Quang.

Trang 12

1.2.2 Địa hình.

Từ kiến tạo tự nhiên cùng với quá trình cải tạo của con người, trên đấtĐức Thọ có đủ các loại địa hình từ rừng núi, bán sơn địa và đồng bằng Nhìnđại thể yếu tố đồng bằng nổi trội hơn so với các huyện khác ở trong tỉnh

Đồng bằng Đức Thọ nằm gọn trên một địa bàn gần như được khép kíngiữa sông và núi: phía Tây Bắc kề dưới chân Thiên Nhẫn và Trà Sơn, phíaĐông là Thiên Tượng và núi Cài, phía Bắc là sông La - Lam, tạo thành mộtvùng trũng mà nhà Địa chí học Bùi Dương Lịch gọi nó là Đại Oa (nghĩa làcái ổ khổng lồ, cái lòng chảo) Nó được nhận phù sa từ các nguồn Ngàn Sâu -Ngàn Phố hợp lưu với sông La đổ xuống, cùng với các chi lưu khác như sụngMờnh, rào Hào, hói Trai, hói Hào đổ về, bồi đắp thành một đồng bằng màu

Đồng bằng thung lũng Ngàn Sâu nhỏ hẹp và rải rác, độ phì nhiêu củađất thấp hơn

Núi đồi ở Đức Thọ chiếm một diện tích khá lớn, trong huyện có 11/27

xã là vùng núi Theo “ Nghệ An kí ” của Bùi Dương Lịch thỡ cỏc nỳi ở Nghệ

Tĩnh đều bắt nguồn từ Mường Thanh - Ninh Biên ( Điện Biên ) và chia làmhai hệ khác nhau

Như vậy địa hình của huyện Đức Thọ trước đây có ba hệ nỳi: cỏc khốinúi ở Thượng Bồng thuộc đới Trường Sơn, nay đã cắt về huyện Vũ Quang,khối núi nhỏ lẻ như núi Ngọc Sơn, Tiên Sơn nay đã cắt sang thị xã HồngLĩnh, chỉ cũn cỏc khối nỳi Thiờn Nhẫn, Trà Sơn thuộc đới Hoành Sơn

Trang 13

Sông ngòi của huyện Đức Thọ có điểm khác biệt hơn so với các huyệnkhác trong tỉnh, đây là một huyện nhiều sông ngòi nhất trong tỉnh, do nằmgiữa hai triền núi là Trà Sơn và Thiên Nhẫn nên sông ngòi chảy theo hướngcác vùng trũng thấp ấy, sông dài nhất không quá 30km.

Cũng từ đó mà sông ở đây có 3 loại địa hình: một, là chảy trên vết đứt gẫy của chân Trường Sơn, đó là sụng Sâu Hai là, những tàn tích của những

cỏi phỏ chưa kịp lấp khẳm khi lùi biển Ba là, “ sông cụt ”, chưa kịp bồi lấp

hết khi sụng Sõu, sụng La đổi dòng, đó là sông Hào, rào Trổ, Hạc Giang…

Đức Thọ cú cỏc hệ thống sông lớn như sau: sông Ngàn Sõu, sụng La,sông Lam…Ngoài ra Đức Thọ cũn cú những hệ thống sông nhỏ nhưng khôngkém phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế như Đò Trai kờnh, sụngMờnh…rồi cỏc khe, bàu, hói, đầm Những con sông này góp phần bồi đắp

phù sa nên những cánh đồng phì nhiêu, “ Đức Thọ từ trước đến nay luôn được coi là vựa lúa của tỉnh Hà Tĩnh ”[22;11].

1.2.3 Khí hậu.

Đức Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết hàng năm đượcchia làm hai mùa rõ rệt Với vị trí nằm trong vùng tiểu khí hậu khu vực Vinh -Bến Thuỷ, Đức Thọ hằng năm có gió mùa hanh khụ, cú mùa mưa mùa nắng

Mùa khô hanh kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 thường có gió Đông Bắc.Mùa nắng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 thường có gió phơn Tây Nam nóngbức, hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi,đến sức khoẻ con người Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12,lượng mưa năm cao nhất là 2.300mm, năm thấp nhất là 1.400mm, lượng mưatrung bình hằng năm là 1.925mm Ngoài lượng mưa trung bình, bão lụtthường xảy ra vào tháng 8, 9 và tháng 10 Mỗi khi có lũ lụt, nước sông dânglên rất nhanh, lụt úng lan rộng, kéo dài gây khó khăn cho sản xuất nôngnghiệp, giao thông vận tải và đời sống của nhân dân [22;12- 13]

Trang 14

1.2.4 Thổ nhưỡng.

Đất Đức Thọ được hình thành từ nhiều yếu tố, vừa chụi tác động trựctiếp của địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian và tác động của con người ĐấtĐức Thọ có cấu tạo khá phức tạp, độ dày không đều, phân bố khác nhau và

1 Đất bùn phù sa được bồi chua hằng năm.

Đây là loại đất bị ngập lụt hàng năm, và hàng năm đều được bồi thêmmột lớp phù sa mới Đất nay có ở 17 xã vùng ngoài đờ sụng La và ven sôngSâu (Đức Tùng, Đức Châu, Đức La, Đức Quang, Đức Vịnh, Đức Lạc, ĐứcHoà, Đức Đồng, Trường Sơn, Liên Minh, Yên Hồ, Đức Yờn, Bựi Xỏ, ĐứcNhân, Đức Lạng, Tùng Ảnh, Đức Long )

2 Đất phù sa không được bồi, khụng glõy hoỏ hoặc glõy hoỏ yếu.

Đê ngăn không cho lũ vào nên độ PH thấp, đất trở thành đất chua,lượng mùn trung bình Đất này có ở cỏc xó Đức Dũng, Đức Lập, Đức An,Đức Yên, Đức Thanh, Yên Hồ

3 Đất phù sa không được bồi, glõy hoỏ mạnh.

Loại đất này nằm ở các đồng thấp trong đê, phần lớn là đất sét, lượngmùn là 1,99% Loại này có ở cỏc xó như: Đức Lâm, Trung Lễ, Đức Thuỷ,Đức Thanh, Thỏi Yờn, Đức Yờn, Bựi Xỏ, Đức Nhân, Đức An, Đức Dũng,Đức Lập, Yên Hồ, Tùng Ảnh

4 Đất phù sa cũ bạc màu có sản phẩm feratilic.

Loại đất này chỉ có ven núi phía Nam xã Đức Dũng

5 Đất phù sa glõy hoỏ mạnh.

Trang 15

Đất này nước ngập mùa mưa hoặc quanh năm, nằm ở các vùng trũng,nhiều nhất ở Đức Thanh, Đức Thuỷ.

6 Đất dốc tu ven đồi núi, không bạc màu.

Đất này chứa nhiều thành phần khoáng vật cú sét, cỏt lẫn cuội Loại này

có ở vùng núi Tân Hương, rồi một ít ở Đức Lạng, Đức Đồng

7 Đất feralit trên núi.

Đất này ở các đồi cao từ 170m đến 700m, lượng mưa cao, độ PH trungbình, có ở Đức Long, Đức An, Đức Hoà, Tùng Ảnh, Tân Hương

8 Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch và đá biến chất bên trên có rừng.

Loại này có thành phần cơ giới nặng hơn Phần lớn các đồi này là đồi trọcnên bị bào mòn mạnh, đất này có ở cỏc xó Đức Lạng, Đức Lạc

9 Đất feralit xói mòn mạnh, trơ sỏi đá.

Đất này tập trung ở các đồi trọc có độ cao khoảng 300m, tầng đất mỏng,

vì vậy cây cối bị chặt trụi Đất này nằm ở các ngọn núi thuộc xã Đức Lạng,Đức Đồng, Đức Lạc, Đức Hoà, Đức Long, Đức Lập, Đức Dũng, Tân Hương[12;56 – 59]

1.3 Khái quát tình hình kinh tế.

1.3.1 Nông nghiệp.

Tình hình ruộng đất: trong thời kì phong kiến huyện Đức Thọ có

hai hình thức sở hữu đó là: ruộng đất công ( ruộng đất do nhà nước quản lý,ruộng đất do làng xã quản lý ); ruộng đất tư ( dòng họ, gia đình, cá nhân, nhàchựa…)

Ruộng đất công ở La Sơn - Đức Thọ lúc bấy giờ bao gồm ruộng tếcác hậu phi, ruộng binh, ruộng lộc, bộ phận ruộng đất công làng xã

Đến thế kỉ XIX, xu hướng tư hữu hoá ruộng đất công trở thànhthông lệ, việc buôn bán ruộng đất cụng đó trở nên phổ biến dưới thời Gia

Long: “ Tổng số ruộng dưới chân nỳi cú 26 mẫu, 5 sào, 2 thước là của

Trang 16

chung của hai thôn trong bản xã, đều do tư nhân mua bán làm của riêng ”

(Yên Hội thụn chớ) Ở La Sơn - Đức Thọ ruộng đất công không nhiều lắm,

chỉ chiếm 10% diện tích ruộng đất

Ruộng đất tư: chế độ tư hữu về ruộng đất đã được nhà nước thừanhận cùng với quyền mua bán và nghĩa vụ đóng thuế ruộng đất từ thời Lývào thế kỉ X Đến thế kỉ XIX, ruộng đất tư ở La Sơn - Đức Thọ bao gồm cácloại: làng xã bỏ tiền tậu mua, đền chùa tậu mua hay được tư nhân cúng hiến,ruộng đất của phe giáp mua tậu từ ruộng tư nhân, và của cá nhân mua

Tình hình sử dụng ruộng đất: Hiện nay ở Đức Thọ thì trong tổng số

đất tự nhiên thì đất dùng vào Nông nghiệp là 9.445ha; đất dùng vào Lâmnghiệp 1.807ha bằng 8,91%; đất chuyên dùng 2.352ha bằng 11,59%; đất thổ

cư 690ha bằng 3,40%; và đất chưa sử dụng 5.993ha bằng 29,54% tổng sốdiện tích đất của huyện [12;80]

Diện tích đất chủ yếu sử dụng để sản xuất nông nghiệp, và nuôitrồng Cây trồng chủ yếu là lúa, ngoài ra cũn cú cỏc loại hoa màu khác như:khoai lang, ngô, vừng, mía, sắn…Sản lượng lương thực quy thóc ( tấn ) năm

1995 là 50.700 (tấn) trong đó thóc chiếm 46.642, năm 2000 là 63.000 và thócchiếm 57.000 tấn

Về chăn nuôi, các loài vật nuôi chủ yếu là lợn, bũ, trõu, gà, vịt,ngan, ngỗng…Ngoài ra cũn nuụi nhiều loại thuỷ sản khác, theo thống kê thìdiện tích nuôi trồng mặt nước chiếm đến năm 1996 là 37,02ha; năm 2000 là36,41ha Trong đó diện tích ao nuôi cá là 2,8ha

1.3.2 Thủ công nghiệp.

Nghề thủ công nghiệp xuất hiện khá sớm ở vùng đất Đức Thọ, và

“nơi đây được xem là một trong những huyện có nghề thủ công nghiệp và buôn bán sản phẩm phát đạt nhất tỉnh Hà Tĩnh ” [12;86] Đức Thọ nổi

tiếng với các ngành nghề thủ công như: nghề mộc Thỏi Yờn, gốm CẩmTrang, miến bột Bựi Xỏ, mật đường chợ Trổ, lụa Việt Yên, đóng thuyền

Trang 17

Trường Xuân, vải Yên Hồ, nón lá Yên Đồng, ép dầu Nghĩa Yờn…Sản phẩmthủ công của nhân dân huyện Đức Thọ làm ra được đánh giá khá cao, sách “

Đức Thọ phủ phong thổ kí ” cú chộp rằng: “ Mộc Thỏi Yờn, gốm Cẩm Trang là những nghề đặc sắc Đồ mộc chế tác rất tinh xảo, chum vại, ngói gạch rất bền, tiêu thụ rộng khắp ” Hay sách “ Yên Hội thụn chí ” của Bùi Dương Lịch cũng cú chép: “…Nghề nón lá cũng rất tinh xảo, so với những nơi khác là tốt nhất, truyền rộng ra cả nước…”.

Các nghành nghề thủ công truyền thống ở Đức Thọ cũng đi vào đờisống tinh thần của nhân dân trong cỏc cõu ca xưa:

- Tiếng lành đồn xa, tiếng tốt đồn gần Cái nghề sợ ( thợ ) mộc nhất là Thỏi Yờn.

- Làm quan Kẻ Hạ, làm hàng mạ Nghĩa Yên.

- Chợ Hôm ép dầu, chợ Cầu múc bột

- Khi mô cho đến đò Tuần (Tam Soa)

Để em mua lụa Hạ, may áo quần cho anh [12;216]

Sản phẩm thủ công làm ra không chỉ được tiêu thụ trong phạm vicỏc xó trong huyện mà còn được đưa đi trao đổi với các huyện xung quanh,

mở rộng phạm vi ra cả chợ Vinh ( trung tâm buôn bán ở khu vực Bắc miềntrung lúc bấy giờ ), và rộng hơn nữa là cả nước

1.3.3 Thương nghiệp.

Nhờ nông nghiệp phát triển và đặc biệt là sự phát triển mạnh củanghề thủ công nên việc trao đổi hàng hoá ở Đức Thọ cũng được phát triển rấtsớm Điều này được thể hiện rõ qua việc các chợ ở Đức Thọ được hình thànhsớm và phát triển đều trong cỏc vựng

Thái Kim Đỉnh trong “ Địa chí huyện Đức Thọ ” có thống kê ở

Đức Thọ có tất cả 28 chợ, trong đó có 18 chợ có trước năm 1945 và 10 chợlập sau năm 1945

Trang 18

Hiện tại chỉ còn 17 chợ trong đó có 11 chợ cũ và 6 chợ mới Trong

số 11 chợ mất thỡ cú những chợ cổ, trước đây rất phồn thịnh, tấp nập, cótiếng như chợ Hạ, chợ Cầu Trong số các chợ mới thì chợ Thượng, chợ Hạ,chợ Trổ là những chợ lớn hơn cả

Chợ là nơi phản ánh đời sống vật chất và nếp sống văn hoá của cưdân sở tại, và nhân dân huyện Đức Thọ đã xây dựng cho mình một đời sốngvật chất khá đầy đủ và một đời sống tinh thần phong phú bằng hệ thống 7 tụđiểm giao lưu kinh tế:

- Cụm cầu Kênh - Linh Cảm ( Tùng Ảnh )

- Cụm cầu Nghiêng - ngã ba Lạc Thiện ( Trung Lễ )

Sự phát triển của đời sống kinh tế nhân dân trong huyện là tiền đề,

cơ sở vật chất quan trọng để phục vụ cho sự phát triển của đời sống văn hóatinh thần phong phú đa dạng, mà quan trọng nhất là phát huy truyền thống

khoa hoạn lâu đời của miền “ đất học ".

1.4 Con người Đức Thọ.

Cư dân sống trên đất Đức Thọ chủ yếu là người Kinh; ngoài ra còn

có con cháu người Chàm, người Hoa, họ là di duệ của người Chăm đến đây

từ thế kỷ XIII, XIV

Theo các gia phả của các dòng họ lớn ở La Sơn – Đức Thọ hiện naythỡ lõu nhất cũng chỉ mới có từ 24 đến 25 đời ( tức khoảng 500 năm đến 600năm ) Làm một phép tính đơn giản, chúng ta có thể biết rằng hầu hết lớpngười hiện nay đều đến đây từ đời Lê đến triều Nguyễn Họ là con cháu cáccông thần thời nhà Lê được phong đất như Trần Duy, Phan Đán, Lờ Bụi,

Trang 19

Nguyễn Lộng, Bùi Bị… Hay là con cháu của những người khai hoang: bàBạch Ngọc, và các gia thần Trần Quốc Trung, Nguyễn Thời Kớnh…Và vềsau rất nhiều người khác tiếp tục sự nghiệp này như: Bựi Thỳc Ngật, Nguyễn

Bá Lai và các vị tổ nhiều dòng họ khác

Bởi mưu sinh để tồn tại thích ứng điều kiện tự nhiên và lịch sử xãhội, người dân Đức Thọ trong suốt trường kì lịch sử đã dần hình thành chomình những nét tính cách dễ phân biệt được trên tổng thể cơ bản tính cách

của người Hà Tĩnh, người Xứ Nghệ Đó là: thông minh, cần cù, chịu khó,

hiếu học, tình nghĩa, yêu nước, can trường nhưng có phần gân guốc, khô khan, rắn rỏi của nghị lực và lớ trí

Vẻ đẹp của con người Đức Thọ được khắc hoạ trong câu ca xưa:

Ai về Đức Thọ thì về Nước trong gạo trắng nhiều bề làm ăn

Đức Thọ gạo trắng nước trong Khuyên ai về Đức Thọ cho thong dong con người [12;121].

Đất Đức Thọ “gạo trắng nước trong”, “dễ bề làm ăn” nhưng con

người nơi đây lại giản dị, cần cù lao động, đặc biệt hình ảnh những người mẹ,người vợ tần tảo nuôi chồng nuôi con Có người nói rằng đất Hồng Lam là

“mảnh đất người mẹ nghèo vắt sữa nuôi những người con tráng kiệt”.

Người dân Đức Thọ đi đâu cũng tự hào về một mảnh đất giàutruyền thống học hành khoa bảng Đã từ ngàn xưa, việc thi cử ở Đức Thọ đãtrở thành phong trào thi đua trong mọi tầng lớp nhân dân, khụng riờng gỡ connhà quyền quý giàu sang hay những nhà Nho bần hàn, ai học giỏi đỗ đạt đềuđược kính trọng Nhờ có lòng hiếu học mà trong cỏc kỡ thi Hương, thi Hội,thi Đỡnh cỏc sĩ tử Đức Thọ thường chiếm tỉ lệ cao hơn so với các huyện kháctrong tỉnh, và nó trở thành một nét truyền thống rất đẹp trong đời sống vănhoá của nhân dân Đức Thọ

Trang 20

Nhắc đến Đức Thọ, người ta lại nhắc đến vùng đất dân gian giàuđời sống tinh thần, người Đức Thọ sống tình nghĩa là vậy, lịch thiệp là vậy,

nó được thể hiện sống động qua các lễ hội truyền thống, điển hình là “lễ tế

sống cha mẹ” để tỏ lòng thành kính, biết ơn đấng sinh thành Ngoài ra cũn

cỏc phong tục tập quán thuần hậu khác như: hát ả đào ở Du Đồng, phườngtuồng ở Trường Xuân, hát ghẹo ở Mỹ Xuyờn…

Vẻ đẹp của đời sống tinh thần nơi đây được sách xưa ghi lại rằng:

“phong tục nơi đây đều trọng hậu, chỗ nào cũng có văn học, khoa giáp đỗ đạt thì huyện Thiên Lộc ( tức Can Lộc), huyện Nghi Xuân, huyện La Sơn (Đức Thọ) là thịnh hơn cả Những người làm tôi có tiếng tốt, giúp nước có đức hiền hơn cả một châu” [4;63].

Hình ảnh của con người Đức Thọ còn thể hiện trong quá trình chiếnđấu kẻ thù, bảo vệ quê hương đất nước, từ kẻ thù phong kiến phương Bắc đếnthực dân phương Tây Và ngày nay vẻ đẹp đú cũn toỏt lờn trong công cuộcxây dựng và phát triển đất nước, nhân dân Đức Thọ anh hùng đã góp phần tolớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng mộtĐức Thọ theo hướng hiện đại hóa nông thôn

Tiểu kết chương I:

Như vậy chúng ta đó cú một cái nhìn khái quát nhất về bức tranhchung của huyện Đức Thọ dưới nhiều góc độ khác nhau, những yếu tố trờn

đó tạo nên một Đức Thọ có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, một bản sắc văn

hóa riêng độc đáo, một tính cách rất “Nghệ tĩnh" : cần cù, chụi khó trong lao

động, anh hùng quả cảm trong đấu tranh chống kẻ thù Chính sức mạnh tổng

hợp này đã góp phần xây đắp nên một vùng quê văn hiến với truyền thốnggiáo dục và khoa cử phát đạt ở đất Hồng Lam

Trang 21

Chương 2

TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG

CỦA NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC THỌ ( HÀ TĨNH )

TRONG THỜI Kè PHONG KIẾN

2.1 Tình hình giáo dục.

2.1.1 Sự ảnh hưởng của yếu tố khách quan.

Thời kì Bắc thuộc là khoảng thời gian dân tộc ta chụi sự đô hộ củabọn phong kiến phương Bắc Sau đó mặc dù dân tộc ta giành được quyền tựchủ, nhưng từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX bọn chúng vẫn không từ bỏ âm mưucai trị nước ta

Trong thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, nên chươngtrình học do chính quyền phong kiến Trung Quốc quy định cho người TrungQuốc, thể hiện qua nội dung thi cử tuyển chọn mà nước ta là thuộc địa củachúng cũng phải thực hiện Vì vậy trong suốt quãng thời gian dài đó, từ việcgiáo dục cho đến thi cử các triều đại nước ta đã nương theo lề lối tổ chức bênTrung Hoa và có sự cải biên thích nghi cho phù hợp với xã hội Việt Nam.Chương trình giáo dục này bao gồm các kiến thức về văn học, lịch sử, xã hội,đạo đức, chính trị, pháp luật…theo các quan điểm của Nho giáo thể hiệntrong Tứ thư ( Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung ) và Ngũ Kinh( Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu ) Việc tổ chứcdạy học ở nước ta thời kì này do bộ máy đô hộ tổ chức, chi phối nhằm thựchiện công cuộc Hỏn hoỏ để mở rộng một cách vững chắc đất đai của TrungQuốc như họ đã làm với các khu vực khác của Bách Việt, khiến cho biên giớicủa Trung Quốc lan xuống phía Nam như ngày nay

Song song với quá trình bành trướng lãnh thổ là quá trình du nhậpchữ Hán và đạo Nho vào nền văn hoá dân tộc ta của quân xâm lược Trong

“Khoa cử và giáo dục Việt Nam ” xuất bản năm 1993, Nguyễn Quyết Thắng

Trang 22

ghi rằng: “Cứ theo sử chộp thỡ từ thời Bắc thuộc lần thứ nhất, nghĩa là trong khoảng năm thú 3 trước Tây lịch đến năm 39 sau Tây lịch, chữ Nho cựng Hỏn học mới được truyền vào nước ta ” Những quan lại phong kiến

Trung Hoa sang cai trị nước ta trong thời Bắc thuộc quan niệm việc học chữHán không cần thiết cho việc khai hoỏ dõn ta, mà chỉ cần trong vòng thựcdụng Đó là cốt sao dạy cho người Việt Nam biết sử dụng chữ Hán văn trongcác đơn từ, khế ước, công văn…đồng thời để truyền bá những nguyên tắc líluận thông thường nhằm cai trị dân ta theo thể chế phong kiến chư hầu

Trong buổi đầu đất nước tự chủ, Nho giáo với phương tiện truyền

bá là kinh điển chữ Hán, tỏ ra có hiệu lực trong việc xây dựng một chế độphong kiến tập quyền Vì vậy các triều đại Việt Nam, từng bước sử dụng Nhohọc và chữ Hán làm phương tiện đào tạo, lựa chọn nhân tài theo mô hình

Phương Bắc Dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Hán học, các “ụng

Nghè, ông Cống” Việt Nam đã vươn lên và khẳng định tài năng của mình

“không thua kém gì người Trung Nguyên” [11;7].

Trong bối cảnh nền giáo dục nước nhà chụi ảnh hưởng sâu sắc củanền văn hoá - giáo dục Hỏn, thỡ cỏc sĩ tử Hà Tĩnh nói chung và Đức Thọ nói

riêng đã nhanh chóng thích nghi, khắc phục khó khăn để “quyết chí thành

tài”, những thành tựu khoa bảng của họ đạt được trong cỏc kỡ khoa hoạn thời

phong kiến đã minh chứng cho điều đó

Chữ Hán là một loại chữ tượng hình rất khó học, nhưng các triềuđại Trung Quốc cũng như các quốc gia trên thế giới cũng phải thừa nhận rằngngười Việt Nam học chữ Hán rất nhanh và rất giỏi Trong thời kì bị đô hộ,người Việt đã chấp nhận chữ Hán làm văn tự chính thức, tiếp thu những giáo

lý Nho học Nhưng với truyền thống kiên cường bất khuất và với bản sắc dântộc được chung đúc từ khi dựng nước Văn Lang, người Việt đã không bịđồng hóa sau một ngàn năm bị đô hộ, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc nềnvăn hóa ngoại lai, tuy sử dụng ngôn ngữ văn tự Hán nhưng vẫn giữ vững

Trang 23

được nền văn hóa bản địa, nếp sống cộng đồng làng xã, bảo vệ được tiếng nóidân tộc, phát triển được chữ Nôm Và ngày nay chữ Hán mặc dù không phải

là loại chữ thông dụng nhưng nó đó trở thành một nét đẹp trong bản sắc vănhoá của dân tộc ta, khẳng định tài năng tầng lớp trí thức xuất thân từ cửaKhổng sõn trỡnh ngày xưa

2.1.2 Hệ thống trường lớp.

Căn cứ vào sử sách và những tàn tích của chế độ học ngày xưa để lại,

ta có thể chia trường học ngày xưa thành hai loại: trường công và trường tư

2.1.2.1 Trường công.

Gọi là trường công vỡ cỏc trường này do triều đình mở và đặt dướiquyền cai quản của bộ Lễ và bộ Học ngày xưa

Quốc sử quán triều Nguyễn cú chộp, Hà Tĩnh dưới triều Nguyễn có

5 trường công bao gồm:

1 Trường học đạo Hà Tĩnh, đặt ở địa phận xã Đại Nại ( huyện Thạch Hà )

2 Trường học phủ Đức Thọ đặt ở phía Tây phủ lỵ (nay là thị trấn Đức Thọ)

3 Trường học huyện Kì Anh, được dựng từ năm Minh Mạng thứ 10 (1829)

4 Trường học huyện Can Lộc

5 Trường học huyện Nghi Xuân, dựng từ năm Minh Mệnh thứ 13 ( 1823 ) Như vậy dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, ở Đức Thọ đã xâydựng trường học phủ ( nó cũng được coi như là trường huyện ), đây là cơ sởban đầu cho việc học hành, giáo dục và thi cử của con em nhân dân tronghuyện nói riêng và các huyện lân cận nói chung

Trường học của huyện Đức Thọ, vào thời Lê được đặt ở xã PhiCảo, đời Nguyễn lại dời sang xó Bựi Xỏ, năm Thiệu Trị thứ nhất ( 1840 ) dờiđến xó Yờn Trung, phía Tây phủ lỵ, đến năm 1918 thì bãi bỏ cùng với chế độkhoa cử chữ Hán Đời Lê trường này do một Huấn đạo hàm Chánh cửuphẩm, đời Nguyễn đặt một Giáo thụ hàm thất phẩm coi việc học và giảngdạy, sát hạch chọn học trò đi thi

Trang 24

Chương trình học tập của các nho sinh trong huyện Đức Thọ cũnggiống như các trường ở tỉnh, phủ và huyện khác trong cả nước được chia ranhư sau:

- Việc giảng sách: Mỗi thỏng cỏc học quan quy định những kì giảng

sách nhất định Theo lệ này, các học trò từ các Hương cống cùng với các họctrò trường Giáo ( trường cấp Giáo thọ ), trường Huấn ( trường cấp Huấn đạo )đến đông đủ để nghe các vị học quan giảng sách kinh truyện

- Việc tập văn: Mỗi tháng cũng định những kì làm văn như giảng

sách vậy Vào ngày hôm ấy, các vị học quan ra đầu bài cho học sinh làm, cóhai lối tập văn: văn kì và văn nhật khắc

Theo lối văn kỡ thỡ học sinh đem đầu bài về nhà làm và đỳng kỡhạn đem nộp bài Lối văn nhật khắc thì buộc học sinh làm bài xong tại trườngngay trong ngày hôm đó

- Việc bình văn: học sinh nộp quyển cho học quan, khi đã chấm xong

định ngày hội học sinh trở lại để phê bình Những đoạn văn hay, những bàiđặc sắc sẽ được đọc lên cho học sinh nghe Kì bình văn thường được đặt vàocuối tháng [23;62 - 63]

Bên cạnh sự thành lập của trường công thì để đáp ứng nhu cầu học tậpcủa con em nhân dân trong huyện nhà thì một hệ thống trường tư đã ra đời

2.1.2.2 Trường Tư.

Trường tư mở tại các thôn ấp hay tư gia không liên quan gì đếnchính quyền nhà nước về mặt kinh phí hay tổ chức học tập Đây là hình thứcdạy học phổ biến lúc bấy giờ

Trong điều kiện của chế độ ngày xưa thì bất cứ một nho sĩ nào cũng

có quyền mở trường dạy học, cú cỏc kiểu như sau: những gia đình yêu chuộng

sự học cho con cái có thể rước thầy về tại tư gia mình để dạy cho con cái và cóthể biến lớp học tư gia thành trường học chung cho tất cả làng, xóm, quận…Những trường như vậy có thể gọi là các trường Hương học, nó nằm rải rác ở các

Trang 25

làng xã trong cả nước Ở Đức Thọ do nhu cầu học tập ngày càng nhiều hơn nênmột hệ thống trường tư cũng được hình thành trong các thôn xã.

Thầy học gồm hai hạng người: hạng người đỗ đạt và không maymắn đỗ đạt, hoặc cũng có những nho sĩ không thích làm quan cáo về ở ẩn hay

bị cách chức cũng về mở lớp dạy học Những vị thầy đồ xưa rất được cungkính và tôn trọng, quan hệ thầy trò và gia đình rất gần gũi

Về chương trình học và lề lối giảng tập thì trường tư cũng giốngnhư trường công, do đó cho đến ngày đi thi thì không có sự phân biệt thí sinhhọc trường công hay tư, tất cả những thí sinh nào có kiến thức đều được tham

dự, điều này cũng thể hiện tính bình đẳng trong giáo dục thời xưa

* Cách tổ chức một trường tư thời phong kiến.

Lễ nhập môn: trẻ con lờn sỏu, lờn tỏm thỡ bắt đầu đi học, cha mẹ

phải đến xin thầy và xem ngày tốt định ngày cho con đi học Vào ngày hôm

đó cha mẹ dẫn đứa bé ăn bận chỉnh tề với lễ vật như khay trầu rượu, gia đìnhkhá giả thỡ cú mâm xôi gà Thầy giáo vui vẻ nhận lời và cùng cha đứa trẻngồi trò chuyện uống rượu, xem tử vi của đứa trẻ và sau cùng đặt cho nó mộtcái tên mới thay thế cái tên cũ Người ta gọi buổi lễ đạm bạc nhưng trang

nghiêm ấy là lễ cúng “ vỡ lòng ” hay “ khai tâm ”.

Khai tâm: trong thời gian một vài tháng đầu thầy dạy cho đứa trẻ

những thói quen tốt, những cử chỉ và lời nói trong khi giao tiếp Dạy cho trẻ

“sải tảo, ứng đối, tấn thối ” nghĩa là phải biết những công việc thông thường, cách thức thưa hỏi; cách thức dạy học này thể hiện qua câu nói “ Tiên học lễ, hậu học văn ” Nội dung học là cỏc sỏch: Nhất thiên tự, Tam thiên tự, Tam tự

kinh…

Kỉ luật: Thầy đồ cử ra hai người, trường tràng nội và trường tràng

ngoại giúp thầy trông coi việc trong và ngoài trường, có việc gì phải báo cáovới thầy để thầy giải quyết Phương pháp dạy học của thầy là học trò lớp lớndạy học trò lớp nhỏ, và thầy sẽ dạy bảo thêm

Trang 26

Học tập và nghỉ học: thời gian học của trò ngày xưa là, buổi sáng

khoảng giờ Mão học trò phải đến trường để trả bài cho thầy giáo Trả xongthì được về nghỉ để ăn sáng; sau đó học trò học đến cuối giờ Mùi ( khoảng 3hchiều ), và ngày nào cũng học như vậy

Mỗi năm trò được nghỉ ba kì: mùa gặt tháng 5 khoảng một tháng,nghỉ tết khoảng 2 tháng, nghỉ từ rằm tháng chạp đến rằm tháng hai để lo việctết nhất, tế tự…và trong những dịp này trò thường đóng góp tiền biếu thầy tỏ

để lòng tri ân

Học phí: khác với ngày nay thì học trò xưa chỉ đóng tiền học phí

tuỳ theo khả năng tài chính của gia đình vào những dịp tết nhất, và mỗi năm

chỉ đóng một lần Học trò cũ và mới đều phải đóng “ tiền đồng môn ” để giúp

thầy trong những trường hợp khó khăn Những người đỗ đạt thì cũng giúp đỡthầy để tỏ lòng biết ơn Học trò của thầy ai học bao nhiêu với thầy thì phảiđóng cho thầy bấy nhiêu, trò phải có trách nhiệm đến chết thì thôi, và người

ta xem đây là một món nợ thiêng liêng của trò đối với thầy

Hình thức tổ chức dạy học này thu hút đông đảo số lượng nho sinhtham gia học tập và kết quả đạt được cao hơn so với các hình thức tổ chứcdạy học khác

2.1.3 Tình hình nho sư và nho sinh ở huyện Đức Thọ.

2.1.3.1 Tầng lớp nho sư.

La Sơn - Đức Thọ phát huy, giữ vững được nền nếp, truyền thốnghọc hành trong suốt hơn bốn trăm năm qua, trước hết và giữ vai trò quyếtđịnh là đội ngũ các ông thầy; từ các thầy Tú, thầy Nho ở các làng xã đến cácnhà khoa bảng Các ông Cống, ụng Nghè, ụng Cử…trước và sau khi thi đỗ,làm quan, hầu hết đều làm nghề dạy học, cũng có người suốt đời làm họcquan, hay bỏ chốn quan trường về quê mở trường dạy học…Đất La Sơn nổi

tiếng với nhiều vị sư mô tài giỏi “ giàu tâm huyết với nghề dạy trẻ ”, họ là

những ông đồ được cả nước biết danh Đó là các nhà nho nổi tiềng như:

Trang 27

Bùi Sằn ( đầu thế kỉ XVI ), người thụn Yờn Trung, tổng Việt Yên

khoảng đời Hồng Thuận ( Lê Tương Dực 1509 – 1515 ), làm gia khách chomột thân vương, về mở trường ở phía đông Mai Hồ, trường mở thu hút đôngđảo học trò trong vùng, cả con em các thân vương đến thụ nghiệp Sau khinhà Mạc lên cầm quyền, ông được vua Lê phong làm Thượng thư, Hànhkhiển, đứng ra mộ quân chống Mạc Nhưng chưa kịp khởi sự thỡ ụng bị bệnhmất Về sau, qua nơi ông dựng trường, Hoàng giỏp Bựi Tồn Trai làm thơvịnh, cú câu:

Hữu bản tỉnh tuyền trừng đạo mạch, Thường xuân hoa thảo đái thư hương.

Võ Hồng Huy dịch: Hương sách cỏ hoa xuân phảng phất

Dòng nho suối giếng nước trong veo.

Thám hoa Nguyễn Huy Oỏnh ( 1713 – 1789 ) người làng Tràng

Lưu, tổng Lai Thạch, là một đại thụ trong vườn văn hoá xứ Nghệ “ Ông đọc sách bách gia chư tử bao gồm Thiên văn, Địa lý, Thái ất, nhâm, độn, Toán, số, binh thư, binh pháp, khụng sỏch nào là không tinh tường, thông suốt nghĩa lý ” ( Phong thổ kí ) Khoảng 1759 - 1760, ông giữ chức Nhập nội

thị giảng ở phủ Lượng Vương, sau khi trí sĩ lại chuyên dạy học và đọc sách

Ông là nhà giáo nổi tiếng ở Thăng Long và đất Hồng Lam, trong “ Nghệ An

kí ” Bùi Dương Lịch chép: “ Học trò của ông trước sau có đến vài nghìn người, trong đó có 30 người đỗ Tiến sĩ, còn Hương cống thì rất nhiều, không biết bao nhiêu mà kể ”.

Hương cống Bùi Quốc Toại ( 1718 – 1775 ) người làng Yên Hội,

xó Yờn Đồng: “ Hằng ngày, ông dậy sớm rửa mặt, chải đầu, ngồi nghiêm giảng học, sau giờ Ngọ mới làm việc quan Buổi tối duyệt văn hoặc đọc sách, nửa đêm mới đi ngủ…Cũn như đối với mọi người đều chu đáo tận tỡnh…lại thớch cổ vũ khen ngợi lớp sau Nghe nói ai có đức tốt, chụi khó học thì yêu mến, chỉ bảo cho…Nhà nghèo xơ, nghốo xỏc, tuy bất đắc dĩ

Trang 28

làm quan ăn lương, nhưng từ khi còn trẻ đến khi bạc đầu, ông vẫn dạy và học không biết mệt mỏi Học trò của ông như Lê Hữu Dung, Nguyễn Đường, Phan Bảo Định đỗ Tiến sĩ Bờn vừ như Vừ Tỏ Kiờn, Vừ Tỏ Bật,

Vừ Tỏ Thời, Vừ Tỏ Dự, Trịnh Thư, Văn Đinh Cung, Văn Đình Toại, Phạm Đình Lượng đỗ Tạo sĩ Ngoài ra những người đỗ Hương cống và võ

cử rất đông ” ( Yên Hội thụn chí )

Con trai của Bùi Quốc Toại là Bùi Dương Lịch ( 1757- 1828 ) đỗ

Hương cống rồi Nhị giáp Tiến sĩ, hầu như suốt đời chỉ làm học quan, làmHuấn đạo phủ Lý Nhân, rồi đến Nội hàn viện cung phụng sứ Ngoại lang (đời

Lê ), Hàn lâm, chuyên việc dịch sách ở Sựng chớnh thư viện Nam Hoa ( đờiTây Sơn ), rồi đốc học Nghệ An ( đời Nguyễn ) Trước lúc làm quan, ôngcũng đã dạy học ở Thăng Long Lúc về nghỉ, ông lại dạy học ở quê nhà Ôngdạy từ vua cho đến con cháu trong nhà, nhiều học trò trong đó có con rểNguỵ Khắc Tuần và con trai Bùi Thức Kiên của ụng đó thành đạt

Đời Nguyễn có Phan Nhật Tỉnh ( 1816 - ? ) quê ở làng Yên Đồng,

là một tấm gương về “ học không chán, dạy không mỏi ” Ông bị cận thị,

nhưng có trí nhớ bền Khi đã thi đỗ, chưa xuất chính đi dạy học, ông vẫnkhông ngừng học tập Gia phả học Đặng ở Phất Náo, Thạch Hà, có câu

chuyện sau đây: “ Ông Đặng Duy Thận biết ụng Nghè Phan Nhật Tỉnh là vị

thầy lỗi lạc, quyết mời về ngồi dạy con ( sau này là Thám hoa Đặng Văn Kiều ) một hôm nhà hết dầu chưa kịp mua, tối đến ông Đặng phải sai người đập nứa đốt đuốc cho thầy đọc sách Sáng hôm sau, thầy nhất thiết đòi về, ông Đặng phải khẩn khoản van nài mãi, thầy mới chịu ở lại Ông bán một đám ruộng, dành tiền mua dầu cho thầy đọc sách ” Khi ra làm quan, hễ có

lúc nào rỗi ông đều cầm quyển sách Năm Tự Đức thứ 6 ( 1853 ) có khoa thisát hạch quan văn Bài của ông được nhà vua xếp hạng ưu, đứng thứ nhấttrong số 37 vị Đại khoa Ông được bổ làm Tế tửu Quốc Tử Giám Khi làm

Trang 29

giáo chức đã đành, khi giữ chức chính thức, ông cũng sẵn sàng thu nhậnnhững ai cần học và ai thụ giáo với ông cũng lấy làm vinh hạnh.

Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng thành tích đạt được của các sĩ

tử huyện Đức Thọ trong cỏc kỡ khoa hoạn thời kì phong kiến phần lớn là nhờ

sự dạy dỗ, dìu dắt và tâm huyết của những người thầy, chính họ đã đào tạo ramột tầng lớp trí thức có đức có tài làm rạng danh dòng họ và quê hương.Chính sự đóng góp của họ đã sớm đưa Chi La - La Sơn - Đức Thọ trở thànhmột trong những huyện phát khoa sớm và thịnh ở xứ Nghệ

2.1.3.2 Tầng lớp nho sinh.

Đối với nho sĩ xưa thì học hành chỉ có một mục đích là đạt được

khoa danh để “ tiến vi quan, thối vi sư ” - Tiến lên thỡ làm quan thờ vua giúp

đời, lùi về thì làm thầy, truyền đạo thánh hiền

Nhằm mục tiêu ấy, hàng trăm, hàng nghìn học trò La Sơn hăm hở

lao vào con đường nghiệp cử, “ dùi mài kinh sử ”, với sự cổ vũ, giúp đỡ của gia đình làng xóm mà cố gắng đỗ đạt Có người “ thập niên đăng hoả”

nhưng ý chí vẫn sắt bền

Nhiều làng xã đặt “ học điền ”, ghi vào hương ước những quy định

đề cao và ưu đãi nho sĩ…để khuyến khích việc học Sách “ Yên Hội thụn chớ”, phần Dân tục chớ chép: “…Sinh con trai phải cho đi học…Con trai

không đi học đến tuổi thành đinh phải vào sổ, chụi việc làng Người có học, thi đỗ cũng vào sổ, người chưa thi đỗ dù là tráng trưởng, vẫn để ngoài sổ, nhưng tha cho mọi tạp dịch của làng…”

Làng, tổng nào cũng có Văn hội ( hay Sĩ hội ) là tổ chức riêng của

nho sĩ “ Làng Tường Xỏ cú Hội sĩ hữu ( tức Văn hội - Thái Kim Đỉnh chỳ), cú từ vũ ( tức nhà Văn Thánh - Thỏi Kim Đỉnh ) làm nơi thờ cúng và hội họp riêng của Hội Thế mà, những lúc Hội sửa chữa từ vũ thì tranh lợp mái do toàn dân phải chụi và lý trưởng có nhiệm vụ phân bổ và đôn đốc nộp cho đủ số ” [20;159].

Trang 30

Các sĩ tử trước khi đi thi được sự giúp đỡ lớn của bà con làng xóm,của gia đình vì bất cứ một người dân bình thường nào cũng mong ước cho

con cái “ kiếm dăm ba chữ của Thánh hiền cho sáng mắt ”, và cao hơn là được “ mở mày mở mặt với thiên hạ ” Đặc biệt là các bà mẹ, bà vợ chụi

thương chụi khó nuôi chồng nuôi con ăn học Hình ảnh người vợ La Sơnđược khắc hoạ trong câu ca sau:

Canh một dọn cửa, dọn nhà, Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm Canh tư cho đến canh năm Thức chàng dậy học còn nằm làm chi!

Bà mẹ ông Phạm Văn Ngôn với chiếc khung cửi và những ống suốttần tảo nuôi ba con trai ăn học nên người Lúc hai người anh đã thành ụng

Tỳ, thầy đồ, mỗi lần về nhà đều phải cởi áo dài, ngồi đánh suốt cho mẹ dệt

vải Bà thường nhắc: “ Những ống suốt này đó nuụi cỏc con khôn lớn, thành

đạt các con chớ quên ”.

Chính trong môi trường như vậy, học trò La Sơn nổi tiếng chăm

học và học giỏi Ở Thăng Long xưa từng cú cõu: “ Bánh dẻo như văn Hoàng Trừng ”, trong “Nghệ An ngũ tuyệt” thì La Sơn có “ Việt Yên thi ” và

“ Lai Thạch văn ”…

Nhiều tấm gương cần học, khổ học được lưu truyền cho đến ngàynay Tiêu biểu như:

Trần Dực ( 1465 – 1542 ), người xã Ngải Lăng là học trò nghèo,

phải chăn trâu để kiếm cơm ăn Ngày ngày, ông thả trâu ra đồng lên ngồi trêncầu Khúng đọc sách Người làng thấy ông chăm chỉ, thông minh thường giúpcho cơm áo Hơn hai mươi năm bút nghiên đèn sách trong tình cảnh khốncùng như vậy, ông làu thông kinh sử, thạo giỏi văn chương, tham gia cỏc kỡtập văn, luôn xếp hạng ưu Trên 30 tuổi, Trần Dực đi thi, đỗ Hương cống rồisửa soạn ra Thăng Long thi Hội Bà con gúp nhúm cho một ít tiền gạo chỉ đủ

Trang 31

ăn đường May thay, ông Cống xứ Nghệ gặp được một ông Cống con nhàgiàu cựng lờn kinh ứng thí, bèn giấu họ tên, tung tích, xin theo hầu để có cơmăn…Ngày vào trường, ông dậy sớm lo cơm nước, tiễn ông Cống kia ra đi, rồivội vã về quán trọ thay áo đồ vào trường Làm bài xong, ông lại kịp về hầu hạông Cống chủ…Khoa ấy Trần Dực đỗ Hội nguyên Tiến sĩ Một thời gian sau,ông lại đỗ đầu khoa Đụng Cỏc, làm quan đến Thị lang bộ Hộ Nhớ thửa hàn

vi, ông xin triều đình cho xuất của kho, khai thông húi Khúng lấy nước tướiruộng, và bắc lại cầu Khúng cho thuận tiện giao thông Bên cầu có dựng tấm

bia ghi lại việc trên, gọi là “ Bia cầu Thị lang”.

Lê Đắc Toàn ( 1621 - ?), người xó Bỡnh Hồ cũng là một học trò

nghèo, thụ giáo với một thầy học ở Ngọc Sơn Không có tiền đò, mỗi lần đi

về, ông phải tìm chỗ khuất cởi quần áo bơi qua sụng Mờnh Ông lái đò biếtchuyện; một hôm trời mưa rét, thấy cậu học trò ăn mặc phong phanh thì độnglòng, gọi lại bảo xuống đi đũ Lờ Đắc Toàn đang chần chừ, ông lão liền nói:

“Tôi biết anh không có tiền, nhưng đừng ngại Từ nay trở đi, tôi sẽ chở anh sang sông Anh cần giữ sức mà học ”…Sau khi đỗ Tiến sĩ, làm quan,

một lần về quê, ông hỏi thăm thì biết người lái đò đã qua đời Ông bèn tậumấy sào ruộng giao cho gia đình ông lão cày cấy để lo hương khói, giỗ Tết

Dân làng gọi đám ruộng ấy là “ ruộng tiền đò ”.

Không chỉ lớp trẻ, mà nhiều vị từ khi tóc để trái đào đến lúc đầu bạcrăng long vẫn không nản theo đuổi việc học hành thi cử

Cụ Nguyễn Khương người xó Yờn Hồ, đỗ tú tài hai khoa, thường

gọi là Tú Uyển, đến Ân khoa Mậu Thân, Tự Đức Năm đầu ( 1848 ), đã lênlão 70, vẫn lều chõng đi thi, không may lại bị hỏng Nhưng nhờ hỏng thi mà

cụ để lại cho đời bài Nhị liệt phú ( phú hai điểm kém ) bất hủ.

Cụ Đoàn Tử Quang ( 1818 – 1928 ), người xã Phụng Công, cũng

đã hai khoa đỗ tú tài ( 1867 và 1884 ) Theo nguyện vọng của bà mẹ 98 tuổi

và các chức sắc trong làng, cụ lại ra ứng thí và đỗ Cử nhân thứ 29 khoa Canh

Trang 32

Tý ( 1900 ), làm nên một “ Nghệ trường giai sự ”, lưu truyền khắp nước Vị

thủ khoa giải nguyên Phan Bội Chõu cú câu đối tặng:

Xáo ta thiờn cụng, quyệt ta thiờn cụng, trực tương tân khổ thí tài hoa, cơ cơ phụ bát thập niên thừ kiếm trái;

Kỡ đích nhân vật, khoỏi đớch nhân vật, nghĩ bả văn chương hoàn tạo hoá, hảo hảo khan thiên vạn lý phong vân trình.

2.2 Thành tựu khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ qua các triều đại.

2.2.1 Thời Lý - Trần - Hồ ( thế kỉ XI - đầu thế kỉ XV )

* Khái quát tình hình giáo dục thi cử.

Đất nước ta sau hơn 1000 năm bị phong kiến Phương Bắc đô hộ, cácvương triều tự chủ đầu tiên được lập nên Các triều đại Ngô Đinh - Tiền Lê( 989 – 1009 ) tuy tồn tại ngắn ngủi, nội bộ chia rẽ, ngoại xâm đe doạ, tìnhhình đất nước chưa đi vào ổn định song đó cú chính sách quan tâm đến giáodục thi cử, tuyển chọn nhân tài

Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra nhà Lý, mở đầu thời kì hưngthịnh của Đại Việt Sau khi dời đô ra Thăng Long các vua nhà Lý rất quantâm đến việc học, lúc đầu chỉ dạy ở cỏc chựa, rồi mở rộng ra ngoài dân gian.Nho học được coi trọng

Trang 33

Năm 1070, vua Lý Thỏnh Tụng cho lập Văn Miếu thờ Thánh sư Đạo

Nho, Khổng Phu tử tại kinh đô “ Tháng 8 định lại mùa thu lập nhà Văn Miếu tạc tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối, vẽ hình tượng thất thập nhị hiền bày ở Văn Miếu, bốn mùa tế lễ…”[8;97].

Năm 1075, vua Lý Nhõn Tụng mở khoa thi Nho học đầu tiên gọi làkhoa Tam trường, giành cho những người học rộng, thông hiểu kinh sử ( gọi

là khoa Minh Kinh) [11;9] Nhà Lý đã tổ chức được 9 khoa thi học sinh với

số người đỗ đạt là 11 người, song vào thời điểm lúc bấy giờ chưa phân loại

đỗ đạt cao thấp

Sang nhà Trần ( 1225 – 1400 ) mặc dù tình hình đất nước chưa ổn định

do vó giặc Mụng Nguyờn giày xéo, nhưng các đời vua nhà Trần đó cú chínhsách quan tâm thích đáng đến tình hình giáo dục thi cử của đất nước VuaTrần Thỏi Tụng mở khoa thi Thái học sinh ( 1246 ) lấy đỗ Tam giáp Quyđịnh Nhất giỏp cú Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) Năm

1305 vua Anh Tông thi Thái học sinh theo lệ mới, thí sinh phải qua tứ trường( bốn bài thi ) chứ không phải là tam trường như trước, lấy đỗ theo Tam giápnhưng nhị giáp gọi là Hoàng giáp Đến khoa thi năm 1374 đời Lê Duệ Tụng,Thỏi học sinh đổi gọi là Tiến sĩ và thi ở điện Đình để lấy Nhất giáp ( Tamkhôi ) và Hoàng giáp Năm 1396, vua Thuận Tông định lại việc thi cử, nămtrước thi Hương năm sau thi Hội, ai đỗ thi Hương, năm sau thi Hội, vào thiĐình để xếp loại Tam giáp

Theo sử sách ghi lại, nhà Trần đã tổ chức được 11 khoa thi trong đó có

1 khoa thi Tam giáo và 10 khoa thi Thái học sinh, số người đỗ đạt còn ghi lại

là 48 [24;35]

Nhà Hồ ( 1400 – 1407 ) tiếp tục mở khoa thi Thái học sinh vào năm

1400 Đến năm 1404 Hồ Hán Thương vẫn giữ quy định năm 1396 về nộidung thi đồng thời thêm một kì thi thứ 5 thi viết chữ và làm toán [6;144].Mặc dù tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng nhà Hồ cũng đó cú những

Trang 34

đóng góp trong sự nghiệp cải cách giáo dục thi cử thời phong kiến Trongthời gian trị vì, nhà Hồ tổ chức được hai khoa thi: khoa thi Thái học sinh nămCanh Thìn ( 1400 ) lấy đỗ 20 vị, khoa thi Lệ bộ Cử nhân lấy đỗ 170 vị, có haingười Thái học sinh Lý hành [6;145].

* Thành tựu khoa bảng.

Từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XV, tương ứng với sự trị vì của các triềuđại Lý - Trần - Hồ, giáo dục thi cử Hà Tĩnh cũng đạt được những bước khởisắc Trong thời kì này Hà Tĩnh có 6 vị Đại khoa thì huyện Đức Thọ chiếm 3

vị Đại khoa đỗ đạt thời Trần

sử không ghi chép chức quan cũng như thân thế sự nghiệp của ông

Trước năm 1945, ở làng Trung Xỏ, Yờn Hồ tức Bà Hồ, Bình Hồ đời

Trần – Lê, có ngôi đền thờ Đào Trạng nguyên ( vị hiệu là “ Trần triều Trạng nguyên lịch triều phong Đoạn túc dực bảo trung hưng, gia phong quan ý tôn thần, Đào tướng công ” ) Nay đều không còn, nhưng ở đây cũn cú chi

họ Đào, con cháu Đào Tiêu, và ở nhà thờ chi họ này còn lưu giữ được 3 đạo

sắc phong thần cho “ Trần triều Trạng nguyên Đào tướng công ” ( một đạo

đề “ Duy Tân tam niờn, bỏt nguyệt, thập nhất nhật”, một đạo đề “ Thành thái

thập niên, lục nguyệt sơ nhất nhật ”, một đạo đề “ Khải Định cửu niên, thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật ” ).

2 Đoàn Xuõn Lụi.

Sách “ Đại việt sử kí toàn thư ” (ĐVSKTT) - bản kỉ quyển VIII, chộp ụng là người Bà Lỗ, huyện Tõn Phúc ( “ Việt sử tthụng giỏm cương mục ”

Trang 35

chú là thuộc Bắc Giang, “ Thơ văn Lý - Trần ” tập III chộp ụng là người

Trâu Lỗ, huyện Tõn Phỳc và chú nay thuộc huyện Đa Phúc tỉnh Vĩnh Phúc );trú quán xã Bà Hồ, huyện Chi La, Nghệ An, nay huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

Ông đỗ đầu Khôi nguyên, khoa thi Thái học sinh năm Giáp Tý, niên

hiệu Xương Phù thứ 8 đời Trần Phế Đế ( 1384 ) ĐVSKTT chép “…Mựa xuân, tháng hai, Thượng hoàng Phi thái học sinh ở chùa Vạn phúc núi Tiên Du, cho bọn Đoàn Xuõn Lụi, Hoàng Hối Khanh, ba mươi người đỗ…”.

“ Thơ văn Lý - Trần ” tập III chép: “ Ông là làm quan đến chức Trung thư Thị lang, rồi làm thông phán ở Ái Châu ”.

ĐVSKTT chộp, ụng là “ người minh mẫn, biết việc, làm quan đến chức Trung thư hoàng môn thị lang, kiêm tri Ái Châu thông phán, chết tại chức ”.

Năm Nhõm Thân ( 1392 ) Hồ Quý Ly làm sách “ Minh đạo ” được

Thượng Hoàng ban chiếu khen ngợi Quốc tử trợ giáo là Đoàn Xuõn Lụi

dõng thư nói bàn thế là không phải, bị lưu đi châu gần ( ĐVSKTT ) “ Đoàn Xuõn Lụi dõng thư nói: “ Không nên như thế ” Vì thế phải phỏt vóng đi cận châu ” ( VSTGCM ).

“ Cận châu - chõu gần ” đời Trần, Lê là Nghệ An, khác với “Viễn châu - chõu xa ” là từ Bố chính vào Hoỏ Chõu Như vậy, Đoàn Xuõn Lụi bị

đày vào đất Nghệ An, và sau ở lại Bà Hồ, Chi La

Hiện nay ở xó Yờn Hồ, Đức Thọ ( xưa là Bà Hồ ) cũn cú chi họ Đoàn,

di duệ của Đoàn Xuõn Lụi Trước năm 1945 ở làng Hoành, xó Yờn Hồ có

ngôi đền thờ “ Đoàn trạng nguyên ”( Ông chỉ đỗ đầu khôi nguyên nhưng về

sau người ta quen gọi và viết là Trạng nguyên ) Vị hiệu thờ trong đền là

“Trần triều Trạng nguyên, lịch triều phong đoan túc dực bảo trung hưng, gia phong quang ý tôn thần Đoàn tướng công ” Dân địa phương cũng kể nhiều chuyện “ ứng nghiệm ” về ngôi đền thiêng này.

Trang 36

Ở đây có hai ngôi đền thờ Trạng nguyên Đào Tiêu và Khôi nguyênĐoàn Xuõn Lụi nờn cú cõu ca:

“ Kẻ Giố ( Yên Hồ ) vẫn tiếng truyền xa Trạng nguyên hai vị dân ta phụng thờ ” [11;35 - 39]

1 Nguyễn Biểu ( ? – 1413 ).

Người xó Yờn Hồ huyện Chi La, đỗ Thái học sinh đời Trần, chưa rõkhoa nào ( có người cho ông đỗ đời Hồ )

Ông được dân trong miền thường gọi là Đức Thánh Nghĩa Vương

“con người quên sống để giữ nghĩa, liều mình để gõy nhõn, tiếng truyền lại cùng vũ trụ không tàn hư ” ( bi kí trước đền dựng năm Tự Đức thứ 28,

ngày mùng 2 tháng 5 - Cử nhân Hoàng Xuân Phong soạn )

Về học vị trong “ Nghĩa sĩ truyện ” của Hoàng Trừng chộp ụng đậu

Thái học sinh Suốt cuộc đời ở chốn quan trường ông đem hết sức mình ra đểgiúp dân giúp nước Sau khi nhà Lê bình định được thiên hạ, ông được phong

là nghĩa sĩ, được lập đền thờ ở quê nhà, đến nay đền vẫn còn và được xếphạng di tích lịch sử quốc gia [2;38]

2.2.2 Thời Lê sơ - Mạc – Lê Trung Hưng ( từ đầu thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII ).

* Khái quát tình hình giáo dục thi cử.

Đến thời Lê sơ ( 1428 – 1527 ), bộ máy nhà nước phong kiến Trungương tập quyền đã được xây dựng hoàn chỉnh Trong xã hội lúc này Nho họcgiữ vị trí độc tôn, chính sách tuyển dụng người tài cho bộ máy chính quyền

ngày càng cao hơn, “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ” được các vua

thời Lê sơ rất coi trọng

Vua Lê Thái Tổ sau khi lên ngôi mở khoa thi Minh Kinh ( 1429 ) chọnngười tinh thông kinh sử Năm 1431 lại mở khoa Hoành lấy người văn hayhọc rộng bổ làm quan Năm 1434, Lờ Thỏnh Tụng ra chiếu định phép thi

Hương và thi Tiến sĩ có đoạn “ Muốn có nhân tài trước hết phải chọn

Trang 37

người có học, phép chọn người có học thì thi cử là đầu ” [4(tập III);10].

Sau đó triều Lê sơ còn tổ chức hai kì thi Chế khoa năm 1433 và Chế khoanăm 1435

Chế độ phong kiến nước ta dưới thời Lờ Thỏnh Tụng ở vào giai đoạncực thịnh, nền giáo dục cũng đạt được những thành tựu rực rỡ Vua LờThỏnh Tụng đó có nhiều biện pháp phát triển giáo dục, đã cho mở rộng nhàThái học ( Quốc Tử Giám ) lập thêm nhiều phòng học, lấy thêm học trò, địnhlại cách kén chọn sĩ tử, lập bí thư khố ( thư viện ) để chứa ván in sách và phỏtsỏch cho học trò; về điều lệ thi cử thì quy định những người có đức hạnh mớiđược ứng thớ…[19;31] Và dưới thời Lê sơ thì cứ đúng ba năm tổ chức mộtkhoa thi, năm trước thi Hương năm sau thi Hội, lần đầu tiên chức danh cácquan có trách nhiệm trong kì thi Hội được chuẩn hoá, tên tuổi các vị Tiến sĩđược khắc vào bia đá theo định lệ

Trong thời gian trị vì các vua thời Lờ đó tổ chức 26 khoa thi Tiến sĩ,lấy đỗ 990 Tiến sĩ trong đó có 20 Trạng nguyên, khoa thi Tiến sĩ đầu tiên tổchức vào năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo 3 đời vua Lờ Thỏnh Tụng(1442) Các Tiến sĩ được xếp hạng theo Tam giáp hay Tam bảng:

- Bảng một: Đệ nhất giáp gồm: Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ; đệ nhất

danh ( tức Trạng nguyên ); Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ nhị danh ( tứcBảng Nhãn ); Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh ( tức Thám hoa )

- Bảng hai: Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân.

- Bảng ba: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.

Đến nhà Mạc trong thời kì cầm quyền từ năm 1527 đến năm 1592 đã

tổ chức được 22 kì thi Tiến sĩ lấy đỗ 485 vị, trong đó có 11 Trạng nguyên.Vào năm Kỉ Sửu hiệu Minh Đức đời Mạc Thái Tổ đã tổ chức kì thi Tiến sĩđầu tiên và tiếp tục duy trì cứ 3 năm một lần cho đến khi nhà Mạc sụp đổ

Nền giáo dục Nho học nước ta trong thời kỡ Lờ Trung Hưng vẫn đượcduy trì nhưng đó cú sa sút về mục đích và nội dung, phương pháp; đặc biệt

Trang 38

việc thi cử không còn nghiêm túc nữa Nhà nước phong kiến đặt ra lệ người

đi thi phải nộp 3 - 5 quan tiền ( gọi là tiền thông kinh ) thì không phải qua kì

khảo hạch và được vào dự thẳng kì thi Hương “ do đó trong trường thi, nào mang sách, nào hỏi chữ, nào mượn người thi thay, công nhiên làm bậy, không còn biết phép thi là gì Những người thực tài mười phần không đậu một " [4;176] Song bên cạnh đó triều đình vẫn có chính sách khuyến khích,

duy trì nền giáo dục Nho học như: triều đình đặt lệ cấp ruộng cho trườngQuốc học và các trường Hương học ở địa phương, có chính sách đãi ngộ đốivới các nhà khoa bảng, đặt ra một số phép thi trong thi cử…Trong thời giantồn tại, triều đình tổ chức được 73 khoa thi ( 4 Chế khoa và 69 khoa thi Tiến

Danh sách các vị Đại khoa.

*Thời Lê Sơ ( 1428 – 1527 ).

1 Nguyễn Tắc Trung ( 1450 - ? ).

Trang 39

Người xã La Sơn, huyện La Sơn Năm 23 tuổi đỗ Tam giáp Đồng tiến

sĩ khoa Nhõm Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 3 đời Lờ Thỏnh Tông ( 1472 ).Làm quan đến chức Đô cấp sự trung

2 Phan Phúc Cẩn ( 1458 - ? ).

Người xó Yờn Việt hạ, huyện La Sơn, từ nhỏ nổi tiếng “ thần đồng ”.

Lúc 18 tuổi đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi niên hiệu HồngĐức thứ 6 ( 1475 ) đời Lờ Thỏnh Tụng Làm quan đến chức Tham chính.Ông là anh ruột của tiến sĩ Phan Khánh Dư, hai anh em làm quan đồng triều

3 Nguyễn Tâm Hoằng ( 1434 - ? ).

Người xã Lai Thạch, huyện La Sơn ( nay thuộc huyện Can Lộc ) Năm

45 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất niên hiệu HồngĐức thứ 9 ( 1478 ) đời Lờ Thỏnh Tụng Làm quan đến chức Tả lý công thần,

5 Nguyễn Doãn Huy( 1464 - ? ).

Người xã La Sơn huyện La Sơn, năm 31 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến

sĩ xuất thân, khoa Giỏp Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 15( 1484 ) đời LờThỏnh Tụng Làm quan đến chức Tham chính

6 Phạm Nại ( 1642 - ? ).

Người xó Bỡnh Hồ, huyện La Sơn Năm 26 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồngtiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 18 ( 1487 ) đời LờThỏnh Tụng Làm quan đến chức Phụng Thiên phủ Doãn

7 Trần Thước( ? - ? ) ( trong “ Đăng khoa lục” và “ Các nhà khoa

bảng Hà Tĩnh ” ghi là Trần Tước ).

Trang 40

Người xã Cổ Ngu, huyện La Sơn Năm 27 tuổi, đỗ Đệ Tam giáp đồngtiến sĩ xuất thân khoa Bớnh Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 ( 1496 ) đời Lờ

Thỏnh Tụng Làm quan đến chức Giám sát ( trong “ Quốc triều hương khoa lục ” ghi: Lúc đầu thụ chức tri huyện sau từng được thăng đến Giám sát Ngự

9 Trần Dực ( 1465 – 1542 ).

Người xó Ngãi Lăng, huyện La Sơn Năm 38 tuổi đỗ Đệ nhị giáp Tiến

sĩ xuất thân khoa Nhâm tuất niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 ( 1502 ) đời LêHiển Tông Ồng giỏi thơ phú quốc âm, bốn trường thi Hội ông đều đứngnhất Sau đó khoảng năm Canh Ngọ niên hiệu Hồng Thuận ( 1510 ) ông giữchức Đụng Cỏc hiệu thư, thường được dự các cuộc sáng tác thơ xướng hoạvới nhà vua ( Lê Tương Dực ), thơ ông thường được vua khen ngợi, banthưởng nhiều lần rất hậu hĩnh Mùa hạ năm Nhâm Dần ( 1542 ) ông cựngKhang Quận công Trần Nghi đem quân vào xứ Nghệ An để dẹp giặc biểnkhông may gặp sóng to gió lớn thuyền chỡm, ụng chết vì việc nước

* Thời Lê Trung Hưng.

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w