Các sản phẩm và lưu lượng hàng hóa ở chợ

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986- 2007 (Trang 33 - 37)

Khó mà nói chính xác đầy đủ những mặt hàng buôn bán trong các chợ. Số lượng và tính chất đa dạng tùy thuộc vào quy mô chợ và tình hình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp của vùng và mối quan hệ giữa vùng này với vùng khác.

Nếu như ở thời kỳ trước người bán hàng chỉ bán những sản phẩm dư thừa có khi bán cả những sản phẩm mình đang cần để lấy tiền chi tiêu hàng ngày thì nay người ta đem hàng đến chợ bán với số lượng nhiều với mục đích sản xuất và kinh doanh lấy lãi.

Trong số các chợ ở thành phố có một chợ là bán buôn, chợ trung chuyển của thành phố đó là chợ Trung Tâm. Ở đây có tất cả các mặt hàng nhu yếu phẩm, công, nông nghiệp đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con người. Các chợ còn lại là bán lẻ, có một chợ chuyên bán một loại hàng nông sản tươi sống đó là chợ Mộ Xi.

Các nguồn hàng đều được lấy từ rất nhiều nơi. Hàng hoa quả được đem từ Tây Bắc xuống như Cam sành ở Hà Giang, mận hậu ở Lào Cai , bên cạnh đó còn có đồ hàng khô được vận chuyển xuống rất nhiều như măng, mọc nhĩ. Nguồn hàng từ Trung Quốc sang vì được mở cửa khẩu Lào Cai. Nguồn hàng của các huyện, xã xung quanh như rau màu, thực phẩm,.. đặc biệt là nguồn hàng từ Hà Nội lên.

Các hộ kinh doanh chính thức ở các chợ của cả thành phố là trên 2000 hộ. Với trên 1000 hộ ở chợ Trung Tâm, còn lại là ở các chợ khác. Phương thức phục vụ ở các chợ cũng rất đa dạng , phong phú và linh hoạt tuỳ nhu cầu của người đi chợ. Đặc biệt hàng thực phẩm chế biến sẵn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguồn hàng chủ yếu của các chợ ở thành phố Việt Trì như các mặt hàng tiêu dùng, quần áo, giày dép, vải vóc....thì đều được lấy từ chợ đầu mối của thủ đô Hà Nội là chợ Đồng Xuân. Tuy nhiên trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì hàng hóa trong các chợ càng thêm phong phú và đa dạng hơn, với số lượng rất nhiều, rẻ và mẫu mã đẹp hơn. Đặc biệt là hàng Trung Quốc đã được các thương nhân nhập khẩu với khối lượng tương đối lớn, đang cạnh tranh rất gay gắt với hàng hóa của Việt Nam.

Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản đáp ứng nhu cầu ăn uống của người dân thành phố một phần do nhân dân trong vùng làm ra để cung cấp cho thị trường, một phần là do người bán vận chuyển từ các nơi đến như các loại rau, củ, quả . Nguồn hàng đó phần lớn mang ở Vĩnh Tường lên, hay mang ở Lâm Thao xuống.

Vào tháng ba, tháng tư chợ nào cũng bán rất nhiều rau muống, rau dền, mùng tơi,...Người bán rau dùng quang gánh hay xe thồ hoặc xe chở hàng mang đến chợ có thể là giao buôn, có thể là bán lẻ cho người dân ở đây. Các chợ họp ở các xã như chợ Nú (xã Minh Nông), chợ Dữu Lâu (xã Dữu Lâu), chợ Thụy Vân (xã Thụy Vân) các sản phẩm nông sản ở đây phần lớn do dân địa phương cung cấp cho thị trường cho nên giá cả rẻ hơn so với các chợ trong nội thành, thu hút lượng khách đến mua rất đông. Hầu như trong mỗi gia đình nào cũng có một mảnh vườn trồng rau ăn, thậm trí có các gia đình chỉ có nghề trồng hoa màu bán ra thị trường để có tiền chi tiêu hàng ngày. Những gia đình đất chật, hẹp, thì tùy thuộc vào nhu cầu của từng nhà mà bắt buộc họ phải mua rau quả ở chợ hàng ngày. Cũng có thể có những hình thức trao đổi giữa người này và người kia tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích riêng.

Các mặt hàng rau, củ, quả có rất nhiều, đúng như câu nói “mùa nào thức ấy”, hoa quả thường bán rất chạy mặc dù số lượng không phải là ít.

Ngày nay, các mặt hàng rau quả không chỉ có theo mùa mà trồng được trái mùa, cho nên người dân trong vùng có nhu cầu mua rau quả là có liền, tuy nhiên giá cả sẽ đắt hơn so với đợt đúng vụ của nó. Đời sống của người dân được cải thiện, nhu cầu bữa ăn là rất cần thiết.

Một thực tế hiện nay ở các chợ hoa quả bán nhiều không phải chỉ là sản phẩm của địa phương trong vùng mà còn ở những nơi khác đem đến, hầu như chợ nào cũng bán nhiều, dễ mua, giá lại rẻ. Cam sành ở Hà Giang, mận hậu ở Lào Cai được vận chuyển về chợ rất nhiều. Ngoài ra, hoa qủa được nhập khẩu từ Trung Quốc như cam, quýt, lê...như xoài Thái, nho, dưa Mỹ...đã len lỏi vào các chợ để cạnh tranh với hoa quả của Việt Nam.

Là một thành phố công nghiệp, ngoài nhu cầu thị trường phục vụ đời sống cho cán bộ viên chức nhà nước, thì phần lớn là phục vụ cho đại đa số công nhân trong vùng. Như chợ Gia Cẩm, chợ Nông Trang, ở đây có các công ty như công ty may Việt Hàn, công ty Giày da, công ty Dược Phú Thọ, công ty dệt, công ty TNHH Pang Rim,….

Các mặt hàng như thịt lợn, cá, gà, vịt, tôm cua, ốc hến với số lượng rất lớn, phục vụ nhu cầu bữa ăn hàng ngày của nhân dân thành phố, đây là những mặt hàng không thể thiếu trong chợ, nó phản ánh nền kinh tế đang phát triển của thành phố. Trong bữa ăn hàng ngày của người dân bây giờ không chỉ là ăn no, ăn đủ nữa mà thường xuyên được cải thiện ăn ngon,ăn có chất lượng. Đó cũng chính là thực trạng chợ hiện nay của thành phố Việt Trì cũng như chợ của các thành phố trong cả nước hầu như các mặt hàng lương thực, thực phẩm được bán tăng lên theo nhu cầu của người dân.

Kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường được mở rộng, nhiều loại hàng hóa được tung ra thị trường chợ. Các loại hàng có sự thay đổi về số lượng và chất lượng, phong phú về chủng loại, tăng dần theo chiều tăng của công nghiệp, thủ công nghiệp,nông nghiệp. Hàng vải, quần áo may sẵn, giày dép ở chợ nào cũng bày bán với nhiều loại xấu đẹp, dày mỏng

khác nhau, hợp với túi tiền của khách hàng. Có nhu cầu đến chợ là được đáp ứng. Người đi chợ có thể tùy chọn theo sở thích phù hợp với thị hiếu của mình. Chợ nhiều như chợ Trung tâm thành phố cũng có cả 2 tầng bày bán các mặt hàng tiêu dùng như giày dép, quần áo, túi, đồ hàng tạp hóa,...với nhiều mặt hàng rất phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn phù hợp với bản thân cũng như kinh tế của mình.

Ngoài các hình thức chợ lớn trong thành phố, còn xuất hiện các chợ cóc, chợ tạm, địa điểm đặt tại các phố các phường, ở nơi đi lại thuận tiện để phục vụ nhu cầu gần nhà của cư dân ở đây, Các chợ này phầm lớn bán các nông sản phục vụ cho ăn uống hàng ngày của người dân trong các phố, không chỉ trong các chợ lớn mới có mà ở các chợ cóc cũng bán rất nhiều, Người dân không phải đi lên các chợ lớn mới có thể mua được mà ở ngay các chợ cóc, chợ tạm gần nhà đều có tiết kiệm được thời gian đi lại cho người dân ở đây. Nhưng bên cạnh đó, sự tồn tại của các chợ cóc, chợ tạm cũng gây ít nhiều cho môi trường, cản trở giao thông trong các phố, phường.

Các cửa hàng, cửa hiệu trong thành phố (phố chợ) đa phần là nằm trên đại lộ Hùng Vương có thể là bán hàng tạp hoá, có thể là hàng gia dụng của những gia đình kinh doanh trên phố.

Nền kinh tế phát triển, nhu cầu về thị trường ngày càng lớn, các siêu thị, Trung tâm Thương mại mọc lên, đáp ứng về mặt vật chất cho cư dân trong thành phố. Loại hình chợ thuận lợi với cả người mua và người bán, người mua có thể tiếp cận với nhiều loại hàng hoá, nhiều sản phẩm khác nhau. Với các loại hàng hoá chất lượng cao, phong phú và đa dạng về chủng loại, giá cả phù hợp với tài chính của từng người đã thu hút rất nhiều người dân có điều kiện ở đây. Các mặt hàng được bày bán ở các siêu thị hay trung tâm Thương mại đều là những sản phẩm được người tiêu dùng tín nhiệm. Với số lượng cũng như chất lượng được đảm bảo thì cư dân trong vùng có thể yên tâm một phần nào đó so với hàng hoá mua ở

chợ. Bên cạnh các mặt hàng tiêu dùng thì các mặt hàng thực phẩm tươi sống trong các siêu thị hay trung tâm Thương mại thường qua xử lý sạch.

Tóm lại, mở rộng thị trường, tự do buôn bán, ở chợ không chỉ là nơi thoả mãn nhu cầu của con người trong thành phố mà nó còn là thị trường tiêu thụ hàng hoá, là nơi cạnh tranh buôn bán kiếm lãi tăng thu nhập cho ngân sách thành phố.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu chợ ở thành phố Việt Trì từ 1986- 2007 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w