(1975 - 1978)
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy hy sinh gian khổ của dân tộc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước. Với thắng lợi vĩ đại này đã đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: Cả nước hoà bình, độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện nhiệm vụ chiến lược là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, Đảng chủ trương ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế - văn hoá, ổn định đời sống nhân dân, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Bước vào giai đoạn lịch sử mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ căn bản là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mới, huyện Ba Bể có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Thuận lợi rất cơ bản đối với huyện Ba Bể là trải qua các thời kì cách mạng, nhất là trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ huyện không ngừng lớn mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng ở địa phương và giành được nhiều thắng lợi quan trọng về kinh tế - xã hội góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của dân tộc.
Tuy nhiên, thực hiện nhiệm vụ mới, huyện Ba Bể còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Là một huyện miền núi, Ba Bể có 25 xã và 1 thị trấn, trong đó 25 xã đều thuộc diện vùng cao, hẻo lánh. Do tác động của 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ và những hậu quả của phương thức sản xuất, cơ chế quản lí cũ nên đến năm 1975 Ba Bể vẫn là huyện nghèo. Nền kinh tế huyện Ba Bể mang nặng tính chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tự cấp tự túc, lấy độc canh cây lúa là chính, việc bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa hợp lí, sản xuất còn lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất, sản lượng lương thực thấp và bấp bênh, chăn nuôi hộ gia đình là chính, cơ sở vật chất, khoa học kĩ thuật bảo đảm cho chăn nuôi phát triển còn nhiều yếu kém. Vì vậy, trong Báo cáo
của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X (8/1975) đã chỉ rõ: Trong điều kiện
lịch sử mới cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế một cách toàn diện, nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng lúa, ngô, hoa màu, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp và nghề rừng, đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, phát huy thế mạnh của địa phương về kinh tế lâm, nông nghiệp.
Thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X đề ra, phong trào thi đua lao động xã hội chủ nghĩa đã diễn ra sôi nổi tại các hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan, xí nghiệp, trường học và các lực lượng vũ trang…
Trên lĩnh vực kinh tế:Về sản xuất nông nghiệp, quán triệt Nghị quyết 24 - NQ/TW tháng 8-1975 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 3 về nhiệm vụ của cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, Nghị quyết 33 - NQ/TW của Tỉnh uỷ Bắc Thái
về đẩy mạnh sản xuất, củng cố hợp tác xã và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X (8/1975), Huyện uỷ đã tăng cường chỉ đạo sản xuất, áp dụng tốt khoa học kĩ thuật, nhờ đó “Vụ mùa năm 1975 nhìn chung rất tốt, nhất là những cánh đồng dọc sông Năng” [60, tr.2]. Năm 1976 diện tích gieo trồng 2 vụ chiêm và mùa đạt 5.241 ha, năng suất lúa 2 vụ bình quân đạt 18,49 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực cả năm chưa kể hoa màu là 6.944 tấn, hụt 5,6% so với năm 1975.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong 2 năm 1975 - 1976 có bước phát triển mới. Năm 1976 đàn trâu đạt 11.280 con, đàn bò có 1.782 con, do nhu cầu vận chuyển và đi lại, đàn ngựa tăng nhanh về số lượng, đạt 1.106 con, chăn nuôi lợn chủ yếu là hộ gia đình đạt 17.078 con, bằng 97,6% kế hoạch, căn bản bảo đảm cung cấp thực phẩm nghĩa vụ cho nhà nước, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân [61, tr.3].
Quán triệt chủ trương đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng trong giai đoạn lịch sử mới, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Bắc Thái, từ 30-11 đến 3-12-1977, huyện Ba Bể tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XI. Đại hội đã đề ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phương hướng, nhiệm vụ mới nhằm góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) của Đảng. Trên cơ sở xác định tiềm năng tài nguyên, đất đai, khí hậu, thuỷ văn, nguồn lực, Nghị quyết Đại hội đã nêu lên nhiệm vụ, mục tiêu chung của huyện là phấn đấu xây dựng huyện Ba Bể trở thành huyện có cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp phát triển toàn diện và giàu mạnh, bảo đảm tự túc lương thực và thực phẩm cho toàn huyện.
Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980) mà Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV (12/1976) của Đảng đề ra và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện lần thứ XI, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã phát huy những
thắng lợi đã giành được, ra sức khắc phục những yếu kém của nền sản xuất tiểu nông lạc hậu và hậu quả chiến tranh đã từng bước đạt được những thành tựu quan trọng về sản xuất nông nghiệp. Năm 1977, toàn huyện gieo cấy được 6.109 ha, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 19,25 tạ/ha, bằng 96,3% kế hoạch, tổng sản lượng lương thực cả năm quy thóc đạt 9.561 tấn [62, tr.2]. Năm 1978 năng suất lúa bình quân đạt 19,54 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực cả năm quy thóc đạt trên 9.493 tấn [63, tr.2]. Các hợp tác xã và các hộ gia đình đã tận dụng mọi diện tích đất để gieo trồng hoa màu các loại tạo ra được nguồn lương thực khá lớn để phục vụ đời sống và chăn nuôi.
Ngoài gieo trồng các loại cây hoa màu như khoai lang, ngô, đậu, phát huy thế mạnh của địa phương có nhiều đồi núi, soi bãi và truyền thống trồng sắn, đồng bào các dân tộc đã hưởng ứng chiến dịch khai hoang trồng sắn rộng rãi do tỉnh phát động thực hiện Nghị quyết số 49 ra ngày 1-3-1977 của Banthƣờng vụ Tỉnh uỷ. Sau 2 tháng thực hiện, toàn tỉnh đã trồng được hơn 5000 ha sắn, trong đó Ba Bể là huyện có diện tích trồng sắn lớn nhất trong tỉnh, nhờ đó đồng bào các dân tộc khắc phục được khó khăn vào lúc giáp hạt [14, tr.25].
Về chăn nuôi, để bảo vệ mùa màng và phòng chống dịch bệnh gia súc, huyện Ba Bể tiến hành cuộc vận động xoá bỏ tập quán thả rông trâu, bò, thực hiện chăn dắt, tiêm phòng dịch bệnh nên tổng đàn trâu, bò từ 13.696 con (1977), bằng 96,7%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kế hoạch đến năm 1978 đạt gần 15.000 con, tổng đàn lợn 17.429 con (1977) đến năm 1978 đạt 21.626 con [14, tr.25].
Về lâm nghiệp, là một huyện miền núi, có thế mạnh về rừng, nghề rừng có một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Năm 1976 trồng rừng đạt gần 185 ha, chăm sóc, tu bổ rừng trên 440 ha. Lâm trường huyện Ba Bể thực hiện giá trị tổng sản lượng các mặt hàng trong năm 1976 đạt 325.556 đồng, bằng 81,9% kế hoạch trong đó khối lượng gỗ tròn đạt 1.756 m3, vượt 9% kế hoạch, cần câu trúc thu mua được 307.657 cây, đạt 102,5% kế hoạch, sào nhảy thu mua được 9.883 cây, song sợi đạt 44.849 mét…[61, tr.6-7]. Trồng rừng được mở rộng diện tích, giá trị tổng sản lượng của lâm trường huyện thực hiện trong năm 1978 đạt 555.780 đồng, bằng 62,88% kế hoạch, trong đó khối lượng gỗ khai thác 1.474 m3
, cần câu trúc thu mua đạt 388.227 cây, song sợi thu mua đạt 10.596m, sào nhảy 23.935 cây…[14, tr.25].
Về công tác định canh định cư, năm 1977 tranh thủ được nguồn vốn nhà nước cấp cho công tác định canh định cư để khai hoang phục hoá, làm thuỷ lợi… là 90.469 đồng, huyện đã huy động 34.360 công, đào đắp 29996 m3
đất, đá để xây dựng 8 công trình thuỷ lợi trọng điểm, ngoài ra còn xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học, trạm xá. Kết quả đã tổ chức được 4 hợp tác xã độc lập với 69 hộ và 542 nhân khẩu, vận động xen ghép với các hợp tác xã vùng thấp được 147 hộ với 1.036 nhân khẩu, đưa số hộ trong năm đã định canh, định cư lên 290 hộ với 2.105 nhân khẩu đạt 116% kế hoạch về hộ và 120% kế hoạch về nhân khẩu. Toàn huyện có 5 xã là: Chu Hương, Giáo Hiệu, Bộc Bố, Công Bằng và Cao Thượng đã hoàn thành dứt điểm công tác định canh định cư [62, tr.5].
Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ, song một số chỉ tiêu như năng suất, sản lượng lương thực, chăn nuôi và trồng rừng nhìn chung tăng trưởng còn chậm, lương thực thực phẩm chưa đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII (10/1979) nêu quyết tâm phấn đấu đến năm 1980 tổng sản lượng lương thực phải đạt là 13.600 tấn, rừng trồng mới 550 ha, giữ vững chăn nuôi trâu, bò và đàn lợn, đẩy mạnh khai thác lâm sản và hàng xuất khẩu, đưa tổng thu nhập trong toàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
huyện đạt giá trị 11.870.000 đồng, bình quân lương thực xuất khẩu trong 1 tháng là 21,2 kg, huy động cho nhà nước đạt 1.200 tấn lương thực, 1000 tấn thịt lợn hơi, 600 con trâu, bò cày kéo…[19, tr.4].
Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980), dưới sự lãnh đạo của các cấp, các ngành, trong nông nghiệp, cơ cấu giống được thay đổi, giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất cả hai vụ ngày càng phổ biến, cơ cấu mùa vụ có những chuyển biến, hàng ngàn héc ta nhờ có nước tưới đã từ sản xuất 1 vụ lên 2 vụ, với những chân ruộng bị hạn được chuyển sang trồng ngô và các cây hoa màu khác, cơ cấu ngành nghề cũng đang chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, trong các hợp tác xã nông nghiệp mở rộng thêm nghề rừng và thủ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói…
Về phong trào hợp tác hoá, toàn huyện năm 1975 có gần 87% số hộ tham gia. Thực hiện chủ trương sản xuất lớn, đến đầu năm 1976 đã tổ chức được 6 hợp tác xã quy mô toàn xã như các xã: Hà Hiệu, Chu Hương, Yến Dương, Cao Thượng, Bộc Bố và thị trấn Chợ Rã. Trong năm 1976 vận động, tổ chức 108 hộ với 767 nhân khẩu đồng bào vùng cao xen ghép vào các hợp tác xã vùng thấp như Bộc Bố, Giáo Hiệu, Nhạn Môn, Cổ Linh hoặc tổ chức hợp tác xã độc lập như ở Chu Hương [61, tr.5]. Đến năm 1980 phong trào hợp tác hoá trong huyện vẫn được giữ vững, toàn huyện có 4.342 hộ xã viên chiếm 84,6% tổng số hộ nông dân. Trong những năm 1977 - 1980 phong trào hợp tác hoá nông nghiệp tiếp tục được củng cố theo hướng hợp nhất, có nhiều hợp tác xã quy mô toàn xã. Chủ trương của huyện uỷ là vừa củng cố, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ở vùng thấp vừa tiếp tục thực hiện công tác định canh định cư ở vùng cao, hẻo lánh, đồng thời tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới.
Trong quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hoá, huyện Ba Bể đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi cơ bản là nhân dân vẫn hướng theo con đường làm ăn tập thể do Đảng vạch ra, đồng bào có tinh thần đoàn kết, hăng say lao động, sáng tạo xây dựng cuộc sống, tích cực tham gia chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi để có năng suất, sản lượng cao. Khó khăn của huyện là phong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trào hợp tác hoá qui mô quá lớn do hợp nhất gặp khó khăn về mặt quản lí, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém, năng suất hiệu quả lao động thấp, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn. Khẩu hiệu “Hợp tác là nhà, xã viên là chủ” mang hình thức nhiều hơn, chưa tạo được sự gắn bó chặt chẽ trong thực tế, bởi lẽ mô hình quản lí, phát triển kinh tế trong các hợp tác xã trước đây đến giai đoạn này thực sự không còn phù hợp, đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Nhưng do nhận thức sai lệch, củng cố hợp tác xã, tổ chức lại sản xuất bằng cách mở rộng quy mô theo địa giới hành chính, thậm chí quy mô toàn xã nên chẳng những không khắc phục được những yếu kém trong các hợp tác xã nông nghiệp mà còn làm cho tình hình thêm bê bối, nhiều vấn đề trở nên bức xúc. Thực hiện Chỉ thị 208 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng, Nghị
quyết 61 - CP của Hội đồng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất, Huyện uỷ đã bước
đầu triển khai ở các xã: Chu Hương, Thượng Giáo và Bộc Bố, làm cơ sở mở rộng dần ra các xã vùng trọng điểm lúa và vùng lâm nghiệp nhằm tạo ra sự chuyển biến về sắp xếp, phân phối lại lao động, hình thành cơ cấu ngành nghề mới, phong phú, đa dạng hơn trong các hợp tác xã, tới năm 1980 hầu hết các hợp tác xã không còn tình trạng độc canh cây lúa, sản xuất manh mún, phân tán. Theo hướng đi lên sản xuất lớn, các hợp tác xã tập trung được nguồn lực, vật tư, thực hiện được bước đầu phát triển các ngành nghề song nhìn chung năng suất, sản lượng lương thực và hiệu quả lao động còn thấp.
Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, vật tư, nguyên liệu song nhờ khai thác mọi tiềm năng của địa phương, cải tiến công tác tổ chức và tiến hành hợp nhất một số hợp tác xã theo chủ trương của huyện nên một số đơn vị đã đạt được và vượt mức kế hoạch nhà nước. Ngoài một số cơ sở làm gạch, ngói đáng kể có xí nghiệp cơ điện, giá trị tổng sản lượng toàn năm 1978 đạt 24.155 đồng, bằng 96,4% kế hoạch [63, tr.10].
Về xây dựng cơ bản, Ba Bể là một trong những huyện miền núi của tỉnh có hạ tầng cơ sở thấp kém, giao thông chậm phát triển. Trong những năm 1975 - 1976 huyện tập trung xây dựng các tuyến đường từ Phủ Thông đến huyện lỵ để sau đó phân thành 2 tuyến: một đường theo hướng bắc lên Bằng Thành tiếp giáp với huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảo Lạc (Cao Bằng); một đường theo hướng tây sang huyện Chợ Đồn. Đầu năm 1976, huyện Ba Bể bắt đầu thi công đoạn đường từ thị trấn đi hồ Ba Bể thông sang huyện Chợ Đồn. Đang lúc công việc mở đường đi hồ Ba Bể diễn ra sôi nổi, ngày 5-8-1977, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã có vinh dự được đón tiếp đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn lên thăm. Đồng chí Tổng Bí thư biểu dương và động viên Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nêu cao tinh thần đoàn