Bùi Dương Lịch (1757 – 1828 ).

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 43)

Ông tự Tồn Thành, hiệu Thạch Phủ và Tồn Trai, người thụn Yờn Hội, xó Yờn Toàn sau đổi là Yên Đồng, tổng Việt Yên, huyện La Sơn nay thuộc xó Tựng Ảnh huyện Đức Thọ. Họ nội ngoại đều nho gia nền nếp, họ nội cú Bựi Bật Trực, Bùi Thoan, Bựi Trỡnh đều đổ Hương cống và thi hội đỗ Tam trường. Thân sinh ông là Bùi Quốc Toại cũng đỗ Hương cống, bổ tri huyện Thiệu Thiên ( Thanh Hoá ). Thân mẫu ông là con gái họ Dương ở Đồng Môn, huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa ( do đó ông có họ kép là Bùi Dương ). Vốn chăm chỉ lại được cha rèn cặp từ nhỏ, nên năm 17 tuổi ông đỗ Hương cống khoa Giáp Ngọ niên hiệu Cảnh Hưng thứ 35 ( 1774 ). Năm Cảnh Hưng thứ 47 ( 1786 ) ông được bổ huấn đạo Phủ Lý Nhân ở Sơn Nam. Khi Lờ Chiờu

Thống lên ngôi, Bùi Dương Lịch được tiến cử làm Nội hàn viện cung phụng sự ngoại lang ( một chức quan nhỏ chuyên giảng sách cho nhà vua ) ông được vua yêu mến và giành sự ưu đãi đặc biệt.

Tháng 7 năm ấy thi Hội ông đỗ Hội nguyên, rồi Đình nguyên nhị giáp tiến sĩ ( Hoàng giáp ). Trong kỳ thi Đỡnh ụng cũng được xếp thứ nhất. Tuy cha con ông đều làm quan nhỏ nhưng gia đình họ Bùi đều ăn lộc nhà Lê. Bản thân ông lại được Chiêu Thống sủng ngộ nên càng chịu ơn sâu nghĩa nặng. Vì vậy khi xảy ra việc “ biến ” là việc Tây Sơn Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần thứ 2 bắt Nguyễn Hữu Chỉnh, Lờ Chiờu Thống chạy trốn, ông tuỳ giá nhà vua đi lánh nạn. Sau khi nhà Lê mất, triều Tây Sơn lên ngôi, ụng khụng ra làm quan. Ông chết tại quê nhà năm Mậu Tý ( 1828 ) thọ 71 tuổi.

Ông là một nhà văn hoá nổi tiếng của xứ Nghệ Tĩnh để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị như: Bùi Gia huấn hài, Ốc lậu thoại thi văn, Lê Quý dật sử, Yên Hội thụn chớ, Nghệ An ký…Hiện nay ở xó Tựng Ảnh nhân dân lập đền thờ ông và được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia [2;123 – 129].

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 43)