1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN nội DUNG của báo CHÍ TRÊN điện THOẠI DI ĐỘNG tại VIỆT NAM HIỆN NAY

83 604 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 9,81 MB

Nội dung

Với đề tài “Phương thức thể hiện nội dung của báo chí trên điện thoại diđộng tại Việt Nam hiện nay”, khóa luận tập trung nghiên cứu về phương thức,đặc điểm, những ưu điểm, hạn chế của nộ

Trang 1

ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ KHOA BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG

HUẾ - 2017

Trang 2

Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệttình của các cá nhân và tổ chức

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo

đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đạihọc Khoa học Huế

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Phan Quốc Hải đã tậntình hướng dẫn, trực tiếp sửa chữa và bổ sung để khóa luận được hoàn thiện hơn.Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn phòng tư liệu khoa Báo chí Truyền thông đãgiúp tôi tìm kiếm được những tài liệu cần thiết để hoàn thành khóa luận

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành khóa luận một cách hoàn chỉnhnhất Song do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên không thể tránhkhỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhìn nhận được Tôi rất mongnhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận được thoànthiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiệnĐậu Thị Linh

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Mục đích và ý nghĩa đề tài 5

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Kết cấu khóa luận 5

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 5

1.1 Truyền thông mới 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 5

1.1.3 Đặc điểm 5

1.1.3.1 Khả năng lồng ghép 5

1.1.3.2 Tính tương tác 5

1.1.3.3 Mạng lưới truyền thông đa phương tiện 5

1.1.4 Các phương tiện truyền thông mới 5

1.1.4.1 Internet 5

1.1.4.2 Điện thoại di động 5

1.2 Báo chí trên điện thoại di động 5

1.2.1 Khái niệm 5

1.2.2 Một số thuật ngữ về báo chí trên điện thoại di động 5

1.2.3 Các phương thức đọc báo thông qua điện thoại di động 5

1.2.3.1 Truy cập trực tiếp 5

1.2.3.2 Thông qua ứng dụng trên điện thoại di động 5

Trang 5

1.3 Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu 5

1.3.1 Lý thuyết xã hội học về truyền thông đại chúng 5

1.3.2 Thuyết Sử dụng và hài lòng 5

1.3.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý báo chí 5

1.4 Vài nét về các tờ báo thuộc diện khảo sát 5

1.4.1 Báo VietnamPlus 5

1.4.2 Báo Thanhnien Online 5

1.4.3 Báo VnExpress 5

Tiểu kết chương 1 5

Chương 2: THỰC TIỄN THỂ HIỆN NỘI DUNG CỦA BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 5

2.1 Phương thức thể hiện nội dung 5

2.1.1 Sắp xếp thông tin theo chủ đề, đề tài của bài viết 5

2.1.2 Sắp xếp thông tin theo số lượt truy cập 5

2.2 Đặc điểm của nội dung thông tin báo chí trên ĐTDĐ 5

2.2.1 Đề tài nóng hổi, theo dòng sự kiện 5

2.2.2 Cập nhật những nội dung thông tin mới nhất 5

2.2.3 Thông tin được thể hiện trọn vẹn qua tít 5

2.2.4 Tin tức được lấy từ phiên bản online dành cho máy tính 5

2.2.5 Ngắn gọn, cô đọng, tiết giản tối đa nội dung 5

2.2.6 Đa dạng hóa các chuyên mục, nâng cao tính chuyên biệt và tính cá nhân của thông tin 5

2.3 So sánh báo điện tử trên desktop và báo điện tử trên ĐTDĐ 5

2.3.1 Giống nhau 5

2.3.2 Khác nhau 5

Tiểu kết chương 2 5

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG THÔNG TIN CỦA BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 5

Trang 6

3.1 Đánh giá nội dung thông tin của báo chí trên ĐTDĐ 5

3.1.1 Ưu điểm 5

3.1.1.1 Nội dung hấp dẫn, có tính thời sự, đưa tin nhanh chóng 5

3.1.1.2 Tính tương tác cao 5

3.1.1.3 Công chúng có thể cùng tham gia làm báo trên ĐTDĐ 5

3.1.2 Hạn chế 5

3.1.2.1 Một số tin bài có tính chất gây sốc, câu view 5

3.1.2.2 Khó khăn trong việc kiểm định thông tin 5

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng nội dung thông tin của báo chí trên điện thoại di động 5

3.2.1 Bám sát nhu cầu của công chúng 5

3.2.2 Cải tiến kỹ thuật, đào tạo đội ngũ làm báo cho ĐTDĐ 5

3.2.3 Phát triển nội dung riêng dành cho phiên bản báo di động 5

3.2.4 Sử dụng có kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội và gắn với các trang mạng xã hội 5

Tiểu kết chương 3 5

PHẦN KẾT LUẬN 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 5

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

BBC Thông tấn xã quốc gia của Vương quốc

Liên hiệp Anh và Bắc IrelandĐTDĐ Điện thoại di động

FCC Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ

IPJ Viện thực hành báo chí thuộc đại học

Paris-Dauphine

TTXVN Thông tấn xã Việt Nam

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Biểu đồ 1.1 Số lượng người dùng Internet khu vực châu Á 12

2 Biểu đồ 1.2 Mức độ thâm nhập internet của châu Á và thế

3 Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ các loại nội dung đề tài trên báo

VietnamPlus ngày 18/04/2017 32

4 Bảng 2.1 Các tin bài về sự việc bé gái người Việt chết tại

Nhật Bản trên báo VietnamPlus 34

5

Bảng 2.2 Danh mục đối chiếu các menu giữa phiên bản

báo Thanh Niên trên desktop và phiên bản ứng dụng đọc

báo Thanh Niên trên ĐTDĐ

41

6

Bảng 2.2 Danh mục đối chiếu các menu giữa phiên bản

báo Thanh Niên trên desktop và phiên bản ứng dụng đọc

báo Thanh Niên trên ĐTDĐ

42

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

1

Hình 2.1 Các chuyên mục của VnExpress (trái) và

Thanhnien Online (phải) trên phiên bản dành cho điện

thoại di động.

27

2 Hình 2.2 Báo VnExpress thường sắp xếp thông tin theo

số lượt bình luận của tin bài trên trang chủ. 29

3 Hình 2.3 Báo VietnamPlus sắp xếp tin bài theo số lượng

4 Hình 2.4 Báo VnExpress sắp xếp thông tin theo thời gian

5 Hình 2.5 Khảo sát trên báo Thanhnien Online tính đến

ngày 10/04/2017 có 789 tin bài về đề tài biển Đông. 33

6

Hình 2.6 Các tin bài về sự kiện sập cầu Ghềnh trên 3 tờ

báo Thanhnien Online, VietnamPlus và VnExpress từ

ngày 20/03/2016 đến ngày 06/04/2016.

33

7 Hình 2.7 Báo Thanhnien Online cập nhật tin tức liên tục

ngay cả trong khung giờ nghỉ. 36

8

Hình 2.8 Ứng dụng đọc báo Thanhnien Online và

VnExpress trên ĐTDĐ chủ động cập nhật thông tin mới

ngay cả khi không truy cập.

37

9

Hình 2.9 Bài “Quá nhiều cán bộ công chức vắng mặt

trong giờ làm việc” đăng ngày 18/3/2017 trên báo

Thanhnien Online.

38

10 Hình 2.10 Tin“Ôtô đưa đón học sinh tông xe tải, 3 người

chết” đăng trên báo VnExpress ngày 18/3/2017. 39

11

Hình 2.11 Bài “Tái diễn hành vi bán vé xổ số Vietlott trái

phép tại Thái Bình” đăng trên báo VietnamPlus vào ngày

17/03/2017.

40

12 Hình 2.12 Bài “Hàng loạt chốt dân phòng chiếm vỉa hè ở

TP HCM” đăng trên báo VnExpress ngày 22/3/2017. 44

13 Hình 2.13 Bài viết với tít "'Vỡ trận' cướp phết ở Phú Thọ: 44

Trang 10

Nằm ngoài ý muốn" ngày 10/02/2017 trên báo Thanhnien

Online.

14

Hình 2.14 Tin infographics“Các mốc thời gian quan

trọng trong kỳ thi THPT quốc gia 2017” trên báo

VietnamPlus.

45

15

Hình 2.15 Các tin bài ở chuyên mục "Thời sự" trên báo

VnExpress vào 10h10 ngày 09/04/2017 ở phiên bản dành

cho desktop (trái) và phiên bản dành cho ĐTDĐ (phải)

giống nhau về số lượng lẫn thời gian đăng tải.

47

16

Hình 2.16 Bài” Khám phá những bích họa có một không

hai trong con ngõ nhỏ Hà Nội” đăng trên báo

VietnamPlus ngày 20/04/2017 ở phiên bản trên desktop

(trái) và phiên bản trên ĐTDĐ (phải) có nội dung giống

nhau hoàn toàn.

48

17

Hình 2.17 Tin: “Sét đánh chết 1 phụ nữ và 1 con trâu”

trên báo Thanhnien Online ngày 18/03/2017 trên phiên

bản dành cho desktop chuyển tải nội dung bằng cả chữ

viết, hình ảnh và video, còn phiên bản dành cho điện

thoại di động chỉ có chữ viết và hình ảnh.

49

18

Hình 2.18 Một số tin được đọc nhiều ở phiên bản Online

(phải) không xuất hiện ở bản Mobile (trái) mà thay vào

đó là một số tin nổi bật khác mới được cập nhật.

49

19 Hình 3.1 Giao diện tính năng giúp độc giả có thể trực

tiếp gửi tin bài về bán Thanhnien Online. 55

20 Hình 3.2 Mục "Tôi viết" trên báo Thanhnien Online thu hút

đông đảo công chúng cùng tham gia làm báo trên ĐTDĐ. 55

21 Hình 3.3 Những tin, bài có tính chất giật gân, câu khách

trên báo Thanhnien Online, VietnamPlus và VnExpress. 56

22 Hình 3.4 Ứng dụng Zite cung cấp nội dung người đọc

cần dựa trên hành vi đọc tin tức của họ 59

23 Hình 3.5 Periscope là ứng dụng mà người dùng có thể

streaming trực tiếp và người xem cũng có thể gửi bình

62

Trang 11

luận ngay trong lúc phát video.

24

Hình 3.6 Các tin, bài được lấy thông tin từ trên mạng xã

hội trên báo Thanhnien Online, VietnamPlus và

VnExpress.

65

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Mục đích và ý nghĩa đề tài

Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và sự thayđổi trong xu hướng tiếp nhận thông tin của công chúng, báo chí hiện đại cũngđang chuyển mình để đạt được hiệu quả thông tin cao nhất Lĩnh vực truyềnthông xuất hiện thêm một khái niệm mới, đó chính là truyền thông mới Sovới những phương tiện truyền thông truyền thống với cách tiếp nhận đầy quy

củ, truyền thông mới đã thật sự mang đến cho ngành truyền thông ở Việt Namnói riêng và thế giới nói chung một làn gió mới Từ đó tạo nên bước tiến mớitrong phương thức chuyển tải thông tin đồng thời hình thành một thế hệ côngchúng chuyên biệt Việc phát hành nội dung báo chí không còn bó hẹp trongmột phương thức mà thay vào đó là việc chuyển tải bằng nhiều dạng thức vàcác phiên bản trên rất nhiều nền tảng kỹ thuật số Sự ra đời của Internet vàđiện thoại di động đã làm cho báo chí có khả năng phục vụ độc giả ở bất cứnơi đâu và bất cứ khi nào độc giả muốn Ngày nay, chỉ với một chiếc điệnthoại thông minh hay máy tính bảng có kết nối internet, công chúng đã có thểđọc tin tức ở mọi lúc, mọi nơi thay vì phải ngồi hàng giờ trước máy vi tínhnhư trước đây

Vậy nên, trong bối cảnh xu thế báo chí toàn cầu đang thay đổi, xã hộidần chuyển sang giai đoạn truyền thông di động, báo chí cũng phải thay đổicho phù hợp Ở Việt Nam, trong vài năm gần đây, các tờ báo điện tử cũng đãbắt tay xây dựng, phát triển phiên bản dành cho điện thoại di động để đáp ứngtốt và nhanh nhất nhu cầu thông tin của công chúng Đây cũng là điều đangđược các tờ báo mạng quan tâm hiện nay

Với đề tài “Phương thức thể hiện nội dung của báo chí trên điện thoại diđộng tại Việt Nam hiện nay”, khóa luận tập trung nghiên cứu về phương thức,đặc điểm, những ưu điểm, hạn chế của nội dung thông tin báo điện tử trênđiện thoại di động thông qua việc khảo sát 3 tờ báo trên điện thoại di động là

Trang 13

VietnamPlus, Thanhnien Online và VnExpress Từ đó đề xuất một số giải

pháp khắc phục những điều còn tồn tại để báo chí trên điện thoại di động ngàycàng phát triển, đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng

2 Lịch sử vấn đề

Có thể nói, loại hình truyền thông trên điện thoại di động là kết quả của

sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới mà ở đây nổi bật lên làInternet và ĐTDĐ Việc nghiên cứu các phương tiện truyền thông mới dựatrên nền tảng mạng lưới Internet đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâmtrước đó Còn loại hình truyền thông trên ĐTDĐ lại là một khái niệm rất mới,

do đó chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này

Luận văn thạc sỹ Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam của tác giả Trần Thị Nguyệt Ánh (Đại học

Quốc gia Hà Nội, 2011) đã chỉ ra được sự phát triển và xu hướng phát triểncủa hoạt động truyền thông trên điện thoại di động, đồng thời đề xuất một sốkiến nghị cho các cơ quan báo chí về các nhà cung cấp dịch vụ để nâng caohịệu quả của hoạt động truyền thông trên ĐTDĐ Tuy nhiên, công trình làbước đầu nhận diện về loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động nênchưa thật sự nghiên cứu sâu về loại hình này

Mới đây, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Hoàng Lan Chi về Xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2014) đã phân tích khái niệm, đưa ra

một số đặc điểm của báo mạng điện tử trên điện thoại di động đồng thời nêulên một số giải pháp nâng cao chất lượng cho lại hình báo chí trên điện thoại

di động Tuy nhiên, nội dung trọng tâm của luận văn là về xu hướng phát triểnbáo điện tử dành cho các thiết bị di động ở Việt Nam nên chưa phân tích sâu

về đặc điểm, về phương thức thể hiện thông tin của báo chí trên điện thoại diđộng để so sánh giữa nước ta và thế giới

Có thể nói, những công trình nghiên cứu này đã bước đầu đề cập, nghiêncứu đến vấn đề báo chí trên ĐTDĐ hiện đang còn khá mới mẻ ở Việt Nam

Trang 14

đồng thời tạo thêm nguồn tài liệu phong phú cho những ai quan tâm, muốntìm hiểu, nghiên cứu về loại hình báo chí trên ĐTDĐ.

Ngoài ra, còn có thể kể đến một số bài viết trên báo, tạp chí như Sự ra đời của các phương tiện truyền thông (Tạp chí điện tử của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ), Mobile: “Tân vương” của báo chí của tác giả Lê Quốc Minh đăng trên báo Người Lao Động, Di động hóa – xu hướng của báo chí hiện đại của tác giả Hà Giang trên tạp chí Người làm báo, Báo chí di động tại Việt Nam – Một loại hình truyền thông mới của tác giả Phan Quốc Hải (Tạp chí Khoa học và

Công nghệ, trường Đại học Khoa học – Đại học Huế),…

Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh và tỷ lệ người đọc báobằng các thiết bị di động đang tăng lên thì việc nghiên cứu về phương thức thểhiện nội dung của báo chí trên ĐTDĐ hi vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượngnội dung thông tin của báo chí, đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng

và giúp công chúng dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận thông tin

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các phương pháp thể hiện nộidung, đặc điểm của thông tin báo chí trên điện thoại di dộng ở Việt Nam hiệnnay, nêu ra những ưu điểm, hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp để nângcao việc sử dụng nội dung của báo chí trên điện thoại di động

Về phạm vi nghiên cứu, khóa luận sẽ tiến hành khảo sát ở 3 tờ báo là

VietnamPlus, Thanhnien Online và VnExpress Bên cạnh đó, khóa luận còn

có sự so sánh giữa phiên bản trên điện thoại di động và phiên bản của desktop

để thấy điểm giống và khác nhau trong việc thể hiện thông tin báo chí giữahai phiên bản

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài “Phương thức thể hiện thông tin báo điện tửtrên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay”, khóa luận sử dụng nhữngphương pháp sau đây:

Trang 15

- Nghiên cứu tài liệu: Đọc, nghiên cứu các đề tài đã có trước đây về báochí trên điện thoại di động để có thêm kiến thức về đề tài đang nghiên cứu,nắm được phương pháp, cách làm của các đề tài trước nhằm thể hiện tốt hơncho đề tài nghiên cứu của mình.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp: Những phương phápnày dùng để khảo sát, phân tích các phương thức thể hiện và đặc điểm nội

dung trên điện thoại di động của 3 tờ báo thuộc diện khảo sát là VietnamPlus, Thanhnien Online và VnExpress; so sánh với phiên bản dành cho desktop từ

đó đánh giá ưu điểm và hạn chế để đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả

sử dụng nội dung của báo chí trên điện thoại di động

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và hình ảnh, tài liệutham khảo thì khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung

Chương 2 Thực tiễn thể hiện nội dung của báo chí trên điện thoại diđộng tại việt nam hiện nay

Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng nội dung thông tin của báo chítrên điện thoại di động tại việt nam hiện nay

Trang 16

“Truyền thông mới” là một thuật ngữ tổng hợp của thế kỷ 21 được dùng

để định nghĩa tất cả những gì liên quan đến internet cũng như sự tương tácgiữa công nghệ, hình ảnh và âm thanh Trên thực tế, định nghĩa truyền thôngmới thay đổi hàng ngày hàng giờ, và sẽ còn vận động không ngừng Các loạihình truyền thông mới luôn phát triển và biến đổi Chúng ta gần như khôngthể đoán biết trước tương lai của truyền thông mới, nhưng có một điều chắcchắn rằng nó sẽ tiếp tục chuyển mình nhanh chóng và mạnh mẽ Tuy nhiên,

để hiểu một khái niệm vô cùng phức tạp và bất định như truyền thông mới,chúng ta cần một hình dung cơ bản làm cơ sở

Theo trang tư liệu mở Wikipedia, truyền thông mới là “thuật ngữ rộngtrong nghiên cứu truyền thông xuất hiện vào nửa sau thế kỷ 20 Một thí dụ làtruyền thông mới cho phép người dùng truy cập nội dung vào bất cứ lúc nào,bất cứ nơi đâu hay trên bất kỳ thiết bị số nào, cũng như cho phép người dùngtương tác và tham gia vào quá trình xây dựng nội dung truyền thông Ðiềukhiến truyền thông mới khác biệt so với truyền thông truyền thống là nộidung được chuyển hóa thành dạng dữ liệu số… Đa số các công nghệ được gọi

là “truyền thông mới” đều dựa trên nền tảng số, thường mang các đặc tínhsau: khả năng liên kết mạng lưới, khả năng nén (compressible) và tính tươngtác Một số ví dụ có thể kể đến như: mạng Internet, website, truyền thông đaphương tiện, game trên máy tính, đĩa CD và DVD Truyền thông mới khôngbao gồm chương trình tivi, phim truyện, tạp chí, sách hoặc các ấn phẩm bằnggiấy khác – trừ khi chúng chứa đựng công nghệ có thể tạo điều kiện chotương tác số"

Trang 17

Theo Brandon Vogt – tác giả cuốn sách The Church and New Media thì

“truyền thông mới mới thường đề cập đến nội dung có sẵn theo yêu cầu thôngqua Internet, có thể truy cập trên bất kỳ thiết bị kỹ thuật số nào và thườngchứa phản hồi của người dùng Các ví dụ phổ biến về truyền thông mới baogồm các trang web như các tờ báo trực tuyến, blog, wiki, trò chơi điện tử vàtruyền thông xã hội Một đặc tính xác định của truyền thông mới là đối thoại.Truyền thông mới truyền tải nội dung thông qua kết nối và hội thoại Nó chophép mọi người trên khắp thế giới chia sẻ, bình luận, và thảo luận nhiều chủ

đề khác nhau Không giống bất kỳ công nghệ nào trong quá khứ, truyền thôngmới được xây dựng trên một cộng đồng tương tác với nhau” [7,tr.17]

Dường như rất khó để định nghĩa thuật ngữ “truyền thông mới” Hiểu theonghĩa rộng, truyền thông mới là phương thức tổ chức một đám mây gồm côngnghệ, kỹ năng và quá trình xử lý thông tin – những thứ đang thay đổi nhanhđến nỗi không thể tìm ra được định nghĩa đầy đủ Ví dụ, điện thoại di động vàonửa sau thập kỷ 80 có thể coi là một phần của truyền thông mới, trong khi ngàynay khái niệm này có thể chỉ áp dụng đối với một số loại điện thoại nhất định,với một hệ thống những ứng dụng (application) nhất định, hoặc phổ biến hơn,

là nội dung của các ứng dụng (app) đó Một trong số những khó khăn khi địnhnghĩa truyền mhông mới bắt nguồn tính tương đối của từ “mới” Bởi vì “mới”đánh dấu sự phát triển vượt qua những giá trị quen thuộc; đó là những thứ vừamới xảy ra và chúng ta đang bắt đầu làm quen với nó Có lẽ tìm kiếm một đặctính phù hợp để mô tả về mạng lưới các công cụ và ý tưởng này là một côngviệc không có điểm dừng Khả năng không giới hạn trong giao tiếp, sáng tạo vàgiáo dục chắc chắn sẽ là một yếu tố cơ bản định hình nhận thức của chúng ta vềcác ứng dụng của truyền thông mới

Như vậy, truyền thông mới là một khái niệm được phát triển trên nềntảng công nghệ số và là một khái niệm rộng Ðể dễ hình dung về khái niệmnày, có thể liên hệ đến các hình thức thông dụng của nó như các trang mạng

xã hội: Facebook, twitter, blog hoặc các loại hình tương tác khác như: đọcbáo qua điện thoại di động, chơi game trên máy tính, sách điện tử

Trang 18

Truyền thông mới được phát triển và ứng dụng nhanh chóng trong lĩnhvực truyền thông, giáo dục, kinh doanh, tuyên truyền hay rất nhiều lĩnh vựckhác Chính vì thế mà khái niệm “truyền thông mới” ngày càng trở nên rộnglớn và khó tìm được một định nghĩa cụ thể nhất.

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, sự tương tác giữa máy tính và nghệ thuật

cơ bản bắt đầu phát triển mạnh Tuy nhiên, phải cho đến thập niên 80, thay vì

có một tổ chức lớn đứng ra đảm nhận trọng trách này, Alan Kay và cộng sự

ở Xerox PARC đã mang sức mạnh của máy tính cá nhân đến với từng cá thể.Mãi đến thập niên 80, truyền thông về cơ bản vẫn ở dạng in ấn và truyềnthanh, như phát thanh TV và radio Nhưng hai mươi lăm năm cuối đã chứngkiến sự chuyển mình nhanh chóng của lĩnh vực truyền thông, sự chuyển mình

ấy được khẳng định là nhờ vào việc ứng dụng công nghệ số như là Internet vàtrò chơi trên máy tính

Tuy nhiên, những ví dụ ấy chỉ là một đại diện nhỏ bé của truyền thôngmới Máy vi tính được đưa vào sử dụng đã góp phần biến đổi những gì cònsót lại của nền truyền thông “già cỗi” bằng việc cho ra đời TV số và những

ấn phẩm trực tuyến Thậm chí những dạng truyền thông truyền thống nhưbáo in cũng có những chuyển mình đáng kể thông qua việc ứng dụng cáccông nghệ mới như phần mềm xử lý ảnh Adobe Photoshop và phần mềm xuấtbản trên máy tính để bàn

Andrew L Shapiro (1999) tranh luận rằng “Các công nghệ số mới xuấthiện đã báo hiệu một sự thay đổi mang tính triệt để vai trò của người quản lýthông tin, kinh nghiệm và nguồn lực” [6,tr.322] W Russell Neuman (1991)cho rằng trong khi “truyền thông mới” nắm giữ thế mạnh công nghệ để thúcđẩy theo một hướng thì những áp lực kinh tế và xã hội lại thúc đẩy theohướng ngược lại

Theo Neuman, “chúng ta đang chứng kiến sự phát triển của một mạnglưới có tính kết nối toàn cầu của audio, video và những kênh liên lạc bằng thư

Trang 19

tín Sự kết nối này có thể làm mờ đi ranh giới giữa giao tiếp cá nhân và giaotiếp đại chúng, giữa giao tiếp mang tính cộng đồng và giao tiếp mang tínhriêng tư” [6, tr.322] Neuman cũng cho rằng truyền thông mới sẽ: thay đổi ýnghĩa về khoảng cách địa lý, cho phép các kênh giao tiếp được mở rộng mạnhmẽ; cung cấp phương tiện đẩy nhanh tốc độ giao tiếp; cung cấp điều kiện chonhững giao tiếp mang tính tương tác; tạo điều kiện cho các hình thức giao tiếptrước đây đã từng bị tách biệt được nối liền với nhau, tương tác lẫn nhau.Nhờ những tranh luận của các nhà nghiên cứu như Doudlas Kellner vàJames Bohman mà truyền thông mới, cụ thể là Internet, đã tạo tiền đề choviệc hình thành nên khái niệm về một thế giới dân chủ dành cho tất cả mọingười – nơi mà tất cả công dân có thể tham gia vào những cuộc tranh luậnliên quan tới cấu trúc xă hội của họ một cách bình đẳng, không thiên vị vớiđầy đủ thông tin.

Đi ngược lại quan điểm về ảnh hưởng tích cực của truyền thông mới lên

xã hội như đã nêu ở trên là các học giả như Ed Herman và RobertMcChesney, người đã chỉ ra rằng, sự quá độ sang truyền thông mới đã chứngkiến việc ra đời của các tập đoàn viễn thông liên quốc gia đầy quyền lực cótầm ảnh hưởng toàn cầu mà đến nay vẫn khó có thể tượng tượng được

Tại Việt Nam, truyền thông mới được hình thành trên nền tảng sự pháttriển của Internet và điện thoại di động cùng các thiết bị khác Vietnamplus làđơn vị đầu tiên được cấp phép ra ứng dụng tin di động đa ngôn ngữ vào tháng1/2010 Và khi đó có rất ít báo đi theo hướng này Tiếp đó, nhiều báo ra phiênbản wap cho cho website, và sau này nâng cấp thành moblie web Phiên bản

di động của một website nay trở thành điều đương nhiên, nhưng không cónhiều báo ở Việt Nam thực sự có một chiến lược về di động Thế giới đãchuyển sang thời kỳ digital-first, cụ thể hơn là mobile-first nhưng ở Việt Namhiện nay, cách làm này vẫn chưa thật sự phổ biến

Trang 20

1.1.3 Đặc điểm

1.1.3.1 Khả năng lồng ghép

Lồng ghép (Nesting) là cách thức tổ chức thông tin theo chủ thể đồngthời phù hợp với ngữ cảnh Trong ngữ cảnh, việc lồng ghép (thường thấytrong văn bản hoặc hình ảnh được nhúng siêu liên kết (hyperlink)) hình thànhmột hệ thống cho phép các nhân tố tương tác với nhau thay vì đơn thuần tuântheo một trật tự nhất định Cách tổ chức dữ liệu mới nàymột mặt tiết kiện đếnmức tối đa diện tích của những diễn giải dài dòng về các thành phần thông tintrong bài, một mặt tạo nên sự liên kết cho các thành phần thông tin trong bài,một mặt tạo nên sự liên kết cho các thành phần thông tin tương tác đứng riêng

lẻ Truyền thông mới đòi hỏi một sự diễn giải phi tuyến tính, vì nhiều nguồnthường hướng đến cùng một chủ thể trung tâm, nhưng không phải lúc nàocũng đối chiếu lẫn nhau Tóm lại, tất cả những điều này cho thấy một trongnhững tính chất đầu tiên của truyền thông mới là nó thoát khỏi những giới hạncủa các định dạng cũ như báo giấy, sách và tạp chí

Truyền thông mới cho phép người ta tổ chức và lồng ghép thông tin vàovăn bản theo một cách khác Những bài viết trên blog, web hoặc bài báo hiệnnay không chỉ kết hợp nhiều phương thức truyền tải (ảnh, chữ viết, video) màchúng còn được tổ chức theo cấu trúc siêu liên kết (hyperlink organization)Một ví dụ cho khả năng lồng ghép là công cụ lưu trữ dữ liệu lớn nhấthiện hay – còn gọi là Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Gần như không cómột bài viết nào trên Wikipedia mà không có đường link dẫn đến một trang

dữ liệu khác Người dùng có thể chủ động truy xuất vào những đường linknày để tìm hiểu thông tin mà họ muốn Bên cạnh sự tiện lợi này, Wikipediacòn cẩn thận trong việc dẫn nguồi tại cuối văn bản (kèm theo hyperlink) vớinhững trích dẫn được sử dụng trong bài viết, điều này đã làm cho Wilkipediatrở thành sự lựa chọn hàng đầu trong việc tìm kiếm dữ kiệu nghiên cứu khoahọc Vì vậy, Wikipedia là minh chứng cụ thể cho cách hoạt động dựa trên sựliên kết chặt chẽ các ý tưởng và sự kiện

Trang 21

1.1.3.2 Tính tương tác

Không chỉ kết hợp nhiều phương thức truyền tải cũng như lồng ghép cácthông tin vào văn bản qua siêu liên kết, truyền thông mới còn mang đến chocông chúng khả năng tương tác cao Đây có lẽ là khác biệt lớn nhất và có ưu thếvượt trội nhất của truyền thông mới so với các phương tiện truyền thông truyềnthống Người đọc có thể thể hiện suy nghĩ, quan điểm, lập trường của mình vớicác vấn đề chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội một cách trực tiếp bằng cách viếtvào các mục “Bình luận” ngay phía dưới mỗi bài viết Tính tương tác giúp côngchúng thể hiện quyền công dân một cách tự giác và có hiệu quả Mọi người cóthể tham gia ý kiến, để đạt nguyện vọng về các vấn đề chính trị - kinh tế - vănhóa – xã hội ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia mà họ sinh sống

Những trang báo online phổ biến hiện nay như VnExpress, Thanh Niên

Online, Vietnamplus,… đều làm tốt mảng tương tác này của độc giả Ở những

bài báo tiêu biểu, mục Bình luận luôn thu hút hàng trăm lượt comment với hai

luồng ý kiến ủng hộ và phản đối của độc giả Có thể nói rằng, đây chính là

“đặc sản” của báo online mà không một phương tiện truyền thông truyềnthống nào có được

1.1.3.3 Mạng lưới truyền thông đa phương tiện

Như đã phân tích, truyền thông mới ra đời và phát triển nhờ vào sự hìnhthành và phát triển của mạng lưới internet toàn cầu Đó là sự kết nối giữa cácmạng máy tính, các thiết bị số với nhau Các thiết bị trên có khả năng lưu trữ,chia se và truyền đạt các tài nguyên dưới nhiều hình thức như: văn bản (text),hình ảnh (photo), đoạn phim (video), âm thanh (audio),… Có thể nói thông tinđược tích hợp dưới dạng truyền thông đa phương tiện cũng chính là tích hợpnhững ưu điểm vượt trội của các phương tiện truyền thông truyền thống như:text ở báo in, video ở truyền hình, audio ở phát thanh Qua đó, mọi người cóthể tiếp nhận một các dễ dàng và tiện lợi, phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân

Trang 22

1.1.4 Các phương tiện truyền thông mới

1.1.4.1 Internet

Internet ra đời thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại Internet đã mang lạicho chúng ta một kho kiến thức mà không một thư viện, một bộ bách khoa toànthư hay một hệ thống thư viện nào khác có thể so sánh được Internet cũng làmôi trường kinh doanh nhanh - rẻ - hiệu quả Với khả năng kết nối mở, internet

đã trở thành một mạng lưới thông tin lớn nhất trên thế giới, xuất hiện trong mọilĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, xãhội, Cũng từ đó, các dịch vụ trên internet không ngừng phát triển tạo ra chonhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên internet

Tại Việt Nam, dịch vụ Internet được Nhà nước cho phép thực hiện từngày 5/3/1997 Nhưng phải đến 19/11/1997, “cánh cổng” mở ra với thế giớimới chính thức khai trương, sau 8 tháng chuẩn bị

Theo số liệu mới được công bố bởi Tổ chức thống kê số liệu Internetquốc tế (Internetworldstats), tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam đã có 45,5triệu người dùng internet, đạt mức thâm nhập/dân số là 48% Số lượng ngườidùng nói trên bao gồm người truy cập internet ở tất cả các phương tiện hỗ trợ(PC, laptop, điện thoại…)

Với con số này, Việt Nam đang được xếp thứ 6 trong khu vực châu Á về

số lượng người dùng, sau Trung Quốc (674 triệu), Ấn Độ (354 triệu), NhậtBản (114,9 triệu), Indonesia (73 triệu), Philippines (47,1 triệu) và đứng thứ17/20 quốc gia có lượng người dùng internet nhiều nhất thế giới

Trang 23

Biểu đồ 1.1 Số lượng người dùng Internet khu vực châu Á

Trang 24

Năm 1973, Martin Cooper – giám đốc dự án của hãng Mororola, cho xâydựng một trạm thu phát tại New York đồng thời cho ra nguyên mẫu của điệnthoại di động có tên là Motorola Dyna-Tac Sau những cuộc thử nghiệm banđầu tại Washington cho FCC, Cooper và Motorola đưa công nghệ điện thoạitới New-York để trình bày cho công chúng.

Năm 1994, ngành bưu điện mới bắt đầu hợp tác với Alcatel đưa mạng điệnthoại di động đầu tiên hoạt động tại Việt Nam Sự bùng nổ cơn sốt ĐTDĐ thểhiện qua việc mỗi năm có tới hơn 1 triệu thuê bao mới được sử dụng

Theo số liệu của Hiệp hội Mobile Marketing MMA Forum 2015 thống

kê từ nhiều đơn vị khác nhau:

Dân số Việt Nam 90 triệu nhưng có đến hơn 128 triệu thuê bao di động

40 triệu người dùng Internet

28 triệu tài khoản mạng xã hội, chủ yếu là Facebook, trong đó có 24triệu người lướt bằng điện thoại di động

Mỗi ngày, một người truy cập điện thoại khoảng 150 lần, mỗi lần cáchnhau 6,5 phút

43% người Việt Nam có Internet tại nhà

94% có điện thoại di động 37% có điện thoại thông minh (smartphone)

Tỉ lệ người sử dụng Internet bằng di động lên tới 31%, trong khi máytính bàn là 18% và máy tính xách tay là 10%

48% sử dụng điện thoại để đọc tin tức, trong khi 21% nghe tin từ radio

và 19% đọc tin từ báo in

1.2 Báo chí trên điện thoại di động

1.2.1 Khái niệm

Trên nền tảng phát triển của khoa học công nghệ, trong những năm cuốithế kỷ XX đã xuất hiện những loại hình truyền thông mới có khả năng đápứng những nhu cầu về thông tin, giao tiếp của con người trong xã hội hiệnđại Sự ra đời của Internet cùng với các phát minh khoa học công nghệ hiệnđại đã dẫn đến sự ra đời của một loại hình báo chí mới là báo điện tử Trên

Trang 25

nền tảng công nghệ đưa tin của báo mạng điện tử và sự phát triển của điệnthoại di động, báo chí trên điện thoại di động cũng xuất hiện và phát triển Đểđịnh nghĩa được báo chí trên điện thoại di động thì trước tiên, chúng ta cầnhiểu báo điện tử là gì.

Theo điều 3 Luật Báo chí 2016 thì “báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”.

Còn theo các tác giả trong cuốn “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo” của Học viện báo chí và tuyên truyền thì: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao”.[4,tr.12]

Báo chí trên điện thoại di động là một loại hình mới xuất hiện nên đếnnay, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về báo chí trên ĐTDĐ Bài viết

“Báo chí thời truyền thông đa phương tiện” đăng trên báo Lao Động có đề cập đến “báo mobile” với giải thích là hình thức “gửi các bản tin cho bạn đọc qua điện thoại di động” và đánh giá đây là “một hình thức báo chí mới, nhưng được đánh giá là có tương lai ở Âu – Mỹ trong những năm tới”[12].

Tuy nhiên, bài viết này mới chỉ nhắc đến loại hình báo chí trên điện thoại didộng như một dẫn chứng về loại hình báo chí mới trong bối cảnh phát triểnmạnh mẽ các phương tiện truyền thông mới

Tóm lại, báo chí trên điện thoại di động có thể được hiểu một cách kháiquát là:

Báo chí trên điện thoại di động là loại hình báo chí truyền tải thông tin trên nền tảng kết nối internet và công chúng tiếp thông tin đó bằng điện thoại

di động Đặc trưng của loại hình báo chí này là sự tiện lợi, tính thời sự, tính

đa phương tiện và khả năng tương tác nổi bật hơn so với các loại hình báo chí khác.

1.2.2 Một số thuật ngữ về báo chí trên điện thoại di động

Trang 26

- Mobile news

Theo trang bách khoa toàn thư mở Wikepedia thì “mobile news” hay

thông tin di động liên quan đến tất cả các việc cung cấp và tạo ra các tin tứcđược sử dụng trên các thiết bị di động

Ngày nay, tin tức trên điện thoại di động có thể thực hiện được thôngqua tin nhắn SMS, bởi các ứng dụng chuyên ngành, hoặc sử dụng các phiênbản dành cho di động của các trang web truyền thông Theo một nghiên cứuthị trường gần đây tại 6 quốc gia (Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ)

có 16,9% người tiêu dùng truy cập tin tức và thông tin thông qua các thiết bị

di động hoặc thông qua các trình duyệt, các ứng dụng hoặc qua các tin nhắnSMS [16]

Điện thoại di động với các đầy đủ các tính năng như quay phim, chụp ảnh,soạn thảo văn bản, cũng tạo điều kiện hoạt động cho các nhà báo công dân

- Mobile journalism

Báo chí điện thoại di động (mobile journalism) là lĩnh vực mới nổi lêntrong ngành truyền thông khi các phóng viên chỉ sử dụng các thiết bị di động kếtnối mạng để thu thập, biên tập và phân phối thông tin từ cộng đồng của mình.Những phóng viên như vậy đôi khi được gọi là mojos (viết tắt củamobile journalism) Cụm từ này được sử dụng từ năm 2005, có nguồn gốc từ

tờ The News Press, là một tờ nhật báo khổ rộng nằm tại Fort Myers, Florida

sau đó được phổ biến trên khắp các chuỗi báo thuộc công ty Grannett

Mojo là một công nghệ đột phá trong đó nó thay đổi trật tự của báo chí,thay đổi vai trò của nhà báo, các lĩnh vực công việc liên quan và cũng nhưcông chúng Bằng chiếc Smartphone (full Mojo có thêm 1 số phụ kiện), đượctrang bị phần mềm biên tập (edit) và kết nối với 3G/4G hoặc Wifi, phóng viên

có thể tương tác ngay trực tiếp (live) hoặc lưu lại và truyền về tòa soạn và tớikhán giả

Trang 27

- Mobile reporting

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc đưa tin bằng các thiết bị cá nhân, tức

là việc dùng các thiết bị, phương tiện không chuyên dùng của báo chí để ghilại và lưu lại những thông tin, sự kiện xảy ra trong đời sống

Các thiết bị cá nhân với đầy đủ các tích hợp như quay phim, chụp ảnh,soạn thảo văn bản, dựng phim, kết nối internet, truyền và phát dữ liệu giúpcác nhà báo tác nghiệp mọi lúc, mọi nơi và tạo điều kiện cho sự phát triển củaloại hình báo chí công dân

Nhà báo Thụy Sỹ Nicolae Schiau khi làm về sự kiện cuộc khủng hoảngcủa người tị nạn từ biên giới Syria sang Châu Âu đã được trang bị với mộtchiếc điện thoại và một GoPro, ông đã kể lại cuộc hành trình của mình vớimột góc nhìn khác và rất chân thực

Tại Pháp, các trường báo chí IPJ tại Paris đã tổ chức các cuộc hội thảoliên quan đến báo chí di động Tại vương quốc Anh và Ireland, làm báo bằngđiện thoại di động đang được thực hiện một cách nghiêm túc Trong hai nămqua, khoảng 1000 nhà báo tại BBC và Ailen đã được đào tạo việc sử dụng điệnthoại di động cho tác nghiệp Thậm chí, BBC còn tạo ra một ứng dụng dànhriêng cho việc thu thập âm thanh, hình ảnh và video: Mobile News Gathering

1.2.3 Các phương thức đọc báo thông qua điện thoại di động

Tùy vào khả năng của thiết bị công nghệ mà công chúng có nhiềuphương thức để tiếp nhận thông tin báo điện tử trên ĐTDĐ của mình Sau đây

là một số cách thức phù hợp với từng loại điện thoại có mặt trên thị trường đểđộc giả có thể đọc báo trên điện thoại di dộng

1.2.3.1 Truy cập trực tiếp

Đối với tất cả các dòng điện thoại, người dùng có thể truy cập trực tiếpvào địa chỉ web của báo điện tử trên một số trình duyệt mặc định của điệnthoại di động Hiện nay, độc giả không cần phải thêm tiền tố “m” – viết tắtcủa Mobile trước địa chỉ web để vào trang báo trên phiên bản điện thoại diđộng Hệ thống đã được mặc định khi độc giả dùng điện thoại để truy cập vào

Trang 28

địa chỉ web của báo, ví dụ: thanhnien.com.vn hay baomoi.com.vn thì sẽ hiệnlên giao diện dành riêng cho Mobile.

Một số điện thoại có khả năng lưu trữ lịch sử truy cập thì khi độc giả gõnhững chữ cái đầu tiên của tên báo, địa chỉ của báo sẽ hiển thị phía bên dướithanh địa chỉ như một gợi ý để giúp độc giả có thể truy cập vào web nhanh hơn.Đây là phương thức đọc báo trên điện thoại di động truyền thống củacông chúng hiện nay, bởi công chúng vẫn chưa có thói quen tiếp cận thông tinthông qua ứng dụng trên điện thoại

1.2.3.2 Thông qua ứng dụng trên điện thoại di động

Đây là cách thức bắt buộc độc giả phải sở hữu ĐTDĐ có tính năngJAVA (ngôn ngữ lập trình bậc cao có khả năng tiếp nhận ứng dụng từ bên thứba) Hiện nay, JAVA chí có ở điện thoại thông minh (smartphone) và một sốđiện thoại cơ bản (feature phone) đời mới Tính năng này cho phéo ngườidùng có thể thoải mái sử dụng những phần mềm, ứng dụng ở các cửa hàngtrực tuyến như Appstore hay Google Play, cụ thể ở đây là những ứng dụngđọc báo trên điện thoại di động Độc giả chỉ cần truy cập vào các cửa hàngnày để tải phần mềm miễn phí và sử dụng thoải mái Tuy hơi khó khăn banđầu so với những người chưa hiểu biết nhiều về công nghệ, nhưng một khi đãthông thạo đối với phương thức này, độc giả sẽ được hưởng rất nhiều tiện íchthông qua ứng dụng

1.3 Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu

1.3.1 Lý thuyết xã hội học về truyền thông đại chúng

“Dưới góc độ xã hội học thì truyền thông đại chúng được coi như mộtquá trình xã hội Trong đó quá trình xã hội diễn ra với tác động của truyềnthông đại chúng bằng sự liên kết của các yếu tố như: nguồn tin, thông điệp,người nhận và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau” [1,tr.46]

Ngày nay, nghiên cứu công chúng báo chí đang là một trong nhữnghướng nghiên cứu chính của xã hội học truyền thông “Trước đây, các nhà xãhội học thường chỉ chú ý khảo sát ứng xử của công chúng đối với một phương

Trang 29

tiện truyền thông Nhưng về sau, xu hướng phổ biến trong giới nghiên cứ xãhội học là tìm cách đi xa hơn: đó là cố gắng kết nối ứng xử đó với cơ cấu xãhội, hay nói cách khác đặt ứng xử của công chúng đối với truyền thông đạichúng trong bối cảnh xã hội của họ Lối đặt vấn đề như vậy giúp chúng ta đolường kỹ lưỡng hơn và lý giải sâu sắc hơn những xu hướng và chuyển biếntrong ứng xử của công chúng” [5,tr.40]

Từ năm 1910, nhà xã hội học người Đức Max Weber đã chỉ rõ tác dụngcủa báo chí trong việc hình thành ý thức quần chúng và vạch ra mối liên hệcủa nhân tố này với hành động xã hội của các cá nhân, các tầng lớp xã hội.Những giai đoạn nghiên cứu chính trong thế kỷ 20 của xã hội học truyềnthông có đề cập tới các lý thuyết tiếp cận như: Lý thuyết phê phán, lý thuyếtquyết đinh luận kỹ thuật, những lý thuyết liên quan tới “không gian côngcộng”, trào lưu nghiên cứu văn hóa, thuyết chức năng của H.malinowski vàthuyết chức năng cấu trúc A.R Brown Với sự phát triển của các loại hìnhphương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, lý thuyết xã hội học về truyềnthông đại chúng đã thể hiện tính chất mở và dự báo của nó được nhiều nhànghiên cứu và phát triển

Bên cạnh đó, chức năng dự báo xã hội là một trong những thế mạnh của

xã hội học Nó “xuất phát từ chức năng thực tiễn, tìm ra hiện tượng xã hội vậnđộng từ riêng đến chung, hướng đến tìm ra quy luật của sự vận động đó, dựbáo được tương lai, làm rõ những bước phát triển tiếp theo của xã hội trongtương lai gần cũng như xa Tính chất dự báo trên cơ sở nắm bắt chính xác cácquy luật và xu hướng phát triển của xã hội là tiền đề, là điều kiện để kế hoạchhóa và quản lý xã hội một cách khoa học” [1,tr.48]

Đây là điểm quan trọng nhất quyết định lý do khóa luận lựa chọn tiếpcận nghiên cứu đề tài từ những vận dụng của lý thuyết trên để báo chí trênĐTDĐ có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng

Trang 30

1.3.2 Thuyết Sử dụng và hài lòng

Những nghiên cứu lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” bắt nguồn từ thập kỷ

40 thế kỷ XX Theo đó, thuyết “Sử dụng và hài lòng” (uses and gratifications)

“coi công chúng là cá nhân có “nhu cầu” đặc biệt, coi hoạt động tiếp xúc vớitruyền thông của họ là quá trình dựa trên động cơ nhu cầu đặc biệt để “sửdụng” phương tiện truyền thông, từ đó khiến các nhu cầu này được “thỏamãn” (hài lòng)” [2,tr.62]

Rất nhiều giả thuyết về sử dụng và hài lòng đã được giải thích rõ ràngbởi người sáng lập là Katz, Blumler và Gurevitch Họ cho rằng có 5 giả thiết

cơ bản: [8,tr.423-432]

- Khán giả chủ động và cách sử dụng truyền thông là mục tiêu định hướng

- Nhu cầu thỏa mã kết nối với một truyền thông cụ thể

- Truyền thông cạnh tranh với những nguồn khác để thỏa mãn nhu cầu

- Những người có nhận thức đầy đủ về cách họ sử dụng truyền thông, về

sở thích và động cơ có thể cung cấp cho nhà nghiên cứu một bức tranh chínhxác về cách sử dụng truyền thông

- Chí có khán giả mới có thể đánh giá giá trị của nội dung mà truyềnthông truyền tải

“Lý thuyết này quan niệm rằng công chúng có thể có những mức độ hàilòng khác nhau đối với các phương tiện truyền thông đại chúng, tùy thuộc vàomỗi giới có nhu cầu gì và việc họ sử dụng các phương tiện truyền thông nhưthế nào Mặc dù giới hạn của lý thuyết này chỉ là lý giải trên cơ sở các chứcnăng của truyền thông đại chúng và các nhu cầu của công chúng (chứ khôngchú ý tới bối cảnh xã hội), nhưng nó có mặt tích cực là đã vượt qua được lốiđặt vấn đề cũ về ảnh hưởng của truyền thông đại chúng (truyền thông đạichúng tác động thế nào tới người dân?) và nhấn mạnh hơn đến vai trò chủđộng và khả năng chọn lựa của công chúng (người dân sử dụng các phươngtiện truyền thông đại chúng như thế nào?)” [1,tr.51]

Trang 31

Với lý thuyết “Sử dụng và hài lòng”, khóa luận có thể vận dụng nó nhưmột phương pháp ban đầu hữu ích để mô tả thái độ và ứng xử của công chúngtrước các phương tiện truyền thông mới mà cụ thể trong đề tài là điện thoại diđộng Công chúng sử dụng điện thoại như thể nào trong việc tiếp nhận thôngtin báo chí Họ có thái độ như thế nào, hài lòng hay cản thấy bất tiện với cácthông tin báo chí được thể hiện trên các thiết bị di động mà họ luôn mang bênmình Từ đó đưa ra một vài giải pháp để phát triển việc sử dụng nội dung củabáo chí trên điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay.

1.3.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý báo chí

Trên cơ sở những văn kiện của Đảng ta, có thể thấy những quan điểmsau đây cần được nhận thức, quán triệt và thực hiện trong quá trình quản lýnhà nước về báo chí cũng như họat động báo chí

- Công tác báo chí là một bộ phận cấu thành hữu cơ trong bộ máy hoạtđộng của Đảng ta, là yếu tố cầu thành hoạt động tư tưởng, lý luận Không chỉ

là yếu tố cấu thành hữu cơ, báo chí là vũ khí xung kích trên mặt trận tư tưởng,

lý luận Báo chí có vai trò quan trọng đối với công tác tư tưởng, lý luận và tổchức Quan điểm này đã được thể hiện xuyên suốt trong hoạt động của Mác-Ănghen, Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như trong lịch sử đấu tranhcách mạng của Đảng ta Báo chí là bộ phận hữu cơ và đặt dưới sự lãnh đạotoàn diện và trực tiếp của Đảng

- Báo chí nước ta phải góp phần tích cực vào tuyên truyền lý luận Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng

Mác-và pháp luật của Nhà nước Báo chí phải góp phần tích cực xây dựng lý tưởng

xã hội vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, vănminh”, góp phần ổn định chính trị tư tưởng, bình ổn đời sống tinh thần để huyđộng nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống Xâydựng lý tưởng xã hội, tuyên truyền tư tưởng của Đảng là một công việc lâudài, khó khăn, phức tạp, nhất là trong tình hình hiện nay, cho nên đòi hỏi phảikiên trì, sự nhiệt thành, trung thành, hiểu biết và tính chuyên nghiệp cao

Trang 32

- Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội

và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản

lí của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm tính

tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng củahoạt động báo chí Báo chí của ta là cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chứcchính trị - xã hội - nghề nghiệp đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, triệt để củaĐảng và quản lý của Nhà nước

- Đảng lãnh đạo báo chí bằng việc định hướng chính trị, bằng và thôngqua nhà nước, thông qua công tác tổ chức - cán bộ, thông qua giám sát, kiểmtra hoạt động thường xuyên trong thực tiễn Quản lý nhà nước về báo chí cònbằng sức mạnh của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng

- Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũkhí sắc bén của họ” Mỗi nhà báo là một cán bộ hoạt động trong lĩnh vực côngtác tư tưởng - văn hóa của Đảng, là nhà truyền thông - vận động xã hội dưới

sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước Nhà báo là chủ thể tích cựctrong quá trình họat động báo chí cũng như quản lý nhà nước về báo chí

1.4 Vài nét về các tờ báo thuộc diện khảo sát

1.4.1 Báo VietnamPlus

Khởi đầu là một hãng thông tấn nhỏ cách đây 63 năm, Thông tấn xã ViệtNam nay đã phát triển thành một trung tâm thông tin và là cơ quan báo chílớn nhất ở Việt Nam Với nguồn lực của mình và sự hợp tác với các tổ chứcquốc tế, hoạt động thông tin của TTXVN đã được hiện đại hóa và số hóa.Ngày 1/8/1998, TTXVN xuất hiện trên mạng Internet toàn cầuWebsitetại địa chỉ www.vnanet.vn được nâng cấp vào tháng 1/2003, trở nên hấp dẫnhơn và là website duy nhất của Việt Nam cung cấp tin tức trong nước, khuvực và quốc tế bằng bốn ngữ

Ngày 11/9/2008, TTXVN được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy

phép nâng cấp www.vnanet.vn thành báo điện tử VietnamPlus, tại địa chỉ

www.vietnamplus.vn

Trang 33

Báo điện tử VietnamPlus thừa hưởng cơ sở dữ liệu tin tức đồ sộ được

xây dựng qua nhiều năm Đây là tờ báo điện tử duy nhất ở Việt Nam có 5ngữ: Việt Nam, Anh, Pháp, Trung Quốc và Tây Ban Nha Báo thu hút ngàycàng nhiều độc giả bởi việc cung cấp tin, bài mỗi ngày nhiều hơn mọi websitekhác ở Việt Nam (hiện tại khoảng 200 tin tiếng Việt và 150 tin bằng các ngữkhác), có thiết kế giao diện hiện đại, thân thiện với người sử dụng, hướng tớiviệc cá nhân hóa về màu sắc cũng như thói quen đọc tin của độc giả, tích hợptối đa các hình thức truyền thông mới, sử dụng nhiều công nghệ độc đáo

VietnamPlus hiện hợp tác với 40 hãng tin lớn trên thế giới như AFP, AP,

Reuters, Kyodo, Xinhua, Itar-Tass…

Mục tiêu của VienamPlus

Trở thành nguồn cung cấp thông tin lớn nhất, toàn diện nhất và nhanhnhất tại Việt Nam

Cạnh tranh trong nước và quốc tế

Chỉ cung cấp nội dung có bản quyền, kể cả nội dung dạng văn bản,audio, video

Cung cấp sản phẩm đa dạng cho người sử dụng, miễn phí hoặc có thu phí

Sử dụng công nghệ hiện đại nhất, tạo thuận tiện cho người sử dụng vànhà quảng cáo

Các dịch vụ và sản phẩm của VienamPlus

VietnamPlus Mobile

RapNewPlus

Trang Thăng Long-Hà Nội

Trang World Cup sử dụng flash graphics

Các dịch vụ khác: Bản tin, Thông báo tin khẩn, Tin cho thiết bị diđộng, Tin SMS, Internet TV/Radio, Kênh âm nhạc, Hồ sơ các quốc gia, E-papers, Trò chơi, Dịch vụ download, Quảng cáo việc làm và rao vặt, Đào tạobáo chí từ xa, Blogs của phóng viên, biên tập viên

1.4.2 Báo Thanhnien Online

Trang 34

Báo Thanh Niên là một tờ báo Việt Nam phát hành hàng ngày có trụ sở

tại Thành phố Hồ Chí Minh Đây là một trong những tờ báo có số lượng pháthành lớn nhất Việt Nam với 300.000 bản một ngày (có thời điểm phát hànhhơn 400.000 bản)

Ngày 3 tháng 1 năm 1986, báo ra số đầu tiên với tên gọi Tuần tin ThanhNiên trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Trước đây, ngày 21tháng 6 năm 1925, cũng có một tờ báo mang tên Thanh Niên do Nguyễn ÁiQuốc sáng lập nhưng không phải là tiền thân của tờ Thanh Niên ngày nay.Ngoài hoạt động báo chí, báo Thanh Niên còn tổ chức nhiều hoạt độngvăn hóa xã hội như chương trình ca nhạc Duyên Dáng Việt Nam, Khát vọngtrẻ, giải vô địch bóng đá U21 Việt Nam, quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình ,chương trình Tư vấn Mùa thi, Tiếp sức mùa thi,

Các ấn phẩm

Văn phòng thường trú của báo Thanh Niên tại Đà Lạt

Thanh Niên (Nhật báo - Tiếng Việt)

Thanh Niên Tuần San (Tạp chí -Tiếng Việt)

Thanh Niên Online Tiếng Việt (http://thanhnien.vn)

Thanh Niên Online Thể thao (http://thethao.thanhnien.vn)

Tin giải trí - Sao Ihay (http://ihay.thanhnien.vn)

Tin nóng (http://tinnong.thanhnien.vn)

Đầu tháng 9/2013, Thanh Niên chính thức trình làng tiện ích đọc báotrên thiết bị điện thoại di động thông qua nền tảng web trên di động tại địa chỉm.thanhnien.com.vn và ứng dụng đọc báo dành cho máy sử dụng hệ điềuhành iOS (iPhone, iPad) và Android (các sản phẩm phổ biến của Samsung,Sony, HTC, LG, Mobiistar, Qmobile, )

Thanh Niên Mobile nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình bởi

thiết kế hiện đại, giao diện trẻ trung, nội dung cô đọng, giúp bạn đọc trong

thời gian ngắn nhất có được thông tin đa dạng nhất Bên cạnh đó, Thanh Niên Mobile còn cung cấp đến bạn đọc những tiện ích thân thiện nhất, giúp bạn đọc

Trang 35

dễ dàng chia sẻ những thông tin thú vị đến người thân, bạn bè thông qua kếtnối với mạng xã hội Facebook, Twitter hoặc riêng tư bằng email ngay trêntừng bài viết với các biểu tượng chia sẻ.

Chưa đầy 2 tháng sau khi ra mắt, ứng dụng đọc báo Thanh Niên trên

thiết bị di động đã đoạt giải vàng giải thưởng Truyền thông kĩ thuật số châu Ánăm 2013 của Hiệp hội Báo chí thế giới (WAN-IFRA) khu vực châu Á - TháiBình Dương

1.4.3 Báo VnExpress

VnExpress hay Tin nhanh Việt Nam là một trang báo điện tử tại Việt Nam.

Đây là báo đầu tiên ở Việt Nam chỉ có bản điện tử mà không bản in giấy

VnExpress được thành lập bởi tập đoàn FPT, ra mắt ngày 26 tháng 2 năm

2001 và được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép số 511/GP - BVHTTngày 25 tháng 11 năm 2002, hiện tại do FPT Online quản lý (Thông tin ghitrên website thì Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ)

Ngày 25/11/2002, VnExpress là báo đầu tiên của Việt Nam được cấp

phép chuyên hoạt động trên Internet Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Côngnghệ Báo phát triển với nguồn thu duy nhất là từ quảng cáo

Tháng 6/2007, VnExpress trở thành báo điện tử Việt Nam đầu tiên góp

mặt vào Top 100 trong bảng xếp hạng các trang web có nhiều người đọc nhấtthế giới của Alexa, ghi dấu mốc quan trọng trong sự phát triển nội dung trực

tuyến tại Việt Nam Theo Google Analytics, VnExpress hiện có hơn 13 triệu

độc giả thường xuyên (unique visitors), với khoảng 30 triệu lượt truy cập(pageviews) mỗi ngày Trung bình mỗi ngày báo cập nhật khoảng 150 đầu mục

tin bài, trong đó 95% là sản phẩm do phóng viên, biên tập viên VnExpress thực

hiện Trong số 14 trang nội dung chuyên đề, các trang: Xã hội, Văn hóa, Thểthao, Pháp Luật, Thế giới… có lượng bạn đọc lớn hơn cả Hiện, báo đón nhận

30 triệu lượt truy cập mỗi ngày, trong đó có lượng lớn từ nước ngoài

Bên cạnh thông tin thời sự, báo tập trung nhiều hơn tới vấn đề nóng như:chủ quyền lãnh hải, tình trạng rối loạn giao thông, nạn móc túi tại các điểm

Trang 36

công cộng, nạn nhũng nhiễu, ăn chặn tiền của một bộ phận nhân viên côngvụ… Trong đó, không ít bài viết, ảnh, video clip đưa lên trang từ sự cung cấpcủa độc giả Nhiều quan chức cấp bộ trưởng, các chuyên gia đầu ngành, ngườinổi tiếng đã đến tòa soạn trả lời phỏng vấn trực tuyến với độc giả

Tháng 5/2008, sau 7 năm kể từ khi ra đời, VnExpress lần đầu tiên thay đổi giao diện Trong 3 năm (2005, 2006, 2007), VnExpress liên tiếp đoạt Cup

vàng CNTT và truyền thông do Hội Tin học Việt Nam tổ chức Trong 3 năm

(2003, 2008, 2010), Tạp chí Thế giới Vi tính PCWorld bình chọn VnExpress

là sản phẩm CNTT ưa chuộng nhất Năm 2010, báo phát động chương trình

Chung tay xây cầu Pôkô ở Kon Tum Sau hơn 2 tuần, độc giả VnExpress đã

góp 2,4 tỷ đồng Đến nay, cây cầu bắc qua sông Pôkô đã hoàn thành, hàngtrăm người dân và học sinh nghèo nơi đây đã không còn phải đu dây vượtsông trong mùa bão lũ…

Trang 37

Tiểu kết chương 1

Dựa trên việc tổng hợp các khái niệm, các quan điểm của các nhà nghiêncứu trên thế giới và Việt Nam, chương 1 đã giải quyết được những vấn đề lýluận, đưa ra khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm của truyềnthông mới Người viết cũng đưa ra và giải thích môt số thuật ngữ chuyênngành về báo chí trên điện thoại di động và các phương thức đọc báo trênĐTDĐ để người đọc có thể hiểu rõ hơn về loại hình báo chí mới mẻ này.Bên cạnh đó, khóa luận cũng đưa ra 3 lý thuyết tiếp cận nghiên cứu vấn

đề bao gồm:

Lý thuyết xã hội học về truyền thông đại chúng cho thấy việc nghiên

cứu công chúng đang rất được quan tâm Tính chất mở và dự báo của lýthuyết này đang được nhiều nhà nghiên cứu phát triển

Thuyết Sử dụng và hài lòng có thể sử dụng như một phương pháp hữu

ích để mô tả thái độ và ứng xử của công chúng trước việc tiếp nhận thông tincủa báo chí trên điện thoại di động

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý báo chí là cơ sở để

các tòa soạn lựa chọn nội dung đăng tải để làm tốt vai trò thông tin và địnhhướng dư luận xã hội

Ngoài ra, chương 1 còn giới thiệu khái quát về ba tờ báo thuộc diện khảo

sát là báo VietnamPlus, Thanhnien Online và VnExpress giúp công chúng có

cái nhìn khái quát và chung nhất về ba tờ báo này

Tóm lại, chương 1 đã làm rõ các khái niệm, giải quyết các vấn đề lý luậnliên quan giúp người đọc nắm được một các khái quát nhất vấn đề Tạo điềukiện thuận lợi cho việc tiếp cận các chương sau một các dễ dàng

Trang 38

Chương 2 THỰC TIỄN THỂ HIỆN NỘI DUNG CỦA BÁO CHÍ TRÊN

ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Phương thức thể hiện nội dung

2.1.1 Sắp xếp thông tin theo chủ đề, đề tài của bài viết

Mỗi ngày, có rất nhiều sự kiện, vấn đề xảy ra không chỉ ở Việt Nam màcòn ở khắp nơi trên thế giới Những thông tin đó đều được cập nhật trên báođiện tử từng phút từng giây Nhưng nếu không có sự phân loại thì chắc chắncông chúng sẽ gặp khó khăn để lựa chọn những thông tin mình cần, những tinbài mình quan tâm trước vô vàn thông tin đó

Cũng giống như các loại hình báo chí khác, để tạo sự thuận tiện cho độcgiả, thông tin của báo chí trên điện thoại di động bao giờ cũng được sắp xếp theochủ đề, đề tài của bài viết Hiện nay, tất cả các báo trực tuyến đều có cơ sở dữliệu và các chương trình hỗ trợ việc sắp xếp tin, bài thành các chuyên mục

Khảo sát trên 3 tờ báo là VietnamPlus, Thanhnien Online và VnExpress,

lượng thông tin trên phiên bản dành cho ĐTDĐ bao gồm đầy đủ các chuyênmục của trang báo và nội dung các tin bài cũng đầy đủ giống như phiên bảndesktop

Hình 2.1 Các chuyên mục của VnExpress (trái) và Thanhnien Online (phải)

trên phiên bản dành cho điện thoại di động

Trang 39

Như vậy, xét về mặt nội dung, các tờ báo thuộc diện khảo sát đề cập nhậtthông tin thường xuyên, liên tục Thông tin được hệ thống sắp xếp thành cácchuyên mục dựa trên chủ để, đề tài của tin bài Điều này giúp cho việc tiếpnhận thông tin của độc giả diễn ra một cách dễ dàng, thuận tiện và đáp ứngđược nhu cầu thông tin ngày càng cao của độc giả.

Tuy nhiên, thông tin giữa phiên bản dành cho điện thoại di động vàphiên bản dành cho desktop chưa có sự khác biệt về nội dung toàn trang báohay nội dung các chuyên mục và các bài viết Nghĩa là trên trang báo mạngđiện tử được xuất bản lên máy vi tính thông thường có chuyên mục nào, nộidung bài viết như thế nào thì ở phiên bản dành cho ĐTDĐ cũng có từng đóchuyên mục ở bản dành cho destop và bản dành cho ĐTDĐ và nội dungthông tin Các tờ báo có điều chỉnh một số chuyên mục để đáp ứng nhu cầuthông tin của các nhóm công chúng mục tiều của riêng mỗi tờ báo, nhưng sựđiều chỉnh này là không đáng kể

Nguyên nhân chủ yếu của đặc điểm này là do các cơ quan báo chí tạiViệt Nam chưa thật sự phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyênviết và sản xuất tin bài cho báo chí trên điện thoại di động Do đó, đây có thểđược xem là một hạn chế của việc phát triển nền báo chí trên điện thoại diđộng ở Việt Nam khi chưa thật sự có lối viết riêng dành cho báo chí ĐTDĐ

2.1.2 Sắp xếp thông tin theo số lượt truy cập

Khi tiếp nhận thông tin báo mạng điện tử trên máy vi tính, công chúngthường có thói quen khám phá thông tin một cách tự do, dàn trải thì ngược lại,

vì người sử dụng thiết bị di động có thể trong trạng thái đang di chuyển nênviệc tiếp nhận các thông tin phải chọn lọc, cụ thể hơn, tránh bị phân tán sanghướng khác Với đặc thù đó nên ngoài việc thông tin trên báo mạng điện tửdành cho thiết bị di động là những thông tin ngắn gọn, cô đọng thì hướng đưathông tin nên là những thông tin nổi bật

Trang 40

Những tin bài có số lượt view hay số lượng bình luận của độc giả caocũng được ưu tiên trình bày nổi bật hoặc xếp vào thành một nhóm tin đọcnhiều Điều này giúp độc giả có thể nắm bắt được những thông tin đang được

dư luận quan tâm, chú ý mà không sợ bị đẩy xuống phía dưới bởi nhữngthông tin mới được cập nhật

Hình 2.2 Báo VnExpress thường sắp xếp thông tin theo số lượt bình luận của tin bài trên trang

chủ.

Báo VnExpress thường sắp xếp thông tin theo số lượt bình luận của tin

bài ngay trên trang chủ của ứng dụng đọc báo trên điện thoại di động Độc giả

có thể dễ dành thấy được số lượt bình luận qua các con số tương ứng ở biểutượng trên màn hình điện thoại

Những tin bài có số lượt bình luận cao thường có nội dung nóng hổi vàđược nhiều người quan tâm Phương thức này giúp công chúng khi truy cậpvào trang chủ của trang báo sẽ nhìn thấy ngay tức thì tin bài có số bình luận

cao nhất, sau đó giảm dần

Hình 2.3 Báo VietnamPlus sắp xếp tin bài theo

số lượng người truy cập.

Ngày đăng: 31/07/2017, 12:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Trường Giang (2011) Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo mạng điện tử - Những vấn đềcơ bản
Nhà XB: NXB Chính trị - Hành chính
2. Nguyễn Thành Lợi (2014) Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác nghiệp báo chí trong môi trườngtruyền thông hiện đại
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông
3. Lê Quốc Minh (2013), Mobile News – Tương lai của truyền thông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mobile News – Tương lai của truyền thông
Tác giả: Lê Quốc Minh
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm: 2013
4. Nguyễn Trí Nhiệm – Nguyễn Thị Trường Giang (2014) Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo mạngđiện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
5. Trần Hữu Quang (2006) Xã hội học báo chí, NXB Trẻ TP Hồ Chí MinhB. Sách và tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học báo chí
Nhà XB: NXB Trẻ TP Hồ ChíMinhB. Sách và tài liệu nước ngoài
6. Brandon Vogt (2008), The Church and New Media, Our Sunday Visitor Inc, Mỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Church and New Media
Tác giả: Brandon Vogt
Năm: 2008
8. Paul Brighton, Dennis Foy (2007), New Value, SAGE Publications Inc, MỹC. Báo, tạp chí, trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: New Value
Tác giả: Paul Brighton, Dennis Foy
Năm: 2007
9. Nguyễn Thị Trường Giang, Phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động – Xu hướng tất yếu, Vietvan.vnhttp://www.vietvan.vn/...bao-mang-dien-tu-danh-cho-thiet-bi-di-dong---xu-huong-tat-yeu/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển báo mạng điện tử dành chothiết bị di động – Xu hướng tất yếu
10. Lê Hường, 48% dân số Việt Nam sử dụng Internet, Tạp chí Xã hội thông tin, ngày 12/10/2015http://xahoithongtin.com.vn/vien-thong-cntt/201510/48-dan-so-viet-nam-su-dung-internet-505356/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: 48% dân số Việt Nam sử dụng Internet
11. Fptshop.com.vn, Điện thoại di động ra đời khi nào? Ai phát minh ra nó, ngày 29/07/2014http://fptshop.com.vn/tin-tuc/tu-van/dien-thoai-di-dong-ra-doi-khi-nao-ai-phat-minh-ra-no-5903 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện thoại di động ra đời khi nào? Ai phát minh ranó
12. Laodong.com.vn, Báo chí thời truyền thông đa phương tiện, ngày 26/07/2010https://laodong.com.vn/tin-tuc/bao-chi-thoi-truyen-thong-da-phuong-tien-0412/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí thời truyền thông đa phương tiện
13. Tinhte.vn, Thống kê thị trường sử dụng di động ở Việt Nam, tháng 10 có sự kiện MMA Forum 2015, ngày 06/08/2015https://tinhte.vn/threads/thong-ke-thi-truong-su-dung-di-dong-o-viet-nam-thang-10-co-su-kien-mma-forum-2015.2493235/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê thị trường sử dụng di động ở Việt Nam, tháng 10có sự kiện MMA Forum 2015
14. Web: http://www.thanhnien.com.vn 15. Web: http://www.vnexpress.net 16. Web: http://www.vietnamplus.vn 17. Web: http://www.wikipedia.org Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w