Đưa nền kinh tế-xã hội thoát ra khỏi khủng hoảng (199 1 1996)

Một phần của tài liệu Huyện ba bể tỉnh bắc kạn (1975 - 2005).pdf (Trang 63 - 73)

Trong giai đoạn 1986 - 1990, thực hiện kế hoạch 5 năm trên con đường đổi mới đất nước của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XV, huyện Ba Bể đã giành nhiều thắng lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Thắng lợi bước đầu của quá trình thực hiện đường lối đổi mới đã khẳng định đường lối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đúng đắn và khả năng tự đổi mới đất nước của Đảng và nhân dân ta. Trong những năm 1991 - 1996, huyện Ba Bể tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao một bước đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân, giữ vững trị an xã hội và an ninh quốc phòng, từng bước đưa nền kinh tế - xã hội thoát khỏi khủng hoảng.

Thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng, huyện Ba Bể đã tiến hành

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVI - vòng 1 (từ 26 đến 28/3/1991). Đại hội

đã nghe báo cáo những nhiệm vụ cấp bách của năm 1991, tham gia ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.

Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (từ 24 đến 27/6/1991). Đại hội đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI và đề ra những nhiệm vụ mới nhằm tiếp tục đưa đất nước tiến lên trên con đường đổi mới. Tại Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta đã quyết định một số vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng Việt Nam, đó là “Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội”

“Chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”.

Được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, huyện Ba Bể đã tiến hành Đại hội đại biểuĐảng

bộ huyện lần thứ XVI nhiệm kì 1991 - 1995 - vòng 2 (từ ngày 16 đến 18/10/1991).

Đại hội đã thông qua một số mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội phấn đấu đến năm 1995 đạt: Tổng sản lượng lương thực quy thóc là 21.000 tấn; tổng đàn trâu, bò 30.000 con; đàn lợn 20.000 con; toàn huyện có 1000 ha cây trồng xuất khẩu (trúc, trẩu); đẩy mạnh thu ngân sách, tự cân đối 30% (1991) tiến tới 50% (1995); tạo sự chuyển biến căn bản về y tế, văn hoá, giáo dục [23, tr.13].

Trải qua 5 năm thực hiện đổi mới đất nước (1986 - 1990), huyện Ba Bể có những thuận lợi là đã bước đầu giành được những thắng lợi rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, có tác dụng củng cố niềm tin của toàn Đảng, toàn dân vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, đất nước chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, huyện Ba Bể còn đang gặp rất nhiều khó khăn, tình hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quốc tế cũng đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Về chính trị, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch đang tăng cường thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản… Về kinh tế, sự thay đổi ở Liên Xô và Đông Âu gây cho chúng ta nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, về nhiều chương trình hợp tác kinh tế và hợp đồng lao động. Mặt hàng xuất khẩu của Ba Bể tuy không lớn nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng về thị trường tiêu thụ.

Thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn lịch sử mới từ 1991 - 1996, phát huy những thắng lợi, khắc phục những khó khăn, huyện Ba Bể tiếp tục đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế và phương thức hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao tạo nên sự chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của huyện.

Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, huyện Ba Bể đẩy mạnh phát triển bằng các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm; củng cố trạm dịch vụ nông nghiệp huyện, phục vụ kịp thời sản xuất như các loại giống lúa thuần chủng và giống ngô lai cho năng suất cao… Các biện pháp đó bước đầu đã góp phần quan trọng làm thay đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Tổng sản lượng lương thực quy thóc qua các năm không ngừng tăng lên, từ 16.130 tấn (1991) lên 17.804 tấn (1992) [25, tr.2], năm 1994 toàn huyện đạt 19.462 tấn bằng 97% kế hoạch, tăng hơn năm 1993 là 1.038 tấn bằng 5,6% [71, tr.3]. Năm 1995, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 20.104 tấn bằng 97,3% kế hoạch, bình quân lương thực đạt 300 kg/1 người/năm [28, tr.2]. Năm 1996, thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ, các xã phía bắc thay đổi khá nhanh tập quán sản xuất, tiến hành chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và áp dụng giống lúa, ngô mới từ 20 - 30% diện tích canh tác. Tuy đã có trợ giá, trợ cước của nhà nước nhưng giá cả các loại giống lúa, ngô mới còn cao nên đồng bào vùng cao, dân tộc ít người chưa có điều kiện mua nhiều giống mới nên tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 1996 giảm hơn năm 1995, mới đạt 19.600 tấn [29, tr.1].Kết quả trên cho thấy, sự tăng trưởng lương thực qua các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năm còn chậm, song nhìn chung sản xuất lương thực đang đi dần vào thế ổn định và tiến bộ trong từng năm, đời sống của đồng bào các dân tộc được cải thiện rõ rệt.

Huyện Ba Bể đã thực hiện chủ trương giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân để phát triển kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Sau nhiều năm thực hiện, đến năm 1994 giao đất giao rừng đạt kết quả cao nhất (8.698 ha). Năm 1994, triển khai dự án 327 về phủ xanh đất trống đồi trọc tại các xã Bộc Bố, Xuân La, Nghiên Loan đã giao đất giao rừng cho 407 hộ với tổng diện tích trên 2.605 ha [27, tr.2]. Thực hiện chương trình 06 về chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế vườn rừng, các mô hình cây ăn quả, cây lấy gỗ, cà phê đã từng bước hình thành tại các xã Khang Ninh, Cao Trĩ, Nghiên Loan. Lâm trường huyện thực hiện dự án 327 trồng mới trên 137 ha các loại cây có giá trị kinh tế cao như quế, hồi, trúc… quản lý và bảo vệ 1.684 ha, khoanh nuôi rừng 600 ha [14, tr.128].

Công tác định canh định cư trong những năm 1991 - 1996 có sự chuyển biến, từ phương thức đầu tư, phân tán, manh mún hiệu quả thấp sang cơ chế đầu tư tập trung vốn theo các chương trình, dự án, bước đầu tạo được những hiệu quả đáng khích lệ chủ yếu là tập trung vốn khai hoang tại những nơi có điều kiện. Trong 5 năm (1991 - 1995), với tổng số vốn đầu tư từ các chương trình gần 1,241 tỷ, tiến hành khai hoang trung bình mỗi năm đạt trên 40 ha, từ 42 ha (1991) đến năm 1994 đạt cao nhất trên 73 ha. Từ định canh định cư cho vài chục hộ một năm, năm 1995 đã tổ chức trên 150 hộ đến nơi ở mới có điều kiện sản xuất ổn định. Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạn hẹp, tại khu kinh tế mới, sản xuất, đời sống của đồng bào và việc tổ chức trường, lớp học cho con em các dân tộc còn nhiều khó khăn [14, tr.128-129].

Thực hiện Nghị quyết 22 - NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), Chỉ thị 525 của Chính Phủ và sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ nhằm ổn định đời sống nhân dân vùng

cao, vùng sâu hẻo lánh, xoá bỏ tình trạng di dân tự do, huyện Ba Bể đã chỉ đạo xây

dựng trường học ở xã Nghiên Loan, đường giao thông, thuỷ lợi ở xã Hà Hiệu và một số một địa phương khác từ nguồn kinh phí của dự án chống di dân tự do, dự án 327 và từ chương trình 06 góp phần cải thiện một bước điều kiện sinh hoạt kinh tế -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xã hội của đồng bào. Tuy nhiên, Huyện uỷ cũng nhận thấy rằng công tác định canh định cư của huyện còn triển khai chậm, có tính chất thụ động, chờ vốn đầu tư nên kết quả còn nhiều hạn chế. Một bộ phận đồng bào vùng cao làm nghề nương rẫy đời sống còn gặp nhiều khó khăn chưa có giải pháp khắc phục, tình trạng di dân tự do vào Tây Nguyên sinh sống vẫn chưa chấm dứt [29, tr.4].

Về chăn nuôi đại gia súc tiếp tục tăng trưởng qua các năm: Đàn trâu năm 1992 là 16.000 con, năm 1995 tăng lên 17.250 con; đàn bò từ 6.500 con năm 1992 đến năm 1994 là trên 8.700 con và năm 1995 đạt trên 10.000 con; đàn lợn năm 1992 là 20.160 con lên 32.160 con năm 1994 và 38.000 con năm 1995 [14, tr.130].

Trong sự phát triển của sản xuất nông - lâm nghiệp với các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, trợ giá, trợ cước các mặt hàng phục vụ sản xuất, các giống cây, con và bằng các nguồn đầu tư từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước đã tạo điều kiện cho sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng bộc lộ những hạn chế: vốn đầu tư còn tản mạn, nhỏ giọt, sự định hướng tập trung đầu tư chưa rõ ràng; chưa quan tâm đúng mức đến khâu chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Ba Bể trong giai đoạn này cũng có những tiến bộ rõ rệt, từ độc canh cây lúa, trong sản xuất đã từng bước hình thành các ngành nghề. Ngoài mô hình kinh tế Vườn - Ao - Chuồng (V A C) huyện còn có thêm mô hình kinh tế vườn đồi hay vườn rừng, bằng các nguồn lợi từ phát triển kinh tế rừng (R) kết hợp với V A C thành mô hình kinh tế V A C R và đã đem lại những kết quả bước đầu.

Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong những năm 1991 - 1996 có nhiều tiến bộ về nhịp độ phát triển, số lượng hàng hoá sản xuất và lưu thông ngày càng nhiều, chất lượng sản phẩm được nâng lên. Hướng đầu tư chủ yếu của huyện là các cơ sở công nghiệp và thủ công nghiệp sản xuất công cụ, chế biến đường, gỗ, vật liệu xây dựng… Dịch vụ nông thôn có xay sát gạo, bột ngô, sắn. Dịch vụ gắn với sản xuất và phân phối lưu thông chủ yếu cung cấp các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phương tiện giao thông, phục vụ ăn uống và đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống… đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân. Huyện còn mở rộng thêm chợ gồm các chợ nông thôn liên xã, chợ vùng và chợ trung tâm huyện lỵ. Toàn huyện đến năm 1995 có 14 chợnhờ đó đẩy mạnh được giao lưu, trao đổi hàng hoá xuôi ngược [28, tr.4].

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện được củng cố và mở rộng, từ năm 1991 - 1996 bằng ngân sách các chương trình, dự án, huyện đã đầu tư 34 tỷ đồng kết hợp sự đóng góp của nhân dân để xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội, đạt nhiều kết quả quan trọng. Xây dựng mới các trụ sở cơ quan huyện như trụ sở Huyện uỷ, trụ sở ở các xã, Kho bạc, Phòng tài chính, Bưu điện, Phòng Giáo dục, Trung tâm y tế, trường dân tộc nội trú, chợ Trung tâm… Huyện đã củng cố và xây dựng đường giao thông liên xã, đường thị trấn - Bộc Bố và tuyến đường 21. Giao thông đường thuỷ tiếp tục được mở rộng phát huy tác dụng tạo sự giao lưu kinh tế - xã hội của các xã phía tây bắc và phía tây với trung tâm huyện lỵ và phục vụ khách tham quan du lịch, đến cuối năm 1996 căn bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hoạt động tài chính, ngân hàng được đẩy mạnh trong thu chi ngân sách và đầu tư đúng hướng. Thu ngân sách tại địa bàn luôn đạt và vượt kế hoạch theo hướng phát triển năm sau tăng hơn năm trước, riêng năm 1994 thu ngót 950 triệu đạt 161% kế hoạch, vượt mức thu năm 1993 là 26 triệu đồng bằng 2,81% [27, tr.5],năm 1995 thu 993 triệu đồng bằng 118% kế hoạch [28, tr.6], đến năm 1996 thu vượt kế hoạch, đạt gần 1,3 tỷ đồng [29, tr.6]. Ngoài nguồn thu tại chỗ, Ba Bể còn tranh thủ được nguồn thu trợ cấp cân đối của tỉnh, riêng năm 1994 đạt 111,9%. Nhờ đó, thu ngân sách căn bản đáp ứng được nhu cầu chi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trên lĩnh vực văn hoá giáo dục, nhờ đầu tư cho giáo dục thông qua ngân sách nhà nước và bằng các nguồn vốn của các chương trình, dự án nên giai đoạn này có điều kiện phát triển hơn trước. Nhiều trường lớp được sửa chữa hoặc xây dựng mới, đến năm 1996 có 1/3 số lớp học nhà cấp 4 và 1/2 số lớp học được ngói hoá; trang thiết bị dạy và học được tăng cường; một số trường, lớp đã giảm được tình trạng học 3 ca… đã góp phần chấm dứt tình trạng bỏ học của học sinh, số học sinh năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học sau tăng hơn năm học trước. Năm học 1995 - 1996 so với năm học 1991-1992: số học sinh mẫu giáo tăng 3,6%; học sinh tiểu học tăng 34%; học sinh trung học cơ sở 175%, số lớp tăng 150%. Năm học 1996 - 1997 toàn huyện có 15.458 học sinh các cấp, so với năm học 1995 - 1996 tăng 26 điểm trường với 40 lớp và 2.008 học sinh. Phong trào ánh sáng văn hoá 1991 - 1996 đã xoá mù chữ cho 2.163 người. Toàn huyện có 6 xã được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Bên cạnh những chuyển biến tích cực nói trên, cơ sở vật chất nhà trường vẫn còn nhiều yếu kém, tình trạng học 3 ca vẫn còn, toàn huyện có 30 xóm không có trường học; đội ngũ giáo viên còn thiếu chưa đáp ứng được cả số lượng và chất lượng; mặc dù tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp các cấp đạt khá cao từ 80-90% song toàn huyện chưa có học sinh giỏi các cấp [14, tr.135].

Trong những năm 1991 - 1996 công tác y tế của huyện Ba Bể đã có nhiều chuyển biến. Năm 1994, thực hiện chỉ đạo của Huyện uỷ “xoá trắng về y tế”, ngành Y tế huyện phối hợp với các xã, bằng nguồn kinh phí của ngành và các dự án tiến hành xây dựng ở tất cả các xã, thị trấn có cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân; củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất các trạm xá ở Mỹ Phương, Hà Hiệu, Quảng Khê, xây dựng mới trạm xá các xã Công Bằng, Cao Trĩ, Nam Mẫu và tu sửa các phòng khám bệnh, nâng cấp trang thiết bị Trung tâm Y tế huyện. Năm 1996, toàn huyện có 20 trạm xá xã và 26 xã có cán bộ y tế [29, tr.7]. Các chương trình quốc gia về y tế như phòng chống sốt rét, bệnh lao, bướu cổ, bảo vệ bà mẹ trẻ em và chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em được triển khai rộng khắp toàn huyện. Đến năm 1996 Trung tâm y tế huyện đã đảm bảo chỉ tiêu 138 giường bệnh và trên 64.260 lượt người được khám, chữa bệnh trong năm [29, tr.8]. Những kết quả này đã góp phần hạn chế căn bệnh sốt rét, bướu cổ vốn đã tồn tại lâu năm ở huyện, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Công tác truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình, nuôi con

Một phần của tài liệu Huyện ba bể tỉnh bắc kạn (1975 - 2005).pdf (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)