Tình hình nho sư và nho sin hở huyện Đức Thọ 1 Tầng lớp nho sư.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 26)

2.1.3.1 Tầng lớp nho sư.

La Sơn - Đức Thọ phát huy, giữ vững được nền nếp, truyền thống học hành trong suốt hơn bốn trăm năm qua, trước hết và giữ vai trò quyết định là đội ngũ các ông thầy; từ các thầy Tú, thầy Nho ở các làng xã đến các nhà khoa bảng. Các ông Cống, ụng Nghè, ụng Cử…trước và sau khi thi đỗ, làm quan, hầu hết đều làm nghề dạy học, cũng có người suốt đời làm học quan, hay bỏ chốn quan trường về quê mở trường dạy học…Đất La Sơn nổi tiếng với nhiều vị sư mô tài giỏi “ giàu tâm huyết với nghề dạy trẻ ”, họ là những ông đồ được cả nước biết danh. Đó là các nhà nho nổi tiềng như:

Bùi Sằn ( đầu thế kỉ XVI ), người thụn Yờn Trung, tổng Việt Yên khoảng đời Hồng Thuận ( Lê Tương Dực 1509 – 1515 ), làm gia khách cho một thân vương, về mở trường ở phía đông Mai Hồ, trường mở thu hút đông đảo học trò trong vùng, cả con em các thân vương đến thụ nghiệp. Sau khi nhà Mạc lên cầm quyền, ông được vua Lê phong làm Thượng thư, Hành khiển, đứng ra mộ quân chống Mạc. Nhưng chưa kịp khởi sự thỡ ụng bị bệnh mất. Về sau, qua nơi ông dựng trường, Hoàng giỏp Bựi Tồn Trai làm thơ vịnh, cú câu:

Hữu bản tỉnh tuyền trừng đạo mạch, Thường xuân hoa thảo đái thư hương.

Võ Hồng Huy dịch: Hương sách cỏ hoa xuân phảng phất Dòng nho suối giếng nước trong veo.

Thám hoa Nguyễn Huy Oỏnh ( 1713 – 1789 ) người làng Tràng Lưu, tổng Lai Thạch, là một đại thụ trong vườn văn hoá xứ Nghệ “ Ông đọc

sách bách gia chư tử bao gồm Thiên văn, Địa lý, Thái ất, nhâm, độn, Toán, số, binh thư, binh pháp, khụng sỏch nào là không tinh tường, thông suốt nghĩa lý ” ( Phong thổ kí ). Khoảng 1759 - 1760, ông giữ chức Nhập nội thị giảng ở phủ Lượng Vương, sau khi trí sĩ lại chuyên dạy học và đọc sách. Ông là nhà giáo nổi tiếng ở Thăng Long và đất Hồng Lam, trong “ Nghệ An

kí ” Bùi Dương Lịch chép: “ Học trò của ông trước sau có đến vài nghìn người, trong đó có 30 người đỗ Tiến sĩ, còn Hương cống thì rất nhiều, không biết bao nhiêu mà kể ”.

Hương cống Bùi Quốc Toại ( 1718 – 1775 ) người làng Yên Hội, xó Yờn Đồng: “ Hằng ngày, ông dậy sớm rửa mặt, chải đầu, ngồi nghiêm

giảng học, sau giờ Ngọ mới làm việc quan. Buổi tối duyệt văn hoặc đọc sách, nửa đêm mới đi ngủ…Cũn như đối với mọi người đều chu đáo tận tỡnh…lại thớch cổ vũ khen ngợi lớp sau. Nghe nói ai có đức tốt, chụi khó học thì yêu mến, chỉ bảo cho…Nhà nghèo xơ, nghốo xỏc, tuy bất đắc dĩ

làm quan ăn lương, nhưng từ khi còn trẻ đến khi bạc đầu, ông vẫn dạy và học không biết mệt mỏi. Học trò của ông như Lê Hữu Dung, Nguyễn Đường, Phan Bảo Định đỗ Tiến sĩ. Bờn vừ như Vừ Tỏ Kiờn, Vừ Tỏ Bật, Vừ Tỏ Thời, Vừ Tỏ Dự, Trịnh Thư, Văn Đinh Cung, Văn Đình Toại, Phạm Đình Lượng đỗ Tạo sĩ. Ngoài ra những người đỗ Hương cống và võ cử rất đông ”. ( Yên Hội thụn chí )

Con trai của Bùi Quốc Toại là Bùi Dương Lịch ( 1757- 1828 ) đỗ Hương cống rồi Nhị giáp Tiến sĩ, hầu như suốt đời chỉ làm học quan, làm Huấn đạo phủ Lý Nhân, rồi đến Nội hàn viện cung phụng sứ Ngoại lang (đời Lê ), Hàn lâm, chuyên việc dịch sách ở Sựng chớnh thư viện Nam Hoa ( đời Tây Sơn ), rồi đốc học Nghệ An ( đời Nguyễn ). Trước lúc làm quan, ông cũng đã dạy học ở Thăng Long. Lúc về nghỉ, ông lại dạy học ở quê nhà. Ông dạy từ vua cho đến con cháu trong nhà, nhiều học trò trong đó có con rể Nguỵ Khắc Tuần và con trai Bùi Thức Kiên của ụng đó thành đạt.

Đời Nguyễn có Phan Nhật Tỉnh ( 1816 - ? ) quê ở làng Yên Đồng, là một tấm gương về “ học không chán, dạy không mỏi ”. Ông bị cận thị, nhưng có trí nhớ bền. Khi đã thi đỗ, chưa xuất chính đi dạy học, ông vẫn không ngừng học tập. Gia phả học Đặng ở Phất Náo, Thạch Hà, có câu chuyện sau đây: “ Ông Đặng Duy Thận biết ụng Nghè Phan Nhật Tỉnh là vị thầy lỗi lạc, quyết mời về ngồi dạy con ( sau này là Thám hoa Đặng Văn Kiều ) một hôm nhà hết dầu chưa kịp mua, tối đến ông Đặng phải sai người đập nứa đốt đuốc cho thầy đọc sách. Sáng hôm sau, thầy nhất thiết đòi về, ông Đặng phải khẩn khoản van nài mãi, thầy mới chịu ở lại. Ông bán một đám ruộng, dành tiền mua dầu cho thầy đọc sách ”. Khi ra làm quan, hễ có lúc nào rỗi ông đều cầm quyển sách. Năm Tự Đức thứ 6 ( 1853 ) có khoa thi sát hạch quan văn. Bài của ông được nhà vua xếp hạng ưu, đứng thứ nhất trong số 37 vị Đại khoa. Ông được bổ làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Khi làm

giáo chức đã đành, khi giữ chức chính thức, ông cũng sẵn sàng thu nhận những ai cần học và ai thụ giáo với ông cũng lấy làm vinh hạnh.

Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng thành tích đạt được của các sĩ tử huyện Đức Thọ trong cỏc kỡ khoa hoạn thời kì phong kiến phần lớn là nhờ sự dạy dỗ, dìu dắt và tâm huyết của những người thầy, chính họ đã đào tạo ra một tầng lớp trí thức có đức có tài làm rạng danh dòng họ và quê hương. Chính sự đóng góp của họ đã sớm đưa Chi La - La Sơn - Đức Thọ trở thành một trong những huyện phát khoa sớm và thịnh ở xứ Nghệ.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 26)