Tiểu kết chương II:
3.4 Sự tiếp nối truyền thống học tập và khoa bảng trong hiện tại.
Tiếp nối truyền thống khoa hoạn trong thời kì phong kiến, trong giai đoạn hai cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của dân tộc, nền giáo dục Đức Thọ vẫn tiếp tục duy trì và giành được nhiều thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống “ giặc dốt ”. Đức Thọ trở thành một trong những huyện có Phong trào Bình dân học vụ sôi nổi ở Hà Tĩnh. Đến năm 1992, huyện được công nhận “ đạt tiêu chuẩn quốc gia về chống mù chữ "; số người mù chữ trong độ tuổi 15 đến 35 giảm nhanh chóng ( đến năm 2000 tỉ lệ người lớn biết chữ trong toàn tỉnh lên tới 99,64% ).
Hiện nay mặc dù huyện còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế và xã hội nhưng chất lượng giáo dục và hệ thống cơ sở vật chất vẫn không ngừng được nâng cao, phong trào thi đua “ dạy tốt, học tốt " phát triển mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế tri thức.
Về giáo dục Mầm non, năm học 1995 - 1996 có 269 lớp với 331 giáo viên và 8.088 học sinh; năm học 2000 - 2001, sau khi chuyển 6 xó lờn huyện Vũ Quang, có 203 lớp với 191 giáo viên và 4.308 học sinh.
Về giáo dục phổ thông, bậc tiểu học năm 1995 - 1996, có 39 trường với 611 giáo viên và 22.442 học sinh. Năm 2000 - 2001 ( trừ huyện Vũ Quang ) có 32 trường với 559 giáo viên và 14.657 học sinh. Đức Thọ trở thành huyện đi đầu trong phổ cập giáo dục tiểu học trước năm 1999 - 2000. Trường tiểu học Đụng Thỏi, xó Tựng Ảnh năm 2000 được đề nghị Nhà nước phong Đơn vị Anh hùng Lao động.
Mười năm cuối thế kỉ XX, giáo dục trung học cơ sở tiếp tục phát triển. Năm 1995- 1996, có 23 trường với 250 lớp và 387 giáo viên và 11.249 học sinh. Năm học 2000- 2001 ( trừ huyện Vũ Quang ) có 21 trường với 307 lớp, 527 giáo viên. Giáo dục THPT năm 2000 - 2001 có 4 trường, với 115 lớp, 150 giáo viên và 6.254 học sinh. Hằng năm số em đỗ vào đại học hơn 500 người, số học sinh đạt giải quốc gia cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể trong toàn
tỉnh. Ngoài ra, để phát triển giáo dục thường xuyên, Đức Thọ cũn cú trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, với số học sinh học nghề phổ thông từ 1995 đến 2000 được đào tạo là 25.800 người.
Trong hơn nửa thế kỉ phát triển nền giáo dục nhân dân, huyện Đức Thọ có cô giáo Nguyễn Thị Thảo được Nhà nước phong tặng Anh hùng Lao động và các thầy cô giỏo Bựi Thõn, Đặng Phúc, Trần Đỡnh Tiờu, Lương Xuân Cung, Đinh Lờ Bỏu, Phạm Hữu Quế, Trần Thị Ty, Trần Văn Khoan… được tặng danh hiệu “ Nhà giáo ưu tú ”.
Một thành tựu nữa của nền giáo dục cách mạng, là sự cống hiến của một đội ngũ tri thức hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…với hơn 400 người là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong đó hằng trăm vị được phong giáo sư, phú giỏo sư…Xó Yờn Hồ ( Đức Nhân ) nổi tiếng là “ đất học " với hơn 60 Giáo sư, phó giáo sư, Tiến sĩ, phó tiến sĩ; 1 thiếu tướng, 8 Đại tá, 3 Thượng tá, 2 Anh hùng LLVT, 1 Nghệ sĩ nhân dân, 10 Nhà giáo ưu tú, 10 Vụ trưởng, phó, Viện trưởng viện phú…; xó Đức Dũng với 2 Giáo sư, 1 phó Giáo sư, 11 Tiến sĩ, 1 Viện sĩ, 12 Thạc sĩ…
Truyền thống khoa bảng của Đức Thọ còn được phát huy trong thời kì cận hiện đại, giai đoạn mà văn chương - khoa học - nghệ thuật Việt Nam chứng kiến sự đóng góp của nhiều người con ưu tú Đức Thọ như: Phan Đỡnh Phùng, Lờ Ninh, Trần Phỳ, Lờ Thước, Hoàng Xuõn Hón, Lờ Văn Thiêm, Hoàng Ngọc Phách, Hoàng Xuân Nhị, Huy Cận, Điềm Phùng Thị, Hà Xuân Trường, Võ Quý, Nguyễn Đức Nghinh, Ngụ Bỏ Thành, Phan Trọng Luận, Xuân Thiều, Phạm Đức Dương, Hà Học Trạc, Hoàng Xuân Chinh, Phan Văn Các, Phạm Thị Thành, Thái Kim Đỉnh…
Trong ngút tỏm thế kỉ, Chi La - Đức Thọ vun đắp nền học vấn, tạo nên mặt bằng dân trí ngày càng cao và thời nào cũng đào luyện được một đội ngũ trí thức hùng hậu, trong đó, nhiều người kiệt xuất, đó cú cống hiến lớn cho dân tộc. Đó là một trong những truyền thống tốt đẹp và đang giữ gìn, phát huy.