Các tờ báo tiêu biểu

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu báo chí thanh nghệ tĩnh trong những năm 1930 1945 (Trang 30 - 31)

BÁO CHÍ CÁCH MẠNG THANH NGHỆ TĨNH GIAI ĐOẠN 1930 –

2.2.1. Các tờ báo tiêu biểu

Là cái nôi của phong trào cách mạng trong quá trình vận động thành lập Đảng, từ tháng 10/1930 là địa phương có trụ sở Xứ ủy Trung Kỳ đóng và trực tiếp chỉ đạo. Bởi thế, Đảng bộ tỉnh Nghệ An nói riêng và Thanh Hóa, Hà Tĩnh nói chung đã quán triệt sâu rộng, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Xứ ủy về công tác cổ động tuyên truyền. Tỉnh ủy Thanh - Nghệ - Tĩnh đã chỉ đạo sát sao các cấp bộ Đảng thiết lập, phát triển các tờ báo của mình trở thành vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù. Mặc dầu, ngày nay chúng ta chỉ còn giữ được một số lượng không nhiều so với toàn bộ sự nghiệp báo chí mà các chiến sĩ cộng sản ở Nghệ An đã tạo nên. Nhưng, lần giở lại những trang báo ấy, đã tìm thấy ở đó những tư liệu lịch sử quý giá, phản ánh một thời kỳ lịch sử oanh liệt của cách mạng nước nhà. Đồng thời, đây cũng là những minh chứng về vai trò sứ mệnh báo chí cách mạng là “những tế bào tổ chức” và “người tuyên truyền cổ động tập thể”.

Qua những trang hồi ký cách mạng và các tờ báo hiện còn, chúng ta biết rằng trong những năm đầu cách mạng ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có các tờ báo như

Tại Thanh Hóa: Báo Tiến Lên – tờ báo đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa ra đời cùng với sự ra đời của Đảng bộ Thanh Hóa (29/7/1930); Báo Hồn Lao động (Tháng 6/1934) sau đó đổi tên thành báo Tia Sáng vào tháng 3/1936, của Đảng bộ Thanh Hóa

Tỉnh Đảng bộ Nghệ An có: Nghệ An Đỏ (1930) và Tiến Lên (1931) của Tỉnh ủy; tờ Chuông Vô Sản (1931) và Cờ Dẫn Đạo (1932) của Khu bộ Vinh – Bến Thủy; tờ Chỉ Trích (1932) của Huyện ủy Nghi Lộc; tờ Tia Sáng (1930) và Lao Động (1931) của Huyện ủy Quỳnh Lưu; tờ Nhà Quê (1931) của Huyện ủy

Thanh Chương; tờ Sản Nghiệp (1930) của Huyện ủy Hưng Nguyên; tờ Giác Ngộ (1930) của Huyện ủy Nam Đàn. Đặc biệt trong thời gian này xuất hiện một tờ báo hết sức đặc biệt là “báo miệng” với các tên gọi Đề Lao Tuần Báo; Ngục Báo, ra đời ngay chính nơi mà bọn đế quốc Pháp và tay sai muốn khuất phục tinh thần cách mạng của các chiến sĩ yêu nước – Nhà lao Vinh.

Đối với Tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh: Bước tới cơ quan Trung ương của Tỉnh ủy. Báo có 4 trang, không có số báo, ngày ra báo. Hiện gồm có 2 số: số tháng 5 năm 1930 và số đặc biệt không rõ ngày ra; Báo Cổ Động - Cơ quan tuyên truyền của huyện ủy La Sơn, báo in thạch khổ 31 x 20,5cm, số 9 ra ngày 15/02/1931; Báo Tiếng Gọi - Cơ quan tuyên truyền của huyện ủy Thạch Hà; Tự Cứu - Cơ quan tuyên truyền của huyện ủy Can Lộc.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu báo chí thanh nghệ tĩnh trong những năm 1930 1945 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w