1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Bước đầu tìm hiểu ứng dụng báo chí trên điện thoại di động

72 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 5,07 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Qua khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Nhờ sự dìu dắt và truyền dạy của thầy cô trong những năm tháng trên ghế giảng đường, bản thân em đã học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới vô cùng quan trọng và cần thiết, là điều kiện cơ bản, cần và đủ cho em tự tin bước trên con đường hoạt động nghề nghiệp nhiều khó khăn và thử thách. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Sơn Minh, Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn giúp em hoàn thành khó luận tốt nghiệp này. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, sưu tầm tài liệu cũng như sự hạn chế nhất định về trình độ năng lực của bản thân nên Khóa luận này không tránh khỏi ít nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và bạn đọc. Những lời đóng góp quý báu ấy sẽ giúp em hoàn thiện hơn những kiến thức của mình. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài 2 5. Kết cấu khóa luận 2 CHƯƠNG I 5 NHỮNG VẤN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 5 CỦA VIỆT NAM 5 1.1. Sự phát triển của công nghệ di động hiện nay 5 1.2. Khái quát về hệ thống điện thoại di dộng ở Việt Nam 10 1.3. Năng lực công nghệ và hiện trạng các dịch vụ cho di động tại Việt Nam 14 1.4. Khái quát về dịch vụ truyền thông tin báo chí dạng văn bản qua điện thoại di động hiện nay (nước ngoài gọi là mobile newspaper) 17 CHƯƠNG II 20 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG NỘI DUNG THÔNG TIN BÁO CHÍ ĐƯỢC CUNG CẤP QUA MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VIETTEL 2010. 20 2.1. Một số so sánh việc cung cấp thông tin trên website thông tin và điện thoại di động 20 2.1.1. Thông tin trờn cỏc Website thông tin 20 2.1.2. Thông tin trên điện thoại di động (cung cấp qua tổng đài 9222 của Viettel) 23 2.2. Những yếu tố tác động đến quá trình tiếp nhận thông tin 24 2.2.1. Yếu tố địa lý 24 2.2.2. Yếu tố thời gian 24 2.2.3. Yếu tố tâm lý 25 2.3. Khảo sát những tin tức được cung cấp qua MMS của Viettel 26 2.3.1. So sánh thông tin được cung cấp qua Viettel và thông tin gốc tại phiên bản báo điện tử 27 2.3.2. Đặc điểm nổi bật của những thông tin cung cấp trên điện thoại di động 41 2.4. Thuận lợi và hạn chế để dịch vụ đọc báo giấy trên điện thoại di động được cung cấp bởi Viettel phát triển 44 2.4.1. Thế mạnh 44 2.4.2. Hạn chế 47 CHƯƠNG III 48 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TIN TỨC QUA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC 48 XÂY DỰNG BẢN TIN 48 3.1. Quy trình sản xuất tin tức qua điện thoại di động 48 3.2. Nguyờn tắc xây dựng bản tin qua điện thoại di động 52 3.3. Sự cần thiết sớm có một khung pháp lý cho hoạt động báo chí trên điện thoại di động 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC 60 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự ra đời của báo chí, sự phát triển mang tính bùng nổ của thông tin do nó mang lại trong suốt nhiều thập kỷ qua đã đóng dấu ấn khó có thể thay thế trong đời sống tinh thần cũng như thói quen tiếp nhận thông tin của con người. Cùng với sự phát triển không ngừng về khoa học kỹ thuật và công nghệ, chiếc điện thoại di động hay còn gọi là điện thoại cầm tay ra đời khiến khoảng cách giữa con người được thu hẹp lại. Kéo theo nó là những dịch vụ di động đa dạng, phong phú từ các nhà cung cấp mạng. Chưa bàn tới yếu tố cạnh tranh, thương mại trong các dịch vụ này nhưng quả thực các ứng dụng trên điện thoại di động ngày càng mở rộng song song với sự phát triển của cơ sở hạ tầng – công nghệ mạng điện thoại di động, trong đó có ứng dụng truyền thông tin báo chí nó hứa hẹn đem lại những trải nghiệm mới trong kỹ nghệ giải trí truyền thông đa phương tiện của công chúng. Chính vì vậy, nghiên cứu về ứng dụng báo chí trên thiết bị điện thoại di động mà cụ thể là sự xuất hiện và phát triển của dịch vụ đọc báo trên điện thoại di động cũng là cái nhìn khá mới mẻ. Việc đi sâu tìm hiểu về vấn đề này nhằm mang đến cho người tiêu dùng, công chúng tiếp nhận thông tin cái nhìn đa diện, sâu sắc về những hình thức ứng dụng công nghệ di động mới hiện nay. Qua đó, có sự lựa chọn, sàng lọc để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình tiếp nhận thông tin và sử dụng công nghệ mới. Hiện nay, thông tin báo chí trên điện thoại di động đã được triển khai khá đa dạng, và dừng lại ở mức độ ứng dụng. Nghĩa là, một số cơ quan báo chí và các tổ chức truyền thông sử dụng hạ tầng mạng di động như một nền tảng để cung cấp thông tin báo chí dưới dạng âm thanh (Đài tiếng nói Việt Nam), hình ảnh truyền hình (VTC Mobile), nhất là thông tin văn bản (Vina Phone, Mobi Phone, Viettel…) đến người sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển hiện 1 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động nay, có thể nói tương lai cho một loại hình phương tiện báo chí mới đang manh nha và phát triển – báo chí trên điện thoại di động. Trên cơ sở những phân tích đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Bước đầu tìm hiểu ứng dụng báo chí trên điện thoại di động” làm Khóa luận tốt nghiệp. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chủ yếu của đề tài tập trung vào việc nghiên cứu sự phát triển và bùng nổ của mạng điện thoại di động và ứng dụng về khía cạnh báo chí của nó. 3. Phương pháp nghiên cứu Trước tiên, cần dựa trên các tài liệu thu được từ các nguồn: sỏch, bỏo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học, mạng Internet… tìm hiểu, phân tích việc sử dụng các dịch vụ giá trị giá tăng trên di động cũng như việc nó xâm nhập vào đời sống thông tin, nhu cầu giải trí của công chúng. Khảo sát hình thức thông tin văn bản qua mạng điện thoại di động của Viettel… năm 2010. 4. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài Trên cơ sở chỉ ra sự phát triển vượt bậc của công nghệ kéo theo những tiện ích, những ứng dụng mà nó mang lại cho con người, ở một phạm vi hẹp hơn nó giỳp con người tiếp cận đời sống thông tin theo slogan “everytime – everywhere” (mọi lúc – mọi nơi) khiến thế giới ngày càng thu hẹp lại, nhỏ bé như một ngôi làng. 5. Kết cấu khóa luận Chương I: Những vấn đề công nghệ và truyền thông của điện thoại di động tại Việt Nam 1.1.Sự phát triển của phương tiện điện thoại di động hiện nay Sự phát triển của phương tiện điện thoại di động hiện nay 1.2.Khái quát về hệ thống điện thoại di dộng ở Việt Nam Khái quát về hệ thống điện thoại di dộng ở Việt Nam 2 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động 1.3.Năng lực công nghệ và hiện trạng các dịch vụ của điện thoại di động Việt Nam Năng lực công nghệ và hiện trạng các dịch vụ của điện thoại di động Việt Nam 1.4.Khái quát về dịch vụ truyền thông tin báo chí dạng văn bản qua điện thoại di động hiện nay (nước ngoài gọi là mobile newspaper) Khái quát về dịch vụ truyền thông tin báo chí dạng văn bản qua điện thoại di động hiện nay (nước ngoài gọi là mobile newspaper) Chương II: Phân tích hệ thống nội dung thông tin báo chí được cung cấp qua mạng điện thoại di dộng của Viettel năm 2010 2.1. Một số so sánh việc cung cấp thông tin trên website thông tin và điện thoại di động 2.2. Những yếu tố tác động đến quá trình tiếp nhận thông tin 2.3. Khảo sát những tin tức được cung cấp qua MMS của Viettel 2.4. Những thuận lợi và hạn chế để dịch vụ đọc báo giấy trên điện thoại di động được cung cấp bởi Viettel phát triển Chương III: Quy trình sản xuất tin tức qua điện thoại di động và một số nguyên tắc xây dựng bản tin 3.1.Quy trình sản xuất tin tức qua điện thoại di động Quy trình sản xuất tin tức qua điện thoại di động 3.2.Nguyên tắc xây dựng bản tin qua điện thoại di động Nguyên tắc xây dựng bản tin qua điện thoại di động 3.3.Sự cần thiết sớm có một khung pháp lý cho hoạt độngSự cần thiết sớm có một khung pháp lý cho hoạt động báo chí trên điện thoại di động. 3 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động 4 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 1.1. Sự phát triển của công nghệ di động hiện nay Ngày nay, chiếc điện thoại di động đã trở thành sản phẩm cần thiết trong cuộc sống của mỗi người dân. Ra đời từ những năm 40, kể từ khi xuất hiện lần đầu vào năm 1956 tại Thụy Điển đến nay chiếc điện thoại di động đã phát triển không ngừng về yếu tố thời trang cũng như công nghệ. Trong ngành dịch vụ di động cũng không có sự khác biệt. Bắt nguồn từ những cuộc nói chuyện không cần dây qua sóng radio vào những năm 1890 của thế kỷ 19, điện thoại di động ra đời, kéo theo một nguồn lợi nhuận béo bở cho các nhà cung cấp dịch vụ ăn theo. Những năm 1990, các dịch vụ điện thoại chiếm lĩnh thị trường dịch vụ di động, đến nay tình hình đã hoàn toàn khác, dịch vụ dữ liệu và đa phương tiện đã vượt hẳn lên, đi kèm theo đó xuất hiện các khái niệm về dịch vụ, phức tạp hơn và trải rộng trên toàn cầu Xột trên tiêu chuẩn về công nghệ, chiếc điện thoại di động có một lịch sử phát triển khá dài. Khởi đầu từ công nghệ 1G, đến nay là sự xuất hiện của 4G. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu quá trình tiến lên 3G. Thế nhưng, 3G và các G tiền nhiệm cũng như G tương lai là gỡ thỡ không phải ai cũng nắm rõ. Sơ lược con đường phát triển của các công nghệ mạng di động G: là chữ viết tắt của Gerneration wireless telephone technology: Công nghệ điện thoại di động (không dây). 5 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động Thế hệ thứ nhất (1G): là hệ thống truyền tín hiệu Tương tự (analog), là mạng điện thoại di động đầu tiên của nhân loại, được khơi mào ở Nhật vào năm 1979. Những công nghệ chính thuộc thế hệ thứ nhất này có thể kể đến là AMPS (Advanced Mobile Phone System), TACS (Total Access Communication System), JTACS (Japan TACS), NMT (Nordic Mobile Telephone). Những điểm yếu của thế hệ 1G là dung lượng thấp, xác suất rớt cuộc gọi cao, khả năng chuyển cuộc gọi không tin cậy, chất lượng âm thanh kém, không có chế độ bảo mật… Thế hệ thứ hai (2G): điểm khác biệt nổi bật giữa 1G và 2G là sự chuyển đổi từ điện thoại dùng tín hiệu tương tự (analog) sang tín hiệu số (digital). 2G có thể phân ra 2 loại: 2G dựa trên nền TDMA (Time – Divison Mutiple Access: đa truy nhập phân chia theo thời gian) và 2G dựa trên nền CDMA (Code Divison Multple Access: đa truy nhập phân chia theo mó). Cỏc chuẩn công nghệ chủ yếu của 2G bao gồm: - IS-136 được biết đến với tên D-AMPS (Digital-AMPS), thuộc TDMA. - IS-95 còn được gọi là cdmaOne thuộc CDMA, thường được gọi ngắn gọn là CDMA. - GSM (Global System for Mobile Communication) thuộc TDMA được sử dụng trên tất cả các quốc gia ở 6 lục địa. Ngày nay, công nghệ GSM được sử dụng với 80% điện thoại di động trên thế giới. Ưu điểm của 2G là chất lượng thoại và mức độ bảo mật cá nhân cao, được triển khai một số dịch vụ dữ liệu như Email và SMS. Hệ thống kỹ thuật số được thiết kế giảm bớt năng lượng sóng radio phát từ điện thoại. Nhờ vậy, có thể thiết kế điện thoại 2G nhỏ gọn hơn, đồng thời giảm chi phí đầu tư những tháp phát sóng. Tuy nhiên, 2G cũng có nhược điểm: ở những nơi dân cư thưa thớt, sóng kỹ thuật số yếu có thể không tới được cỏc thỏp phát sóng nên chất lượng truyền sóng cũng như chất lượng cuộc gọi sẽ bị giảm đáng kể. Thế hệ 2,5G: được dùng để miêu tả hệ thống di động 2G được trang bị hệ thống chuyển mạch gói bên cạnh hệ thống chuyển mạch kênh truyền 6 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động thống. (Chuyển mạch kênh là thiết lập một kênh vật lý từ đầu đến cuối, chẳng hạn như mạng điện thoại cố định. Chuyển mạch gói là các dữ liệu cần chuyển được chia nhỏ ra thành cỏc gúi (hay khung) có kích thước và định dạng xác định. Mỗi gói như vậy sẽ được chuyển riêng rẽ và có thể đến nơi nhận bằng các đường truyền khác nhau. Như vậy, chúng có thể dịch chuyển trong cùng thời điểm. Khi toàn bộ cỏc gúi dữ liệu đã đến nơi nhận thỡ chỳng sẽ được hợp lại thành dữ liệu ban đầu). Chuẩn chính của 2,5G là GPRS (General Packet Radio Service) và EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution) và IS- 95B. GPRS là một bước phát triển tiếp theo để cung cấp dịch vụ dữ liệu tốc độ cao cho người dùng GSM và IS-136. Thế hệ thứ ba (3G): cải tiến nổi bật nhất của mạng 3G so với mạng 2G là khả năng cung ứng truyền thông gói tốc độ cao. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện như: âm thanh hình ảnh video chất lượng cao và truyền hình số, email; các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS) Trong các dịch vụ của 3G, cuộc gọi video thường được mô tả như một dịch vụ trọng tâm của sự phát triển. Công nghệ 3G cho phép truy cập Internet không dây và các cuộc gọi có hình ảnh. Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Do nguyên nhân về giá thành và độ phức tạp, việc triển khai 3G hiện nay chậm hơn so với dự kiến. Công nghệ của 3G là UMTS (Universal Mobile Telecommunications system) sử dụng kỹ thuật băng rộng W(wideband)-CDMA, gồm có UMTS- CDMA2000 và TD-SCDMA. 7 [...]... 19 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HỆ THỐNG NỘI DUNG THÔNG TIN BÁO CHÍ ĐƯỢC CUNG CẤP QUA MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VIETTEL 2010 2.1 Một số so sánh việc cung cấp thông tin trên website thông tin và điện thoại di động 2.1.1 Thông tin trờn cỏc Website thông tin Website thông tin mang những đặc điểm cơ bản của báo mạng điện tử, là một sản phẩm báo chí đa phương... phản ứng duy nhất của Ibra sau khi thương vụ được hoàn tất là phát biểu: “Tôi rất hạnh phúc” Ibrahimovic tỏ ra đặc biệt hào hứng trước cơ hội được chơi bóng bên cạnh Ronaldinho và Pato, những đồng đội mới: “Với Ronnie, Pato và tôi, chắc chắn người hâm mộ Milan sẽ có nhiều niềm vui” 29 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động 30 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động. .. mạnh mẽ cho ngành công nghiệp nội dung số của Việt Nam 2.2.3 Yếu tố tâm lý 25 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động Có thể thấy “tõm lý” là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng, dù là trên báo chí chính thống, Website tin tức hay đọc báo trên điện thoại di động đi chăng nữa Tại sao ta có thể nói như vậy? Trước tiên, ta thấy rằng, trong... dụng dữ liệu, với việc ứng dụng 3G, hàng chục triệu khách hàng sẽ là những người được hưởng 15 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động lợi nhiều nhất từ các dịch vụ mới, còn ngành thông tin di động Việt Nam khẳng định thêm một bước đột phá, hội nhập với xu hướng công nghệ tiên tiến của thế giới Trong hồ sơ thi tuyển để cấp giấy phép 3G Vinaphone đã chứng minh có đủ tiềm lực để đầu. .. thời gian 24 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động Có thể nhận thấy ưu điểm của đọc báo trên điện thoại di động là mọi lúc, mọi nơi, bất kỳ khi nào bạn rảnh rỗi Căn cứ để lựa chọn sự kiện để đưa tin là giá trị thông tin của sự kiện Mà giá trị thông tin của sự kiện phụ thuộc vào các yếu tố chính là: kịp thời, gần gũi với bạn đọc (về không gian địa lý và về tâm lý) và tác động xã hội... ký tờ báo mà mình muốn đọc, những nội dung quan trọng và hấp dẫn nhất của tờ báo sẽ được gửi trực tiếp đến điện thoại di động theo yêu cầu của từng khách hàng 17 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động theo kỳ phát hành của báo (hàng ngày hoặc hàng tuần) Sau khi trải nghiệm dịch vụ, khách hàng đều có cảm nhận chung là thông tin được cung cấp kịp thời (ngay thời điểm phát hành báo. .. đa cước phí GPRS cho người dùng di động Điều này có được là nhờ khả năng nén dữ liệu tối đa của ứng dụng và 18 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động búc tỏch, loại bỏ những phần giao di n không cần thiết, chỉ giữ lại nội dung bài viết và ảnh minh họa Các tin bài được tổng hợp, biên tập cô đọng, súc tích để phù hợp với người dùng di động luôn phải di chuyển và cú ớt thời gian rảnh.. .Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động Khi có 3G, người sử dụng sẽ thực hiện được các cuộc gọi điện video như thế này Thế hệ 3,5G: 3,5G là những ứng dụng được nâng cấp dựa trên công nghệ hiện có của 3G Công nghệ của 3,5G chính là HSDPA (High Speed Downlink Package Access) Đây là giải pháp mang tính đột phá về mặt công nghệ, được phát triển trên cơ sở của hệ thống... tặng cho khách hàng gọi điện thoại miễn phí 13 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động 240phỳt/ngày (tương đương 4 tiếng/ngày) Khi nhận thấy tình hình có vẻ “nghiờm trọng”, MobiFone và VinaPhone đã bắt tay nhau giảm cước ồ ạt tất cả cỏc gúi cước của mình khiến cho cuộc chiến của các mạng di động trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết Viettel từ vai trò mạng di động có cước rẻ nhất Việt... qua điện thoại 3G (mobile 14 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động broadband), dịch vụ xem truyền hình (TV Mobile), video theo yêu cầu (Video on Demand), dịch vụ nhạc trực tuyến theo yêu cầu Imuzik 3G và dịch vụ xem và tải video trực tuyến Mclip Việt Nam chỉ có khoảng 80 triệu dân nhưng tới gần 85 triệu thuê bao di động và con số tiềm năng vẫn còn? Một thực tế là nhiều mạng di động . hoạt độngSự cần thiết sớm có một khung pháp lý cho hoạt động báo chí trên điện thoại di động. 3 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động 4 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí. và phát triển – báo chí trên điện thoại di động. Trên cơ sở những phân tích đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: Bước đầu tìm hiểu ứng dụng báo chí trên điện thoại di động làm Khóa luận tốt nghiệp. 2 hoạt động báo chí trên điện thoại di động 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC 60 Bước đầu tìm hiểu về ứng dụng báo chí trên thiết bị di động MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự ra đời của báo chí,

Ngày đăng: 17/04/2015, 20:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bựi Tiến Dũng - Nguyễn Sơn Minh - Đỗ Anh Đức: Lý thuyết và thực hành báo chí trực tuyến, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết và thực hành báo chí trực tuyến
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
2.Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kĩ thuật, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: Nxb Khoa học kĩ thuật
3. Vũ Quang Hào: Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Đinh Văn Hường – Dương Xuân Sơn – Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội
5. Đinh Văn Hường: Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể loại báo chí thông tấn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Phạm Thành Hưng: Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
7. Tạ Ngọc Tấn, Truyền. thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền". thông đại chúng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
8. Nhiều tác giả, Thể loại báo chí, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể loại báo chí
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
9. Caudia Mass, Truyền thông đại chúng – Những vấn đề kiến thức cơ bản, Nxb Thông tấn, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng – Những vấn đề kiến thức cơ bản
Nhà XB: Nxb Thông tấn
10. Philippe Breton – Serge Proulx, Bùng nổ truyền thông – Sự ra đời của một ý thức hệ mới, Nxb Văn hoá – Thông tin, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùng nổ truyền thông – Sự ra đời của một ý thức hệ mới
Nhà XB: Nxb Văn hoá – Thông tin

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w