VAI TRÒ CỦA CHỢ Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986- 2007 (Trang 43 - 56)

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Thị trường giữ vị trí trọng yếu trong quá trình chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Các quan hệ thị trường cũng thể hiện tập trung và trực tiếp, gắn liền với lợi ích kinh tế của cư dân trong việc chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, và phát triển kinh tế toàn diện, tăng nhanh sản lượng lương thực hàng hóa là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của nhân dân ta về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chợ của thành phố là nơi thể hiện sinh động bức tranh phát triển kinh tế của toàn thành phố, thị trường từng bước được mở rộng, điều kiện lưu thông trao đổi hàng hóa thuận lợi và cởi mở hơn trước. Xét trong mối quan hệ với sản xuất, đó vừa là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất, khai thác lợi thế của các vùng.

Ở thành phố Việt Trì, từ trước đến nay chợ là điểm kinh tế cơ bản góp phần làm cho đời sống nhân dân được duy trì và phát triển, nơi đây thường xuyên diễn ra trao đổi hàng hóa của nhân dân trong vùng và ngoài khu vực. Chợ không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân mà nó còn là nơi cạnh tranh giữa người bán và người bán mang tính kinh doanh vì lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong điều kiện lưu thông buôn bán hiện nay, sự tồn tại và phát triển của mạng lưới chợ thành phố có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

1. Trước hết, chợ đã góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố Việt Trì và của toàn tỉnh Phú Thọ.

Sau năm 1986 thực hiện công cuộc xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Kinh tế quốc doanh do thành phố quản lý đó là các khu công nghiệp, các trạm trại, trạm cơ khí nông nghiệp... chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường.

Kinh tế hợp tác xã chuyển sang làm dịch vụ cho các hộ gia đình. Hợp tác xã làm nhiệm vụ cung cấp nước phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, bán phân hóa học, và dịch vụ bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó thì thành phần kinh tế tư nhân cũng phát triển.

Kinh tế hộ gia đình đặc biệt phát triển do được giải phóng năng lực sản xuất, nhiều hộ gia đình tích cực tăng gia sản xuất phát triển theo hướng đa canh. Các thành phần kinh tế quốc doanh, hợp tác xã, kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình đan xen, kết hợp với nhau cùng phát triển.

Sự phát triển của các thành phần kinh tế mà quan trọng là kinh tế hộ gia đình thúc đẩy sản phẩm làm ra của người dân ở địa phương ngày càng nhiều và là nơi cung cấp rất nhiều hàng nông sản cho cư dân trong thành phố.

Từ sau khi đổi mới, mọi hoạt động của thương nghiệp được nới lỏng theo cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước, thị trường tiêu thụ được mở rộng đối với các mặt hàng của địa phương, của cả nước thậm trí cả các mặt hàng ngoài nước. Đối với thành phố Việt Trì thị trường tiêu thụ không chỉ bó hẹp trong thành phố mà còn lan sang các vùng ngoài thành phố thậm trí là nơi trung chuyển hàng hoá của các vùng lân cận. Do đó, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh hơn trước, cụ thể là việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các chợ, thành lập các ban quản lý chợ, đặt trạm cân đối chứng ở các chợ đặc biệt là chợ Trung tâm thành phố đã góp phần rất quan trọng trong việc trao đổi buôn bán trong thành phố. Biểu hiện đó

là sự đa dạng của các mặt hàng tiêu thụ trong các chợ, các cửa hàng, cửa hiệu, các siêu thị, trung tâm thương mại trong thành phố.

Cùng với sự hình thành của các thành phần kinh tế, kinh tế ở thành phố Việt Trì cũng có bước phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng từ 9% (năm 1999) lên 15% (năm 2004) và 16,3% (năm 2007).

Cơ cấu kinh tế, cơ cấu trong từng ngành cũng có sự biến đổi, trong khi kinh tế Nông lâm- Thủy sản giảm đáng kể chỉ có 3,3 %, thì cơ cấu kinh tế Công nghiệp – xây dựng tăng lên 61,9 %, Dịch vụ là 34,8% (năm 2004). GDP bình quân theo đầu người năm 2004 là 14,3 triệu đồng /người/năm, đến năm 2006 đã tăng lên 15,4 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 19,6%; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 20,1%; giá trị sản xuất các ngành nông - lâm - thủy sản tăng 33,6%. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 159.752 triệu đồng; Tổng chi ngân sách thành phố là 148.326 triệu đồng...Những con số đó cho ta thấy được tình hình kinh tế của thành phố khá ổn định với mức tăng trưởng vững chắc. Thành phố Ngã ba sông ngày càng thay da đổi thịt, vững vàng tiến bước trên con đường hội nhập chung của cả nước. Cùng với việc nâng cấp các tuyến đường giao thông của thành phố, thì Phú Thọ đã chủ trương bê tông hóa trong các đường làng, đường xã được mở rộng, góp phần quan trọng trong việc vận chuyển lưu thông hàng hóa, thị trường buôn bán phát triển. Bên cạnh đó, các cửa hàng cửa hiệu mọc lên ở hai bên đường đại lộ Hùng Vương rất nhiều và sầm uất, kinh doanh buôn bán cho 168.462 người trong thành phố, đồng thời cũng mở rộng trao đổi buôn bán với cư dân ở các huyện, xã ngoại thành và các tỉnh khác thành phố.

Như vậy, sự phát triển và biến đổi trong các thành phần kinh tế và cơ cấu kinh tế làm cho năng suất phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm và khi sản phẩm càng nhiều thì nhu cầu trao đổi cũng tăng lên. Sản xuất cần phải

có tiêu thụ và đây chính là nguồn hàng phong phú của chợ ở thành phố Việt Trì trong thời kỳ đổi mới.

2. Chợ làm biến đổi nền kinh tế của thành phố Việt Trì từ tự cấp tự túc sang nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa. Chợ kích thích sản xuất phát triển: các ngành kinh tế muốn phát triển cần có thị trường tiêu thụ. Chợ góp phần hình thành các vùng chuyên canh rau của thành phố.

Mạng lưới chợ và hoạt động của chợ có quan hệ mật thiết với nền kinh tế của thành phố Việt Trì. Hầu như mọi sản phẩm của người dân sản xuất ra đều được phơi bày qua hoạt động của hệ thống chợ. Ngoài ra mạng lưới chợ ở thành phố Việt Trì cũng góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân thành phố, cũng như thúc đẩy các hoạt động giao lưu, buôn bán trao đổi giữa người với người thông qua giá trị tiền tệ, đảm bảo giá trị của người sản xuất và người tiêu dùng với nhau. Vì lợi ích kinh tế mà giữa người bán cũng cạnh tranh với nhau. Người sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng hàng hóa, sản xuất ra không phải chỉ để tiêu dùng mà thông qua giá trị trao đổi, sản xuất mang tính kinh doanh và lợi ích thu nhập rõ rệt.

Hệ thống chợ Việt Trì góp phần hình thành các vùng chuyên canh rau cung cấp cho thị trường thành phố, làm biến đổi nền sản xuất từ tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hoá. Trước kia, nông nghiệp độc canh cây lúa là chủ yếu, thì ngày nay bên cạnh trồng lúa thì người nông dân đã biết trồng xen canh các loại hoa màu, rau quả. Các vùng chuyên canh như Lâm Thao, Thuỵ Vân đã cung cấp cho thị trường rất nhiều loại rau màu. Ngoài ra, chợ góp phần bảo lưu các làng nghề truyền thống như làng chuyên làm bún ở phố Mai Sơn phường Tiên Cát.

Chợ và mạng lưới chợ trong thành phố Việt Trì góp phần làm tăng thu nhập cho người dân nói riêng và nền kinh tế Việt Trì nói chung. Với

mức thuế hàng tháng thu được đã góp phần làm tăng thu nhập cho ngân sách của thành phố cũng như của cả tỉnh Phú Thọ.

Ngược lại nền kinh tế phát triển, nhiều ngành nghề phát triển tạo ra nguồn hàng phong phú cho hệ thống chợ của thành phố, đặt ra yêu cầu phát triển và mở rộng mạng lưới chợ trong thành phố. Nhiều hình thức buôn bán khác nhau xuất hiện như các siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Mạng lưới chợ phát triển, thị trường được mở rộng, hàng hoá được lưu thông có tác dụng kích thích sản xuất phát triển nhằm đem lại lợi nhuận đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nhìn vào bức tranh mạng lưới chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986 đến nay ta thấy bộ mặt kinh tế thành phố đã thay đổi. Nền kinh tế Việt Trì đã có nhiều bước khởi sắc, chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Chợ là một bộ phận của thương nghiệp, hoạt động của chợ góp phần làm cho thương nghiệp phát triển. Bên cạnh đó kích thích giao thông vận tải phát triển, ngành ngân hàng cũng từng bước được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của người dân trong vùng.

Trong sự phát triển nền kinh tế của thành phố công nghiệp, giao thông vận tải được chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp, thành phố Việt Trì đã có một hệ thống đường giao thông tương đối hoàn chỉnh với nhiều đường đạt tiêu chuẩn quốc gia như đại lộ Hùng Vương, đường Nguyễn Tất Thành, đường Trần Phú,…bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đ ược đầu tư đặt các máy rút tiền tự động trong thành phố như ngân hàng Công Thương, ngân hàng Quân Đội, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,…. đã góp phần tạo cho bộ mặt của thành phố thêm phần hiện đại.

Đời sống nhân dân được nâng lên, những yêu cầu đòi hỏi cũng nâng lên một bước và nó quay trở lại tác động đến hoạt động lưu thông trao đổi hàng hoá giữa các vùng. Quá trình trao đổi lưu thông ấy làm cho các vùng ảnh hưởng lẫn nhau, đặc biệt làm cho khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được rút ngắn lại.

Quá trình trao đổi hàng hoá là quá trình chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Nông thôn là nơi sản xuất ra lương thực, thực phẩm, hàng thủ công …, thành thị là nơi sản xuất hàng công nghiệp. Quá trình trao đổi hai chiều giữa thành thị và nông thôn đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và sản xuất diễn ra liên tục. Nông thôn bao giờ cũng chậm phát triển hơn thành thị, và luôn chịu sự tác động bởi sự phát triển của thành thị. Những hàng hoá từ thành thị đưa về nông thôn ngày càng đa dạng từ tư liệu sản xuất đến hàng tiêu dùng. Từ hàng hoá đó cuốn theo về nông thôn cả lối sống, cách tiêu dùng của người thành phố. Nhu cầu tiêu dùng của người nông thôn ngày càng cao, ngày càng gần thành thị.

Có thể nói sự thay đổi đó là do sự phát triển của thương nghiệp mà đặc biệt là sự phát triển của mạng lưới chợ của thành phố Việt Trì.

4. Cùng với sự biến chuyển về kinh tế dưới tác động của mạng lưới chợ, trong xã hội ở thành phố Việt Trì góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống của người dân trong vùng, đồng thời cũng đang từng bước diễn ra sự phân tầng trong xã hội. Sự phân hoá giàu nghèo từng bước diễn ra trong dân cư.

Hoạt động của hệ thống chợ phát triển góp phần làm nâng cao đời sống của người dân thành phố Việt Trì, cũng như dân cư của cả tỉnh Phú Thọ. Chợ đã làm biến đổi nền kinh tế tự cấp, tự túc, đóng kín, mở rộng giao lưu hàng hoá giữa các vùng, biến sản phẩm lao động tự nhiên thành hàng hoá, kích thích sản xuất phát triển làm cho thu nhập của người lao động tăng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện.

Đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập nền kinh tế quốc tế, mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước cũng hoà nhập cùng xu thế chung đó, trong đó có thành phố Việt Trì. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, điều đó được thể hiện qua sự đa dạng, phong phú của các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của cư dân nơi đây. Bên cạnh mạng lưới chợ trong thành phố, đã xuất hiện các loại hình mua bán khác nhau đó là siêu thị và trung tâm Thương mại đáp ứng nhu cầu của những người dân có điều kiện kinh tế tương đối cao.

Sự tồn tại và phát triển của hệ thống chợ làm cho số người chuyên buôn bán (thương nhân) ngày càng tăng lên, lực lượng ngày càng phát triển đông. Hầu như người dân xung quanh chợ đều tham gia hoạt động buôn bán. Do nhu cầu của nền kinh tế hàng hoá thị trường, chợ và hoạt động của chợ đã kích thích người sản xuất không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng hàng hoá.

Sự phân hoá xã hội trong thành phố Việt Trì còn biểu hiện thông qua lưu lượng hàng hoá trong các chợ, siêu thị hay trung tâm Thương mại, bên cạnh những mặt hàng bình dân bán cho đại đa số tầng lớp nhân dân trong thành phố thì xuất hiện những mặt hàng chất lượng cao mà chỉ có những gia đình có điều kiện kinh tế khá mới có thể mua dùng . Điều đó cũng nói lên tích chất phân hoá xã hội của cư dân ở đây, nó thể hiện trong sự xuất hiện của các siêu thị, trung tâm Thương mại.

Sự thay đổi của người dân còn thể hiện trong sinh hoạt vật chất, trong các bữa ăn hàng ngày của người dân không chỉ cần ăn no đủ mà tiến tới ăn ngon, ăn có chất, đặc biệt là những gia đình trong nội thành của thành phố. Sự thay đổi còn biểu hiện trong cách ăn mặc, người dân không chỉ cần mặc đủ, mà tiến tới mặc đẹp, mặc mốt phù hợp với túi tiền và thị hiếu người dân.

Bên cạnh đó, quá trình phân hoá xã hội ở thành phố Việt Trì còn diễn ra ngày càng mạnh mẽ dưới tác động của thương nghiệp đặc biệt là hoạt động cuả các chợ.

Thương nghiệp là xuất hiện lực lượng hoạt động dịch vụ. Một số lao động tách khỏi sản xuất tham gia buôn bán vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất. Sự xuất hiện của lực lượng sản xuất này là cuộc phân công lao động lần thứ 3 trong lịch sử loài người, khi mà kinh tế ngày một phát triển, phạm vi ngày càng mở rộng. Trong lực lượng nông dân cũng xuất một bộ phận chuyển sang làm nghề buôn bán. Bắt đầu từ không chuyên dần dần thành chuyên nghiệp, mọi thu nhập của họ đều thu từ buôn bán. Khi sản xuất chuyển từ tự cấp tự túc, đóng kín sang sản xuất hàng hoá, thương nhân tăng cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay thu nhập của những thương nhân trong các chợ trung bình hàng tháng từ 1-5 triệu đồng tuỳ từng mặt hàng buôn bán.

Như vậy cùng với sự phát triển kinh tế là sự thay đổi văn hoá, xã hội, đô thị hoá phát triển rất mạnh mẽ trong thành phố thì mạng lưới chợ lớn chợ nhở, các siêu thị, trung tâm thương mại đan xen các loại hình thương nghiệp khác và các đường phố kinh doanh thương nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh hoạt động thương mại thành phố Việt Trì trong tương lai.

Tóm lại, sự phát triển mạng lưới chợ ở thành phố Việt Trì đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần quan trọng nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết của cư dân trong vùng, đồng thời đưa văn

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986- 2007 (Trang 43 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w