Nguyên nhân của truyền thống hiếu học và khoa bảng của huyện Đức Thọ.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 69)

Tiểu kết chương II:

3.3Nguyên nhân của truyền thống hiếu học và khoa bảng của huyện Đức Thọ.

huyện Đức Thọ.

Hoàng giỏp Bựi Dương Lịch có câu thơ nói về đất La Sơn: Châu Mặc thành sơn văn học đa - Son Mực thành non chữ nghĩa nhiều; châu Phong ( rú Phong ), châu Mực ( rú Mực ) từ xưa được gọi là “ văn tinh " của đất Tùng -La. Hiểu đúng nghĩa của nó thì không phải nhờ núi ấy mà đất này mới lắm người khoa bảng, học hành mà vì có nhiều người hiển đạt mà núi sông mới được tôn vinh như thế.

Đất La Sơn - xứ Nghệ quả là đất học, tuy việc học ở đây phát triển muộn mằn song thành tựu khoa bảng với những con số cụ thể qua các triều đại là điều không thể phủ nhận được.

Theo quy luật nhân quả thì để “ gặt " được “ quả " như vậy ắt phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định. Vậy nguyên nhân nào làm cho miền đất La Sơn - Đức Thọ “ khô cằn sỏi đá " trở thành miền “ đất học ", trở thành nơi “ địa linh nhân kiệt ", nơi sản sinh ra các bậc anh tài cho đất nước?

Về nguyên nhân khách quan, đây là những yếu tố ngoại cảnh gián tiếp tác động lên truyền thống hiếu học và khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ, là điều kiện tiền đề để phát huy sức mạnh nội lực bên trong.

+ Chúng ta đã biết rằng đặc điểm tự nhiên ( điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý…) là một trong những yếu tố hình thành nên đặc điểm con người, và nó cũng giải thích vì sao ở mỗi vùng miền khác nhau lại hình thành những đặc điểm riêng của con người khác nhau. Nằm trong dải dất miền Trung, mảnh đất Đức Thọ từ xưa đã chụi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, của gió Lào cát trắng. Trong điều kiện tự nhiên đất đai thiếu màu mỡ,khớ hậu lại khắc nghiệt, mùa nắng hay bị đại hạn, mùa mưa hay bị bão lụt, nên con người ở

đây phải cần cù trong lao động, thức khuya dậy sớm mới đủ miếng cơm manh áo. Nhà thơ Xuân Diệu đó cú những vần thơ viết về quê hương:

Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang Đói bao thửa cơm chia phần từng bát

Chớnh cái khắc nghiệt cằn cỗi của thiên nhiên đã buộc con người nơi đây phải cần cù, chịu thương chịu khó, phải mưu cơ dũng lược vươn lên khắc phục khó khăn để trường tồn. Điều này cũng lý giải vì sao người La Sơn - Đức Thọ lại sớm dần hình thành cho mình đức tính kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ, giàu ý chí trong con đường học hành khoa cử như vậy.

Đất La Sơn - Đức Thọ khắc nghiệt là vậy nhưng người La Sơn biết vận dụng khối óc của mình, khắc phục khó khăn thông qua cải tạo sản xuất, đưa La Sơn trở thành một trong những vựa lúa lớn trong toàn tỉnh, phát triển một nền thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đõy chớnh là yếu tố “ địa lợi " quan trọng, tạo tiền đề cơ sở cho việc phát triển một nền giáo dục ở La Sơn. Điều này cũng tuân theo quy luật chung của xã hội đó là sự phát triển của đời sống vật chất là cơ sở tiền đề dẫn tới sự nảy nở đời sống tinh thần phong phú cũng như để phát triển văn hóa nói chung và giáo dục khoa cử nói riêng.

+ Bên cạnh sự tác động của yếu tố tự nhiên thì sự quan tâm và chính sách đãi ngộ của chính quyền trung ương và địa phương đối với những người đỗ đạt cũng là một nguyên nhân quan trọng giải thích cho truyền thống hiếu học và khoa bảng nơi đây.

Về hệ thống trường lớp thì La Sơn đó cú trường học phủ, thời Lê trường đặt ở xã Phi Cảo, đời Nguyễn lại dời sang xó Bựi Xỏ; năm Thiệu Trị thứ nhất ( 1840 ) lại dời đến xó Yờn Trung. Ngoài ra một hệ thống trường tư được mở tại các thôn ấp hay tư gia cũng được xây dựng đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong huyện. Điều này cũng phản ánh sự phát triển của nền giáo dục Nho học lúc bây giờ. Gắn liền với hệ thống trường lớp là đội ngũ tầng lớp nho sư tài giỏi, giàu tâm huyết và đức độ. Nhắc đến La Giang - La

Sơn, người ta không thể không nhắc đến Bùi Sằn, Thám hoa Nguyễn Huy Oỏnh “ học trò của ông trước sau có đến vài nghìn người, trong đó có 30

người đỗ Tiến sĩ, còn Hương cống thì rất nhiều không biết bao nhiêu mà kể…", Hương cống Bùi Quốc Toại, rồi tấm gương “ học biết chán, dạy không biết mỏi " Phan Nhật Tỉnh. Chính họ là những người có công vun

trồng, bồi dưỡng biết bao thế hệ học trò ưu tú cung cấp cho đất nước nhiều bậc hào kiệt anh tài, làm rạng danh gia đình, dòng họ và quê hương Đức Thọ.

Song song với việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất thì sự động viên về mặt tinh thần cũng là một yếu tố quan trọng góp phần khuyến khích và phát huy tinh thần hiếu học của các sĩ tử.

Đối với những người đỗ Đại khoa, họ được nhận ân huệ và sự đãi ngộ rất long trọng của triều đình.

Dưới thời Trần thì vua cho dẫn những người đỗ Tam khôi ra cửa Long Môn, Phượng Thành đi chơi phố 3 ngày. Trạng nguyên thì bổ Thái học sinh hỏa dũng thư, sung chức nội thư gia; bảng nhãn thì bổ chi hậu bạ thư có quyền miện.

Đến đời Lê, việc đãi ngộ những người Đại khoa, do việc thi cử đã đi vào nền nếp nên cũng có những quy định đặc biệt từ lễ xướng danh treo bảng vàng, ban mũ áo, lễ vinh quy, dựng bia đá ở Văn miếu đến việc bổ nhiệm, giữ chức vụ trong bộ máy cai trị đất nước. Đời Hồng Đức, các Tiến sĩ đều được bổ dụng sau khi vinh quy trở lại kinh “ Trạng nguyên được trao chức

thị giảng; Bảng nhãn chức thị thư; Thám hoa chức thị chế " [9;156]

Sang thời Lê Trung Hưng thì đãi ngộ rất hậu và bổ dụng rất cao “không những người đỗ tam khôi hoặc ứng thí chế khoa trỳng cỏch được

bổ vào Viện Hàn lâm mà cả người đỗ đồng Tiến sĩ cũng được bổ chức quan trọng trong các khoa, các đạo; không phải bổ làm quan ở phủ hoặc huyện". [9;158]

Nhà Nguyễn trong thời gian tồn tại của mình cũng vẫn tiếp tục đãi ngộ đối với người đỗ Tiến sĩ “ Tiến sĩ cập đệ được bổ ngay làm Tri phủ, các tiến

sĩ xuất thân và đồng Tiến sĩ xuất thân được bổ vào Hàn Lâm viện, ăn lương đọc sách trong 3 năm. Đệ nhị giáp Tiến sĩ giữ chức Hàn Lâm viện tu soạn. Đệ tam giáp giư chức Hàn Lâm biên tu. Phó bảng giữ chức Hàn Lâm viện kiểm thảo. " [9;159]

Cùng với việc bổ dụng những người có tài vào bộ máy nhà nước thì triều đình còn ban cho họ nhiều quyền lợi và đặc ân khác; một trong những quyền lợi ấy biểu hiện ở việc chia ruộng đất và có một vị trí xứng đáng trong làng xã.

Căn cứ vào mức độ đỗ đạt khác nhau thì quyền lợi ruộng đất cũng khác nhau: “ Đặt ruộng quan viên 5 mẫu tại xứ đồng Hổ gồm 15 thửa liền nhau.

Số ruộng này chiếu cứ khoa trường và quan viên văn võ mà cho ra các hạng khác nhau cấp cho như: khoa trường Đệ nhất giáp 5 phần, Đệ nhị giáp 3 phần, phó bảng cử nhân 2 phần, tú tài 1 phần " [27;46]

Trong việc phân chia ngôi thứ trong xã hội phong kiến ngày xưa nói chung và ở Đức Thọ núi riờng,cỏc bậc khoa trường bao giờ cũng được trọng vọng hơn cả, thậm chí những quan viên đang có chức quyền nhưng không đỗ đạt thì cũng không được coi trọng bằng các vị khoa bảng: “ Thứ tự chỗ ngồi

trong hương thôn: các vị khoa mục, (các vị) được ban sắc văn, cấp bằng (do tỉnh cấp ), các vị tuổi cao (từ 60 đến 90) gồm 3 mõm. Cỏc viờn tư văn, quý viên, lấy tuổi tác mà nhường nhau ." [27;137]

Cùng với những ân điển mà chính quyền trung ương giành cho những người đỗ đạt thì các ông Nghè, ông Cống còn được sự quan tâm, khuyến khích rất lớn của chính quyền và nhân dân sở tại. Những người đỗ đạt khi vinh quy bái tổ thì được nhân dân địa phương, bà con làng xã tổ chức đón rước long trọng, có đủ cờ biển, võng lọng, trống chiêng nhiều nơi còn mở tiệc

ăn mừng, vì họ là những người con ưu tú của đất Hồng Lam, là niềm tự hào của quê hương Nghệ Tĩnh.

Ngoài ra để khuyến khích và khẳng định vị thế của các ông Nghè, ông Cống ở trong làng thì chính quyền còn đặt ra lệ ruộng “ học điền ", tùy theo chức danh đạt được mà có sự phân chia khác nhau. Nhiều xã trong huyện lúc này đặt học điền, khoa điền để lấy hoa lợi nuôi thầy và khuyến khích sự học; nhiều thôn xã tổng có văn hội, văn chỉ, các hội đồng môn do các văn sĩ đứng ra tổ chức và hoạt động thường xuyên.

Việc học hành của các sĩ tử còn được làng xã rất quan tâm, sách “ Yên Hội thụn chí ", phần Dân tục chớ chép: “…Sinh con trai phải cho đi học…

con trai không đi học đến tuổi thành đinh phải vào sổ, chịu việc làng. Người có học, thi đỗ cũng vào sổ, người chưa thi đỗ dù là tráng trưởng, vẫn để ngoài sổ, nhưng tha cho mọi tạp dịch của làng…". Lệ làng và các

nghi thức tế lễ đều trọng người có học và đỗ đạt “ Phàm tế tự ở ảnh đình, tế

Tiờn Thỏnh, Tiên sư và miếu Thành hoàng, tế chung với đình ta, chủ tế phải là người văn chức, thi đỗ các khoa Hương, khoa Hội. Điển nghi, độc chúc chiếu theo các khoa thứ, phẩm trật. Dâng rượu tế Thánh sư và lễ sinh giúp việc tế ở bản đình cũng dựng cỏc văn sĩ thi cử đỗ đạt. Cỏc vừ chức chỉ làm bồi bái ” [18;62].

Tinh thần trọng học của cư dân nơi đõy cũn thể hiện qua tục “ đốt giấy trự " ( đốt giấy chữ ), vào rằm tháng chạp, các trường học công, tư đều làm lễ tạ Tiờn thỏnh, Tiên hiền và kết thúc năm học, sau lễ, thầy và trò mang bồ giấy ( đã viết chữ một năm qua, không dùng đến được tích lại ) đem ra đốt, gọi là “đốt giấy trự" vì trong quá trình học người ta không dám vứt giấy có chữ Thánh hiền.

Sự yêu quý và coi trọng những người có học của nhân dân địa phương còn được thể hiện ở việc họ có thể lập đền thờ, thờ phụng những người đỗ đạt khi họ mất; hay tôn một người có học vị, có tài năng làm thành hoàng như

trường hợp Thám hoa Nguyễn Huy Oỏnh ( người xã Tràng Lưu,nay thuộc Can Lộc )

Tất cả những biểu hiện trên thể hiện sự quý trọng người hiền tài, ý thức tôn trọng sự học, tôn vinh các nhà khoa bảng của nhân dân La Sơn - Đức Thọ nói riêng và nhân dân ta nói chung; nét đẹp này đã trở thành một điểm sáng trong truyền thống của dân tộc ta. Nó cần được giữ gìn và phát huy trong cuộc sống ngày nay.

Về nguyên nhân chủ quan, đây là yếu tố nội lực quan trọng và có tác động mạnh mẽ trong việc xây dựng và phát huy truyền thống học hành, khoa mục lâu đời của La Sơn - Đức Thọ, trong đó yếu tố quan trọng nhất và quyết định nhất là con người.

+ Truyền thống hiếu học là một đức tính tốt đẹp của người Việt Nam nói chung và của nhân dân Đức Thọ - Hà Tĩnh nói riêng; tinh thần hiếu học không phải chỉ có ở tầng lớp khoa bảng mà còn phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Sỡ dĩ người dân Đức Thọ - Hà Tĩnh có ý chí hiếu học như vậy ngoài việc mong muốn đền đáp công ơn cha mẹ thì họ đã ý thức một cách sâu sắc rằng, cần học để làm người để dựng nước, họ thấm nhuần sách Thánh hiền dạy “ Nhân bất học, bất tri lý ". Vì vậy từ xưa việc xem trọng chữ nghĩa, những người có học thức, tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân địa phương.

Tinh thần hiếu học - quý trọng chữ nghĩa còn thể hiện ở mục đích học tập của các sĩ tử La Sơn “ Tiến vi sư, thối vi quan " hay “ biết dăm ba chữ để cúng ông bà và đọc được tờ văn khế cho người ta khỏi khinh bỉ lừa gạt ", cũng nhờ vậy mà làm sâu đậm thêm ý thức mộ học, tôn sư trọng đạo trong quảng đại quần chúng.

Học trò La Sơn không chỉ hiếu học mà còn nổi tiếng với ý chí học hành, với các tấm gương khổ học còn lưu truyền cho đến tận ngày nay như Trần Dực ( 1465 – 1542 ) người xó Ngãi Lăng, nhà nghèo nên vừa đi chăn

trâu vừa đọc sách, khi đi thi Hội ông giả vờ giấu tung tích của mình xin theo hầu một ông Cống nhà giàu để có tiền ứng thí; Lê Đắc Toàn ( 1621 - ? ) người xó Bỡnh Hồ, thửa nhỏ mỗi lần đi học phải cởi áo qua sông vì không có tiền đi đò, sau này đỗ Tiến sĩ; cụ Nguyễn Khương đã 70 tuổi nhưng vẫn lều chõng đi thi, tuy bị hỏng thi nhưng đã để lại cho đời bài Nhị liệt phú ( phú hai điểm kém ).

Với tinh thần hiếu học và ý chí học hành, các sĩ tử của quê hương La Sơn đã thực sự khẳng định mỡnh trờn con đường khoa mục, đóng góp nhiều nhà khoa bảng tài năng cho các triều đại phong kiến.

Một yếu tố quan trọng làm nên truyền thống khoa bảng đó là sự ủng hộ và khuyến khích sự học của gia đình mà hình ảnh tiêu biểu là người mẹ, người vợ. Họ đã phải bán dỡ từng gian nhà, sống tần tảo mò cua bắt ốc, buôn thúng bán mẹt quyết chí nuôi chồng nuôi con ăn học bằng người, cho con bụng chữ hơn cân vàng đầy, mong có ngày “ mở mày mở mặt với thiên hạ ". Chính trong hoàn cảnh gia đình như vậy nên con cái cũng dốc lòng học tập, dùi mài kinh sử. Những người con La Giang - La Sơn cũng phải đồng cam cộng khổ làm việc “ Chợ tan đún gỏnh theo sau mẹ già. Việc giấy bút vẫn là đi học, cảnh gia đình khó nhọc nhường ai…" [21;40]. Chính lòng quyết tâm ấy mà đã đưa La Sơn trở thành một trong những huyện dẫn đầu về số người đỗ đạt trong tỉnh.

Như vậy trên đây là những nguyên nhân cơ bản đưa đến truyền thống hiếu học và thành tựu khoa bảng của Đức Thọ trong thời kì phong kiến, những nguyên nhân này vừa mang tính khái quát cho một quá trình vừa mang tính cụ thể cho một giai đoạn nhất định; nhưng dù là ai, các sĩ tử hay cậu học trò nghèo, những vị sư mô hay các vị đồ Nho, những người mẹ, người vợ tảo tần… thì họ chính là yếu tố quan trọng và quyết định nhất để xây đắp nên một vùng quê văn vật được cả nước biết danh.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 69)