Hệ thống chợ ở thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986- 2007 (Trang 26 - 33)

Chợ là loại hình thương nghiệp bậc nhất trong mọi thời kỳ lịch sử phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển, hoạt động của chợ là yêu cầu tối cần thiết. Việc trao đổi mua bán ở chợ với những mặt hàng đa dạng hơn bất cứ nơi đâu. Mọi yêu cầu mua bán phần lớn được thực hiện qua việc mua bán ở chợ.

Trên cơ sở ra đời và phát triển của các chợ cũ, chợ ở thời kỳ này đã có sự thay đổi về số lượng và đã xuất hiện những hình thức, địa điểm mua bán mới phù hợp với nhu cầu phục vụ đời sống của dân cư trong vùng.

Chợ phân bố tương đối đều, hầu như trải đều ra các phường, xã trong thành phố. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu trao đổi ngày càng bức thiết. Các cửa hàng, của hiệu trong thành phố xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động buôn bán khá sôi nổi. Bộ mặt của thành phố đang dần dần được thay đổi góp phần cho hoạt động thương nghiệp phát triển.

Ở thành phố Việt Trì có 18 chợ, trong đó có 11 chợ được quy hoạch, 7 chợ chưa được quy hoạch (chợ Thọ Sơn, chợ Thanh Miếu, chợ Ván Ép,…). Trung tâm thành phố có 5 chợ lớn là chợ Trung Tâm, chợ Gát, chợ Gia Cẩm, chợ Nông Trang, chợ Vân Cơ và 2 chợ có quy mô nhỏ là chợ Mộ Xi, chợ thị trấn Bạch Hạc phục vụ đời sống và nhu cầu của người dân thành phố. Trong 5 chợ lớn ở trung tâm thành phố đó có 4 chợ do tỉnh Phú Thọ quản lý là chợ Trung Tâm, chợ Gát, chợ Gia Cẩm, chợ Nông Trang, các chợ còn lại do phường, xã quản lý.

Nhìn vào bảng thống kê mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố ta thấy sự phân loại khác nhau giữa các chợ, với những chợ có diện tích lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào quy mô của từng khu vực trong địa bàn thành phố, phụ thuộc vào sự phân bố dân cư , kết cấu hạ tầng, hay điều kiện kinh tế.

Bảng thống kê mạng lưới chợ đã được quy hoạch ở thành phố Việt Trì

Tên chợ Địa điểm

Diện tích (m2) Thời gian họp hàng hoá chủ

yếu Hiện trạngquản lý

Thành thị /nông thôn Chợ Trung tâm Phố Tiên Phú- Tiên Cát 15.200 cả ngày

Nhiều loại Có ban quản lý Thành thị Chợ Gia Cẩm Khu 15,16-Tiên Cát 1.700 cả ngày

nhiều loại Có ban quản lý

Thành thị Chợ Vân Cơ Khu 2 tổ 5-Vân

800 cả ngày ngày

Nhiều loại Chưa có ban quản lý Thành thị Chợ Nông Trang Khu 6A-Nông Trang 7.500 cả ngày

Nhiều loại Có ban quản lý Thành thị Chợ Mộ Xi Phố Tân Việt-Tân Dân 240 cả ngày Hàng nông sản tươi sống Chưa có ban quản lý Thành thị Chợ Phố Gát Tổ 4,5-phố Gát- Thọ Sơn 3459 cả ngày

Nhiều loại Có ban quản lý Thành thị Chợ Bạch Hạc phố Bạch Hạc 300 cả ngày

Nhiều loại Chưa có ban quản lý Thành thị Chợ Ngã ba Đền Hùng Khu 1-xã Vân Phú 800 Cả ngày

Nhiều loại Có ban quản lý Nông thôn Chợ Dữu Lâu Khu 1-xã Dữu Lâu 2.500 Cả ngày

Nhiều loại Có ban quản lý Nông thôn Chợ Thuỵ Vân Thôn Nỗ Lực-xã Thuỵ Vân 2733 Cả ngày

Nhiều loại Có ban quản lý Nông thôn Chợ Nú Xóm Minh Bột- xã Minh Nông 3000 Họp theo phiên Họp theo phiên Chưa có ban quan lý Nông thôn

Bảng thống kê 11 chợ đã được quy hoạch, còn 7 chợ chưa được quy hoạch nên không được xếp vào trong bảng trên.

Như vậy, cả thành phố có 18 chợ, phân bố trong 10 phường và 12 xã trực thuộc, với dân số là 168.462 người (năm 2007). Như vậy mật độ, diện tích trên chợ của Việt Trì như sau:

Phường, xã Dân số (người) Diện tích thành phố (km2) Số chợ Bình quân chợ/ phường,xã Bình quân người/ chợ Bình quân diện tích/chợ 22 168.462 71,26 18 1,2 9359 3,9

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy trung bình 1,2 phường,xã trên một chợ. Bình quân 3,9km2 xuất hiện một chợ. So với chợ Hà Nội thì chợ ở thành phố Việt Trì là tương đối ít, một phường của Hà Nội có vài ba chợ, trung bình khoảng hơn 1km2 xuất hiện một chợ.

Theo nghị định 02/2003/ND-CP ngày 14/3/2003, chợ được phân làm 3 loại gồm:

Loại 1: Chợ có trên 400 điểm kinh doanh được xây dựng kiên cố, hiện đại.

Loại 2: Chợ có trên 200 điểm kinh doanh được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.

Loại 3: Chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố.

Trong tổng số chợ ở thành phố Việt Trì có 1 chợ loại 1 là chợ Trung Tâm, 3 chợ loại 2 là chợ Gát, chợ Nông Trang, chợ Gia Cẩm, còn lại là chợ loại 3 (14 chợ loại 3).

Ở đây, đề tài này sẽ phân loại chợ làm hai loại là chợ thành thị và chợ nông thôn.

Đây là nơi buôn bán, giao lưu khá sầm uất, nó thể hiện sự phát triển kinh tế của thành phố cũng như đời sống của người dân ở đây.

Nằm ở trung tâm thành phố, có thể nói chợ Trung tâm là khu vực buôn bán sầm uất và đông đúc của thành phố, với đầy đủ các loại hàng thông thường đến hàng cao cấp.

Chợ Trung Tâm là chợ loại 1, chợ trung chuyển của toàn thành phố và của Tỉnh. Chợ Trung Tâm nằm ở phố Tiên Phú phường Tiên Cát, ngay tại đại lộ Hùng Vương với đường giao thông thuận lợi phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của cư dân trong vùng, và ngoài vùng.

Nằm ở trung tâm thành phố, có thể nói chợ Trung tâm là khu vực buôn bán sầm uất và đông đúc của thành phố, với đầy đủ các loại hàng thông thường đến hàng cao cấp. Là chợ trung tâm của tỉnh, cho nên đã quy tụ về đây rất nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng, từ kiểu dáng đến mẫu mã xấu, đẹp, đắt, rẻ. Tất cả những mặt hàng ở đây từ hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, đến hàng thực phẩm ngày càng nhiều lên về số lượng cũng như đảm bảo về chất lượng.

Các chợ khác như chợ Nông Trang, chợ Gia Cẩm, chợ Gát, chợ Mộ Xi thì phần lớn là để phục vụ cư dân của các phường, công nhân các khu công nghiệp theo nhu cầu.

Thị trấn Bạch Hạc được nâng cấp lên thành phường Bạch Hạc vào ngày 13/1/1984, tuy nhiên người dân ở đây chủ yếu làm nghề nông nghiệp, trồng lúa và hoa màu. Hàng hoá nông sản ở chợ Bạch Hạc chủ yếu là do người dân sản xuất ra và đem bán để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của cư dân trong thị trấn, bên cạnh đó còn bán buôn cho những thuyền bè qua lại ở ngã ba sông này. Chợ Bạch Hạc là chợ đầu tiên để vào trung tâm thành phố Việt Trì.

Dọc theo đại lộ Hùng Vương ta bắt gặp chợ Gát, rồi đến chợ Trung Tâm thành phố, chợ Gia Cẩm, trên nữa là chợ Nông Trang, các chợ này có

vị trí đặc biệt quan trọng, thuận lợi cho giao thông đi lại của người dân thành phố vì cùng trải dài trên đại lộ Hùng Vương. Riêng chợ Mộ Xi thì nằm ở khu vực bên trong thành phố, sản phẩm chủ yếu là các mặt hàng nông sản tươi sống phục vụ nhân dân trong phường đồng thời có các mặt hàng ăn chín cả mặn và ngọt để phục vụ cho học sinh các trường như trường Dự bị đại học, trường THPT chuyên Hùng Vương, các học sinh ôn thi đại học,….

Một thực tế cho thấy hiện nay, tại các thành phố sự phát triển kinh tế càng cao thì nhu cầu của con người càng tăng, với mật độ hơn 9000 người trên một chợ thì không thể đáp ứng được nhu cầu mua bán của người dân, do đó xuất hiện các chợ cóc, chợ tạm nhằm phục vụ cho người dân trong các phố phường như chợ cóc ở phố Hồng Hà, phố Âu Cơ, chợ tạm ở phường Thanh Miếu, phường Nông Trang,.. Phần lớn những mặt hàng ở các chợ cóc, chợ tạm là hàng nông sản chủ yếu. Một điểm rất đặc biệt là ở các chợ này họp vào các buổi sáng và chiều trong ngày,buổi trưa thì nghỉ. Người bán hàng chủ yếu từ nông thôn ra hay ở các huyện trong thành phố đến bán với nhiều mặt hàng như rau, hoa quả, thịt, cá, hàng khô… là sản phẩm của địa phương hoặc đi lấy buôn để bán lẻ lấy lãi. Ngoài ra còn có hình thức bán hàng rong đến mọi nhà ở đường phố trong thành phố.

Bên cạnh các chợ trên thì một loại hình chợ mới xuất hiện ở thành phố đó là chợ siêu thị và trung tâm thương mại. Với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, với sự đa dạng của các loại hàng hoá trên thị trường, ở thành phố trong mấy năm gần đây đã xuất hiện các loại hình chợ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cư dân trong thành phố. Cả Việt Trì có 3 siêu thị. Các siêu thị đều do tư nhân xây dựng, nằm dọc đại lộ Hùng Vương như siêu thị Kim Giang (phường Thanh Miếu), siêu thị Hùng Vương (phường Gia Cẩm), siêu thị Phú Cường (Phường Nông Trang), đặc biệt với sự xuất hiện của Trung tâm thương mại Prime

Homemart Thái Hưng đã khẳng định bước tiến về kinh tế của thành phố Việt Trì. Ngày 25/9/2007, Trung tâm Thương mại Prime nằm trên đại lộ Hùng Vương chính thức khai trương. Trung tâm Thương mại Prime đã đi vào hoạt động tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 200 lao động tại thành phố Việt Trì và các huyện lân cận, tạo nên một điểm nhấn ấn tượng nhất thành phố Việt Trì trong thời điểm hiện nay. Với khẩu hiệu “đi chợ theo phong cách mới”, trung tâm Thương mại Prime cam kết sẽ đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tốt nhất với giá cả ngang bằng hoặc thấp hơn giá bán tại các chợ trong thành phố Việt Trì.

Tóm lại, với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, bên cạnh các chợ cũ, chợ truyền thống còn xuất hiện những chợ mới, siêu thị, trung tâm thương mại. Điều đó thể hiện sự phát triển nền kinh tế, sự sầm uất của thành phố trong mấy năm gần đây để hoà nhập vào xu thế chung của cả nước, đặc biệt khi chúng ta đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

* Chợ nông thôn

Quá trình đô thị hoá tại thành phố Việt Trì trong thời kỳ đổi mới đã phát triển rất sâu rộng. Với quá trình đô thị hoá ở thành phố Việt Trì đang dần lấn tới các vùng nông thôn trong khu vực ngoại thành của thành phố, đặc biệt sự phát triển của mạng lưới chợ ở đây cũng cho chúng ta thấy rất rõ rệt.

Thành phố Việt Trì có bốn chợ thuộc khu vục nông thôn ngoại thành của thành phố như chợ Nú, chợ Dữu Lâu, chợ Thuỵ Vân, và chợ Ngã ba Đền Hùng. Tất cả những chợ này đều phục vụ người dân trong xã, đặc biệt chợ Ngã ba Đền Hùng còn phục vụ các du khách thập phương về thắp hương các vua Hùng và thăm quan Đền Hùng. Chợ Thuỵ Vân thì phần lớn phục vụ cho công nhân trong khu công nghiệp của xã Thuỵ Vân.

Bên cạnh những chợ ở các huyện họp cả ngày như chợ Thuỵ Vân, chợ Dữu Lâu, chợ Ngã ba Đền Hùng thì chợ Nú lại họp theo phiên. Vào các ngày

âm trong tháng như ngày 3, 5, 8 đến phiên chợ họp, các phiên chính chỉ họp vào buổi sáng. Ngoài ra còn có phiên họp xép có nghĩa là họp chợ vào những ngày ngoài phiên chính như ngày 1, 7 âm lịch. Có thể nói chợ Nú là tiêu biểu cho chợ nông thôn ở thành phố Việt Trì, một chợ vẫn giữ được những nét truyền thống của làng xã Việt Nam.

Nhìn vào bức tranh thị trường của thành phố Việt Trì ta thấy sự biến đổi của nền kinh tế. Chợ hoạt động sôi nổi, mang rõ tính cạnh tranh. Nhiều hình thức mua bán khác xuất hiện như chợ cóc, bán rong, siêu thị, trung tâm Thương mại,…Tất cả điều đó phản ánh sự phát triển đi lên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nền kinh tế thành phố Việt Trì từ khi đổi mới đến nay. Thực tế hiện nay, mặc dù sức mua của người dân tăng lên nhưng đã có nhiều hình thức kinh doanh phong phú cạnh tranh với nhau, do vậy sức mua tại các chợ cũng có phần hạn chế vì nhu cầu của người dân trong thành phố được đáp ứng nhiều hơn, bên cạnh sự phát triển hàng hoá về lượng thì đến nay người dân còn quan tâm đến chất lượng của nhiều mặt hàng hoá.

Tóm lại, hệ thống chợ ở thành phố Việt Trì phân bố đều khắp trong thành phố, trung bình gần 4km2 xuất hiện một chợ. Chợ tăng lên về số lượng, một số chợ mới xuất hiện như chợ Mộ Xi, chợ thị trấn Bạch Hạc. Chợ cũ cũng được củng cố và nâng cấp. Với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động thương nghiệp được đẩy mạnh, có nhiều loại chợ khác nhau, có chợ truyền thống và chợ hiện đại, có chợ to, chợ nhỏ (chợ loại 1, loại 2, loại 3), chợ cóc, chợ tạm, chợ Trung tâm, có chợ nông thôn, có chợ thành thị. Dọc theo đại lộ Hùng Vương, xuất hiện phố chợ đông vui, sầm uất, với tính chất nửa phố nửa chợ, mục đích là mua bán trao đổi. Đặc điểm của phố chợ này là hoạt động suốt ngày, chủ yếu làm dịch vụ như sửa chữa, trang trí, thuê áo cưới..ngoài ra còn có hàng công nghiệp, hàng ăn uống phục vụ cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, các cửa hàng trong phố

chợ đều phải đóng thuế. Trên các cửa hàng của phố chợ xen kẽ các siêu thị, trung tâm thương mại làm cho hoạt động của thương nghiệp thêm đa dạng hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986- 2007 (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w