Trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

Một phần của tài liệu Huyện ba bể tỉnh bắc kạn (1975 - 2005).pdf (Trang 37 - 39)

Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, tại kì họp thứ IV, Quốc hội khoá VI, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 29-12-1978 đã vạch ra Nghị quyết phê chuẩn việc phân vạch địa giới một số tỉnh, thành phố. Để có hậu phương cho tỉnh Cao Bằng, theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VI, 2 huyện của tỉnh Bắc Thái là Ngân Sơn và Chợ Rã (Ba Bể) được sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng.

Tiếp theo cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây - Nam của Tổ quốc, ngày 17-2-1979, quân và dân các tỉnh vùng biên giới phía Bắc đã anh dũng đứng lên chống lại cuộc tấn công của các thế lực thù địch, bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Vừa sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng, huyện Ba Bể đã trở thành hậu cứ của tỉnh Cao Bằng. Ngày 19-2-1979, từ huyện lỵ Ba Bể, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 127 (phiên hiệu mới của Tiểu đoàn 5) tiến lên tăng cường cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng, làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu ở khu vực huyện Nguyên Bình, chặn đứng các cuộc tấn công của kẻ thù, tiếp đó làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huyện Hoà An. Tối ngày 27-9-1979, Tiểu đoàn 127 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm lĩnh vị trí chiến đấu tại khu vực xã Đề Thám. Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đã nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng, chặn đứng nhiều cuộc tiến công của đối phương vào thị xã, phối hợp với lực lượng vũ trang Cao Bằng chiến đấu bảo vệ các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh. Với thành tích trên, Tiểu đoàn đã được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Ba.

Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và phương án tác chiến tại địa phương, Huyện uỷ Ba Bể đã chỉ đạo thành lập hai đội dân quân tập trung. Một đại đội đóng chốt ở khu vực xã Bằng Thành. Một đại đội đóng chốt ở đỉnh đèo Lê A (Nguyên Bình, Cao Bằng). Đảng bộ huyện Ba Bể đã lãnh đạo nhân dân, huy động mọi lực lượng xây dựng lán trại cho bộ đội. Thực hiện lệnh tổng động viên, huyện Ba Bể huy động 1.851 con em các dân tộc trong đó có các sĩ quan, hạ sĩ quan đã chuyển ngành hoặc phục viên lên đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Chấp hành Chỉ thị của Tư lệnh Quân khu I và quyết định của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng, đầu tháng 4-1979, tiểu đoàn 123 bộ đội địa phương huyện Ba Bể được thành lập, góp phần cùng quân dân tỉnh Cao Bằng trong cuộc đấu tranh bảo vệ vững chắc vùng biên cương của Tổ quốc.

Làm hậu cứ của tỉnh, huyện Ba Bể đón hơn 600 hộ với trên 5000 nhân khẩu của các huyện biên giới Cao Bằng xuống sơ tán, tổ chức lán trại xen ghép vào các hợp tác xã để đồng bào có việc làm, bà con tập trung đông nhất ở các xã Hà Hiệu, Phúc Lộc. Nhân dân các xã dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các tổ chức Đảng, điều hành của chính quyền và Mặt trận địa phương đã giúp đỡ đồng bào xây dựng hàng ngàn mét vuôngnhà ở. Huyện đã ủng hộ 100 tấn lương thực, 5000 đồng tiền mặt và nhiều đồ dùng cho sinh hoạt như quần áo, chăn, màn. Sau chiến tranh, huyện Ba Bể còn tiếp nhận 527 hộ với 3.594 nhân khẩu đồng bào giáp biên đến sinh cơ lập nghiệp [14, tr.42-43].

Trước tinh thần chiến đấu ngoan cường vì độc lập, tự do của quân dân ta và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận ở trong nước và thế giới, đối phương buộc phải tuyên bố rút quân khỏi nước ta, bắt đầu từ ngày 5-3-1979 và đến 18-3-1979 thì rút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hết. Thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc của nhân dân tỉnh Cao Bằng nói chung và nhân dân huyện Ba Bể nói riêng là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn, đã góp phần làm thất bại bước đầu âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch chống Việt Nam, bảo vệ độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Huyện ba bể tỉnh bắc kạn (1975 - 2005).pdf (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)