Phan Tố Định ).
Người xó Yờn Toàn, huyện La Sơn. Học sinh trường Quốc Tử Giám. Năm 41 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống năm thứ nhất ( 1787 ). Sau khi ông thi đậu gặp cảnh biến loạn trong nước nên chưa kịp làm lễ vinh quy. Năm sau, vua Chiêu Thống lại về kinh đô ông nhận giứ chức Công bộ đô cấp sự trung. Sau khi nhà Lê mất triều Tây Sơn lên ngôi ông không chịu làm quan. Ông chết ở quê nhà. [8;32]
Trong thời kỡ Lờ sơ và Lê Trung Hưng thì huyện Đức Thọ cũng có 114 trên tổng số gần 250 vị đỗ Hương cống, và danh sách các vị Hương cống được thống kê trong phần phụ lục của khóa luận.
Song song với việc chọn nhân tài về văn, các triều đại đều quan tâm đến việc chọn nhân tài về võ. Dưới thời Lê, từ khoa thi Giỏp Thìn ( 1724 )
đến khoa thi cuối cùng năm Ất Tỵ, Cảnh Hưng 46 ( 1785 ) đã tổ chức 19 khoa thi “ bác cử " ( thi Hội ), lấy 200 người đỗ đạo sĩ, Đức Thọ có 2 người trên tổng 34 người trong tỉnh đỗ đồng đạo sĩ là Nguyễn Đình Cung người xã Nam Ngạn ( nay Đức Quang ) và Lê Trọng Phiên người xó Bựi Xỏ, đỗ đồng khoa Nhõm Thìn, Cảnh Hưng thứ 33 ( 1722 ).
2.2.3 Thời Nguyễn ( từ năm 1802 đến trước năm 1945 ).
*Khái quát tình hình giáo dục thi cử.
Lựa chọn nhân tài là mục đích của các khoa cử dưới các triều đại phong kiến. Tuy vậy sau khi lên ngôi, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, Gia Long đứng trước một tình hình xã hội hết sức khó khăn, chỉ có thể chọn nhân tài qua chiêu hiền đãi sĩ. Năm 1803 lập nhà Quốc học ở kinh đô Phỳ Xuõn. Bên cạnh đó để phát triển nền văn hóa Nho học củng cố chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế của mình triều đình còn cho mở rộng trường lớp đến phủ huyện, lập Văn miếu ở các tỉnh, các Văn chỉ ở phủ, huyện ( nhiều nơi đến cả xã ) để thờ Khổng Tử, đồng thời cho dựng bia ghi tên những người khoa bảng trong địa hạt, lập các hội Tư văn trong làng xã, gồm những người khoa bảng và theo Nho học…[19;37]. Mãi đến năm Đinh Mão Gia Long thứ 6 (1807) mới tổ chức khoa thi Hương đầu tiên, nối tiếp những trang sử của khoa lục trong nền Nho học, nhưng cũng chỉ tổ chức các khoa thi Hương mà thôi. Cho tới năm Nhâm Ngọ ( 1822 ), dưới triều Minh Mệnh, Đại khoa mới được tổ chức. Trước đó năm 1821, nhà vua mở Ân khoa thi Hương, người trúng tuyển 4 kì gọi là Hương cống, nay gọi là Cử nhân; người trúng tuyển 3 kì gọi là Sinh đồ nay gọi là Tú tài. Nhưng do số lượng Tiến sĩ các khoa lấy ớt nờn từ khoa Ất Sửu ( 1829 ) lấy thêm những người có điểm gần với Tam giáp gọi Phó bảng. Triều đình còn mở thêm Chế khoa Cát sĩ, Chế khoa Nhã sĩ…
Đến nhà Nguyễn mặc dù khoa cử vẫn đạt được những thành tựu đáng kể song đây cũng là thời điểm đánh tiếng trống kết thúc nền khoa cử Nho học truyền thống của dân tộc ta, do sự ảnh hưởng quá lớn của tư tưởng Tân học
Phương Tây. Tính từ khoa thi Tiến sĩ đầu tiên năm Nhâm Ngọ ( 1822 ) đời Minh Mệnh đến khoa thi cuối cùng năm Kỉ Mùi ( 1919 ) đời Khải Định nhà Nguyễn tổ chức được 38 khoa thi Tiến sĩ, lấy đỗ 558 vị; khoa thi Hương đầu tiên năm Đinh Mão (1807) đời Gia Long đến khoa thi cuối cùng nhà Nguyễn tổ chức được 47 khoa thi, lấy đỗ khoảng 5000 cử nhân.
*Thành tựu khoa bảng.
Trong cỏc kỡ khoa hoạn thời phong kiến thì dưới triều Nguyễn các sĩ tử Hà Tĩnh nói chung và các sĩ tử ở huyện Đức Thọ nói riêng đã đạt thành tựu rực rỡ nhất. Hà Tĩnh có 53 vị Đại khoa thì Đức Thọ chiếm 18 vị, trong đó có 2 Nhị giáp Tiến sĩ, 8 Tam giáp Tiến sĩ, 7 Phó bảng, 1 Nhị giỏp Cỏt sĩ và 100 vị Cử nhân.
♣ Danh sách những vị Đại khoa. 1. Phan Bá Đạt( 1787 - ? ).
Người xó Yờn Việt hạ, huyện La Sơn, thi Hương khoa Kỷ Mão niên hiệu Gia Long thứ 18 ( 1819 ) tại trường Nghệ An đậu Cử nhân. Năm 36 tuổi đậu Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Ngọ niên hiệu Minh Mạng thứ 3 ( 1822 ), thăng Thị lang Bộ lại giữ chức Trấn Sơn Tây. Sau đó được điều vào Gia Định, giữ chức Tổng đốc Đinh - An sau bị giáng xuống chức Viên ngoại lang. Ông có soạn bộ “ Ngũ kinh tính lý tiết yếu ”, ông là anh ruột của cử nhân Phan Đình Ban. [7;4]