Họ Phan Đìn hở làng Đụng Thỏi xó Tựng Ảnh.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 54)

Dòng họ này quê gốc ở Hưng Yên, về dựng nghiệp ở làng Nhân Thi (Đức Long), sau một chi về Đụng Thỏi, nay ở đây có tất cả là 7 chi.

Chi họ Phan Đình đến đời thứ 9 có Phó Bảng Phan Văn Nhã, thi khoa Kỷ Sửu niên hiệu Minh Mạng thứ 10 ( 1829 ), ông làm quan tới chức Hồng Lô Tự Khanh, sau ụng cỏo về nghỉ quan.

Rồi Phan Văn Phong đậu Cử nhân trong kì thi Hương khoa Canh Tý niên hiệu Minh Mạng thứ 21 ( 1840 ), tại trường Nghệ An, ông làm quan tới chức Tri phủ, sau cáo quan về hưu.

Trong gia phả còn ghi Phó bảng Phan Đình Tuyển, thi Hương khoa Quý Mão niên hiệu Thiệu Trị thứ 3 ( 1843 ), tại trường Nghệ An. Đậu Phó bảng khoa Giỏp Thìn niên hiệu Thiệu Trị thứ 4 ( 1844 ), ông làm đến chức Phủ Doãn Thừa thiên, sung Tán Lý quân sứ Bắc Ninh, thăng Hộ phủ Lạng - Bằng. Sau giao chiến với phỉ chết tại trận và được phong tặng chức Tuần phủ [3;838].

Đời thứ 10, có Tiến sĩ Phan Du thi Hương khoa Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 21 ( 1868 ), ông đậu Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Hợi niên hiệu Tự Đức thứ 30 ( 1875 ), làm quan tới chức Đốc học.

Cử nhân Phan Đình Thuật thi Hương khoa Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 21 ( 1868 ), tại trường Nghệ An, làm quan tới chức Giáo thụ.

Sử sách còn chép lại việc Phan Đỡnh Phùng cố gắng học hành để đỗ đạt hàm Tiến sĩ. Ông vốn là người học hành tối dạ, nhưng thấy anh em trong nhà ai cũng giỏi giang, nên quyết chí “ đóng cửa đọc sách để theo kịp mọi

người ”. Năm 21 tuổi, có khoa thi Hương ở trường Nghệ, thầy học là ông

Bác, Tú tài Phan Đình Tuấn chỉ cho em trai là Phan Đình Vận đi thi. Ông Phùng chạy về nài nỉ mẹ sang xin ông bác cho được đi thi. Bà mẹ chiều con cũng sang xin nhưng cụ Tú bảo:

- Sức học của chỏu Phùng hãy còn non yếu lắm, khoa này chưa thi được thím bảo cháu cố gắng học hành chờ thi khoa sau vậy.

Uất ức quá, Phan Đỡnh Phùng ngầm sai đầy tớ đi mua một lượng hoàng nàn, nói là về để chế thuốc pháo, kỳ thật là ụng dựng thứ thuốc này là để tự tử. Uống thuốc xong ụng Phùng cho gọi ông Vận đến và bảo:

- Học là cốt để đi thi, đua chen với người. Anh đầu óc ngu tối, không được đi thi thỡ cũn thiết sống làm gì nữa! Anh mong em cố gắng làm rạng rỡ gia phong, Anh đi đây.

Ông Vận hốt hoảng về gọi mẹ, may gọi thầy thuốc kịp thời nờn ụng Phùng được cứu sống. Nghe mẹ và mọi người khuyên giải nờn ụng cũng nguôi dần và lại tiếp tục đóng cửa đọc sách. Và đến năm ông 33 tuổi đã đỗ Cử nhân. Năm sau thi Hội ở kinh, đỗ Đình nguyên Tam giáp đồng Tiến sĩ [11;219].

Phó bảng Phan Đình Vận thi Hương khoa Đinh Mão niên hiệu Tự Đức thứ 20 ( 1867 ). ễng đậu Phó bảng khoa thi Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức thứ

21( 1868 ), làm Tri phủ Xuân Trường, phủ thành thất thủ, ông bị cách chức, điều về kinh làm hiệu phái ở Bộ.

Chi họ Phan Trọng thụn Yờn Đồng xó Tựng Ảnh có Tiến sĩ Phan Nhật Tỉnh đậu khoa thi Nhâm Dần niên hiệu Thiệu Trị thứ 2 ( 1842 ), làm tới chức Tổng đốc Hải Yến.

Ba người con của ông là Phan Trọng Mưu ( 1851- ? ) đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi Kỉ Mão niên hiệu Tự Đức thứ 32 ( 1879 ), làm quan tới chức Thị độc. Phan Cát Tiu, đỗ Cử nhân khoa thi Giỏp Thõn niên hiệu Cảnh Phúc thứ 1 ( 1884 ). Cử nhân Phan Trọng Nghị đỗ khoa thi Giỏp Thõn niên hiệu Cảnh Phúc thứ 1 ( 1884 ), tại trường Thừa Thiên. Người cháu họ của ông là Tiến sĩ Phan Huy Nhuận.

Chị họ Phan Quang ở Yên Đồng, gia phả có ghi Phan Quang Nhiễu đỗ Phó bảng trong khoa thi Mậu Tuất niên hiệu Minh Mạng thứ 19 ( 1838 ), tại trường Nghệ An, làm quan tới chức Thị độc.

Cử nhân Phan Quang Cư thi Hương khoa Mậu Thìn niên hiệu Tự Đức thứ 21 (1868), tại trường Nghệ An. Và Phan Quang Tuyên đỗ Cử nhân khoa thi Hương Giáp Tý, Tự Đức thứ 17 ( 1864 ), tại trường Nghệ An. Ông làm chức Tán lý.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w