Phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Huyện ba bể tỉnh bắc kạn (1975 - 2005).pdf (Trang 76 - 88)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Ba Bể qua các năm có sự tiến bộ rõ rệt, năm 1996 nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 80%, công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 2% và dịch vụ 18% [72, tr.2-3]. Đến năm 2000 huyện Ba Bể đã đạt được cơ cấu kinh tế tương đối hợp lý: nông nghiệp chỉ còn chiếm 50%, công nghiệp - xây dựng cơ bản đã đạt 20%, dịch vụ 30% [77, tr.2-3]. Ngoài chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng nhanh chóng được đổi mới, các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao được thay thế các loại giống có năng suất thấp, chuyển đổi mùa vụ cũng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, trong những năm 1996 - 2000, việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất hàng hoá nhìn chung các chương trình dự án triển khai còn chậm, sự kết hợp giữa phát triển nông nghiệp với lâm nghiệp và các ngành nghề khác chưa thật rộng rãi.

Về mạng lưới khuyến nông khuyến lâm, huyện đã hình thành 4 cụm khuyến nông, khuyến lâm ở bắc, tây, nam và trung tâm; mở được nhiều lớp chuyển giao kỹ thuật cây trồng vật nuôi, bảo vệ thực vật; đẩy mạnh xây dựng các công trình thuỷ lợi như đập Nà Coóc (xã Bành Trạch), mương Tổng Chảo (xã Quảng Khê)…Từ năm 1997 - 2000, nhất là năm 2000, huyện đã triển khai thực hiện 11 chương trình khuyến nông, khuyến lâm và mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi.

Về sản xuất nông nghiệp, năm 1997 mặc dù thời tiết không thuận lợi, lũ lụt gây nhiều thiệt hại mùa màng song tổng sản lượng lương thực quy thóc vẫn đạt trên 22.000 tấn, năm 1998 đạt trên 23.000 tấn và năm 2000 đạt trên 25.000 tấn. Bình quân lương thực đầu người trong một năm thuộc diện sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng tăng lên, từ 315 kg (1997) lên 330 kg (1999) và 350 kg (2000) đạt 100% kế hoạch, mức thu nhập bình quân đầu người mỗi năm tăng dần lên, năm 1999 đạt 1 triệu đồng/năm (tương đương 71,46$), đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt [35, tr.3-4]. Trong sản xuất nông nghiệp, huyện Ba Bể tập trung khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương, phân vùng đầu tư có trọng điểm, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển giao sâu rộng các tiến bộ khoa học kĩ thuật thông qua các chương trình khuyến nông… đã tạo nên sự chuyển biến mạnh về năng suất, sản lượng cây trồng. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2001 đạt 25.277 tấn, bình quân lương thực đạt 353 kg/người/năm [78, tr.2], năm 2002 đạt 26.641 tấn bằng 98,67% kế hoạch [79, tr.2]. Năm 2003 tổng sản lượng lương thực quy thóc của 15 xã và thị trấn đạt trên 19.000 tấn, bình quân lương thực đạt 420 kg/người/năm [80, tr.2]. Năm 2005 đạt gần 21.000 tấn, bình quân lương thực đạt 440 kg/người/năm, tăng 90 kg/người/năm so với năm 2000, an ninh lương thực được bảo đảm [45, tr.3].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong lâm nghiệp cũng có nhiều tiến bộ, năm 1997 Lâm trường huyện đẩy mạnh trồng rừng, chăm sóc và khoanh nuôi bảo vệ hàng ngàn hécta rừng; huyện thực hiện giao đất, giao rừng 7.133 ha cho 10 xã (Hà Hiệu, Cổ Linh, Nhạn Môn, Khang Ninh, Cao Trĩ và 5 xã vùng đệm hồ Ba Bể) và giao 7.600 ha rừng cho vườn quốc gia Ba Bể quản lý [73, tr.3]. Từ 1997 - 2000, đất lâm nghiệp đã giao trong toàn huyện được trên 64.124 ha cho 6.543 hộ, rừng trồng mới 2.113 ha, khoanh nuôi bảo vệ rừng tái sinh 10.242 ha, thực hiện độ che phủ trên địa bàn 42%, vượt kế hoạch 2%. Thực hiện chương trình trồng rừng của Liên hợp quốc (PAM), trong 4 năm (1997 - 2000) toàn huyện có 54 thôn bản với 1506 hộ của 9 xã tham gia đã được hỗ trợ gần 673 tấn lương thực. Ngoài lương thực, huyện còn tiếp nhận trong dự án PAM 5.500 cây nhãn, 600 cây vải, trên 375 kg hạt giống cây mỡ và hạt các giống cây trồng, dược liệu khác cùng một số vật tư phục vụ dự án [35, tr.4]. Về công tác trồng rừng, huyện tổ chức trồng mới thuộc các dự án đạt trên 2.692 ha, chăm sóc rừng mới trồng và khoanh nuôi bảo vệ rừng trên 27.546 ha, nâng độ che phủ của rừng trên 47% [14, tr.191]. Trong những năm 2003 - 2005 diện tích trồng rừng tiếp tục được mở rộng, nâng độ che phủ của rừng từ 47% năm 2001 [78, tr.3] lên 53% năm 2004 [43, tr.4], doanh thu sản xuất kinh doanh từ lâm nghiệp đạt khá, tính cả 5 năm (2001 - 2005) đạt trên 2 tỷ đồng.

Các mô hình kinh tế hộ và kinh tế trang trại bước đầu phát triển do huyện có chủ trương đẩy mạnh xây dựng kinh tế nhiều thành phần và phát triển kinh tế hàng hoá. Trong 2 năm (1997 - 1998), huyện có 16 hộ nông dân sản xuất giỏi và 25 hộ có mô hình kinh tế trang trại nhỏ. Những năm 1999 - 2000, có nhiều hộ gia đình làm các mô hình vườn đồi chè, mận tam hoa, mơ, hồng không hạt, rừng trúc, rừng hồi, ao, hồ nuôi cá, mở mang kinh doanh tổng hợp, làm dịch vụ. Tuy vậy, các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại quy mô còn nhỏ hẹp, đã có hàng hoá giao lưu trên thị trường, song tỷ trọng kinh tế hàng hoá, dịch vụ còn nhỏ.

Trong chăn nuôi phát triển khá mạnh, ngoài chăn nuôi gia súc, gia cầm huyện còn thử nghiệm một số mô hình về chăn nuôi lợn lai, nuôi gà lương phượng ở một số xã. Từ năm 1997 - 2000, trung bình mỗi năm đàn trâu tăng 1000 con, đàn bò tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2000 con. Tổng đàn trâu, bò đến năm 2000 có gần 35.000 con. Đàn lợn từ 1997 - 1999, trung bình mỗi năm tăng 2.000 con, đến năm 2000 đạt trên 49.000 con, tăng 31,74% so với kế hoạch [14, tr.162]. Năm 2001, tổng đàn gia súc có 86.200 con, gia cầm các loại 230.000 con [78, tr.2]. Năm 2002, tổng đàn trâu, bò là 33.874 con đạt 86% kế hoạch, đàn lơn đạt 39.858 con, bằng 72,47% kế hoạch, tổng đàn gia cầm đạt 68,63% kế hoạch [79, tr.2]. Về nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là nuôi thả cá nhỏ lẻ ở các ruộng lúa, ao của các hộ gia đình, tổng diện tích mặt nước mỗi năm thực hiện khoảng 60 ha. Ngoài ra còn khai thác cá, tôm từ sông và hồ Ba Bể sản lượng đạt khoảng 120 tấn, đáp ứng cơ bản yêu cầu tiêu thụ trên địa bàn [14, tr.191]. Tổng đàn gia súc những năm 2003 - 2004 có chiều hướng tăng lên: năm 2003 đạt 63.000 con [80, tr.2], năm 2004 đạt 69.790 con [43, tr.3] và năm 2005 là 51.825 con [45, tr.3]. Chăn nuôi dê phát triển mạnh trở thành mặt hàng tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, từ 6.700 con năm 2002 lên 18.400 con năm 2004 [43, tr.3]. Việc nuôi trồng thuỷ sản được đẩy mạnh nhờ các dự án hỗ trợ của Nhà nước, huyện đã thử nghiệm thành công việc nuôi tôm càng xanh tại xã Khang Ninh quy mô 1 ha, thu 1,6 tấn đạt khoảng 12 triệu đồng.

Trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tính đến năm 2000 toàn huyện có 142 cơ sở, giá trị sản xuất đạt trên 3,3 tỷ đồng, chủ yếu là ngoài quốc doanh với các sản phẩm chính là gỗ xây dựng, gạch nung và điện, nước. Giai đoạn này các doanh nghiệp, các hợp tác xã và các tổ hợp sản xuất khắc phục sự yếu kém về trình độ quản lý, hoạt động kinh doanh, vốn đầu tư nên tổng giá trị sản lượng khai thác hàng năm có tiến bộ hơn trước, riêng năm 2002 đạt 13,42 tỷ đồng, chủ yếu là sản xuất gạch nung [79, tr.6]. Năm 2004 huyện Ba Bể có 152 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp [43, tr.5], năm 2005 có 165 cơ sở [45, tr.5], chủ yếu là khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng song quy mô còn nhỏ lẻ, trình độ quản lý còn yếu, thiếu vốn kinh doanh, tổng giá trị sản xuất các mặt hàng năm 2004 đạt 12,4 tỷ đồng [14, tr.208].

Trong phân phối lưu thông và dịch vụ có nhiều chuyển biến, giá cả thị trường bình ổn, ngân sách địa phương tăng nhanh, hàng hoá dồi dào, thương nghiệp khởi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sắc. Trong 5 năm (1996 - 2000), ngành thương nghiệp đã phục vụ các mặt hàng chính sách gồm 1.941 tấn muối iốt, 666 tấn dầu hoả. Phòng nông nghiệp và cửa hàng vật tư cung ứng trên 243 tấn giống lúa lai, ngô lai cho nhân dân. Tổng giá trị mua vào năm 1999 đạt trên 3,3 tỷ đồng, đến năm 2000 đạt gần 5 tỷ đồng chủ yếu là các mặt hàng muối iốt, dầu hoả, giấy học sinh, các giống cây trồng. Tổng giá trị bán ra thu lãi trung bình mỗi năm 300 triệu đồng. Thương mại, dịch vụ - du lịch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh. Trong thương nghiệp, các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân phong phú, đa dạng, giá cả ổn định, phù hợp với sức mua của nhân dân. Doanh số kinh doanh các mặt hàng quốc doanh và ngoài quốc doanh mỗi năm một tăng, riêng năm 2001 đạt tổng giá trị hàng hoá bán lẻ gần 5,2 tỷ đồng [78, tr.8-9].

Kể từ khi tỉnh Bắc Kạn được tái lập, vườn quốc gia Ba Bể trở thành nơi tham quan, du lịch sinh thái của du khách trong và ngoài tỉnh, kể cả khách nước ngoài. Việc đầu tư cho dịch vụ du lịch này được tỉnh quan tâm, từng bước xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức, đào tạo nhân lực phục vụ du khách. Từ khi Hội xuân Ba Bể được tổ chức mỗi năm thu hút hàng ngàn người tham gia, trở thành nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng nhân dân các dân tộc trong huyện vào đầu năm mới. Ngoài khách sạn Phja Bjoóc, làng văn hoá Pác Ngoi cũng từng bước được hình thành, trở thành địa điểm hội tụ của khách tham quan du lịch. Công ty khách sạn Phja Bjoóc từ 1997 - 2000, doanh thu mỗi năm gần 400 triệu đồng. Dịch vụ tham quan du lịch vùng hồ Ba Bể được coi là một trong những trọng điểm phát triển kinh tế trong tỉnh, lưu lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch hồ Ba Bể mỗi năm một

tăng, từ 3.380 lượt người (1997) [73, tr.10], đến năm 1999 là 5.467 lượt người [76, tr.9], thu lệ phí trung bình mỗi năm trên 80 triệu đồng. Hệ thống các nhà nghỉ

tư nhân của Vườn quốc gia Ba Bể được xây dựng và mở rộng. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch hồ Ba Bể thời kì này còn nhiều mặt yếu kém, công tác quản lý chưa phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ nên doanh thu từ dịch vụ du lịch của huyện còn thấp, các dịch vụ phục vụ du lịch chưa phát triển, chưa thật hấp dẫn du khách. Vì thế, doanh thu so với vài năm trước đó cũng chỉ đạt cao hơn vài triệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đồng mỗi năm. Trong 2 năm (2001 - 2002) có trên 9000 lượt du khách, thu nộp

ngân sách nhà nước từ 86 triệu đồng (2001) đến 97 triệu đồng năm 2002 [14, tr.193]. Cửa hàng thương nghiệp tổng giá trị hàng hoá bán lẻ năm 2004 thực

hiện trên 7 tỷ đồng. Dịch vụ - du lịch chưa khai thác đầy đủ các tiềm năng, thu phí mỗi năm trên 83 triệu đồng [43, tr.10].

Trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tổng thu ngân sách mỗi năm một tăng: năm 1997 đạt trên 1,8 tỷ đồng [73, tr.8], năm 1999 đạt gần 2,4 tỷ đồng bằng 133% kế hoạch [76, tr.9] và năm 2000 đạt hơn 6,1 tỷ đồng, trong đó thu tại địa bàn đạt trên 2,5 tỷ đồng [77, tr.8]. Tổng chi ngân sách cũng mỗi năm một lớn, vượt kế hoạch do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, năm 1997 chi 8 tỷ đồng, những năm 1999 - 2000 thực hiện mỗi năm trên 18 tỷ đồng. Việc quản lý thu, chi tiền mặt được thực hiện theo đúng nguyên tắc đáp ứng nhu cầu cho đời sống nhân dân trong huyện. Năm 2001, tổng thu ngân sách đạt 2,2 tỷ đồng bằng 83% kế hoạch, tổng chi gần 19 tỷ đồng [78, tr.8]. Năm 2002, thu các nguồn trên địa bàn đạt gần 2,8 tỷ đồng vượt 37,5% kế hoạch, tổng chi đạt hơn 18 tỷ đồng [79, tr.9]. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn của các tổ chức và cá nhân. Năm 2001 nguồn vốn đạt 12 tỷ đồng đã thực hiện cho vay 11 tỷ đồng [78, tr.9]. Năm 2002 huy động nguồn vốn được trên 14,6 tỷ đồng đạt 81% kế hoạch, cho vay trên 10,3 tỷ đồng bằng 98% kế hoạch, góp phần phát triển các ngành nghề kinh tế, xoá đói giảm nghèo [79, tr.8]. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2003 đạt trên 2,4 tỷ đồng bằng 108% kế hoạch [80, tr.9] và đến năm 2005 đạt 2,8 tỷ đồng [45, tr.11]. Tổng chi ngân sách mỗi năm một tăng, năm 2003 thực hiện 22 tỷ đồng [80, tr.9], đến năm 2005 đạt 2,8 tỷ đồng [45, tr.11]. Huyện Ba Bể thực hiện chi ngân sách đúng chính sách và chế độ. Năm 2003 thực hiện chi 22 tỷ đồng, tổng chi năm 2005 là 33 tỷ đồng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đáp ứng kịp thời cho các tổ chức và cá nhân vay vốn. Từ năm 2001 - 2005, ngân hàng có nguồn vốn 37 tỷ đồng, đã sử dụng vốn từ 11 tỷ năm 2001 [78, tr.10] lên 21 tỷ đồng năm 2005.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về văn hoá giáo dục, quán triệt Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khoá VIII) coi giáo

dục là quốc sách hàng đầu, huyện Ba Bể đã đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào

tạo lên một bước. Năm học 1997 - 1998 toàn huyện có 636 lớp học với 17.086 học sinh, đến năm học 2000 - 2001 có 51 điểm trường với 19.757 học sinh kể cả mẫu giáo và phổ thông các cấp [77, tr.12]. Cơ sở vật chất nhà trường được đổi mới, có đủ trang thiết bị cơ bản để phục vụ cho dạy và học. Tuy nhiên, đến năm học 2000 - 2001 huyện Ba Bể vẫn còn 109 lớp ghép tiểu học với 2.119 học sinh. Huyện đã xoá mù chữ cho 1.685 người (1997 - 1998), đến cuối năm 1998, huyện đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ quốc gia trong toàn huyện [50, tr.3], những năm 1999 - 2000 công tác xoá mù và nâng cao trình độ sau xoá mù tiếp tục được đẩy mạnh. Số xã được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học không ngừng tăng lên, năm 1997 là 12 xã, đến năm 2000 đạt 26/26 xã và thị trấn trong toàn huyện. Công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều tiến bộ, bình quân cứ 10 người dân có 3 người đi học. Chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước được nâng cao, đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và chất lượng. Phong trào thi đua phấn đấu đạt các danh hiệu: Giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp ngày càng phát triển sâu rộng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong 4 năm (1997 - 2000) học sinh giỏi các cấp có 349 em cấp huyện, 10 em cấp tỉnh; giáo viên dạy giỏi các cấp có 121 cấp huyện và 21 cấp tỉnh [14, tr.168]. Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong những năm 2001- 2002 có bước phát triển mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục. Cơ sở vật chất được nâng lên một bước, toàn huyện đến năm 2002 giảm được 10% số phòng học nhà tạm tranh tre nâng tổng số phòng học được xây dựng từ cấp 4 trở lên 292 phòng đạt 45,63% kế hoạch. Toàn huyện có 48 trường phổ thông các cấp, trong đó có 2 trường trung học phổ thông, với tổng số học sinh trong toàn huyện là 19.641 em.

Giáo dục Mầm non có 6 trường mẫu giáo với 1.711 cháu và 156 nhóm trẻ với 508 cháu, tỷ lệ huy động các cháu đến nhà trẻ mới đạt 10%. Toàn huyện có 1.098

giáo viên các cấp, chất lượng đội ngũ giáo viên không ngừng nâng lên từng bước đạt chuẩn hoá quốc gia [79, tr.12]. Năm học 2004 - 2005, ngoài trường Trung học phổ thông tại thị trấn, huyện Ba Bể bắt đầu có 4 lớp 10 tại cụm Quảng Khê, tỷ lệ

Một phần của tài liệu Huyện ba bể tỉnh bắc kạn (1975 - 2005).pdf (Trang 76 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)