Tầng lớp nho sinh.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 29)

Đối với nho sĩ xưa thì học hành chỉ có một mục đích là đạt được khoa danh để “ tiến vi quan, thối vi sư ” - Tiến lên thỡ làm quan thờ vua giúp đời, lùi về thì làm thầy, truyền đạo thánh hiền.

Nhằm mục tiêu ấy, hàng trăm, hàng nghìn học trò La Sơn hăm hở lao vào con đường nghiệp cử, “ dùi mài kinh sử ”, với sự cổ vũ, giúp đỡ của gia đình làng xóm mà cố gắng đỗ đạt. Có người “ thập niên đăng hoả” nhưng ý chí vẫn sắt bền.

Nhiều làng xã đặt “ học điền ”, ghi vào hương ước những quy định đề cao và ưu đãi nho sĩ…để khuyến khích việc học. Sách “ Yên Hội thụn

chớ”, phần Dân tục chớ chép: “…Sinh con trai phải cho đi học…Con trai không đi học đến tuổi thành đinh phải vào sổ, chụi việc làng. Người có học, thi đỗ cũng vào sổ, người chưa thi đỗ dù là tráng trưởng, vẫn để ngoài sổ, nhưng tha cho mọi tạp dịch của làng…

Làng, tổng nào cũng có Văn hội ( hay Sĩ hội ) là tổ chức riêng của nho sĩ. “ Làng Tường Xỏ cú Hội sĩ hữu ( tức Văn hội - Thái Kim Đỉnh

chỳ), cú từ vũ ( tức nhà Văn Thánh - Thỏi Kim Đỉnh ) làm nơi thờ cúng và hội họp riêng của Hội. Thế mà, những lúc Hội sửa chữa từ vũ thì tranh lợp mái do toàn dân phải chụi và lý trưởng có nhiệm vụ phân bổ và đôn đốc nộp cho đủ số ” [20;159].

Các sĩ tử trước khi đi thi được sự giúp đỡ lớn của bà con làng xóm, của gia đình vì bất cứ một người dân bình thường nào cũng mong ước cho con cái “ kiếm dăm ba chữ của Thánh hiền cho sáng mắt ”, và cao hơn là được “ mở mày mở mặt với thiên hạ ”. Đặc biệt là các bà mẹ, bà vợ chụi thương chụi khó nuôi chồng nuôi con ăn học. Hình ảnh người vợ La Sơn được khắc hoạ trong câu ca sau:

Canh một dọn cửa, dọn nhà, Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm

Canh tư cho đến canh năm Thức chàng dậy học còn nằm làm chi!

Bà mẹ ông Phạm Văn Ngôn với chiếc khung cửi và những ống suốt tần tảo nuôi ba con trai ăn học nên người. Lúc hai người anh đã thành ụng Tỳ, thầy đồ, mỗi lần về nhà đều phải cởi áo dài, ngồi đánh suốt cho mẹ dệt vải. Bà thường nhắc: “ Những ống suốt này đó nuụi cỏc con khôn lớn, thành đạt các con chớ quên ”.

Chính trong môi trường như vậy, học trò La Sơn nổi tiếng chăm học và học giỏi. Ở Thăng Long xưa từng cú cõu: “ Bánh dẻo như văn

Hoàng Trừng ”, trong “Nghệ An ngũ tuyệt” thì La Sơn có “ Việt Yên thi ” và “ Lai Thạch văn ”…

Nhiều tấm gương cần học, khổ học được lưu truyền cho đến ngày nay. Tiêu biểu như:

Trần Dực ( 1465 – 1542 ), người xã Ngải Lăng là học trò nghèo, phải chăn trâu để kiếm cơm ăn. Ngày ngày, ông thả trâu ra đồng lên ngồi trên cầu Khúng đọc sách. Người làng thấy ông chăm chỉ, thông minh thường giúp cho cơm áo. Hơn hai mươi năm bút nghiên đèn sách trong tình cảnh khốn cùng như vậy, ông làu thông kinh sử, thạo giỏi văn chương, tham gia cỏc kỡ tập văn, luôn xếp hạng ưu. Trên 30 tuổi, Trần Dực đi thi, đỗ Hương cống rồi sửa soạn ra Thăng Long thi Hội. Bà con gúp nhúm cho một ít tiền gạo chỉ đủ

ăn đường. May thay, ông Cống xứ Nghệ gặp được một ông Cống con nhà giàu cựng lờn kinh ứng thí, bèn giấu họ tên, tung tích, xin theo hầu để có cơm ăn…Ngày vào trường, ông dậy sớm lo cơm nước, tiễn ông Cống kia ra đi, rồi vội vã về quán trọ thay áo đồ vào trường. Làm bài xong, ông lại kịp về hầu hạ ông Cống chủ…Khoa ấy Trần Dực đỗ Hội nguyên Tiến sĩ. Một thời gian sau, ông lại đỗ đầu khoa Đụng Cỏc, làm quan đến Thị lang bộ Hộ. Nhớ thửa hàn vi, ông xin triều đình cho xuất của kho, khai thông húi Khúng lấy nước tưới ruộng, và bắc lại cầu Khúng cho thuận tiện giao thông. Bên cầu có dựng tấm bia ghi lại việc trên, gọi là “ Bia cầu Thị lang”.

Lê Đắc Toàn ( 1621 - ?), người xó Bỡnh Hồ cũng là một học trò nghèo, thụ giáo với một thầy học ở Ngọc Sơn. Không có tiền đò, mỗi lần đi về, ông phải tìm chỗ khuất cởi quần áo bơi qua sụng Mờnh. Ông lái đò biết chuyện; một hôm trời mưa rét, thấy cậu học trò ăn mặc phong phanh thì động lòng, gọi lại bảo xuống đi đũ. Lờ Đắc Toàn đang chần chừ, ông lão liền nói: “Tôi biết anh không có tiền, nhưng đừng ngại. Từ nay trở đi, tôi sẽ chở

anh sang sông. Anh cần giữ sức mà học ”…Sau khi đỗ Tiến sĩ, làm quan,

một lần về quê, ông hỏi thăm thì biết người lái đò đã qua đời. Ông bèn tậu mấy sào ruộng giao cho gia đình ông lão cày cấy để lo hương khói, giỗ Tết. Dân làng gọi đám ruộng ấy là “ ruộng tiền đò ”.

Không chỉ lớp trẻ, mà nhiều vị từ khi tóc để trái đào đến lúc đầu bạc răng long vẫn không nản theo đuổi việc học hành thi cử.

Cụ Nguyễn Khương người xó Yờn Hồ, đỗ tú tài hai khoa, thường gọi là Tú Uyển, đến Ân khoa Mậu Thân, Tự Đức Năm đầu ( 1848 ), đã lên lão 70, vẫn lều chõng đi thi, không may lại bị hỏng. Nhưng nhờ hỏng thi mà cụ để lại cho đời bài Nhị liệt phú ( phú hai điểm kém ) bất hủ.

Cụ Đoàn Tử Quang ( 1818 – 1928 ), người xã Phụng Công, cũng đã hai khoa đỗ tú tài ( 1867 và 1884 ). Theo nguyện vọng của bà mẹ 98 tuổi và các chức sắc trong làng, cụ lại ra ứng thí và đỗ Cử nhân thứ 29 khoa Canh

Tý ( 1900 ), làm nên một “ Nghệ trường giai sự ”, lưu truyền khắp nước. Vị thủ khoa giải nguyên Phan Bội Chõu cú câu đối tặng:

Xáo ta thiờn cụng, quyệt ta thiờn cụng, trực tương tân khổ thí tài hoa, cơ cơ phụ bát thập niên thừ kiếm trái;

Kỡ đích nhân vật, khoỏi đớch nhân vật, nghĩ bả văn chương hoàn tạo hoá, hảo hảo khan thiên vạn lý phong vân trình.

Hồng Lam dịch:

Xảo thật trời kia, quyệt thật trời kia, hằng đem nỗi cay đắng thử thách tài hoa, đã toan phụ tám mươi năm nợ nần thư kiếm;

Lạ thay người ấy, sướng thay người ấy, muốn ôm mớ văn chương trả về tạo hoá, mà lại xem muôn ngàn dặm đường cái phong vân. [12;294]

Mặc dù mỗi người một hoàn cảnh, nhưng các sĩ tử của huyện Đức Thọ vẫn một lòng quyết chí thành tài, thể hiện tinh thần hiếu học của người dân xứ Nghệ, và thành tích của các nhà khoa bảng Đức Thọ đạt được trong các thời kì phong kiến đã minh chứng cho điều đó.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w