Đường lối của Đảng về báo chí

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu báo chí thanh nghệ tĩnh trong những năm 1930 1945 (Trang 28 - 30)

BÁO CHÍ CÁCH MẠNG THANH NGHỆ TĨNH GIAI ĐOẠN 1930 –

2.1.2.Đường lối của Đảng về báo chí

Ngay tại Hội nghị thành lập Đảng tháng 2 – 1930, Đảng đã chủ trương “…

Bỏ những tờ báo Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng xuất bản trước đây. Ban Chấp hành TW có thể xuất bản một tạp chí lý luận và 3 tờ báo tuyên truyền của 3 xứ” [ 3 , 173].

Khi phong trào cách mạng bị đế quốc và phong kiến đàn áp dã man, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (3/1931) nhấn mạnh nhiệm vụ cần kíp lúc này phải: “Tổ chức sự tuyên truyền cổ động của Đảng cho rộng. Tờ báo của Trung ương cho đến báo các địa phương phải làm cho có tính chất quần chúng, phản chiếu rõ rệt sinh hoạt và tranh đấu của quần chúng…” [ 10 , 98 ]

Ngày 3/1/1931 Ban Thường vụ Trung ương Đảng gửi Thông cáo cho các cấp ủy về việc chống chính sách khủng bố trắng của địch, nhấn mạnh “…phải bền lòng cương quyết, đẩy mạnh tuyên truyền cổ động, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh” [ 3, 227-228 ]

Khi phong trào cách mạng bước vào giai đoạn thoái trào, ngày 14/6/1934 Hội nghị Ban lãnh đạo của Đảng ở ngoài nước và những đại biểu trong nước, đặt ra nhiệm vụ quan trọng là thực hiện vận động quần chúng theo tinh thần Chương trình hành động của Đảng. Hội nghị đã đặt vấn đề cần chú trọng công tác sách báo của Đảng.

Hoàn cảnh lịch sử mới, Đảng chủ trương phát động phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, cơm áo hòa bình. Công tác báo chí có những quan điểm mới.

Ngày 20/3/1937 Đảng ra Thông cáo chủ trương thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cổ động “Các cấp đảng bộ phải khuyến khích những người cảm tình, đứng tên xin Chính phủ cho phép xuất bản những tờ báo công khai…”[13, 217 ].

Hội nghị giới báo chí Trung Kỳ ngày 27/3/1937 ra Nghị quyết về quyền tự do báo chí và về những vấn đề thuộc tình hình chính trị chung của đất nước trong đó nhận mạnh công tác cổ động tuyên truyền báo chí của các cấp bộ Đảng.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương từ 25/8 đến 4/9/37 đã nhận định về những mặt tích cực và hạn chế của công tác báo chí, Đảng đã đề ra nhiệm vụ cần kíp về công tác tuyên truyền cổ động “ Công tác tuyên truyền cổ động cũng phải công khai hóa, Hội nghị quyết định thủ tiêu các tờ báo bí mật của các hội quần chúng. Từ nay về sau, các vấn đề bàn đến sinh hoạt và các cuộc vận động quần chúng phải dùng sách báo công khai mà giải thích. Các báo bí mật của đảng bộ kế tiếp ra, tuy nhiên chỉ bàn những vấn đề không thể in công khai mà thôi…” [13 , 292]

Thực hiện nghiêm túc những quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong những năm 1930 – 1939 dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng Thanh – Nghệ - Tĩnh, báo chí cách mạng địa phương có những kết quả to lớn.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu báo chí thanh nghệ tĩnh trong những năm 1930 1945 (Trang 28 - 30)