BÁO CHÍ CÁCH MẠNG THANH NGHỆ TĨNH GIAI ĐOẠN 1930 –
2.2.2. Nội dung chủ yếu của báo chí cách mạng Thanh – Nghệ Tĩnh giai đoạn 1930 – 1935.
giai đoạn 1930 – 1935.
Nhìn chung nội dung báo chí của 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh thời kỳ này nhằm tập trung tuyên truyền một số những vấn đề chủ yếu như sau:
* Tố cáo tội ác của đế quốc, phong kiến, nêu cao tinh thần chiến đấu chống kẻ thù xâm lược của nhân đân
Xuất hiện trong hoàn cảnh Đảng mới ra đời, lại hoạt động trong điều kiện bí mật, các tờ báo còn đơn giản về mặt nội dung, mang dáng dấp của tờ truyền đơn, chủ yếu được in thủ công (in thạch), số lượng phát hành mỗi số không nhiều… nhưng dưới sự chỉ đạo của các cấp bộ Đảng và sự nỗ lực hoạt động của các chiến sĩ cộng sản các tờ báo cách mạng đã kịp thời chuyển tải đường lối của Đảng đến với quần chúng yêu nước, là lời tố cáo đanh thép đối với tội ác của bọn đế quốc và tay sai, là tiếng kèn thúc dục quần chúng tranh đấu giành lợi quyền.
Tờ Lao Động số 2 ra ngày 20/9/1931 phản ánh tình cảnh của dân cày lúc bấy giờ “Dù 3, 4 năm nay mùa màng mất ráo, năm thì bị hạn năm thì bị lụt,
chẳng năm nào được hoàn toàn cả. Vì sao! Bởi trời chăng? Bởi phật chăng? Không, cũng bởi bàn tay tàn bạo của đế quốc Pháp và bọn phong kiến địa chủ kia chỉ lo bòn sưu, móc thuế, bóc lột hà hiếp đủ đường chúng không lo cứu chữa gì cho chúng ta…”. Cũng chủ đề trên, báo Gương Vô Sản ngày 29/7/1931 viết về nổi khổ nhục của tầng lớp thanh niên trong cảnh nước nhà nô lệ “anh chị em thanh niên lao động! tình cảnh của ta khổ lắm rồi! ở các đồn điền công việc của chúng ta bị địa chủ bắt làm chẳng khác gì người lớn, thế mà tiền công không bằng nhau… còn ở thôn quê thì sao. Đi cày thuê, cuốc mướn đi ở chăn trâu cho địa chủ, phú nông một năm tiền công chỉ độ 4, 5 đồng là cùng, còn thức ăn đồ mặn thì cơm hẩm nhút chua, áo rách nón cời, công việc làm thì cày sâu cuốc bẩm….”. Báo Tiến Lên ngày 15/3/1931 thì phản ánh “...chúng nó lại coi chúng ta như là trâu ngựa, chúng nó bạc đãi thế nào ta cũng phải chịu vậy, nếu có cựa quậy một tí gì thì nó tàn sát rất là thê thảm mà không lấy làm ghê tay….”.
Qua việc phản ánh nỗi khổ cực ấy, các cấp bộ Đảng kêu gọi quần chúng cần phải đoàn kết để đấu tranh giành lại quyền lợi chính đáng của mình. Báo Lao Động số ra ngày 20/09/1931 đã giải thích nghĩa của hai chữ “Tranh đấu” là “Đem hết lực lực lượng ra mà chống sự áp bức bóc lột của phe địch thù để giành lại quyền lợi..” và yêu cầu quần chúng “Vậy anh em, chị em muốn giữ vững quyền lợi đã đòi được; muốn thực hiện hết thảy những khẩu hiệu đấu tranh thì phải tranh đấu hàng ngày, tranh đấu cho kịch liệt, tranh đấu cho tới kỳ cùng”.
Không chỉ tập trung chủ đề kêu gọi quần chúng đấu tranh, báo chí cách mạng của các cấp bộ Đảng tại Nghệ An trong thời gian này còn kịp thời đưa tin về các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân trong Tỉnh từ ngày có Đảng. Đồng thời, trên một số tờ báo còn nêu rõ những thắng lợi, hạn chế qua các cuộc đấu tranh để rút ra bài học kinh nghiệm về sau. Đây là công tác hết sức cần thiết
lúc này nhằm duy trì phong trào quần chúng, tránh cho lực lượng cách mạng tránh khỏi những tổn thất.
Giữa lúc bọn đế quốc, phong kiến tăng cường khủng bố đàn áp và mua chuộc dụ dỗ, dẫn đến cuộc đấu tranh của nhân dân bước vào giai đoạn thoái trào. Để kịp thời chỉ đạo quần chúng đấu tranh gây dựng khôi phục lại phong trào cách mạng
* Tuyên truyền về đường lối của Đảng, uốn nắn tư tưởng:
Ngoài kêu gọi nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống sự xâm lược của kẻ thù thì công tác báo chí Thanh - Nghệ - Tĩnh thì còn thực hiện một nội dung hết sức quan trọng đó là uốn nắn những sai lầm trong đấu tranh đồng thời qua công tác tuyên truyền Đảng ta còn đi sâu vào những vấn đề cụ thể, sát với sinh hoạt hàng ngày của Đảng viên. Tờ “Lao Động” của huyện bộ Quỳnh Lưu ngày 13/9/1931 đăng tin huyện bộ quyết định khai trừ 2 đảng viên phạm khuyết điểm trong sinh hoạt. Quan điểm về tính tổ chức và kỷ luật của Đảng nhằm giáo dục đảng viên. Án nghị quyết của tỉnh uỷ Nghệ An (Hội nghị ngày 29/1/1932) đã viết rõ “Tỉnh uỷ có 5 người (3 thường vụ 2 hội viên). Song có đồng chí Tá có tư tưởng bậy bạ làm mất tín nhiệm Đảng. Nên tỉnh uỷ quyết hạ công tác để ra ngoài cơ quan chỉ huy.
Báo Tiến Lên số ngày 12/9/1931, của Tỉnh ủy Nghệ An đăng bài Tự chỉ trích, đã phê phán những sai lầm khuyết điểm của mình “Xét ra công việc của chúng ta bấy lâu nay vì nhiều điều sai lầm khuyết điểm, làm cho phong trào tranh đấu của chúng ta ngưng lại mà thừa dịp đó đế quốc tấn công. Giờ đây phong trào đấu tranh ngày một thụt lùi nguyên nhân này như sau:
1) Trong các cuộc tranh đấu thường có tính chất thỏa hiệp do dự và không triệt để.
3) Khi tranh đấu kế hoạch không thống nhất.…..
6) Khi đế quốc dùng chính sách cải lương lừa gạt quần chúng hay là dùng thủ đoạn dã man đàn áp quần chúng không hết sức tuyên truyền cổ động cho thật náo nhiệt để giải thích cho toàn thể anh em chị em hiểu cần phải tranh đấu mới bênh vực được quyền lợi của mình, và vạch rõ thâm mưu của đế quốc cho họ hiểu mà định kế hoạch đối phó cho thống nhất”. Trên báo Gương Vô Sản ngày 29/7/1931, Huyện ủy Anh Sơn sau khi đưa tin về thắng lợi trong cuộc đấu tranh của nhân dân huyện nhà ngày 21 và 30 tháng 5 (Âm lịch), cũng đã chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của các chi bộ Đảng khi lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Nói về sai lầm cuộc đấu tranh ngày 30/5, Huyện ủy nhận định “Trước khi tuần hành không chịu thảo luận kế hoạch cho triệt để và không theo chiến lược khi ra trận mà bố trí; Khi đế quốc tới không biết chia ra nhiều toán mà vây bọc lấy để tuyên truyền cho lính; Khi lính đã ra mặt trận, phần công nông không chịu cương quyết xung đột, lại bỏ chạy toán loạn, thành thử bị thiệt hại…”.
Việc kịp thời đăng tải những tin tức trên là một công tác tư tưởng chính trị vô cùng quan trọng đối với các cấp bộ đảng, góp phần tăng cường nhiệm vụ giáo dục cán bộ đảng viên cũng như quần chúng, tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng và tinh thần đoàn kết của nhân dân.
Một thành công nổi bật trong cao trào cách mạng 1930 – 1931 ở Nghệ Tĩnh là thực hiện thắng lợi trong thực tế liên minh công nông là cơ sở để cho chính quyền Xô viết ra đời. Nhận rõ tầm quan trọng của liên minh công, nông, binh trong cuộc đấu tranh cách mạng, các báo cách mạng của Nghệ An thời gian này đã nêu lên những dẫn chứng cụ thể về sự phối hợp nhịp nhàng của phong trào công nông và công tác binh vận. Tờ Tiến Lên số 15 ngày 15/3/1931 đã ra “Trung cáo” của Tỉnh ủy kêu gọi tăng cường liên minh công, nông, binh trong đấu tranh cách mạng. Trên cơ sở thực tế “Từ khi có phong trào đấu tranh
(1/5/1930) đến giờ, anh em công, nông, binh đã nhiều lần bắt tay nhau giữa mặt trận. Đã tỏ tình thân thiện cùng nhau, đã nhìn nhận nhau là con 1 nhà, song vì đôi đường chưa hiểu ý kiến đích xác của nhau cho nên bắt tay nhau hãy còn bẽn lẽn.. “. Qua việc nhận rõ những hạn chế trên, Tỉnh ủy đề ra yêu cầu: Công, nông, binh là người đồng một giai cấp; Đã đồng một giai cấp tức đồng một quyền lợi; Đã đồng một quyền lợi thì phải đồng nhau bênh vực và giữ gìn lấy; Muốn đồng nhau bênh vực và giữ gìn lấy quyền lợi, thì phải cùng nhau liên hiệp lại; Mật thiết liên hiệp cùng nhau thì công, nông, binh cần phải coi nhau như một.
Một nội dung khác không kém phần quan trong trong công tác tư tưởng là tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng đảng, nâng cao trình độ giác ngộ của đảng viên, án nghị quyết Trung ương lần thứ 2 (tháng3/1931) đã đề ra nhiệm vụ: “Đào tạo ra một nền tư tưởng Bônsơvích là một việc rất quan trọng, bởi vậy bộ cổ động tuyên tuyền phải đặc biệt chú ý về việc ấy… phải huấn luỵên đảng viên và quần chúng vô sản theo tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin theo con đường chính trị đúng của Quốc tế Cộng sản và của Đảng ta”
Ngoài ra, nhân dịp những ngày lễ quan trọng trong nước và thế giới, trên một số tờ báo như Sóng Cách Mệnh, Tiến Lên, Gương Vô Sản, Lao Động... đã có những bài viết về lịch sử những ngày kỷ niệm ấy, mục đích nhằm tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị của quần chúng. Đó là những bài “Ba – lê công xã 18/3/1871” và “Lê – nin thành lập Quốc tế Cộng sản 19/3/1919” trên báo Tiến lên ngày 12/2/1932; bài “Kỷ niệm phụ nữ lao động vận động” trên báo Sóng Cách Mệnh ngày 15/3/1932...Thông qua những bài viết này, đem đến cho quần chúng những hiểu biết về ý nghĩa của ngày truyền thống, gắn chặt với thực tế cách mạng của nước nhà.
Trong phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh nói riêng đặc biệt trong năm 1930-1931, với điều kiện Đảng
ta mới ra đời, phong trào cách mạng lên cao, nhưng sự tương quan lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch. Công tác tuyên truyền của Đảng trong quảng đại quần chúng có một tầm quan trọng đặc biệt. Nó tập trung được quần chúng cách mạng xung quanh Đảng. Xây dựng nòng cốt liên minh công nông vững chắc, động lực chính của cách mạng vô sản. Thông qua tuyên truyền cổ động, từng bước giáo dục và nâng cao trình độ lý luận cho đảng viên và quần chúng cách mạng. Nâng cao vai trò của Đảng về công tác tư tưởng và tổ chức.
Trong điều kiện Đảng Cộng sản mới ra đời, còn hạn chế về nhiều mặt. Công tác tuyên truyền cổ động còn nhiều khuyết điểm, hoạt động bí mật, sự cổ vũ tuyên truyền trong vùng nhỏ hẹp. Báo chí còn ít, không có người viết chuyên sâu, chưa đề cập đến đời sống khổ cực của người lao động. Vì vậy, việc đạt đươc những thành quả trên là một thắng lợi lớn của Đảng ta nói chung và của nhân nhân 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng, góp phần đưa cách mạng đi lên và là tiền đề cho sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám về sau.
CHƯƠNG 3