Phan Nhật Tỉn h( 1816 ? ).

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 47)

Được vua đổi tên cho là Tam Tỉnh. Chú: Tam Tỉnh là chữ trong sách Kinh thư : “ Nhất nhật tam tỉnh ngụ thõn ” nghĩa là : Một ngày 3 lần suy nghĩ về những điều lỗ để tự sửa mình.

Người xã An Đồng, huyện La Sơn. Sinh năm Bính Tý ( 1816 ). Đậu Cử nhân khoa Tân Sửu ( 1841 ). Năm 27 tuổi đậu Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Nhâm Dần niên hiệu Thiệu Trị ( 1842 ). Nhà ông hai đời liền đều có người đỗ đại khoa. Ông là cha của Tiến sĩ Phan Trọng Mưu và của Cử nhân Phan Cát Tiu, Cử nhân Phan Trọng Nghị, là bác của Tiến sĩ Phan Huy Nhuận.

Sau khi thi đậu, được bổ chức Tổng đốc Hải Dương. Sau bị giáng xuống chức Hồng Lô, sung chức Hiệp Lý tỉnh Hải Phòng. Khi mất được Bố Chánh. Ông mắt bị cận thị, nhưng trí nhớ thì rất bền. Trong khi làm việc

quan, chưa từng xa rời quyển sách. Năm Tự Đức thứ 16 (1853), nhà vua ra dự mở khoa thi sát hạch, tại kinh thỡ cú các vị Bảng Nhã, Thám hoa, Tiến sĩ, Phó bảng; tại trấn ngoài thỡ cú 4 người giữ chức Án sát, tất cả là 37 người dự hạch khi ấy ông là Án sát Bình Thuận nên cũng được vào dự hạch tại điện Khâm Văn. Vua Tự Đức ra một đề bài hỏi về kinh sử, bao chứa nhiều ý sâu rộng. Bài làm của ông đều thuộc hết Kinh sử được liệt dự vào hạng ưu xếp thứ nhất. Sau kỳ hạch đú ụng được bổ chức Tế tửu Quốc tử giám.

7. Phan Đình Tuyển ( ? - ? ).

Người xã An Đồng, huyện La Sơn. Đậu Cử nhân năm Quý Mão (1843). Thi Hội đậu Phó bảng khoa Giỏp Thìn niên hiệu Thiệu Trị thứ 4 (1844). Cha con, anh em đều đỗ Đại khoa. Ông là cha của Phan Đình Vận (phó bảng), Phan Đỡnh Phùng ( Tiến sĩ ), Phan Đình Thuật ( Cử nhân ), là bác của Phan Văn Dư.

Sau khi thi đậu, ông được thụ chức Phủ doãn phủ Thừa Thiên, sau thăng chức Tán lý xứ Bắc Kỳ, rồi thăng chức Hộ phủ Lạng Bình ( Cao Bằng, Lạng Sơn ). Lâm trận bị hãm, tuẫn tiết. Truy tặng chức Tuần phủ.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w