Đóng góp trên lĩnh vực văn chương – nghệ thuật

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 63)

Tiểu kết chương II:

3.2.1 Đóng góp trên lĩnh vực văn chương – nghệ thuật

Trên lĩnh vực văn chương - nghệ thuật, các nhà khoa bảng - nho sĩ La Sơn - Đức Thọ đã thực sự khẳng định tài năng của mình qua ngòi bút, với các tác phẩm văn chương nổi tiếng, đóng góp lớn vào kho tàng văn học Việt Nam.

Đoàn Xuõn Lôi, đỗ Khôi nguyên khoa Giáp Tý, niên hiệu Xương Phù thứ 8 đời Trần Phế Đế, là một trong hai tác giả văn chương sớm nhất dưới thời Trần.

Tác phẩm còn lại duy nhất của ông là Diệp mã nhi phú ( bài phú con ngựa lá ) chộp trong sỏch Quõn hiền phú tập ( được phiên, dịch trong thơ Văn Lý Trần ( tập III ) NXB Khoa học Xã hội, H.1978 ), nội dung chủ yếu

của tác phẩm là ca ngợi triều đình Hồ Quý Ly, đặc biệt sau khi nhà Hồ xây dựng thành Tõy Đụ ở Thanh Hóa.

Nguyễn Biểu ( ? – 1413 ) người xã Bà Hồ ( nay Yên Hồ ), vị Thái học sinh, nghĩa sĩ thời Hậu trần, ông để lại hai bài thơ Nôm Họa thơ vua Trùng Quang ( Tiễn Nguyễn Biểu đi sứ ) và Ăn cỗ đầu người. Hai bài thơ ứng tác của Nguyễn Biểu là những tác phẩm văn chương vào loại cổ bậc nhất ở nước ta. Lời thơ thể hiện rõ tấm lòng của ông đối với vua, với nước và ý chí quật cường của nhà nghĩa sĩ trước kẻ thù.

Hoàng Trừng người xó Bỡnh Lỗ ( nay xã Đức Nhân ), ụng là danh sĩ, lúc đi học nổi tiếng ở kinh kì Thăng Long, cú cõu ca tụng “ bánh dẻo như

văn Hoàng Trừng ". ễng đỗ Hoàng giáp khoa Kỉ Mùi năm Cảnh Thống thứ 2

đời Lê Hiến Tôn ( 1499 ), làm quan đến Đụng cỏc Lễ bộ tả thị lang.

Tác phẩm hiện nay của ông còn lại có Nghĩa sĩ truyện và hai bài thơ

Thuật ýĐề Nghĩa sĩ từ đường. Những tác phẩm của ông còn lại không nhiều nhưng có giá trị rất lớn trong kho tàng văn học xứ Nghệ nói riêng và văn học chữ Hán nói chung.

Hoàng giỏp Bựi Dương Lịch đã để lại một khối lượng lớn về giáo dục học, văn chương, lịch sử, địa chí. Các công trình chính hiện nay của ụng cũn để lại là: Lê quý dật sử, Nghệ An kí, Thơ Bùi Dương Lịch, Yên Hội thụn chớ, Bựi gia huấn hài, Ốc lậu thoại thi văn…

Đóng góp lớn nhất về trước tác của Bùi Dương Lịch là mảng sách phong thổ kí, địa chí, nhất là hai cuốn Yên Hội thụn chí Nghệ An kí.

Yên Hội thụn chí " quyển địa lý, lịch sử làng Yên Hội, được biên soạn hoàn chỉnh vào cuối XVIII và đầu XIX. Sách được biên soạn khá khoa học, có nhiều tài liệu lịch sử chính xác, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng và giá trị đối với việc nghiên cứu.

Bùi Dương Lịch còn là một nhà sư mô giỏi có uy tín trong giới sĩ phu xứ Nghệ đương thời. Ông suốt đời đeo đuổi sự nghiệp dạy học, từ dạy cho

vua quan đến con cháu trong nhà, và đã tạo được rất nhiều tri thức nho sĩ giỏi, góp phần to lớn vào xây dựng truyền thống học tập của địa phương, của quê hương La Sơn.

Phan Văn Nhã ( 1806 - ? ), đỗ Cử nhân năm Mậu Tý ( 1826 ) lúc ụng

29 tuổi và đỗ Phó bảng khoa Kỉ Sửu, Minh Mệnh thứ 10 ( 1929 ),làm quan đến Hồng lô. Ông là tác giả của sách Phan gia tổng phổ.

Hoàng Xuân Phong, đỗ Cử nhân khoa Mậu Ngọ, năm Tự Đức 11 (1858 ), làm Tri phủ Kiến Thụy sau thăng Án sát Lạng Sơn. Sau khi Lạng Sơn bị Pháp chiếm, triều đình triệu ông về làm Tuần phủ Hà Tĩnh. Ông đã để lại một số tác phẩm có giá trị trong đó tiêu biểu là ba bài văn bia: Yên Hồ Nghĩa Vương miêu bi kí ( ở xó Yờn Hồ ), Án sát sứ Lê hành trạng bi kí , quản đạo Lê hành trạng bi kí ( đều ở xã Trung Lễ ), và hai câu đối trước lỳc ụng mất.

Câu đối Nôm:

Kề vai cất cả gánh giang sơn, sức hèn chẳng nổi Ra tay cứu một phương thủy hỏa, việc dở chưa xong.

Câu đối chữ Hán:

Thiên tải hướng thùy luõn, tri ngã giả, bất tri ngã giả? Tam sinh hồn nhược mộng, như chi hà, vị như chi hà ( Nghìn thửa núi cựng ai, ai biết bụng ta, ai chẳng biết? Ba sinh nhường giấc mộng, còn làm sao , được tính làm sao )

(Theo tài liệu giáo sư Hoàng Xuõn Hón)

Phan Đỡnh Phùng, một thủ lĩnh xuất sắc của phong trào Cần Vương đã để lại cho đời một hệ thống các trước tác của mình như : Đại đình đối sách văn ( Bài văn thi Đình, 1877 ); Việt sử đại dư vựng sách; Thảo Pháp tặc hịch; Đáp hoàng công thư và 12 bài thơ trong thời gian chỉ huy kháng chiến (Quá đông Yờn thụn, Đối Tô thị chủ nhân, Cảm tác, Đề Tô thị từ đường, Tái bộ chủ nhân nguyên vận, Mậu Tý nguyên nhật, Đáp hữu nhõn kớ thư, Điếu

Cao Thắng, Thắng trận hậu cảm tác I và II, Kiến ngụy binh thi cảm tỏc, Kớ ụng Phan Trọng Mưu, Lâm chung thời tác ).

Những tác phẩm trên mọi lĩnh vực của các nhà khoa bảng đất La Sơn tuy chưa phải là nhiều nhưng giá trị của nó thì không ai có thể phủ nhận được, đây là những di sản quý giá mà những lớp người đi trước để lại cho hậu thế. Những trước tác này góp phần quan trọng trong việc xây dựng một miền đất văn chương văn vật sánh ngang với xứ Bắc kì lúc bấy giờ.

3.2.2 Đóng góp trên lĩnh vực chính trị - quân sự.

Các nhà khoa bảng La Sơn không chỉ nổi danh là những nhà văn nhà thơ, là những vị sư mô đáng kính mà họ còn là những người đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, họ trở thành những vị quân sư, những bề tôi trung thành trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Và quan trọng hơn nữa là những người con ưu tú của đất La Sơn - Đức Thọ đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Nguyễn Biểu, không chỉ là một nhà thơ có tiếng dưới thời Trần mà ụng cũn được biết đến với lòng trung quân ái quốc và khí phách chiến đấu bất khuất kiên cường.

Nguyễn Biểu theo giúp vua Trần Trùng Quang từ lúc đầu khởi nghĩa ở đất Bà Hồ ( 1409 ) được phong Điện tiền thị ngự sử. Năm 1412, quân Minh chiếm Thanh Nghệ, vua Trùng Quang phải lui vào Chõu Hoỏ, sai Nguyễn Biểu đi sứ cầu phong ở thành Nghệ An, tìm kế hoãn đợi thời cơ. Về việc đi sứ và cái chết của Nguyễn Biểu, ĐVSKTT ( quyển XI ) chỉ chép: “ Mùa hạ

tháng 4 ( năm Quý Tỵ niên hiệu Trung Quang năm 1431 ) vua chạy về Chõu Hoỏ, sai Đài quan là Nguyễn Biểu làm sứ cầu phong, mang sản vật địa phương đến Nghệ An. Trương phụ giữ lại, Biểu tức giận mắng Phụ rằng : “ Trong bụng đánh lấy nước, bên ngoài giả làm quân nhân nghĩa, đã hứa lập con cháu nhà Trần lại đặt quận huyện, không những chỉ cướp

lấy vàng bạc châu báu, còn giết hại nhân dân, thực là quân giặc tàn ngược.”Phụ giận lắm đem ra giết ”.

Sử cũ còn chép lại bữa tiệc ăn đầu người của Nguyễn Biểu, ụng núi “Đã mấy lúc người Nam lại được ăn đầu người Bắc ”. Nghĩa khí và tiết tháo

của ông được lưu truyền mãi muôn đời.

Phan Cát Xu ( Tiu ) ( 1846 - 1886 ), đỗ Cử nhân khoa Giỏp Thõn (1884), vào thi Hội thì kinh thành thất thủ, theo vua ra Quảng Trị rồi về quê đứng mộ quân đánh giặc. Quõn ụng phục kích đánh thắng giặc nhiều trận trên sông La và sông Ngàn Sâu, khí thế rất hăng. Năm 1886, trong trận phục kích binh quyền Pháp ở Gàng Tàng ( địa phận Dị ốc ), kéo dài từ ba giờ sáng đến năm giờ chiều, Phan Cát Xu bị thương nhưng vẫn chỉ huy chiến đấu. Sau đó do thế giặc mạnh nghĩa quân bị tấn công, ông hi sinh, nghĩa quân sau gia nhập với quân của Phan Đỡnh Phùng.

Đình nguyên Phan Đỡnh Phùng ( 1843 – 1896 ) đỗ thi Hội năm Đinh Sửu niên hiệu Tự Đức thứ 30 ( 1877 ), sau khi thi đỗ ông được bổ làm Tri huyện Yờn Khỏnh, Ninh Bình. Ngay khi bước vào hàng quan, ụng đó nổi tiếng là tính thẳng thắn và liêm khiết. Theo “ Đại Nam thực lục ”, Phan Đỡnh Phùng không bỏ qua một việc xấu nào dù là nhỏ nhất trong triều. Chính vua Tự Đức đã từng nói rằng “ Phàm việc tuy nhỏ muốn hiểu rõ sự

thật chỉ có cách hỏi Phan Đỡnh Phùng " [2;146].

Khi thực dân Pháp xâm lược, ụng đó lãnh đạo nhân dân chống Pháp. Hưởng ứng chiếu “ Cần vương " ông đó cựng tướng Cao Thắng dấy binh khởi nghĩa ở vùng Vụ Quang ( nay là huyện Vụ Quang ); về sau cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Trung kì kéo dài suốt mười năm ( 1885 – 1895 ). Nghĩa quân hoạt động mạnh mẽ ở bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Phan Đỡnh Phùng là một nhà yêu nước trung kiên, được tướng sĩ và nhân dân kính phục. Giới cầm quyền Pháp ở Đông Dương cũng phải kiêng nể, gọi ông là “ ụng Nghè phản kháng " hay “ Đối thủ trung thực ".

Giải nguyên Lê Văn Huân ( 1876 – 1929 ), ông đỗ giải huân năm Bính Ngọ khi dự kì thi Hương ở trường Nghệ và từ đó người ta quen gọi ông là Giải Huân. Trong thời gian này ông được làm quen với các bậc đàn anh như Phan Bội Châu, Đặng Thỏi Thõn, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thỳc Khỏng… Tư tưởng yêu nước của ông vừa tiếp thu ở bạn bè, ở những bậc tiền bối và cả người thầy dạy học của mỡnh. Lờ Văn Huân hoạt động tích cực trong Hội Duy Tân. Ông bắt đầu phổ biến ở quê nhà những bài “ Á tế á ", “Hải ngoại huyết thư "…của Phan Bội Châu cổ vũ lòng yêu nước của sĩ tử, của nhân dân. Sau đó ụng cựng Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế trong phái “minh xã" mở Triêu Dương thương điếm ở Vinh, vừa buôn bán vừa cổ động cho hàng hóa nội, vừa gây quỹ làm nơi liên lạc cho hội. Lê Văn Huõn cũn mở thêm cửa hiệu Mông Hanh ở chợ Trổ - Đức Thọ chuyên buôn bán tơ lụa cũng mục đích đó.

Sau đó ụng cũn tham gia vào phong trào chống thuế ở Trung kì, vào Hội Phục Việt và trở thành yếu nhân số một của hội. Cái chết của Lê Văn Huõn đó làm chấn động dư luận, ngời sáng một tấm gương nghĩa khí trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước.

Bên cạnh các nhà khoa bảng, cũng không thể không nói tới những người con của đất La Sơn, tuy không đỗ đạt nhưng bằng chính tài năng của mình, họ đã ghi những dấu ấn khú quờn trong lòng người dân nơi đây như Lê Ninh, Lê Trực, Lờ Quyờn, Lờ Vừ…

Qua đó chúng ta nhận thấy rằng hầu hết các nhà khoa bảng của huyện Đức Thọ đều mạng trong mình tấm lòng trung quân ái quốc, đều nhận thức được vai trò của kẻ sĩ đối với đất nước trong các hoàn cảnh khác nhau, họ đã

sớm trở thành những văn thân sĩ phu, những nhà cách mạng đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w