1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huyện ba bể tỉnh bắc kạn (1975 - 2005).pdf

107 579 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Huyện ba bể tỉnh bắc kạn (1975 - 2005).pdf

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH

HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN (1975 - 2005)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - NĂM 2010

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH

HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN (1975 - 2005)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN TRƯỚC NĂM 1975 7

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 7

1.2 Dân tộc và truyền thống đấu tranh cách mạng 10

1.3 Tình hình kinh tế - xã hội trước năm 1975 14

CHƯƠNG 2: HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN TRONG GIAI ĐOẠN 1975 - 1985 23

2.1 Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng (1975 - 1978) 23

2.2 Sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng, ra sức bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội (1979 - 1985) 34

2.2.1 Trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc 34

2.2.2 Ra sức phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng 36

CHƯƠNG 3: HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 -2005) 48

3.1 Bước đầu tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội (1986 - 1990) 48

3.2 Đưa nền kinh tế - xã hội thoát ra khỏi khủng hoảng (1991 - 1996) 60

3.3 Tái lập tỉnh Bắc Kạn, huyện Ba Bể đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo (1997 - 2005) 70

3.3.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng 72

3.3.2 Phát triển kinh tế - xã hội 73

3.3.3 Công cuộc xoá đói giảm nghèo 85

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 104

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Huyện Ba Bể (tức Chợ Rã cũ) là một trong những huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, có truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt Trong tiến trình phát triển của lịch sử, đồng bào các dân tộc huyện Ba Bể luôn đoàn kết chặt chẽ bên nhau trong lao động sản xuất, trong xây dựng cuộc sống cũng như trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.Với những thành tích to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã giành được, Đảng và Nhà nước ta đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân cho huyện Ba Bể và 6 xã

Trong thời kì vận động Cách mạng Tháng Tám, Ba Bể là một trong những huyện có cơ sở, phong trào cách mạng sớm, là huyện thành lập được chính quyền cách mạng cấp huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn, Ba Bể đã đập tan các cuộc tiến công của phát xít Nhật vào vùng giải phóng, giữ vững chính quyền cách mạng, bảo vệ an toàn cuộc hành trình của lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Cao Bằng qua Ba Bể về Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) để chỉ đạo cuộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ

Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đảng bộ huyện Ba Bể ra đời đã lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc kháng chiến kiến quốc của Đảng; bảo vệ và giải phóng quê hương, đập tan các cuộc hành quân xâm lược của thực dân Pháp, góp phần vào giải phóng Bắc Kạn; là hậu phương kháng chiến, nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã tiến hành cuộc vận động tiễu phỉ, củng cố chính quyền, đẩy mạnh sản xuất, phát triển văn hoá giáo dục, ra sức đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến của dân tộc đi đến thắng lợi

Phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng của mình, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, đóng góp sức người, sức của vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong sự nghiệp đổi mới đất nước,

Trang 5

huyện Ba Bể đã và đang nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Từ năm 1975 - 2005, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân phát huy thắng lợi, khắc phục khó khăn tiếp tục vươn lên giành những thắng lợi mới Những năm 1975-1978, huyện Ba Bể đã ra sức phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, ổn định đời sống, giữ vững trị an xã hội, củng cố an ninh quốc phòng Từ 1979-1996, sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng, huyện Ba Bể đã làm tốt nhiệm vụ hậu cứ trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, giành được nhiều thắng lợi, góp phần ổn định, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân Tỉnh Bắc Kạn tái lập (cuối 1996), từ năm 1997 huyện Ba Bể tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, ra sức xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu to lớn Kể từ khi chia tách huyện (2003), huyện Ba Bể đã khơi dậy sức lao động sáng tạo của nhân dân, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương, tranh thủ mọi nguồn vốn từ các chương trình, dự án để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, đạt được nhiều thành tựu mới

Trải qua 30 năm (1975 - 2005), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, kinh tế - xã hội huyện Ba Bể không ngừng phát triển, quê hương, con người đều đổi mới, đời sống của nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững Đó là tiền đề quan trọng để huyện Ba Bể vươn lên tiếp tục đạt được những thành tích to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng đồng bào cả nước phấn đấu cho mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Việc nghiên cứu về huyện Ba Bể trong giai đoạn 1975 - 2005 là một việc làm hết sức cần thiết, góp phần khẳng định các giá trị lịch sử, văn hoá, những thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã giành được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đổi mới quê hương Đồng thời qua việc nghiên cứu về huyện Ba Bể giai đoạn 1975 - 2005 sẽ giúp ta thấy được những ưu

Trang 6

điểm để phát huy và những tồn tại để khắc phục cho xứng với tiềm năng và nguồn lực vốn có của huyện Ba Bể

Việc nghiên cứu về huyện Ba Bể trong giai đoạn 1975 - 2005 còn góp phần cung cấp thêm cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống quý báu của huyện Ba Bể cho thế hệ trẻ

Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đề tài: Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (1975 - 2005) không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có cả những ý nghĩa về mặt thực tiễn

Vì thế, tôi đã chọn vấn đề: “Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (1975 - 2005)” làm đề tài

luận văn thạc sĩ của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Liên quan đến đề tài, có tính định hướng cho việc nghiên cứu đó là các Nghị quyết, các Văn kiện Đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng và Đảng bộ huyện Ba Bể từ năm 1975 đến năm 2005, các Báo cáo tổng kết năm từ 1975 - 2005 của Huyện uỷ Ba Bể, của Uỷ ban nhân dân huyện Ba Bể

Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài chủ yếu là Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng và Lịch sử Đảng bộ huyện Ba Bể qua các thời kì từ 1930 - 2005, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ của tỉnh Bắc Kạn và các huyện trong tỉnh, bao gồm:

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Tập 1, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000 - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (1975-2005), Tập 2, Tỉnh uỷ Bắc Kạn xuất

bản năm 2005

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930 - 1945), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2003 - Lịch sử Đảng bộ huyện Ba Bể (1930 - 1954), Huyện ủy Ba Bể xuất bản năm 1998 - Lịch Sử Đảng bộ huyện Ba Bể (1954 - 1975), Huyện ủy Ba Bể xuất bản năm 2001

- Lịch sử Đảng bộ huyện Ba Bể (1975 - 2005), Huyện ủy Ba Bể xuất bản năm 2010 - Bắc Kạn - Lịch sử kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Nhà xuất bản

Quân đội nhân dân, Hà Nội 2001

Trang 7

- Bắc Kạn - Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975), Nhà xuất

bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2004

- Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bắc Kạn thời kì xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc (1975 - 2005), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2008

- Ba Bể lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975),

Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2005

- Chợ Đồn lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975),

Đảng uỷ - Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chợ Đồn xuất bản năm 2006

Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) còn có:

- Luận văn thạc sĩ lịch sử của Âu Thị Hồng Thắm: “Bắc Kạn trong cuộc kháng

- Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội 1960

- Hội xuân Ba Bể của Hoàng Ngọc La đăng trên báo Nhân Dân cuối tuần số ra

ngày 3.3.2002

Tuy nhiên, nghiên cứu, tìm hiểu về huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn từ năm 1975 đến năm 2005 dưới góc độ lịch sử dân tộc, với đề tài luận văn là công trình đầu tiên Mặc dù vậy, chúng tôi đánh giá rất cao các công trình nói trên và coi là nguồn tư liệu quý để vận dụng, định hướng giúp cho việc nghiên cứu đề tài Luận văn thạc sĩ của mình

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Luận văn nêu lên khái quát về huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn trước năm 1975

- Luận văn tập trung nghiên cứu về huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2005

Trang 8

- Nội dung quan trọng của Luận văn là nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của huyện Ba Bể từ 1975 - 2005

- Từ kết quả nghiên cứu, luận văn còn rút ra một số tồn tại, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể trong giai đoạn tiếp theo

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tƣ liệu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Các văn kiện, Nghị quyết của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng và Đảng bộ huyện Ba Bể từ 1975 đến 2005

- Các báo cáo tổng kết hàng năm từ 1975 - 2005 của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Ba Bể, niên giám thống kê huyện Ba Bể, tài liệu của Ban Chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện về xây dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ trị an xã hội, an ninh quốc phòng

- Các công trình nghiên cứu khoa học về Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Cao Bằng và huyện Ba Bể từ năm 1975 - 2005

- Các tài liệu từ 1975 - 2005 của các đoàn thể của huyện như Mặt trận, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên và của phòng văn hoá thông tin, phòng giáo dục được khai thác nhằm phục vụ cho luận văn

Trang 9

- Ngoài ra, luận văn còn tham khảo một số bài viết, bài nghiên cứu đăng trên các báo và tạp chí, sử dụng các tư liệu điền dã liên quan đến đề tài luận văn

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích của đề tài là nghiên cứu về “Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn

(1975 - 2005)” Trên cơ sở các nguồn tư liệu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp

sau để nghiên cứu đề tài này:

Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là phương pháp chủ yếu, ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu để làm nổi bật quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của huyện Ba Bể trong 30 năm (1975 - 2005)

5 Đóng góp của luận văn

- Luận văn tái hiện lại một cách chân thực, hệ thống về sự phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của huyện Ba Bể từ 1975 - 2005 và những thắng lợi bước đầu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện Ba Bể từ 1997 - 2005 Từ kết quả nghiên cứu, luận văn còn nêu lên những mặt tồn tại về kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể, rút ra một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Ba Bể

- Luận văn cũng góp phần bổ sung thêm nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu lịch sử huyện Ba Bể, phục vụ giáo dục truyền thống và giảng dạy cũng như học tập lịch sử địa phương của huyện Ba Bể

6 Bố cục của luận văn

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Khái quát huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn trước năm 1975 Chương 2: Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 1975 - 1985

Chương 3: Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn trong thời kì đổi mới (1986 - 2005)

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1:

KHÁI QUÁT HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN TRƯỚC NĂM 1975

1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn sớm có một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử Địa phận huyện Ba Bể ngày nay, vào thời nhà Lí thuộc đất huyện Vĩnh Thông, thời nhà Lê nằm ở châu Bạch Thông thuộc phủ Thông Hóa Thị trấn Chợ Rã thuộc huyện lị Ba Bể Tên gọi Chợ Rã xuất hiện sớm trong lịch sử, được

nêu lên trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi và sau đó nêu ở Đại Nam nhất thống chí

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), tỉnh Thái Nguyên được thành lập, địa bàn Chợ Rã thuộc đất Thái Nguyên [12, tr.11-12]

Trong những năm từ 1884 - 1989, thực dân Pháp lần lượt đem quân đánh chiếm các tỉnh ở Việt Bắc, trong đó có tỉnh Thái Nguyên Sau khi hoàn thành công cuộc chinh phục và bình định phong trào kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Thái Nguyên, để thống trị và bóc lột nhân dân các dân tộc miền núi, ngày 11-4-1900 Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định tách một phần đất phía bắc của tỉnh Thái Nguyên

Trang 11

thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm các châu Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hoá (sau gọi là Na Rì), Cảm Hoá (sau gọi là Ngân Sơn) Ngày 25-6-1901, thực dân Pháp sáp nhập địa giới tổng Yên Đĩnh thuộc huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vào châu Bạch Thông (Bắc Kạn) Ngày 8-6-1916, Thống sứ Bắc Kỳ lại ra Nghị định tách một số vùng đất thuộc phía tây bắc châu Bạch Thông, phía tây châu Chợ Rã và tổng An Biện Thượng thuộc Định Hoá (Thái Nguyên) để thành lập châu Chợ Đồn gồm 3 tổng: Đông Viên, Nhu Viễn và Nghĩa Tá Như vậy, từ tháng 4-1900 đến tháng 6-1916 địa giới hành chính của châu Chợ Rã ăn sang cả một số địa phương của châu Chợ Đồn, đó là vùng đất thuộc tổng Nhu Viễn (Chợ Đồn) tiếp giáp với châu Chợ Rã [5, tr.9-10]

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ngày 21-4-1965 Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra quyết định số 103/NQ - TVQH hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái Tiếp đó, để có hậu phương cho tỉnh Cao Bằng, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, tại kì họp thứ 4, Quốc hội khóa VI, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (29/12/1978) quyết nghị tách hai huyện của tỉnh Bắc Thái là Ngân Sơn và Chợ Rã nhập vào tỉnh Cao Bằng Theo Quyết định số 144 - HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 06-11-1984, huyện Chợ Rã được đổi tên thành huyện Ba Bể Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày 06-11-1996 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kì họp thứ X đã quyết định phê chuẩn chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, hai huyện Ngân Sơn và Ba Bể thuộc về tỉnh Bắc Kạn Ngày 28-5-2003, Thủ tướng Chính phủ kí Nghị định số 56/2003/NĐ - CP tách 10 xã phía bắc huyện Ba Bể thành lập huyện Pác Nặm

Huyện Ba Bể hiện nay có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã (Thượng Giáo, Địa Linh, Bành Trạch, Cao Trĩ, Khang Ninh, Quảng Khê, Đồng Phúc, Hoàng Trĩ, Nam Mẫu, Cao Thượng, Yên Dương, Chu Hương, Mỹ Phương, Hà Hiệu, Phúc Lộc) và 1 thị trấn (Chợ Rã)

Trang 12

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Ba Bể là huyện nằm ở thượng nguồn sông Năng, có nhiều đồi núi cao thấp khác nhau, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 700m Phía bắc có dãy Phja Dạ đỉnh cao nhất gần 1000m, vùng trung tâm có dãy Phja Bjoóc chạy dài theo hướng đông - nam, ngoài ra còn có nhiều dãy núi chạy theo nhiều hướng thấp dần từ bắc sang đông nam chia cắt địa hình huyện thành nhiều thung lũng có địa hình phức tạp Về tổng quan có thể chia thành hai vùng địa hình rõ rệt: vùng núi cao và vùng núi thấp Vùng núi cao chủ yếu nằm ở hướng đông bắc và tây - tây bắc, vùng này rải rác có những dãy núi đá cao, độ dốc lớn, có các khu ruộng bậc thang xen kẽ Đất canh tác chủ yếu là nương rẫy thích hợp cho việc trồng cây lương thực cạn, cây đặc sản, cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi đại gia súc Vùng núi thấp xen kẽ đồng ruộng tương đối bằng và thấp trũng tập trung ở khu trung tâm và hướng nam, thích hợp cho trồng các loại cây lương thực như: lúa nước, ngô, đậu đỗ các loại, cây ăn quả, cây đặc sản và chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm

Huyện Ba Bể nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đủ nhiệt độ, nắng mưa được chia làm 2 mùa chính: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 22 - 28 độ C, thường xảy ra mưa to gió lốc, gây lũ lụt; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 14 - 19 độ C (lạnh nhất là tháng 1) thường có mưa phùn, gió rét hoặc sương muối ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của động thực vật và sinh hoạt của con người

Trên địa bàn các xã đều có suối, một số xã có sông Năng chảy qua rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng hàng năm, từ tháng 6 đến tháng 10 thường có các trận mưa lũ lớn, các suối nhỏ thường gây lũ quét tại các xã vùng cao nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng xuất và sản lượng cây trồng

Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi có nguồn tài nguyên động thực vật quý hiếm nhưng do nạn chặt phá rừng làm nương rẫy và săn bắt bừa bãi nên tài nguyên rừng cạn kiệt, các loại động vật quý hiếm không còn nhiều Hiện nay chỉ còn khu vực vườn quốc gia Ba Bể là rừng nguyên sinh với diện tích 23.340 ha Vườn quốc gia Ba Bể ngày nay là một di sản thiên nhiên quý giá với hệ thống rừng

Trang 13

nguyên sinh trên núi đá vôi có tới 417 loài thực vật trong đó có nhiều gỗ quý như: đinh, lim, sến, nghiến, lát…ngoài các loại thực vật thân gỗ còn có hàng trăm loài hoa phong lan, địa lan, trúc dây cùng nhiều cây dược liệu quý hiếm và 299 loài động vật có xương sống Nhiều loài động vật quý vẫn còn lưu giữ được như phượng hoàng đất, gà lôi, vọc mũi hếch Trong hồ Ba Bể vẫn còn 49 loài cá nước ngọt trong đó có một số loài quý hiếm như cá chép kính, các rầm xanh, cá chiên [12, tr.14]

Thượng nguồn sông Năng nằm trên địa bàn hai xã: Bằng Thành và An Thắng còn có vàng sa khoáng mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể Gắn liền về phía tây - nam của hồ Ba Bể là thác Đầu Đảng có độ dốc cao, lưu lượng nước lớn, tạo ra khả năng thuỷ điện có công xuất cao cho huyện Ba Bể

Huyện Ba Bể được thiên nhiên ưu đãi có một danh lam thắng cảnh nổi tiếng là Hồ Ba Bể rộng gần 500 ha Hồ là nơi đổ vào của các con sông, suối, đó là sông Năng ở phía đông, suối Tả Han ở phía bắc và suối Nam Cường ở phía tây bắc Độ sâu trung bình của hồ là 20 - 35 mét, dung tích 90 triệu m3 nước Do sự biến đổi của địa hình caxtơ đã tạo thành một hồ trên núi đá vôi với các cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ Hồ gồm 3 bể lớn theo tên địa phương là Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng, có lẽ vì thế mới có tên gọi là hồ Ba Bể Phía bắc hồ có một đảo nhỏ nằm ở giữa hồ đó là đảo Pò Giả Mải (đảo bà góa) Ba Bể còn có Ao tiên với huyền thoại đầy tính nhân văn, có sông Năng với động Puông và thác Đầu Đảng kì vĩ gắn liền với hồ Ba Bể trở thành khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta [46, tr.6] Quần thể hồ và các dòng sông, con suối, núi rừng, hang động gắn liền với hệ động thực vật phong phú cùng với các truyền thuyết, phong tục, văn hóa, lễ hội trong vùng đã tạo nên một trong những vùng di sản thiên nhiên vật thể và phi vật thể đẹp vào bậc nhất ở phía bắc nước ta

1.2 Dân tộc và truyền thống đấu tranh cách mạng

Ba Bể là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, là nơi hội tụ, sinh sống của 7 dân tộc anh em bao gồm: Tày, Nùng, Dao, Kinh, H’Mông, Hoa, Sán Chí Theo thống kê dân số của huyện Ba Bể năm 2000, dân tộc Tày chiếm tỉ lệ đông nhất (57,6%), sống tập trung thành làng bản trong các thung lũng, lòng chảo, lòng máng hoặc theo hai

Trang 14

bên bờ sông, suối Đồng bào Tày làm ruộng lúa nước là chủ yếu, ngoài ra còn trồng thêm ngô, lạc, đỗ ở các soi bãi

Dân tộc Dao có số dân đứng thứ hai sau dân tộc Tày (chiếm 18%) Dân tộc Nùng chiếm tỉ lệ 8% dân số, sống rải rác ở các thung lũng, soi bãi hoặc xen kẽ trong các làng bản của người Tày Đồng bào Nùng cũng trồng lúa nước và trồng ngô cùng các loại hoa màu khác như đồng bào Tày

Dân tộc H’Mông chiếm tỉ lệ khoảng 9%, bằng nửa số dân người Dao Dân tộc Dao và H’Mông sinh sống chủ yếu ở các vùng núi cao, làng bản thưa thớt, nhà cửa đơn sơ Địa bàn sinh sống tập trung của đồng bào là quanh chân núi Phja Bjoóc Dân tộc Sán Chí chiếm tỉ lệ 1,3% tổng số dân trong huyện, họ sống trong các thung lũng, sườn đồi, làm nghề nông như đồng bào các dân tộc Tày, Nùng [12, tr.17-18]

Dân tộc Kinh và Hoa chiếm khoảng 6,1% dân số, sống tập trung chủ yếu ở thị trấn, số đông làm nghề buôn bán Trước đây nền kinh tế tự nhiên giữ vai trò khá quan trọng, đồng bào tiến hành săn bắt, hái lượm các sản vật tự nhiên bổ sung các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi làm nên bữa ăn hàng ngày

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, các dân tộc đã xây dựng nên mối quan hệ gắn bó cộng đồng, việc làng, việc nước có nhau, từ việc nhà cửa tới việc ma chay, cưới xin, đắp đập, khơi mương, cấy lúa, làm cốm Đồng bào sồng thuần phác, chân thành, hào hiệp, mến khách, kính già, yêu trẻ, có tinh thần tương thân, tương ái, thăm hỏi, giúp đỡ những người họ hàng hay làng xóm gặp hoàn cảnh khó khăn, đau ốm, bệnh tật Dân tộc nào cũng hăng hái tham gia các sinh hoạt cộng đồng, hay kết bạn, giữ mãi tình anh em, họ hàng đến 5, 7 đời

Nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể có truyền thống lao động cần cù, khai phá núi đồi làm ruộng, xây dựng bản làng và đấu tranh chống ngoại xâm oanh liệt Trong nhân dân còn lưu truyền các truyền thuyết lịch sử: Về Pú Lương Quân là người khởi đầu công cuộc khơi sông phá núi làm ruộng; về hoạt động của Nùng Trí Cao trong cuộc đấu tranh chống Tống; về đảo An Mã (hồ Ba Bể) có mộ của 7 tướng quân nhà Mạc xưa kia từng lập căn cứ ở đây Trong những năm 1833 - 1835, Ba Bể

Trang 15

còn là căn cứ và là bàn đạp tiến công của quân khởi nghĩa Nùng Văn Vân đã lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia chống ách thống trị của nhà Nguyễn [12, tr.16]

Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám, để chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, Ba Bể là một địa bàn chiến lược quan trọng trên con đường “Nam tiến” đánh thông căn cứ địa Cao Bằng với phong trào cách mạng Thái Nguyên và dưới xuôi theo chủ trương của Hồ Chí Minh Do yêu cầu của cách mạng, Ba Bể đã trở thành một trong những huyện có cơ sở, phong trào cách mạng sớm từ cuối năm 1941 đầu năm 1942 Với truyền thống yêu nước, nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã hăng hái tham gia Mặt trận Việt Minh và các lực lượng vũ trang ở địa phương, bất chấp mọi sự khủng bố của kẻ thù

Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, đồng bào các dân tộc huyện Ba Bể đã tiến lên đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến tay sai, thành lập được chính quyền cách mạng của nhân dân (30/3/1945), là huyện có chính quyền cách mạng sớm nhất của tỉnh Bắc Kạn

Dưới sự lãnh đạo của cán bộ, đảng viên và chính quyền cách mạng, quân và dân huyện Ba Bể đã đập tan cuộc tiến công lớn nhất của phát xít Nhật (5/1945), bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, bảo đảm an toàn cho cuộc hành trình của lãnh tụ Hồ Chí Minh từ căn cứ địa Cao Bằng qua Ba Bể về Tân Trào (Sơn Dương - Tuyên Quang), góp phần quan trọng vào thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám

Đảng bộ huyện Ba Bể được thành lập từ cuối năm 1946, trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện thực hiện thắng lợi công cuộc kháng chiến kiến quốc của Đảng ở địa phương; bảo vệ và giải phóng quê hương (từ 16/10 đến 17/11/1947) đóng góp sức người, sức của trong chiến dịch giải phóng tỉnh Bắc Kạn (8/1949) Là hậu phương kháng chiến, các cấp uỷ, chính quyền huyện Ba Bể đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc tiến hành cuộc vận động tiễu phỉ, củng cố chính quyền, đẩy mạnh sản xuất, phát triển văn hóa - giáo dục Đồng thời huyện ra sức làm tròn nhiệm vụ hậu phương, đáp ứng hậu cần tại chỗ cho lực lượng vũ trang, cho một số cơ quan Trung ương như Đài Tiếng nói Việt Nam đóng ở xã Khang Ninh (1947 - 1953), Toà soạn báo

Trang 16

Cứu quốc ở Bản Hậu (xã Mỹ Phương) và một số cơ quan của tỉnh Bắc Kạn đóng ở xã Đồng Phúc Trong Chiến dịch biên giới (1950), Chiến cuộc đông - xuân 1953 -1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, đều có những đóng góp đáng kể về lương thực, thực phẩm của nhân dân các dân tộc Ba Bể nhằm góp phần đưa cuộc kháng chiến của dân tộc đi đến thắng lợi Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, huyện Ba Bể đã huy động 10.000 dân công phục vụ tiền tuyến, riêng năm 1953 có 2.333 dân công làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông, vận chuyển vũ khí, lương thực thực phẩm cho chiến trường [1, tr.155] Từ năm 1946 - 1954, huyện Ba Bể đã tiễn đưa 1300 thanh niên lên đường nhập ngũ (chưa kể 2.333 thanh niên xung phong), trong đó ngoài số thương bệnh binh, 82 cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hy sinh [1, tr.332] Với thành tích đóng góp to lớn sức người sức của cho kháng chiến chống Pháp, huyện Ba Bể đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho huyện Ba Bể và 6 xã, đó là các xã Khang Ninh, Thượng Giáo, Cao Thượng, Mỹ Phương, Đồng Phúc, Nam Mẫu

Phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng trong cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, góp phần xứng đáng của mình trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đồng bào các dân tộc đã ra sức thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, bảo đảm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” Trong 4 năm (1965-1968), nhiều xã thực hiện nghĩa vụ lương thực vượt mức kế hoạch và năm sau tăng hơn năm trước Xã Hà Hiệu tính trong 3 năm (1966-1968) nộp kho Nhà nước trên 79 tấn lương thực Xã Đồng Phúc năm 1968 đạt nghĩa vụ lương thực 48,7 tấn Mức đóng góp lương thực bình quân trong 4 năm (1965-1968) đối với xã Mỹ Phương mỗi năm thực hiện 50 tấn và xã Chu Hương là 53 tấn Toàn huyện năm 1967 và đầu năm 1968 thực hiện nghĩa vụ lương thực 534 tấn Ngoài lương thực, đồng bào còn thực hiện nghĩa vụ về thực phẩm, bảo đảm yêu cầu, chỉ tiêu giao cho của tỉnh [13, tr.105] Trong những năm 1969-1975, đồng bào tiếp tục ra sức đóng góp hàng ngàn tấn lương thực Tính riêng một số năm như năm 1972 thực hiện 800 tấn

Trang 17

bằng 80% kế hoạch, năm 1973 đạt 98,9% kế hoạch và 9 tháng đầu năm 1974 thực hiện 312 tấn bằng 105% kế hoạch [13, tr.130]

Liên tục trong những năm chống Mĩ cứu nước (từ 1954 - 1975), hơn 2000 con em các dân tộc huyện Ba Bể đã lên đường nhập ngũ, trong đó ngoài số thương bệnh binh, 312 cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hy sinh Cả huyện có 10 thanh niên đi làm nhiệm vụ thanh niên xung phong, riêng cuộc chiến đấu bảo vệ hàng hoá, tài sản tại ga Lưu Xá - Thái Nguyên (22/12/1972) có 9 thanh niên xung phong là con em các dân tộc huyện Ba Bể đã hy sinh anh dũng [1, tr.332] Những đóng góp hy sinh của đồng bào các dân tộc huyện Ba Bể đã góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

1.3 Tình hình kinh tế - xã hội trước năm 1975

1.3.1 Về kinh tế

Trước đây, nền kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc tồn tại bền bỉ, giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của các đồng bào dân tộc huyện Ba Bể nói riêng và trong xã hội miền núi nói chung

Ngoài trồng lúa, ngô, nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể còn trồng khoai, sắn, bầu, bí, đỗ, lạc Nhà nào cũng có một vườn chuối và một số cây ăn quả như cam, quýt, mận, hồng Chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, ngựa, gà vịt, ngan, ngỗng khá phát triển Trước kia, đồng bào còn nuôi chim cốc để bắt cá trên sông, trên hồ, nuôi chó để săn bắt thú, phổ biến là nuôi mèo để bắt chuột để bảo vệ mùa màng Nghề thả các ruộng nay bị mai một, một số gia đình hiện nay chủ yếu nuôi cá ở ao

Các nghề thủ công gia đình khá phổ biến, phát triển nhất là dệt vải khổ hẹp và dệt thổ cẩm Phụ nữ các dân tộc huyện Ba Bể có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng bông, kéo sợi, dệt vải Nam giới giỏi các nghề mộc, đan lát, nghề rèn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất Nam giới trong các dân tộc còn biết chế tạo và sử dụng thông thạo cả cung nỏ, súng kíp

Ba Bể là huyện sớm hình thành các nghề: làm gạch, ngói, nung vôi Ngày nay còn để lại tên gọi cả một nghề là làng Thạch Ngõa và Nà Ngõa (ruộng ngói) ở xã Mỹ Phương chính là nơi lấy đất làm gạch, ngói

Trang 18

Trước sự phát triển của khoa học, công nghệ và vật liệu mới, nhiều nghề thủ công ngày nay đã bị mai một chỉ còn nghề làm gạch, ngói vẫn phát triển, một số địa phương còn trồng bông dệt vải, nhuộm chàm, sản phẩm làm ra được nhiều người ưa chuộng Ngoài ra, đồng bào các dân tộc còn có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng mía và ép mía lấy mật làm bánh, kẹo; bắc máng dẫn nước làm ruộng và phục vụ sinh hoạt; làm cọn nước và cối giã gạo bằng sức nước…

Nền kinh tế tự cấp, tự túc giữ vai trò khá quan trọng, tồn tại bền bỉ trong xã hội miền núi đã căn bản khép kín quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng, ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Tuy nhiên, trong cách mạng và trong kháng chiến nền kinh tế tự cấp, tự túc đã đáp ứng được yêu cầu hậu cần tại chỗ cho lực lượng vũ trang cách mạng Nói đến nền kinh tế tự cung tự cấp không có nghĩa là không có trao đổi hàng hoá, nhất là những mặt hàng cần thiết phục vụ cho sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc Trước cách mạng tháng 8 -1945, chợ phiên đã được họp ở các xã Hà Hiệu (chợ Hà Hiệu), Chu Hương (chợ Pù Mắt), Bằng Thành (chợ Pác Nặm) và chợ Slo ở huyện lỵ Chợ Rã (Ba Bể) nên còn gọi là Chợ Rã Chợ phiên ở huyện Ba Bể không chỉ là nơi trao đổi hàng hoá mà đó còn là nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng các dân tộc trong và ngoài huyện Trong các chợ, có chợ Pác Nặm xưa kia là đầu mối các đường dây buôn lậu thuốc phiện, nơi bán nhiều trâu, bò, động vật hoang dã để đưa về xuôi hoặc mang sang Trung Quốc Chợ Slo là chợ lớn nhất trong vùng, có từ lâu đời đến nay vẫn thu hút nhiều đồng bào trong tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh lân cận (Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang) tới họp chợ

[12, tr.82-83]

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thực hiện chủ trương của Đảng: Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự cấp tự túc, vừa kháng chiến vừa kiến quốc nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã ra sức phát triển kinh tế nông nghiệp, chú trọng sản xuất lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương và góp phần cho kháng chiến Ngoài trồng lúa, các soi bãi ven sông Năng thuộc các xã Thượng Giáo, Cao Thượng, Mẫu Ninh và Quảng Khê đất đai màu mỡ được nhân dân tận dụng trồng ngô gồm vụ mùa và vụ chiêm Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế tự

Trang 19

túc, diện tích trồng ngô qua từng năm đều tăng, năm 1950 tăng 15% so với năm 1949 [12, tr.117] Ba Bể trong những năm kháng chiến được Tỉnh ủy đánh giá là một trong ba huyện (Chợ Đồn, Bạch Thông, Chợ Rã) có phong trào thi đua lao động sôi nổi nhất tỉnh [12, tr.118] Về lúa nước, từ sản xuất một vụ, năm 1952 phong trào làm chiêm được triển khai, chuyển biến mạnh, nhất là trong vụ sản xuất đông - xuân năm 1953 Cùng với sản xuất lương thực, đồng bào còn thực hiện kinh tế tự túc trên các mặt như lập tổ rèn sản xuất nông cụ, trồng cói, dệt chiếu và đặc biệt là phát triển nghề trồng bông dệt vải Năm 1952, Ba Bể trồng được 1.726.120 ống hạt bông giống, thu hoạch được 274.300 kg bông có hạt, đứng đầu các huyện trong tỉnh và tăng hơn năm 1951 là 730 kg [12, tr.120].

Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, từ năm 1955 - 1957, huyện Ba Bể thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá Trong phong trào đẩy mạnh sản xuất lương thực, vụ đông-xuân 1955 - 1956, phong trào trồng lúa chiêm và lúa Nam Ninh phát triển rộng trong 19 xã, đạt sản lượng 811.700 kg [13, tr.19] Do đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích canh tác, làm thuỷ lợi, bón phân, sản lượng thóc hai vụ năm 1956 đạt 6.200 tấn, năm 1957 tăng 6,4% so với năm 1956 Kết quả sản xuất nông nghiệp đã chấm dứt tình trạng thiếu ăn kinh niên của một số hộ, nhất là trong các dân tộc ít người ở vùng cao [13, tr.20] Trong khôi phục kinh tế, ngoài sản xuất lương thực, huyện Ba Bể còn phát huy thế mạnh miền núi đẩy mạnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc Cuối năm 1956 đầu năm 1957, Ba Bể có hơn 6.790 con trâu, 670 con bò và 196 con ngựa [13, tr.21] Ngoài trồng trọt và chăn nuôi, đồng bào các dân tộc còn tìm cách khai thác các nguồn lâm thổ sản như gỗ, trúc, vầu, nấm hương, mộc nhĩ… phục vụ nhu cầu địa phương, đời sống gia đình và góp phần cho xuất khẩu

Trong những năm 1958 - 1960, huyện Ba Bể thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Bắc Kạn, Huyện uỷ Ba Bể xác định nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với Ba Bể chủ yếu là thực hiện cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp đối với nông dân Từ 2 hợp tác xã thí điểm ở Đồng Phúc, đến cuối năm 1960, Ba Bể đã có 102 hợp tác xã với 2.412 hộ, đạt tỷ lệ 66,37%, trong đó

Trang 20

ở vùng thấp có 11 xã đạt tỷ lệ từ 73,45% đến 93,35% số hộ tham gia [13, tr.37] Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp của huyện Ba Bể có nhiều chuyển biến mới Dựa vào sức mạnh tập thể, nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, bảo đảm nước tưới; tổng sản lượng lương thực cả hai vụ (chiêm và mùa), lúa ruộng và lúa rẫy đạt trên 7.618 tấn [13, tr.40] Cùng với những tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi cũng có sự tăng trưởng đáng kể Đàn trâu năm 1958 là 7.176 con, đến năm 1960 tăng 4,56%; đàn bò từ chỗ 930 con (1958) đến năm 1960 tăng 20,43%; đàn lợn từ 10.994 con (1958) đến năm 1960 tăng 18% [13, tr.41]

Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), chủ trương của Đảng bộ huyện Ba Bể là tiếp tục củng cố, phát triển phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, coi sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chính của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Để tăng sản lượng lương thực, Huyện uỷ lãnh đạo nhân dân thực hiện thâm canh tăng vụ, phấn đấu đạt ba chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng Năm 1962, toàn huyện đạt tổng sản lượng lương thực trên 7.651 tấn, bình quân nhân khẩu đạt 357 kg/người/năm Từ năm 1963 đến năm 1965, nhìn chung năng suất và sản lượng lương thực đạt xấp xỉ chỉ tiêu trên giao, đời sống nhân dân được ổn định, bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ lương thực và thực phẩm đối với nhà nước Chăn nuôi đại gia súc, gia cầm trong kế hoạch 5 năm (1961-1965) chủ yếu vẫn là các hộ gia đình Chăn nuôi trâu phát triển mạnh, không ngừng tăng lên từ 2.906 con (1963) đến năm 1965 đạt trên 9.800 con, vượt 15% kế hoạch [13, tr.61-62] Trải qua 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế (1961-1965), huyện Ba Bể đã đạt được nhiều thành tích trên các mặt sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi Năng suất, sản lượng lương thực và hoa màu, hiệu quả chăn nuôi năm sau tăng hơn năm trước, đời sống nhân dân các dân tộc được cải thiện Phát huy thế mạnh của huyện miền núi, huyện Ba Bể đã đẩy mạnh công tác trồng rừng Từ năm 1961 - 1965, trung bình mỗi năm huyện Ba Bể thu mua hơn 18 vạn cây trúc dùng làm cần câu và sào nhảy dùng để xuất khẩu

Từ năm 1965 - 1975, trong điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ lần thứ nhất và lần thứ hai diễn ra ác liệt, nhân dân các dân tộc huyện Ba

Trang 21

Bể cùng với đồng bào cả nước vẫn ra sức đẩy mạnh phát triển kinh tế, làm tròn trách nhiệm của hậu phương

Phong trào hợp tác xã tiếp tục được củng cố Tại thời điểm năm 1967, trên 25 xã và thị trấn vẫn duy trì 96 hợp tác xã với 3600 hộ, chiếm tỷ lệ 81,91% số hộ trong toàn huyện Để phát triển sản xuất, các hợp tác xã đã đẩy mạnh công tác làm thuỷ lợi, tính riêng năm 1967, toàn huyện huy động 561.534 công đào đắp 63.650 m3

đất, đá, nhờ đó mở rộng được diện tích ruộng hai vụ [13, tr.105]

Với phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên, “Ba đảm đang” của phụ nữ, phong trào làm phân xanh, thu gom phân chuồng, áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật trong sản xuất diễn ra sôi nổi

Nhờ phong trào thi đua yêu nước trên mặt trận sản xuất, năng suất, sản lượng lương lương thực qua các năm căn bản vẫn được giữ vững trên 6000 tấn, riêng năm 1967 là năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ diễn ra ác liệt nhất đối với tỉnh Bắc Thái, huyện Ba Bể vẫn đảm bảo tổng sản lượng lúa nước cả hai vụ đạt gần 6.040 tấn Năm 1972, với tinh thần “vụ mùa kiên cường thắng Mỹ”, huyện Ba Bể đã cấy đạt 90,7% kế hoạch Nhờ bảo đảm nước tưới, chăm sóc tốt đồng ruộng, tổng sản lượng lương thực (lúa nước, lúa rẫy và ngô) vẫn đạt trên 7000 tấn [13, tr.123]

Chăn nuôi tiếp tục phát triển, tổng đàn trâu, bò từ 12.555 con (1968) đến năm 1969 đạt trên 14.000 con; đàn lợn từ 19.533 con (1968) đến năm 1969 đạt 20.728 con [13, tr.118]

Nghề rừng tiếp tục được củng cố, phát triển, khai thác gỗ năm 1971 đạt 1.932,54 m3, bằng 96,62% kế hoạch Nạn chặt phá rừng giảm đi nhiều so với những năm trước

Nhờ củng cố được phong trào hợp tác xã, giữ vững được sản xuất nên đời sống nhân dân các dân tộc ổn định, tạo điều kiện cho đồng bào đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi

Trải qua 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) huyện Ba Bể đã lập được nhiều thành tích vẻ vang, góp phần viết nên trang sử vàng của dân tộc Những thành tích đó đã thúc đẩy cho nhân dân các dân tộc huyện Ba

Trang 22

Bể tiếp tục tiến lên giành nhiều thắng lợi mới trong sự nhgiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

1.3.2 Về văn hoá, xã hội

Dưới thời thuộc Pháp, để dễ bề bóc lột nhân dân các dân tộc, thực dân Pháp ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Ba Bể Cả huyện không có đến một cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân ngoài một phòng phát thuốc, một trạm điện tín đặt ở huyện lị để phục vụ cho nền thống trị của chúng Trường học không được mở mang, cả huyện chỉ có một trường học từ lớp 1 đến lớp 3, đa số nhân dân sống trong tình trạng mù chữ Thực dân Pháp cố tình duy trì các tập tục lạc hậu như nạn tảo hôn, thách cưới nặng nề cùng với các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, nghiện hút làm suy kiệt giống nòi của dân tộc ta

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), sự nghiệp văn hóa giáo dục của huyện Ba Bể không ngừng được mở mang Thời gian đầu của cuộc kháng chiến, việc tổ chức và duy trì các trường lớp còn gặp nhiều khó khăn Số học sinh ở độ tuổi đi học từ vỡ lòng đến hết cấp 1 còn ít Đến năm 1952, hầu hết ở các xã đã có các lớp vỡ lòng, lớp 1 và lớp 2, có một số trường phổ thông cấp 1 hoàn chỉnh (từ lớp 1 đến lớp 4) Năm 1952 là năm đầu tiên ở huyện Ba Bể có một lớp 5 (lớp đầu phổ thông cấp 2 hồi đó) ở huyện lỵ với gần 40 em học sinh đã mở ra bước phát triển mới trong sự nghiệp giáo dục ở huyện Ba Bể Năm 1953 được coi là năm đánh dấu sự chuyển biến của nền giáo dục phổ thông ở huyện Ba Bể Toàn huyện có 55 lớp với tổng số 1.330 học sinh Tháng 8.1953, Đảng bộ Ba Bể quyết định mở thêm một số lớp học cho con em đồng bào Dao, H’Mông ở Cao Thượng, Bành Trạch, Giáo Hiệu [12, tr.122-123]

Do địa bàn rộng, dân cư thưa thớt nên các trường lớp quy mô đều nhỏ ở vùng sâu và vùng cao mỗi trường thường chỉ có từ 1 đến 2 lớp đầu cấp một Mặc dù trường lớp còn sơ sài song nhà trường đã thể hiện bản chất của một chế độ giáo dục mới, dân chủ nhân dân, theo chương trình mới, giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mĩ nhằm đào tào đạo cho địa phương và đất nước những cán bộ có đức có tài

Trang 23

Đồng thời với sự phát triển giáo dục phổ thông, phong trào bình dân học vụ cũng được Đảng bộ quan tâm chỉ đạo xây dựng các trường lớp tại các làng bản để xóa mù chữ trong nhân dân và nâng cao trình độ hiểu biết cho cán bộ Tháng 9.1953 phong trào Bình dân học vụ đã được phát triển ở các xã với nhiều lớp học được xây dựng cho đồng bào các dân tộc của huyện như ở Quảng Khê đã xây dựng được 15 lớp

trong đó có 8 lớp chủ yếu là học viên người Tày, 7 lớp dành cho người Dao Ở Thượng Giáo cũng tổ chực được 3 lớp cho đồng bào Tày [12, tr.124]

Về văn hóa xã hội, các cấp, các ngành luôn chú ý quan tâm vận động nhân dân thực hiện nếp sống có văn hóa, văn minh tiến bộ như vận động uống nước đã đun sôi, nằm ngủ mắc màn, làm chuồng trâu xa nhà Phong trào chống dịch bảo vệ sức khỏe, mùa màng như diệt sâu, chuột, quét dọn làng bản đã diễn ra sôi nổi trong các làng bản và trường học ở Mẫu Ninh, Yến Linh, Chu Hương [12, tr.124] Thực hiện chủ trương xây dựng đời sống mới của Đảng bộ, hầu hết các xã đã lập được xã ước quy định tổ chức theo đời sống mới về ma chay, cưới xin, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội

Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã ra sức tuyên truyền chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng; tăng cường đoàn kết dân tộc, khắc phục những hậu quả của chính sách chia rẽ dân tộc của thực dân Pháp; thực hiện bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc Trong những năm 1947-1954, Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Bể đã từng bước làm thất bại âm mưu của thực dân Pháp nuôi dưỡng lực lượng thổ phỉ ở các xã phía bắc huyện Ba Bể để phá hoại hậu phương kháng chiến của ta, củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc

Trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quán triệt phương châm giáo dục của Đảng, Đảng bộ huyện Ba Bể đã đẩy mạnh các hoạt động giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, động viên phong trào thi đua học tốt và dạy tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lên một bước Quy mô trường lớp được mở rộng, số lượng học sinh các cấp tăng lên nhanh chóng qua các năm, năm học 1969 - 1970 học sinh phổ thông các cấp là 4.487 em, đến

Trang 24

năm học 1972 - 1973 tổng số học sinh 3 cấp (cấp I, cấp II, cấp III) là 6.274 em [13, tr.135] Sau hiệp định Pari lập lại hòa bình ở Việt Nam, các trường đã dời địa

điểm sơ tán về cơ sở cũ ở trung tâm xã và huyện lỵ Năm học 1975 - 1976 toàn huyện có 8.881 học sinh Hầu hết các trường lớp được xây dựng vững chắc, có đủ bàn ghế và sách vở phục vụ cho học tập của học sinh, tiêu biểu là các trường ở Mỹ Phương, Chu Hương, Hà Hiệu, Yến Dương và Địa Linh, đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng nghiệp vụ, chất lượng giáo dục nhờ đó được nâng lên

Công tác vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đạt được nhiều kết quả Năm 1971 toàn huyện có 22 trạm xá đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản khám chữa bệnh cho nhân dân Ngành y tế vừa phục vụ khám tuyển quân, chữa bệnh cho nhân dân, vừa kết hợp các ngành, các giới tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng và phát triển phong trào “ba dứt điểm” là giếng nước, nhà tắm, nhà vệ sinh nhằm nâng cao một bước chất lượng cuộc sống [13, tr.136]

Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, phong trào văn hóa văn nghệ, xây dựng nếp sống mới có nhiều chuyển biến tốt, nhất là việc giảm nhẹ ma chay, cưới xin Một số sinh hoạt văn hoá xã hội cổ truyền vẫn được bảo tồn, ngoài thờ cúng tổ tiên, đối với đồng bào còn có các ngày lễ tết (âm lịch) trong năm (tết tháng giêng, mùng 3 tháng 3, mùng 5 tháng 5 và tết rằm tháng 7…) Một số phong tục tập quán còn lưu lại ít nhiều trong nhân dân như lễ tục trong đám cưới, lễ đầy tháng trẻ sơ sinh; các trò chơi dân gian trong lễ hội lồng tồng của người Tày, Nùng vào đầu tháng giêng như ném còn, đánh đu, kéo co… vẫn tiếp tục được duy trì tạo nên những nét đặc sắc, văn hoá của đồng bào

Tiểu kết chương 1

Ba Bể là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, mảnh đất thiên nhiên vừa ưu ái, vừa khắc nghiệt, lại kề sát vùng biên cương của Tổ quốc Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, là huyện có truyền thống đấu tranh cách mạng chống ngoại xâm oanh liệt, đoàn kết, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã tự hào về những trang sử truyền thống của mình trong Cách mạng tháng Tám, trong kháng

Trang 25

chiến chống thực dân Pháp xâm lược và trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Với đặc điểm kinh tế là nền kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, đã đáp ứng được yêu cầu hậu cần tại chỗ cho quân và dân các dân tộc huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), huyện Ba Bể đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, giành được nhiều thắng lợi trên lĩnh vực kinh tế góp phần xứng đáng của mình vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc Trong thời kì 1954 - 1975, huyện Ba Bể đã tiến hành khôi phục kinh tế, tiến lên thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 - 1960) và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) Từ 1965 - 1975, huyện Ba Bể đã ra sức đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, dốc sức chi viện cho cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Về đặc điểm xã hội, sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới chế độ xã hội mới, huyện Ba Bể đã có nhiều đổi mới, có sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ba Bể, kinh tế - xã hội của địa phương không ngừng phát triển, đời sống nhân dân ổn định và từng bước được nâng cao Trong kháng chiến chống Pháp, sự nghiệp văn hoá - giáo dục của huyện Ba Bể không ngừng được mở mang, hệ thống giáo dục phổ thông hình thành và phát triển Về văn hoá xã hội, được các cấp, các ngành luôn chú ý, quan tâm, vận động nhân dân thực hiện nếp sống có văn hoá, văn minh tiến bộ, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội cũ Trong những năm 1954 - 1975, huyện Ba Bể ra sức phát triển văn hoá giáo dục, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, động viên phong trào thi đua học tốt và dạy tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lên một bước Phong trào văn hoá văn nghệ, xây dựng nếp sống mới có nhiều chuyển biến tốt, công tác vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đạt nhiều kết quả

Tuy nhiên, cho đến năm 1975, kinh tế - xã hội huyện Ba Bể còn chậm phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, cơ sở vật chất còn lạc hậu, các vấn đề xã hội còn nhiều tồn tại, đời sống nhân dân các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn Đó cũng chính là những vấn đề đặt ra đối với huyện Ba Bể trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở các giai đoạn lịch sử tiếp theo

Trang 26

CHƯƠNG 2:

HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN TRONG GIAI ĐOẠN 1975 - 1985

2.1 Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng (1975 - 1978)

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy hy sinh gian khổ của dân tộc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước Với thắng lợi vĩ đại này đã đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: Cả nước hoà bình, độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện nhiệm vụ chiến lược là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, Đảng chủ trương ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế - văn hoá, ổn định đời sống nhân dân, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Bước vào giai đoạn lịch sử mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ căn bản là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mới, huyện Ba Bể có những thuận lợi và khó khăn

nhất định

Thuận lợi rất cơ bản đối với huyện Ba Bể là trải qua các thời kì cách mạng, nhất là trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ huyện không ngừng lớn mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng ở địa phương và giành được nhiều thắng lợi quan trọng về kinh tế - xã hội góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc

Tuy nhiên, thực hiện nhiệm vụ mới, huyện Ba Bể còn gặp phải rất nhiều khó khăn Là một huyện miền núi, Ba Bể có 25 xã và 1 thị trấn, trong đó 25 xã đều thuộc diện vùng cao, hẻo lánh Do tác động của 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ và những hậu quả của phương thức sản xuất, cơ chế quản lí cũ nên đến năm 1975 Ba Bể vẫn là huyện nghèo Nền kinh tế huyện Ba Bể mang nặng tính chất

Trang 27

tự cấp tự túc, lấy độc canh cây lúa là chính, việc bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa hợp lí, sản xuất còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất, sản lượng lương thực thấp và bấp bênh, chăn nuôi hộ gia đình là chính, cơ sở vật chất, khoa học kĩ thuật bảo đảm cho chăn nuôi phát triển còn nhiều yếu kém Vì vậy, trong Báo cáo

của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X (8/1975) đã chỉ rõ: Trong điều kiện

lịch sử mới cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế một cách toàn diện, nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng lúa, ngô, hoa màu, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp và nghề rừng, đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, phát huy thế mạnh của địa phương về kinh tế lâm, nông nghiệp

Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X đề ra, phong trào thi đua lao động xã hội chủ nghĩa đã diễn ra sôi nổi tại các hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan, xí nghiệp, trường học và các lực lượng vũ trang…

Trên lĩnh vực kinh tế: Về sản xuất nông nghiệp, quán triệt Nghị quyết 24 - NQ/TW tháng 8-1975 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 3 về nhiệm vụ của cách

mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, Nghị quyết 33 - NQ/TW của Tỉnh uỷ Bắc Thái về đẩy mạnh sản xuất, củng cố hợp tác xã và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X (8/1975), Huyện uỷ đã tăng cường chỉ đạo sản xuất, áp dụng tốt

khoa học kĩ thuật, nhờ đó “Vụ mùa năm 1975 nhìn chung rất tốt, nhất là những cánh đồng dọc sông Năng” [60, tr.2]. Năm 1976 diện tích gieo trồng 2 vụ chiêm và mùa đạt 5.241 ha, năng suất lúa 2 vụ bình quân đạt 18,49 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực cả năm chưa kể hoa màu là 6.944 tấn, hụt 5,6% so với năm 1975

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong 2 năm 1975 - 1976 có bước phát triển mới Năm 1976 đàn trâu đạt 11.280 con, đàn bò có 1.782 con, do nhu cầu vận chuyển và đi lại, đàn ngựa tăng nhanh về số lượng, đạt 1.106 con, chăn nuôi lợn chủ yếu là hộ gia đình đạt 17.078 con, bằng 97,6% kế hoạch, căn bản bảo đảm cung cấp thực phẩm nghĩa vụ cho nhà nước, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân [61, tr.3]

Quán triệt chủ trương đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng trong giai đoạn lịch sử mới, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Bắc Thái, từ 30-11 đến 3-12-1977,

huyện Ba Bể tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XI Đại hội đã đề ra

Trang 28

phương hướng, nhiệm vụ mới nhằm góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) của Đảng Trên cơ sở xác định tiềm năng tài nguyên, đất đai, khí hậu, thuỷ văn, nguồn lực, Nghị quyết Đại hội đã nêu lên nhiệm vụ, mục tiêu chung của huyện là phấn đấu xây dựng huyện Ba Bể trở thành huyện có cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp phát triển toàn diện và giàu mạnh, bảo đảm tự túc lương thực và thực phẩm cho toàn huyện

Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980) mà Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ IV (12/1976) của Đảng đề ra và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã phát huy những

thắng lợi đã giành được, ra sức khắc phục những yếu kém của nền sản xuất tiểu nông lạc hậu và hậu quả chiến tranh đã từng bước đạt được những thành tựu quan trọng về sản xuất nông nghiệp Năm 1977, toàn huyện gieo cấy được 6.109 ha, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 19,25 tạ/ha, bằng 96,3% kế hoạch, tổng sản lượng lương thực cả năm quy thóc đạt 9.561 tấn [62, tr.2] Năm 1978 năng suất lúa bình quân đạt 19,54 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực cả năm quy thóc đạt trên 9.493 tấn [63, tr.2] Các hợp tác xã và các hộ gia đình đã tận dụng mọi diện tích đất để gieo trồng hoa màu các loại tạo ra được nguồn lương thực khá lớn để phục vụ đời sống và chăn nuôi

Ngoài gieo trồng các loại cây hoa màu như khoai lang, ngô, đậu, phát huy thế mạnh của địa phương có nhiều đồi núi, soi bãi và truyền thống trồng sắn, đồng bào các dân tộc đã hưởng ứng chiến dịch khai hoang trồng sắn rộng rãi do tỉnh phát

động thực hiện Nghị quyết số 49 ra ngày 1-3-1977 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Sau

2 tháng thực hiện, toàn tỉnh đã trồng được hơn 5000 ha sắn, trong đó Ba Bể là huyện có diện tích trồng sắn lớn nhất trong tỉnh, nhờ đó đồng bào các dân tộc khắc phục được khó khăn vào lúc giáp hạt [14, tr.25]

Về chăn nuôi, để bảo vệ mùa màng và phòng chống dịch bệnh gia súc, huyện Ba Bể tiến hành cuộc vận động xoá bỏ tập quán thả rông trâu, bò, thực hiện chăn dắt, tiêm phòng dịch bệnh nên tổng đàn trâu, bò từ 13.696 con (1977), bằng 96,7%

Trang 29

kế hoạch đến năm 1978 đạt gần 15.000 con, tổng đàn lợn 17.429 con (1977) đến năm 1978 đạt 21.626 con [14, tr.25]

Về lâm nghiệp, là một huyện miền núi, có thế mạnh về rừng, nghề rừng có một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện Năm 1976 trồng rừng đạt gần 185 ha, chăm sóc, tu bổ rừng trên 440 ha Lâm trường huyện Ba Bể thực hiện giá trị tổng sản lượng các mặt hàng trong năm 1976 đạt 325.556 đồng, bằng 81,9% kế hoạch trong đó khối lượng gỗ tròn đạt 1.756 m3, vượt 9% kế hoạch, cần câu trúc thu mua được 307.657 cây, đạt 102,5% kế hoạch, sào nhảy thu mua được 9.883 cây, song sợi đạt 44.849 mét…[61, tr.6-7] Trồng rừng được mở rộng diện tích, giá trị tổng sản lượng của lâm trường huyện thực hiện trong năm 1978 đạt 555.780 đồng, bằng 62,88% kế hoạch, trong đó khối lượng gỗ khai thác 1.474 m3

, cần câu trúc thu mua đạt 388.227 cây, song sợi thu mua đạt 10.596m, sào nhảy 23.935 cây…[14, tr.25]

Về công tác định canh định cư, năm 1977 tranh thủ được nguồn vốn nhà nước cấp cho công tác định canh định cư để khai hoang phục hoá, làm thuỷ lợi… là 90.469 đồng, huyện đã huy động 34.360 công, đào đắp 29996 m3

đất, đá để xây dựng 8 công trình thuỷ lợi trọng điểm, ngoài ra còn xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học, trạm xá Kết quả đã tổ chức được 4 hợp tác xã độc lập với 69 hộ và 542 nhân khẩu, vận động xen ghép với các hợp tác xã vùng thấp được 147 hộ với 1.036 nhân khẩu, đưa số hộ trong năm đã định canh, định cư lên 290 hộ với 2.105 nhân khẩu đạt 116% kế hoạch về hộ và 120% kế hoạch về nhân khẩu Toàn huyện có 5 xã là: Chu Hương, Giáo Hiệu, Bộc Bố, Công Bằng và Cao Thượng đã hoàn thành dứt điểm công tác định canh định cư [62, tr.5]

Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ, song một số chỉ tiêu như năng suất, sản lượng lương thực, chăn nuôi và trồng rừng nhìn chung tăng trưởng còn chậm, lương thực thực phẩm chưa đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân và làm nghĩa

vụ đối với Nhà nước Vì vậy, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ

XII (10/1979) nêu quyết tâm phấn đấu đến năm 1980 tổng sản lượng lương thực

phải đạt là 13.600 tấn, rừng trồng mới 550 ha, giữ vững chăn nuôi trâu, bò và đàn lợn, đẩy mạnh khai thác lâm sản và hàng xuất khẩu, đưa tổng thu nhập trong toàn

Trang 30

huyện đạt giá trị 11.870.000 đồng, bình quân lương thực xuất khẩu trong 1 tháng là 21,2 kg, huy động cho nhà nước đạt 1.200 tấn lương thực, 1000 tấn thịt lợn hơi, 600 con trâu, bò cày kéo…[19, tr.4]

Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980), dưới sự lãnh đạo của các cấp, các ngành, trong nông nghiệp, cơ cấu giống được thay đổi, giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất cả hai vụ ngày càng phổ biến, cơ cấu mùa vụ có những chuyển biến, hàng ngàn héc ta nhờ có nước tưới đã từ sản xuất 1 vụ lên 2 vụ, với những chân ruộng bị hạn được chuyển sang trồng ngô và các cây hoa màu khác, cơ cấu ngành nghề cũng đang chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, trong các hợp tác xã nông nghiệp mở rộng thêm nghề rừng và thủ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói…

Về phong trào hợp tác hoá, toàn huyện năm 1975 có gần 87% số hộ tham gia Thực hiện chủ trương sản xuất lớn, đến đầu năm 1976 đã tổ chức được 6 hợp tác xã quy mô toàn xã như các xã: Hà Hiệu, Chu Hương, Yến Dương, Cao Thượng, Bộc Bố và thị trấn Chợ Rã Trong năm 1976 vận động, tổ chức 108 hộ với 767 nhân khẩu đồng bào vùng cao xen ghép vào các hợp tác xã vùng thấp như Bộc Bố, Giáo Hiệu, Nhạn Môn, Cổ Linh hoặc tổ chức hợp tác xã độc lập như ở Chu Hương [61, tr.5] Đến năm 1980 phong trào hợp tác hoá trong huyện vẫn được giữ vững, toàn huyện có 4.342 hộ xã viên chiếm 84,6% tổng số hộ nông dân Trong những năm 1977 - 1980 phong trào hợp tác hoá nông nghiệp tiếp tục được củng cố theo hướng hợp nhất, có nhiều hợp tác xã quy mô toàn xã Chủ trương của huyện uỷ là vừa củng cố, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ở vùng thấp vừa tiếp tục thực hiện công tác định canh định cư ở vùng cao, hẻo lánh, đồng thời tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới

Trong quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hoá, huyện Ba Bể đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định Thuận lợi cơ bản là nhân dân vẫn hướng theo con đường làm ăn tập thể do Đảng vạch ra, đồng bào có tinh thần đoàn kết, hăng say lao động, sáng tạo xây dựng cuộc sống, tích cực tham gia chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi để có năng suất, sản lượng cao Khó khăn của huyện là phong

Trang 31

trào hợp tác hoá qui mô quá lớn do hợp nhất gặp khó khăn về mặt quản lí, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém, năng suất hiệu quả lao động thấp, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn Khẩu hiệu “Hợp tác là nhà, xã viên là chủ” mang hình thức nhiều hơn, chưa tạo được sự gắn bó chặt chẽ trong thực tế, bởi lẽ mô hình quản lí, phát triển kinh tế trong các hợp tác xã trước đây đến giai đoạn này thực sự không còn phù hợp, đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất Nhưng do nhận thức sai lệch, củng cố hợp tác xã, tổ chức lại sản xuất bằng cách mở rộng quy mô theo địa giới hành chính, thậm chí quy mô toàn xã nên chẳng những không khắc phục được những yếu kém trong các hợp tác xã nông nghiệp mà còn làm cho tình hình thêm bê bối, nhiều

vấn đề trở nên bức xúc Thực hiện Chỉ thị 208 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng, Nghị

quyết 61 - CP của Hội đồng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất, Huyện uỷ đã bước

đầu triển khai ở các xã: Chu Hương, Thượng Giáo và Bộc Bố, làm cơ sở mở rộng dần ra các xã vùng trọng điểm lúa và vùng lâm nghiệp nhằm tạo ra sự chuyển biến về sắp xếp, phân phối lại lao động, hình thành cơ cấu ngành nghề mới, phong phú, đa dạng hơn trong các hợp tác xã, tới năm 1980 hầu hết các hợp tác xã không còn tình trạng độc canh cây lúa, sản xuất manh mún, phân tán Theo hướng đi lên sản xuất lớn, các hợp tác xã tập trung được nguồn lực, vật tư, thực hiện được bước đầu phát triển các ngành nghề song nhìn chung năng suất, sản lượng lương thực và hiệu quả lao động còn thấp

Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, còn gặp nhiều khó khăn do

thiếu vốn, vật tư, nguyên liệu song nhờ khai thác mọi tiềm năng của địa phương, cải tiến công tác tổ chức và tiến hành hợp nhất một số hợp tác xã theo chủ trương của huyện nên một số đơn vị đã đạt được và vượt mức kế hoạch nhà nước Ngoài một số cơ sở làm gạch, ngói đáng kể có xí nghiệp cơ điện, giá trị tổng sản lượng toàn năm 1978 đạt 24.155 đồng, bằng 96,4% kế hoạch [63, tr.10]

Về xây dựng cơ bản, Ba Bể là một trong những huyện miền núi của tỉnh có hạ tầng cơ sở thấp kém, giao thông chậm phát triển Trong những năm 1975 - 1976 huyện tập trung xây dựng các tuyến đường từ Phủ Thông đến huyện lỵ để sau đó phân thành 2 tuyến: một đường theo hướng bắc lên Bằng Thành tiếp giáp với huyện

Trang 32

Bảo Lạc (Cao Bằng); một đường theo hướng tây sang huyện Chợ Đồn Đầu năm 1976, huyện Ba Bể bắt đầu thi công đoạn đường từ thị trấn đi hồ Ba Bể thông sang huyện Chợ Đồn Đang lúc công việc mở đường đi hồ Ba Bể diễn ra sôi nổi, ngày 5-8-1977, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã có vinh dự được đón tiếp đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn lên thăm Đồng chí Tổng Bí thư biểu dương và động viên Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nêu cao tinh thần đoàn kết, ra sức khôi phục kinh tế, mở mang giao thông, phát triển văn hoá giáo dục Tổng Bí thư đã tham quan hồ Ba Bể, động viên anh chị em công nhân mở đường nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ Sau gần 2 năm xây dựng, tuyến đường từ huyện lỵ đi hồ Ba Bể dài 17 km đã hoàn thành và thông xe vào ngày 6-9-1977 Đồng thời bến phà vận chuyển bằng ca nô theo đường dây cáp qua hồ rộng gần 1 km cũng được xây dựng để thông với đoạn đường theo bờ hồ Ba Bể sang Kéo Phường (Chợ Đồn) nối liền với đường 254 từ Nam Cường (Chợ Đồn) đi Đèo So (Định Hoá, Thái Nguyên)

Sau khi hoàn thành việc mở con đường từ Huyện lỵ đi hồ Ba Bể, huyện Ba Bể đã tiếp tục thi công và hoàn thành tuyến đường đi từ Huyện lỵ Ba Bể đến Phủ Thông, nối liền với quốc lộ 3 Cùng đồng thời với việc chỉ đạo xây dựng các tuyến đường giao thông trọng yếu, phát triển giao thông nông thôn, Huyện uỷ còn ra sức chỉ đạo xây dựng các công trình trụ sở Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện với tổng diện tích 1.958 m2

nhà ở và việc làm, cải thiện một bước điều kiện làm việc của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chức [14, tr.17]

Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi cũng được đẩy mạnh, năm 1976 huyện huy động 51.750 công đào đắp 25.165m3

đất đá, sửa chữa, nạo vét được 962 công trình lớn nhỏ, đưa 101 ha ruộng 1 vụ thành 2 vụ, bảo đảm nước tưới cho 550 ha vụ đông xuân và 2.084 ha vụ mùa [61, tr.8]

Năm 1977, được sự giúp đỡ của lực lượng võ trang Quân khu I, huyện Ba Bể đã mở rộng con đường huyết mạch từ huyện lỵ Ba Bể đi lên phía bắc của huyện qua xã Bộc Bố và đến hết tháng 11.1977 đã hoàn thành 1,6 km nền đường mới mở, sửa chữa và nâng cấp 9 km đường từ sông Năng đến chân đèo Điếp với tổng khối lượng đào đắp trên 30.500 m3

đất đá

Trang 33

Năm 1978, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái quyết

định mở “Chiến dịch làm đường Bắc Chợ Rã”, từ huyện lỵ Chợ Rã đi Bằng Thành

qua các xã Nghiên Loan, Xuân La, Bộc Bố dài 55 km để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng Đây là con đường qua nhiều địa hình phức tạp, vượt núi cao, khe sâu, đường đi quanh co với nhiều cống ngầm, phương tiện thi công chủ yếu bắng sức người với các dụng cụ cầm tay như choòng, cuốc, xẻng là chủ yếu nên gặp không ít khó khăn Lực lượng tham gia làm đường do dân quân các xã làm nòng cốt thuộc 13 huyện, thành trong tỉnh gồm: Chợ Rã (cũ), Chợ Đồn, Ngân Sơn, Bạch Thông (cũ) và Na Rì, Phú Lương, Đại Từ, Định Hoá, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, Võ Nhai và thành phố Thái Nguyên Ngoài ra, tham gia mở

đường còn có các đơn vị của Trung đoàn 677 của Quân khu I “Chiến dịch làm

đường Bắc Chợ Rã” được bắt đầu vào 7-3-1978 với mục tiêu trước mắt của chiến

dịch mở thông tuyến đường từ huyện lỵ Ba Bể lên xã Bộc Bố dài 29 km, tiến hành trong 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 5-1978) Bằng lao động quên mình, năng động và sáng tạo của các đơn vị, đến ngày 29-4-1978, đường từ huyện lỵ đi xã Bộc Bố đã thông suốt, xe ô tô từ huyện lỵ đến tận trung tâm của xã, vượt kế hoạch trước một tháng Tính chung toàn chiến dịch đã huy động gần 300.000 công lao động, đào đắp 400.000 m3 đất đá Riêng đối với huyện Ba Bể, thực hiện chủ trương của Huyện uỷ, Ba Bể là đơn vị “chủ nhà” với tinh thần mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng ở địa phương, lực lượng thi công được huy động đông đảo nhất, có thời điểm lên tới 2.060 người, đảm nhiệm khối lượng công việc lớn tới 20% tổng khối lượng toàn công trường (từ km 26 đến km 29 và 148 mét của

km 24) [14, tr.32-33] Tại buổi lễ tổng kết “Chiến dịch làm đường Bắc Chợ Rã”

(1-5-1978) tổ chức ở xã Xuân La với sự có mặt của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; lãnh đạo Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái; Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Ba Bể và đông đảo nhân dân tham dự Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã tuyên dương, khen thưởng thành tích các đơn vị, trong đó đơn vị Chợ Rã (Ba Bể) đứng hàng thứ nhất về số lượng nhân công tham gia và khối lượng đào, đắp công trình, đồng thời hoàn thành trước thời hạn

Trang 34

Trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Tổng thu ngân sách năm 1976 của huyện đạt 213.674 đồng, bằng 67,3% kế hoạch, chưa đáp ứng nhu cầu chi, tổng chi ngân sách 534.920 đồng, bằng 99,2% kế hoạch trong đó chi cho sự nghiệp giáo dục 281.197 đồng, bằng 104,14% kế hoạch [61, tr.12-13] Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 1978 có tiến bộ hơn những năm trước, đạt 233.765 đồng, bằng 86,57% kế hoạch, tổng chi ngân sách trong năm là 763.622 đồng, bằng 78,9% kế hoạch [63, tr.14-15]

Công tác lưu thông phân phối có nhiều cố gắng, ngành vật tư nông nghiệp thực hiện tổng giá trị mua vào nhiều mặt hàng vượt kế hoạch nhất là phân đạm, thuốc trừ sâu, trâu, bò cày kéo Tuy nhiên, về thu mua lương thực, thực phẩm các loại còn thấp, năm 1976 mới thực hiện nhập kho nhà nước được trên 798 tấn bằng 74,8% kế hoạch [61, tr.9] Năm 1978, lưu thông phân phối có nét mới là đẩy mạnh kí kết hợp đồng kinh tế hai chiều - trao đổi hàng hoá giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân tập thể thông qua các ngành, cơ quan chức năng nhất là Ty thương nghiệp Toàn huyện có 15/26 xã kí kết được các hợp đồng kinh tế, mở được 10 hội chợ thu mua các mặt hàng lương thực, nông sản phẩm nói chung Các sản phẩm công nghiệp bao gồm các mặt hàng phục vụ đời sống cho tới vật tư phục vụ sản xuất đến được với nông dân phong phú và kịp thời hơn Tuy nhiên, do sản xuất còn chậm phát triển, đời sống nông dân còn khó khăn, sức mua còn yếu nên thu mua lương thực nhập kho mới đạt gần 773 tấn, bằng 61,5% kế hoạch [14, tr.30]

Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội: giáo dục phổ thông có bước phát triển mới, năm học 1975 - 1976 toàn huyện có 8.881 học sinh, tăng hơn các năm học trước cả về số lượng học sinh và số lớp Các trường học đã được xây dựng khang trang hơn, tiêu biểu ở một số xã như: Mỹ Phương, Chu Hương, Hà Hiệu, Yến Dương, Địa linh… Trong kế hoạch 5 năm (1976 - 1980), huyện Ba Bể đẩy mạnh phát triển giáo dục lên một bước, số lớp từ cấp 1 đến cấp 3 toàn huyện tăng 30 lớp, năm học 1977 - 1978 mở thêm 4 trường cấp 2 và trường Thiếu nhi vùng cao, có 6 trường cấp 2 hoàn chỉnh, tổng số học sinh các cấp tăng gần 600 em (mẫu giáo tăng 30 em, cấp 1 tăng 177 em, cấp 2 tăng 234 em, cấp 3 tăng gần 100 em và học viên bổ túc văn hoá tăng 50 em) [14, tr.34] Công tác xoá mù chữ cũng được mở rộng thu hút đông đảo nhân

Trang 35

dân tham gia, trong đó diễn ra sôi nổi ở 3 xã: Nhạn Môn, Cổ Linh và An Thắng Thi tốt nghiệp các cấp đỗ tỉ lệ khá cao (từ 70 đến 100%) [14, tr.35] Mặc dù vậy, nhìn chung ở giai đoạn này chất lượng giáo dục của huyện Ba Bể còn thấp, đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, cơ sở vật chất trường lớp còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng được đầy đủ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin, thể thao có nhiều chuyển biến tốt với nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt các nhiệm vụ chính

trị địa phương và nhu cầu tinh thần của nhân dân Thực hiện Chỉ thị 214 của Ban Bí

thư Trung ương (năm 1974) và Chỉ thị 61 của Tỉnh uỷ (năm 1976) về việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động nếp sống mới, phong trào xây dựng nếp sống mới, gia đình

văn hoá, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan và những hủ tục lạc hậu được tiến hành thường xuyên, sâu rộng trong nhân dân Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên rõ rệt

Về hoạt động y tế có nhiều tiến bộ, mạng lưới y tế được tăng cường, bệnh viện được củng cố, phát huy tác dụng trong việc khám chữa bệnh Năm 1976, bệnh viện huyện đã khám bệnh cho hơn 2.000 lượt người, điều trị nội trú cho 2.135 lượt người [61, tr.13], năm 1978 thực hiện khám bệnh cho 9.800 lượt người [63, tr.16] Công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hoá gia đình được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo đạt nhiều kết quả, riêng việc tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt trên 90% trong độ tuổi

Trên lĩnh vực an ninh quốc phòng: công tác quân sự địa phương được tăng cường, an ninh quốc phòng được củng cố, phát hiện và xoá bỏ nhiều ổ cờ bạc, đường dây buôn lậu, ngăn ngừa, giáo dục những phần tử tiêu cực, chống đối chủ trương, chính sách của Đảng, chính quyền ở địa phương, ổn định trị an xã hội Công

tác tuyển quân năm 1975 đạt 105,5% kế hoạch trên giao Quán triệt Quyết định số

21/QĐ-TW (17/6/1978) của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 10/NQ-BT (8/7/1978) của Tỉnh uỷ Bắc Thái về Phương hướng, nhiệm vụ và những chủ trương lớn trong công tác quân sự địa phương 3 năm 1978-1980 và Nghị quyết thành lập Bộ chỉ huy quân sự thống nhất tỉnh và các ban chỉ huy quân sự thống nhất từ huyện xuống xã của

Trang 36

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (5/8/1978) lực lượng dân quân tự vệ, đơn vị cơ động huyện

được củng cố về mọi mặt chính trị tư tưởng, tổ chức, kĩ thuật chiến đấu…nhằm đảm bảo thực hiện phương án tác chiến của Ban chỉ huy quân sự huyện, đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ chính trị xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Thực hiện Chỉ thị

72-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về củng cố tổ chức Đảng, quán triệt tình hình nhiệm vụ mới, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, Huyện uỷ tăng

cường chỉ đạo các cấp uỷ làm tốt công tác quân sự địa phương, tuyển quân năm nào cũng đạt và vượt mức chỉ tiêu trên giao Trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và trong nước, để tăng cường khả năng chiến đấu, ngày 2-10-1978 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã điều động Đại đội 3 thuộc Tiểu đoàn 5 về trực thuộc Ban Chỉ huy quân sự huyện Ba Bể, đến tháng 12-1978 Bộ Chỉ huy quân sự thống nhất tỉnh điều tiếp Tiểu đoàn 5 lên làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ở thị trấn huyện Ba Bể

Về công tác xây dựng Đảng: trong những năm 1975 - 1976, Huyện uỷ liên tục triển khai các Nghị quyết của Trung ương, của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện khoá X trong toàn Đảng bộ nhằm không ngừng củng cố và nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng Qua cuộc vận động thực hiện

Chỉ thị 192 của Trung ương ra ngày 29-10-1971 về việc đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng, kết hợp với Nghị quyết 228 của Bộ Chính trị, Đảng

bộ được củng cố, trong sạch về chính trị, vững mạnh về tư tưởng và tổ chức Trong gần 2 năm (1975 - 1976), Đảng bộ huyện đã kết nạp được thêm nhiều Đảng viên mới, tất cả các xã đều có chi bộ, một số xã có Đảng bộ, hầu hết các hợp tác xã có

chi bộ hoặc tổ Đảng Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 72-CT/TW của Ban Bí Thư

Trung ương Đảng về củng cố tổ chức Đảng, quán triệt tình hình nhiệm vụ mới, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu, Đảng bộ Ba Bể tập trung lãnh đạo cuộc vận

động xây dựng Đảng, quán triệt tình hình nhiệm vụ mới gắn với việc nâng cao chất lượng đảng viên trong toàn Đảng bộ, đẩy mạnh công tác phát triển Đảng Đồng thời Đảng bộ còn gắn công tác xây dựng, củng cố Đảng với công tác xây dựng chính quyền, lãnh đạo toàn dân thực hiện cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 2 cấp đạt kết quả tốt, kiện toàn một bước Uỷ ban nhân dân cấp xã và huyện trong đó có nhiều

Trang 37

đồng chí cán bộ là đảng viên trẻ tuổi, có uy tín và năng lực tham gia các cương vị lãnh đạo chủ chốt Kết quả của công tác xây dựng Đảng theo Chỉ thị 72 - CT/TW và Chỉ thị 192 của Ban Bí thư Trung ương đã có tác dụng củng cố Đảng thêm một bước và tănng cường vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong phát triển kinh tế - xã họi, củng cố an ninh quốc phòng

Công tác Mặt trận và các tổ chức Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ… trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 với 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, thi đua, lao động - sản xuất… đạt nhiều kết quả tốt

Tóm lại, huyện Ba Bể trong giai đoạn 1975 - 1978 thực hiện nhiệm vụ những năm đầu của kế hoạch 5 năm (1976 - 1980), nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã nỗ lực phấn đấu giành được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân ổn định đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

2.2 Sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng, ra sức bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội (1979 - 1985)

2.2.1 Trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, tại kì họp thứ IV, Quốc hội khoá VI, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 29-12-1978 đã vạch ra Nghị quyết phê chuẩn việc phân vạch địa giới một số tỉnh, thành phố Để có hậu phương cho tỉnh Cao Bằng, theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VI, 2 huyện của tỉnh Bắc Thái là Ngân Sơn và Chợ Rã (Ba Bể) được sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng

Tiếp theo cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây - Nam của Tổ quốc, ngày 17-2-1979, quân và dân các tỉnh vùng biên giới phía Bắc đã anh dũng đứng lên chống lại cuộc tấn công của các thế lực thù địch, bảo vệ biên cương Tổ quốc

Vừa sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng, huyện Ba Bể đã trở thành hậu cứ của tỉnh Cao Bằng Ngày 19-2-1979, từ huyện lỵ Ba Bể, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 127 (phiên hiệu mới của Tiểu đoàn 5) tiến lên tăng cường cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng, làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu ở khu vực huyện Nguyên Bình, chặn đứng các cuộc tấn công của kẻ thù, tiếp đó làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu ở

Trang 38

huyện Hoà An Tối ngày 27-9-1979, Tiểu đoàn 127 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm lĩnh vị trí chiến đấu tại khu vực xã Đề Thám Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đã nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng, chặn đứng nhiều cuộc tiến công của đối phương vào thị xã, phối hợp với lực lượng vũ trang Cao Bằng chiến đấu bảo vệ các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Với thành tích trên, Tiểu đoàn đã được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Ba

Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và phương án tác chiến tại địa phương, Huyện uỷ Ba Bể đã chỉ đạo thành lập hai đội dân quân tập trung Một đại đội đóng chốt ở khu vực xã Bằng Thành Một đại đội đóng chốt ở đỉnh đèo Lê A (Nguyên Bình, Cao Bằng) Đảng bộ huyện Ba Bể đã lãnh đạo nhân dân, huy động mọi lực lượng xây dựng lán trại cho bộ đội Thực hiện lệnh tổng động viên, huyện Ba Bể huy động 1.851 con em các dân tộc trong đó có các sĩ quan, hạ sĩ quan đã chuyển ngành hoặc phục viên lên đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu Chấp hành Chỉ thị của Tư lệnh Quân khu I và quyết định của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng, đầu tháng 4-1979, tiểu đoàn 123 bộ đội địa phương huyện Ba Bể được thành lập, góp phần cùng quân dân tỉnh Cao Bằng trong cuộc đấu tranh bảo vệ vững chắc vùng biên cương của Tổ quốc

Làm hậu cứ của tỉnh, huyện Ba Bể đón hơn 600 hộ với trên 5000 nhân khẩu của các huyện biên giới Cao Bằng xuống sơ tán, tổ chức lán trại xen ghép vào các hợp tác xã để đồng bào có việc làm, bà con tập trung đông nhất ở các xã Hà Hiệu, Phúc Lộc Nhân dân các xã dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các tổ chức Đảng, điều hành của chính quyền và Mặt trận địa phương đã giúp đỡ đồng bào xây dựng hàng ngàn mét vuôngnhà ở Huyện đã ủng hộ 100 tấn lương thực, 5000 đồng tiền mặt và nhiều đồ dùng cho sinh hoạt như quần áo, chăn, màn Sau chiến tranh, huyện Ba Bể còn tiếp nhận 527 hộ với 3.594 nhân khẩu đồng bào giáp biên đến sinh cơ lập nghiệp [14, tr.42-43]

Trước tinh thần chiến đấu ngoan cường vì độc lập, tự do của quân dân ta và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận ở trong nước và thế giới, đối phương buộc phải tuyên bố rút quân khỏi nước ta, bắt đầu từ ngày 5-3-1979 và đến 18-3-1979 thì rút

Trang 39

hết Thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc của nhân dân tỉnh Cao Bằng nói chung và nhân dân huyện Ba Bể nói riêng là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn, đã góp phần làm thất bại bước đầu âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch chống Việt Nam, bảo vệ độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của đất nước

2.2.2 Ra sức phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng

Sau cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, trong điều kiện hết

sức khó khăn, phức tạp của tình hình kinh tế-xã hội đất nước, Ban Chấp hành Trung

ương Đảng (khoá IV) tiến hành Hội nghị lần thứ VI từ ngày 18 đến 27-8-1979 Hội

nghị tập trung giải quyết tìm lối thoát cho nền kinh tế đang đất nước đang lâm vào tình trạng bế tắc, chậm phát triển Hội nghị thông qua một số nghị quyết quan trọng:

Nghị quyết số 20-NQ/TW về Tình hình và nhiệm vụ cấp bách và Nghị quyết số NQ/TW về Phương hướng và nhiệm vụ phát triển hàng công nghiệp tiêu dùng và hàng công nghiệp địa phương Hội nghị lần thứ VI là tín hiệu mới có tính chất khởi

21-đầu của quá trình tìm ra giải pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Tiếp

đó, ngày 23-6-1980 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về Cải tiến công tác

phân phối lưu thông Nghị quyết đánh giá tình trạng phân phối lưu thông mất cân

đối nghiêm trọng và mang nhiều yếu tố tiêu cực Nghị quyết đề ra 3 mục tiêu cải tiến công tác phân phối lưu thông là: Đẩy mạnh sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế làm cho công nhân và nông dân yên tâm, phấn khởi sản xuất, làm ra nhiều của cải cho xã hội; Ổn định tài chính, lưu thông tiền tệ và thị trường, tăng cường nắm nguồn hàng trong Nhà nước, đặc biệt là những hàng có tính chất chiến lược như lương thực, củng cố và phát triển thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; Phân phối hợp lý sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trên quy mô toàn xã hội, giữ vững và cải thiện đời sống của những người lao động trong khu vực nhà nước và tập thể, trước hết là của công

nhân, cán bộ, nhân dân những vùng bị chiến tranh tàn phá và thiên tai

Thực hiện Chỉ thị 55-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đại hội

Đảng các cấp và để đánh giá những thành tựu đạt được trong giai đoạn 1977 - 1979, đề

Trang 40

ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá 3 năm (1980 - 1982),

dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, từ ngày 27 đến ngày 29-9-1979 huyện Ba Bể tiến hành

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII nhiệm kì 1979 - 1982 Đại hội đã khẳng định

những thành tích to lớn của Đảng bộ trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội Đại hội đã vạch ra và thông qua phương hướng nhiệm vụ mới của Đảng bộ trong những năm 1979 - 1981 với những chỉ tiêu cụ thể nhằm khắc phục tình trạng chậm phát triển, tạo sự chuyển biến kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân Về sản xuất nông nghiệp phấn đấu đạt tổng sản lượng lương thực là 13.600 tấn Về chăn nuôi phấn đấu đưa đàn lợn lên 20.000 con, đạt 420 tấn thịt lợn hơi, đàn trâu, đàn bò đạt 14.600 con… Về lâm nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng, cây công nghiệp, tu bổ, bảo vệ rừng Về xây dựng cơ bản, cần tập trung dứt điểm xây dựng những công trình quan trọng như khai hoang phục hoá, thuỷ lợi, giao thông và các công trình phúc lợi công cộng Công tác lưu thông phân phối cần hoàn thành tốt kế hoạch nhà nước, đặc biệt cần chú ý các khâu cân đối thu chi tài chính, lương thực, phân phối hàng hoá thiết yếu [19, tr.5-6]

Tại Hà Nội từ ngày 27 đến 31-3-1982 Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Đại hội đã đề ra mục tiêu kinh tế - xã hội của chặng đường 10 năm (1981 - 1990) và nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1981 - 1985) nhằm cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng những yêu cầu cấp bách và thiết yếu của đời sống nhân dân, giảm nhẹ mất cân đối trong nền kinh tế và tình trạng không bình thường trong phân phối lưu thông Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và sự chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Đảng bộ

tỉnh Cao Bằng, huyện Ba Bể đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ

XIII (vòng 2) họp từ ngày 2-5 đến tháng 11-1982 Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ

XIII đã đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm (1981 - 1985), trong đó tổng sản lượng lương thực quy thóc phấn đấu đến năm 1985 đạt 16.000 tấn, tiếp tục ổn định đời sống nhân dân, giữ vững trị an xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương

Ngày đăng: 12/11/2012, 16:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w