Nội dung chủ yếu và vai trò của báo chí cách mạng trong những năm 1939 –

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu báo chí thanh nghệ tĩnh trong những năm 1930 1945 (Trang 41 - 51)

BÁO CHÍ CÁCH MẠNG THANH – NGHỆ TĨNH GIAI ĐOẠN 1939 –

3.3. Nội dung chủ yếu và vai trò của báo chí cách mạng trong những năm 1939 –

năm 1939 – 1945

* Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến.

Trong thời kỳ này báo chí cách mạng Thanh - Nghệ - Tĩnh vẫn tiếp tục những bài viết thể hiện tinh thần lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm thực

hiện kháng chiến chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và chế độ Phong kiến tới cùng. Tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, xác định nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ hàng đầu không thể tách rời nhau. Tuy hai nhiệm vụ không tách rời nhau nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước những khẩu hiệu cụ thể như: Giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất của bọn phản động cho dân cày nghèo, tiến tới cách mạng ruộng đất.

Trong bài viết “Dưới gót sắt chết dưới bom đạn” được đăng trên báo Đuổi Giặc nước số ra ngày 10/6/1944 của Cơ quan tuyên truyền cổ động Việt Minh Thanh Hóa có đoạn viết như sau: “Ngót tháng nay đồng bào ta ở Bắc kỳ không ngày nào là không chết lây vì Nhật - Pháp. Máy bay, tàu Mỹ đã dùng lối đánh rất lanh. Họ bay rất cao rồi đâm thẳng tới đích, làm cho giặc Nhật không kịp trở tay cũng không kịp lánh nạn”

Kết thúc, bài báo kết luận, rồi đây hàng vạn tấn bom còn rải xuống Đông Dương. Dân ta chết như rạ nếu cứ để giặc Nhật ngang dọc, hống hách trong nước trong nhà.

* Phản ánh các phong trào đấu tranh của nhân Thanh - Nghệ - Tĩnh nói riêng và phong trào trên cả nước nói chung.

Cuộc chiến tranh thế giới đã gây bao tang tóc cho nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế gới, ngày 1/8 trở thành ngày Quốc tế chống chiến tranh. Năm 1944 trong bài viết “Ngày mồng 1/8 chống chiến tranh Phát xít” được đăng trên báo Đuổi giặc nước số ra ngày 15/7/1944 của Cơ quan tuyên truyền cổ động Việt Minh Thanh Hóa có đoạn viết như sau:

Ngày mồng một tháng tám, ngày nổ ra cuộc chiến tranh cướp đoạt giữa các đế quốc chủ nghĩa. Cuộc chiến tranh đã tàn phá nhân loại một cách dã man rùng rợn! Vết thương thế giới chưa hàn thì ngày nay máu người lại tuôn trào lênh

láng, cuộc thảm hại do bọn đế quốc phát xít Đức - Ý - Nhật gây nên. chúng đã đem lửa thép giết văn minh, đẩy nhân loại xuống hạng cầm thú.

Chiến tranh chưa dứt Họa phát xít chưa trừ! Thế giới còn ngập máu!

Nước Việt Nam còn nô lệ đọa đày! Hỡi các giới đồng bào!

Hãy đứng dậy, sát cánh nhau

Chống chiến tranh phát xít xâm lược!

Hãy thống nhất hành động làm mít tinh, biểu tình, chống bắt phu, cướp lúa, cướp bông, đòi giặc Pháp trả những người chồng con đi lính biệt tích, đòi phát gạo cho dân nghèo, đòi tăng lương, tăng giá sinh hoạt.

Tất cả đồng bào đồng thanh hô lớn Đánh đổ chiến tranh phát xít

Đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp

Ủng hộ Liên Xô nước bênh vực các dân tộc bị áp bức! Việt Nam độc lập!

Báo chí thời kỳ này phản ánh hàng loạt những hoạt động của nhân dân Thanh – Nghệ – Tĩnh như: Hoạt động chống thu lúa, tranh đấu, biểu ngữ, truyền đơn, chống giặc đào mả, phong trào đấu tranh chống “phục quốc”, phản quốc.

Trong bài viết “chống giặc đào mả, quần chúng biểu tình võ trang” được đăng trên báo Đuổi giặc nước số ra ngày 10/6/1944 của cơ quan tuyên truyền cổ động việt Minh Thanh Hóa có đoạn viết như sau:

“Chiều ngày mùng 10/3 ta. Viên tây đồn Lạch Trường (Hậu Lộc trực bắt lý hương làng Y Bích phá miếu để làm muối. Một người dân làng ra mặt bị phản

đối, bị nó lùa đánh, liền được một toán thanh niên bảo vệ. Viên tây đoạn phải xử nhũn “chẳng bằng lòng thì thôi, quan không ép!

Nhưng chiều hôm sau nó lại kéo phu về phá nghĩa địa chung của hai làng Y Bích và Lộc Tiên (Thanh Hóa. Con trai thấy nắm xương tàn của ông cha bị khai quật liền nổi hiệu trống mỏ liên thanh. Lập tức lý trưởng và toàn dân hai làng, cả đàn bà, con nít, gót 400 người nắm gậy gộc xông ra đồng lòng chống giặc đào mả. Hai thanh niên thay mặt dân phân trần liền bị nó đánh. Tức khắc dân chúng vây chặt bọn tây, ba người đàn bà xấn lại. Một ông cố chĩa gậy vào mặt giặc mà rủa thậm tệ. Đồng thời dân làng kêu gọi phu bỏ việc. Anh em phu liền kéo về. Một cuộc đáng ghi nữa trong cuộc đấu tranh này là đồng bào làng Đa – Phạn theo đạo thiên chúa cũng đồng thanh với Y Bích, Lộc Tiên thóa mạ tên tín đồ vô lương giúp giặc đào mồ.

Biết không thể dùng võ lực dọa ngã sức đoàn kết của dân chúng viên tây đoạn phải lùi bước và hứa phải đền tiền cho mấy cái mả bị đào.

Mấy hôm sau viên công sứ cùng “Cụ lớn tỉnh” phải về giúp sức bọn đoan điều đình việc nhượng đất. Được dân thuận, lý hương đã nhận tiền bồi thường cho dân Y Bích 400 để rời miếu và đền 800 với 2 cái cống để dân 2 làng dời nghĩa địa”.

Cuộc đấu tranh đã đi vừa phải và đã hoàn toàn thắng lợi. Đó là một bài học thực tế đầy kinh nghiêm tranh đấu. Nó lại dạy ta một lần nữa

Sức mạnh của đoàn kết Khuất phục là chết! Tranh đấu là sống!”

Ngoài ra cũng trong số báo này còn rất nhiều những bài viết thể hiện tinh thần tranh đấu của nhân dân ta, những bài viết kêu gọi toàn dân đứng lên giết giặc như bài “Hỡi đồng bào

Đồng bào ơi hỡi đồng bào!

Sống không yên được, chết nào được yên Nhật tây đã cậy thế quyền

Thì ta nắm chặt tay liền một giấu Đứng lên quyết chí phen này

Đương đầu tranh đấu chân tay quyết thù Chống tăng thuế, chống bắt phu

Chống thu bông sợi, chống thu lúa nhà Chống đào mồ mả ông cha

Chống khủng bố trắng khảo tra tù đày Rèn gan, luyện óc từ đây

Tiến lên giết sạch giặc Nhật Tây bạo tàn”

Trong các số khác của báo được đăng trên báo Đuổi giặc nước số ra ngày 15/10/1944 của cơ quan tuyên truyền cổ động việt Minh Thanh Hóa còn có những bài ca dao thể hiện tinh thần, ý chí và nghị lực của nhân nhân ta như bài Ca dao “không chịu chất đói” như sau:

Bão rơi rồi lại mưa tuôn

Bể dâng, nước mặn lụt nguồn, tràn sông Hai phen nước bạc ngập đồng

Hai phên nước mắt đày lòng héo hon Chưa nguôi khóc mạ chết non

Ruột đau như mất đứa con đầu lòng Lệ cay đã đổ giòng giòng

Ngẹn nhào khóc lúa đòng đòng đon thâm Trời ơi! công khó quanh năm

Cửa nhà, vốn liếng lâu nay Gió mưa một trận vụt bay cả rồi! Ngẩn ngơ trông ruộng trông trời Khổ ơi là khổ, buồn ơi là buồn Vì ai đê vỡ nước tuôn

Để cho lụt bể, lụt nguồn liên miên? Chém cha lũ giặc cường quyền Gian nan cướp sạch của tiền dân ta Đàn ca, đú đỡn, xa hoa!

Túi đầy chẳng chịu nhả ra một hào Mặc ta chống với trời cao

Đê điều sụt lở bay nào biết chi! Yên vui bay cứ ngủ khì

Mặc ta với ruộng, chết đi nửa người Còn chi đâu nữa vụ mười

Mà bay cứ chực cướp nồi cơm ta? Chém cha cái lũ giặc già

Dân ta tức nước vỡ bờ rồi đây! Đói lòng không thể khoanh tay Anh em ơi! Quyết phen này dậy lên Đồng tâm, đoàn kết vững bền

Đánh tan Nhật Pháp giành quyền tự do Mai sau lúa mới đầy bồ

* Tuyên tuyền đường lối của Đảng

Công tác báo chí thời kỳ này vẫn tiếp tục tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng: Đó là đường lối tiếp tục giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước. Xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông thôn và thành thị , xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, là ngọn cờ dẫn đường cho dân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân.

Công tác tuyên truyền đường lối của Đảng được thực hiện xuyên suốt từ Trung ương xuống địa phương và “người cán bộ” luôn là những người phải đi đầu trong việc nắm vững và tuyên truyền mọi đường lối đấu tranh của Đảng và nhân dân ta. Xứng đáng là những người tiên phong.

Trong số báo ra ngày 11/10/1944 của báo “Đuổi giặc nước đã có đoạn viết về cán bộ như sau:”Muốn đẩy mạnh phong trào cứu quốc, muốn kịp thời lãnh đạo nhân dân khở nghĩa trước hết phải giải quyết vấn đề cán bộ.

Một nhà cách mạng phương Tây đã quả quyết nói “cán bộ quyết định tất cả”.

- Vậy cán bộ là gì?

Đó là những phần tử cách mạng đủ tinh thần cách mạng gánh vác mọi trách nhiệm do đoàn thể giao phó.

- Cán bộ tốt là thế nào?

Một là tận tâm với sự nghiệp cách mạng, trung thành với đoàn thể - lòng tận tâm ấy được chứng thực trong các cuộc đấu tranh, trong lao động, trong sinh hoạt cách mạng hàng ngày.

Hai là mật thiết liên lạc với quần chúng, hiểu rõ quần chúng, thân yêu quần chúng và được quần chúng tin yêu, tín nhiệm... ’’

Ngoài ra báo chí giai đoạn này còn phản ánh một số những sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày của nhân dân ta. Vừa chuẩn bị lực lượng vừa ra sức học tập và lao động nhằm xây dựng nền tảng cuộc sống mới của nhân dân về sau.

KẾT LUẬN

Từ năm 1930 đến 1945 là một giai đoạn lịch sử rất đặc biệt. Là thời kỳ vận động cách mạng sôi sục, cách mạng Việt Nam nói chung, cách mạng 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng phải đương đầu với những cam go và thử thách nghiêm trọng. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã vượt qua những thử thách, giành thắng lợi cuối cùng,

Với sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời Đảng đã có Cương lĩnh chính trị xác định rõ con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX; mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt nam.

Trong thời gian này báo chí cách mạng Thanh - Nghệ - Tĩnh mặc dù mới được ra đời sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Hơn thế nữa lại phát triển trong hoàn cảnh lịch sử hết sức khó khăn, thiếu thốn cả về khoa học kỹ thuật, lẫn việc được đào tạo một cách bài bản về cách viết và làm báo, in ấn, chất lượng bài viết cũng như công tác xuất bản chưa được cao. Nhưng báo chí đã làm tròn nhiệm vụ tuyên truyền những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phản ánh các phong trào đấu tranh chống kẻ thù của nhân dân ta; thực hiện truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước để nhân dân đi theo cách mạng, đứng về phía cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và làm theo Đảng, làm theo cách mạng. Như vậy là trong quá trình vận động cách mạng ngay sau khi Đảng ta mới thành lập, báo chí vô sản ở Thanh - Nghệ - Tĩnh đã trở thành

một vũ khí sắc bén mà các tổ chức Đảng luôn luôn coi trọng trong việc chỉ đạo và phát huy sức mạnh; xứng đáng với sứ mạng vẻ vang của mình “là những người tuyên truyền, cổ động, tổ chức tập thể” như Lê-nin đã từng nói.

Có thể nói báo chí cách mạng Thanh – Nghệ – Tĩnh đã góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh chung của cả dân tộc. Cùng ra sức kêu gọi nhân dân ở khắp các địa phương cũng như trong cả nước đứng lên làm cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, đòi lại quyền tự do, bình đẳng cho mọi người.

Ngày nay khi đất nước ta đã được hòa bình, toàn dân ta đang thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đưa nước ta tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội. Báo chí Thanh – Nghệ – Tĩnh vẫn đang hàng ngày, hàng giờ phát huy truyền thống vẻ vang, tiếp bước các thế hệ các cha anh đi trước xây dựng hệ thống báo chí ở địa phương ngày càng đa dạng hơn cả về nội dung lẫn hình thức, đáp ứng được nhu cầu thông tin của đông đảo các độc giả trong và ngoài tỉnh. Góp phần không nhỏ trên mặt trận văn hóa, truyền thông, thông tin của cả dân tộc, từng bức đưa 3 tỉnh nói riêng và đất nước ta phát triển ngang tầm với các nước khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu báo chí thanh nghệ tĩnh trong những năm 1930 1945 (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w