Về thành tựu khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ trong thời kì phong kiến.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 60)

Tiểu kết chương II:

3.1 Về thành tựu khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ trong thời kì phong kiến.

thời kì phong kiến.

Thành quả của việc học cụ thể nhất được mọi người quan tâm nhất là số lượng người đỗ đạt, với số liệu được thống kê ở phần trước Chi La - La Sơn - Đức Thọ đã chứng tỏ đây là quê hương của truyền thống khoa cử, là miền đất phát khoa và thịnh của xứ Nghệ anh hùng.

Đời Trần - Hồ có 16 khoa thi với 438 vị đỗ Thái học sinh, Tiến sĩ thì ở Chi La 3 khoa có 3 người đỗ ( 1 Trạng nguyên, 2 Thái học sinh ). Đời Lê trước sau có 101 khoa thi với 1278 vị đỗ Tiến sĩ, đồng Tiến sĩ, thì ở La Giang - La Sơn 17 khoa có 18 người đỗ - nếu kể cả tổng Lai Thạch ( nay là Can Lộc) thì 21 khoa, có 22 người đỗ. Đời Mạc, có 22 khoa thi, những người La Giang - La Sơn không có ai đỗ, có thể là không ai dự thi. Đời Nguyễn có 40 khoa thi với 588 vị đỗ ( trong đó có 322 Tiến sĩ, 266 Phó bảng ) thì ở La Sơn, 18 khoa thi có 18 người đỗ, có 11 Tiến sĩ, 7 Phó bảng.

Mở đầu khoa bảng ở Chi La là đất Bà Hồ - Bình Hồ với Trạng nguyên Đào Tiêu sau đó có Khôi nguyên Đoàn Xuõn Lụi và Thái học sinh Nguyễn Biểu. Thời kì Trần - Hồ, La Sơn có 3 người đỗ trong số 6 vị Đại khoa ở Hà Tĩnh, chiếm tỷ lệ 50%. Con số này phần nào cũng chứng tỏ đất Chi La - La Sơn đó cú truyền thống khoa mục từ rất lâu đời.

Sang đến thời Lê, toàn tỉnh Hà Tĩnh lúc bấy giờ có 90 vị Tiến sĩ, đồng Tiến sĩ thì ở La Giang - La Sơn có 17 vị ( cả tổng Lai Thạch là 22 vị ), chiếm 18,8% ( cả Lai Thạch chiếm 24,4% ). Đất Yên Hồ lúc này lại có Phạm Nại (1462 - ? ) đỗ Tam giáp Tiến sĩ; Nguyễn Phong ( 1559 - ? ), tằng tôn của Thái học sinh Nguyễn Biểu, đỗ Nhị giáp Tiến sĩ và Lê Đắc Toàn ( 1621 - ? ) đỗ

Tam giáp Tiến sĩ. Nhưng từ đấy về sau ở đất Yên Hồ không ai đỗ Đại khoa nữa. Cũng đầu thời Lê, ở vùng hạ La Giang, cạnh Bình Hồ lại có hai vị Tam giáp Tiến sĩ là Nguyễn Tắc Trung ( 1450 - ? ) và Nguyễn Doãn Huy (1464- ?) người xã La Giang nay là Đức La, và Nhị giáp Tiến sĩ Hoàng Trừng ( 1470 - ? ) người xó Bỡnh Lỗ ( nay Đức Nhân ).

Từ cuối thế kỉ XV đến cuối XVIII, ở La Giang - La Sơn lại xuất hiện thêm hai vùng đất nổi tiếng về học hành, khoa bảng: Yên Việt - Yên Toàn (sau là Việt Yên hạ và Yên Đồng ) và Lai Thạch. Có những trường hợp các vị Đại khoa trong một gia đình, một dòng họ điều này cũng giải thích cho quy luật của tính kế thừa và phát triển.

Yên Việt - Yên Đồng ( nay là xó Tựng Ảnh ) có 6 vị ( 5 Tam giáp Tiến sĩ và 1 Hoàng giáp ), khai khoa là Phan Phúc Cẩn ( 1458 - ? ) sau đó là em trai của ông, Phan Phỳc Khánh ( 1461- ? ); Trần Phúc Hữu ( 1551- ? ), Phan Khiêm Thụ ( 1722 - ? ) cùng quê xó Yờn Việt. Đỗ cuối cùng là Tiến sĩ Phan Bảo Định ( 1747 - ? ) và Hoàng giỏp Bựi Dương Lịch ( 1757 – 1828 ), quê ở xó Yờn Toàn.

Lai Thạch - Nguyệt Ao có 5 vị đỗ ( 2 Thám hoa, 3 Tam giáp Tiến sĩ ), khai khoa là Tiến sĩ Nguyễn Tâm Hoằng ( 1454 - ? ), rồi đến Tiến sĩ Nguyễn Hành ( 1701 - ? ) ở Nguyệt Ao, Thám hoa Phan Kính ( 1715 – 1761 ) và em ông, Tiến sĩ Nguyễn Huy Oỏnh ( 1734 - ? ) ở Lai Thạch.

Về số người đỗ Hương cống thời Lê ( tính từ thế kỉ XV đến XVIII ), theo số liệu thống kê cả Hà Tĩnh có 291 người đỗ ( La Sơn 114 vị; Nghi Xuân 93 vị; Thiên Lộc 59 vị; Thạch Hà và Kì Hoa 19 vị; Hương Sơn 6 vị ) thì La Sơn - Đức Thọ chiếm tỷ lệ 39,1% ( tính theo số liệu các đơn vị tổng huyện cuối XIX ).

Đời Nguyễn, trong số 53 vị Đại khoa ( 32 Tiến sĩ, 21 Phó bảng ) ở Hà Tĩnh, La Sơn - Đức Thọ có 18 vị gồm 11 Tiến sĩ và 7 Phó bảng, chiếm tỷ lệ 33,9%, đây là một tỷ lệ cao so với các huyện khác ở trong tỉnh. Thịnh nhất là

hai xã Việt Yên hạ và Yên Đồng, tổng Việt Yên nay là xó Tựng Ảnh có 15 vị ( danh sách các vị Đại khoa xem trong phần 2.2.3 ).

Dưới thời Nguyễn số người đỗ Cử nhân trong huyện lên tới con số là 100 vị ( nếu tính cả tổng Lai Thạch là 102 vị ). Trong đó có số người đỗ nhiều nhất là tổng Việt Yên 65 vị ( Việt Yên hạ 31, Việt Yên thượng 6, Yên Mĩ 1), sau đó là tổng Văn Lâm 22 vị…

Như vậy đời Trần - Lê việc học hành, khoa bảng ở vựng Bỡnh Hồ là cực thịnh, từ thế kỉ XV lại cú thờm vựng Yờn Việt - Yên Toàn và vùng Lai Thạch - Nguyệt Ao. Nhưng đến triều Nguyễn, cực thịnh là Việt Yên - Yờn Đồng, và cú thờm vựng Cổ Ngu - Sơn Lâm. Dân gian ca ngợi các miền “ đất học " trong bài vè thời Tự Đức ( 1867 ) như sau:

…Về miền phủ Đức Thọ, Nhất là tổng Việt Yên Con sông giáp đôi bên Nhà mụ khụng quản huyền Nhà nào không thi lễ. Có Đại khoa tương kế, Có Cống Cử hữu dư Từ Trần Lê lại giừ,

Thiếu chi người khoa bảng… [12;301].

Bên cạnh các làng khoa bảng, chúng ta còn phải kể đến các gia đình, dòng họ, những “ cái nôi " của truyền thống hiếu học. Về số lượng người đỗ Hương cống thời Lờ, sỏch “ Yên Hội thụn chí " chép: ở thụn Yờn Hội đó cú 30 vị, trong đó họ Phan có 9 vị, họ Bựi cú 8 vị; xã Việt Yên, tìm hiểu thông qua gia phả các họ Bùi, Mai, Phạm, Phan và Lờ đó cú 14 vị; xã Lai Thạch, chỉ có hai họ Nguyễn, Phan cũng có 22 vị; xã Nguyệt Ao có ba họ Nguyễn, Phạm, Trần có 5 vị…

Thống kê về số người đỗ Đại khoa qua các triều đại của La Sơn - Đức Thọ là 38 vị trên tổng 143 vị Đại khoa của Hà Tĩnh, chiếm tỷ lệ 26,5%, đứng thứ 2 trong tỉnh về số lượng người đỗ đạt sau huyện Can Lộc ( 32,4% ). Đây là con số cụ thể minh chứng cho tinh thần hiếu học và chuộng sự học của nhân dân Đức Thọ. Những con số biết nói trờn đó chứng tỏ hầu như ở triều đại nào Đức thọ cũng cống hiến cho đất nước các bậc hiền tài, anh kiệt; tuy chưa phải là nhiều song giá trị của nó là rất lớn, và càng có ý nghĩa hơn trên mảnh đất khô cằn sỏi đá này.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w