Sách “ Đại việt sử kí toàn thư ” (ĐVSKTT) - bản kỉ quyển VIII, chộp ụng là người Bà Lỗ, huyện Tõn Phúc ( “ Việt sử tthụng giỏm cương mục ”
chú là thuộc Bắc Giang, “ Thơ văn Lý - Trần ” tập III chộp ụng là người Trâu Lỗ, huyện Tõn Phỳc và chú nay thuộc huyện Đa Phúc tỉnh Vĩnh Phúc ); trú quán xã Bà Hồ, huyện Chi La, Nghệ An, nay huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Ông đỗ đầu Khôi nguyên, khoa thi Thái học sinh năm Giáp Tý, niên hiệu Xương Phù thứ 8 đời Trần Phế Đế ( 1384 ). ĐVSKTT chép “…Mựa
xuân, tháng hai, Thượng hoàng Phi thái học sinh ở chùa Vạn phúc núi Tiên Du, cho bọn Đoàn Xuõn Lụi, Hoàng Hối Khanh, ba mươi người đỗ…”.
“ Thơ văn Lý - Trần ” tập III chép: “ Ông là làm quan đến chức
Trung thư Thị lang, rồi làm thông phán ở Ái Châu ”.
ĐVSKTT chộp, ụng là “ người minh mẫn, biết việc, làm quan đến chức
Trung thư hoàng môn thị lang, kiêm tri Ái Châu thông phán, chết tại chức ”.
Năm Nhõm Thân ( 1392 ) Hồ Quý Ly làm sách “ Minh đạo ” được Thượng Hoàng ban chiếu khen ngợi. Quốc tử trợ giáo là Đoàn Xuõn Lụi dõng thư nói bàn thế là không phải, bị lưu đi châu gần ( ĐVSKTT ). “ Đoàn Xuõn Lụi dõng thư nói: “ Không nên như thế ”. Vì thế phải phỏt vóng đi cận châu ” ( VSTGCM ).
“ Cận châu - chõu gần ” đời Trần, Lê là Nghệ An, khác với “Viễn
châu - chõu xa ” là từ Bố chính vào Hoỏ Chõu. Như vậy, Đoàn Xuõn Lụi bị
đày vào đất Nghệ An, và sau ở lại Bà Hồ, Chi La.
Hiện nay ở xó Yờn Hồ, Đức Thọ ( xưa là Bà Hồ ) cũn cú chi họ Đoàn, di duệ của Đoàn Xuõn Lụi. Trước năm 1945 ở làng Hoành, xó Yờn Hồ có ngôi đền thờ “ Đoàn trạng nguyên ”( Ông chỉ đỗ đầu khôi nguyên nhưng về sau người ta quen gọi và viết là Trạng nguyên ). Vị hiệu thờ trong đền là “Trần triều Trạng nguyên, lịch triều phong đoan túc dực bảo trung hưng,
gia phong quang ý tôn thần Đoàn tướng công ”. Dân địa phương cũng kể
Ở đây có hai ngôi đền thờ Trạng nguyên Đào Tiêu và Khôi nguyên Đoàn Xuõn Lụi nờn cú cõu ca:
“ Kẻ Giố ( Yên Hồ ) vẫn tiếng truyền xa
Trạng nguyên hai vị dân ta phụng thờ ” [11;35 - 39]
1. Nguyễn Biểu ( ? – 1413 ).
Người xó Yờn Hồ huyện Chi La, đỗ Thái học sinh đời Trần, chưa rõ khoa nào ( có người cho ông đỗ đời Hồ ).
Ông được dân trong miền thường gọi là Đức Thánh Nghĩa Vương “con người quên sống để giữ nghĩa, liều mình để gõy nhõn, tiếng truyền
lại cùng vũ trụ không tàn hư ” ( bi kí trước đền dựng năm Tự Đức thứ 28,
ngày mùng 2 tháng 5 - Cử nhân Hoàng Xuân Phong soạn ).
Về học vị trong “ Nghĩa sĩ truyện ” của Hoàng Trừng chộp ụng đậu Thái học sinh. Suốt cuộc đời ở chốn quan trường ông đem hết sức mình ra để giúp dân giúp nước. Sau khi nhà Lê bình định được thiên hạ, ông được phong là nghĩa sĩ, được lập đền thờ ở quê nhà, đến nay đền vẫn còn và được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia [2;38].
2.2.2 Thời Lê sơ - Mạc – Lê Trung Hưng ( từ đầu thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII ).
* Khái quát tình hình giáo dục thi cử.
Đến thời Lê sơ ( 1428 – 1527 ), bộ máy nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đã được xây dựng hoàn chỉnh. Trong xã hội lúc này Nho học giữ vị trí độc tôn, chính sách tuyển dụng người tài cho bộ máy chính quyền ngày càng cao hơn, “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ” được các vua thời Lê sơ rất coi trọng.
Vua Lê Thái Tổ sau khi lên ngôi mở khoa thi Minh Kinh ( 1429 ) chọn người tinh thông kinh sử. Năm 1431 lại mở khoa Hoành lấy người văn hay học rộng bổ làm quan. Năm 1434, Lờ Thỏnh Tụng ra chiếu định phép thi Hương và thi Tiến sĩ có đoạn “ Muốn có nhân tài trước hết phải chọn
người có học, phép chọn người có học thì thi cử là đầu ” [4(tập III);10].
Sau đó triều Lê sơ còn tổ chức hai kì thi Chế khoa năm 1433 và Chế khoa năm 1435.
Chế độ phong kiến nước ta dưới thời Lờ Thỏnh Tụng ở vào giai đoạn cực thịnh, nền giáo dục cũng đạt được những thành tựu rực rỡ. Vua Lờ Thỏnh Tụng đó có nhiều biện pháp phát triển giáo dục, đã cho mở rộng nhà Thái học ( Quốc Tử Giám ) lập thêm nhiều phòng học, lấy thêm học trò, định lại cách kén chọn sĩ tử, lập bí thư khố ( thư viện ) để chứa ván in sách và phỏt sỏch cho học trò; về điều lệ thi cử thì quy định những người có đức hạnh mới được ứng thớ…[19;31]. Và dưới thời Lê sơ thì cứ đúng ba năm tổ chức một khoa thi, năm trước thi Hương năm sau thi Hội, lần đầu tiên chức danh các quan có trách nhiệm trong kì thi Hội được chuẩn hoá, tên tuổi các vị Tiến sĩ được khắc vào bia đá theo định lệ.
Trong thời gian trị vì các vua thời Lờ đó tổ chức 26 khoa thi Tiến sĩ, lấy đỗ 990 Tiến sĩ trong đó có 20 Trạng nguyên, khoa thi Tiến sĩ đầu tiên tổ chức vào năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo 3 đời vua Lờ Thỏnh Tụng (1442). Các Tiến sĩ được xếp hạng theo Tam giáp hay Tam bảng:
- Bảng một: Đệ nhất giáp gồm: Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ; đệ nhất danh ( tức Trạng nguyên ); Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ nhị danh ( tức Bảng Nhãn ); Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh ( tức Thám hoa ).
- Bảng hai: Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân. - Bảng ba: Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.
Đến nhà Mạc trong thời kì cầm quyền từ năm 1527 đến năm 1592 đã tổ chức được 22 kì thi Tiến sĩ lấy đỗ 485 vị, trong đó có 11 Trạng nguyên. Vào năm Kỉ Sửu hiệu Minh Đức đời Mạc Thái Tổ đã tổ chức kì thi Tiến sĩ đầu tiên và tiếp tục duy trì cứ 3 năm một lần cho đến khi nhà Mạc sụp đổ.
Nền giáo dục Nho học nước ta trong thời kỡ Lờ Trung Hưng vẫn được duy trì nhưng đó cú sa sút về mục đích và nội dung, phương pháp; đặc biệt
việc thi cử không còn nghiêm túc nữa. Nhà nước phong kiến đặt ra lệ người đi thi phải nộp 3 - 5 quan tiền ( gọi là tiền thông kinh ) thì không phải qua kì khảo hạch và được vào dự thẳng kì thi Hương “ do đó trong trường thi, nào
mang sách, nào hỏi chữ, nào mượn người thi thay, công nhiên làm bậy, không còn biết phép thi là gì. Những người thực tài mười phần không đậu một " [4;176]. Song bên cạnh đó triều đình vẫn có chính sách khuyến khích,
duy trì nền giáo dục Nho học như: triều đình đặt lệ cấp ruộng cho trường Quốc học và các trường Hương học ở địa phương, có chính sách đãi ngộ đối với các nhà khoa bảng, đặt ra một số phép thi trong thi cử…Trong thời gian tồn tại, triều đình tổ chức được 73 khoa thi ( 4 Chế khoa và 69 khoa thi Tiến sĩ ) lấy đỗ 772 vị.
*Thành tựu khoa bảng.
Trong giai đoạn Lê sơ - Mạc - Lê Trung Hưng, tình hình kinh tế xã hội ổn định và phát triển, nhà nước đó cú chính sách ưu đãi phát triển giáo dục. Vì vậy so giai đoạn trước giáo dục khoa bảng Hà Tĩnh đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ hơn, trong đó phải kể đến sự đóng góp của các nhà khoa bảng huyện Đức Thọ.
Theo sử sách chép lại, con số thống kê các vị Đại khoa của Hà Tĩnh dưới thời Lê sơ là 40 vị ( 2 vị Bảng Nhãn, 12 vị Hoàng giáp, 26 vị Đồng Tiến sĩ ); nhà Mạc là 3 vị ( 1 vị Hoàng giáp, 2 vị Đồng tiến sĩ ) còn dưới thời Lê Trung Hưng là 46 vị ( 2 vị Thám hoa, 11 vị Hoàng giáp, 25 vị Đồng Tiến sĩ, 8 vị Chế khoa ) và tổng gần 250 vị Hương cống. Riêng ở huyện Đức Thọ trong thời kỡ Lờ sơ có 9 vị Đại khoa ( cả tổng Lai Thạch ), thời Lê Trung Hưng có 13 vị Đại khoa ( cả tổng Lai Thạch ) và 114 vị Hương cống.
♣ Danh sách các vị Đại khoa. *Thời Lê Sơ ( 1428 – 1527 ).