Ra sức phát triển kinh tế-xã hội, củng cố an ninh quốc phòng

Một phần của tài liệu Huyện ba bể tỉnh bắc kạn (1975 - 2005).pdf (Trang 39 - 51)

Sau cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, trong điều kiện hết sức khó khăn, phức tạp của tình hình kinh tế-xã hội đất nước, Ban Chấp hành Trung

ƣơng Đảng (khoá IV) tiến hành Hội nghị lần thứ VI từ ngày 18 đến 27-8-1979. Hội

nghị tập trung giải quyết tìm lối thoát cho nền kinh tế đang đất nước đang lâm vào tình trạng bế tắc, chậm phát triển. Hội nghị thông qua một số nghị quyết quan trọng:

Nghị quyết số 20-NQ/TW về Tình hình và nhiệm vụ cấp bách và Nghị quyết số 21- NQ/TW về Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ phát triển hàng công nghiệp tiêu dùng và

hàng công nghiệp địa phƣơng. Hội nghị lần thứ VI là tín hiệu mới có tính chất khởi

đầu của quá trình tìm ra giải pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tiếp đó, ngày 23-6-1980 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về Cải tiến công tác

phân phối lƣu thông. Nghị quyết đánh giá tình trạng phân phối lưu thông mất cân

đối nghiêm trọng và mang nhiều yếu tố tiêu cực. Nghị quyết đề ra 3 mục tiêu cải tiến công tác phân phối lưu thông là: Đẩy mạnh sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế làm cho công nhân và nông dân yên tâm, phấn khởi sản xuất, làm ra nhiều của cải cho xã hội; Ổn định tài chính, lưu thông tiền tệ và thị trường, tăng cường nắm nguồn hàng trong Nhà nước, đặc biệt là những hàng có tính chất chiến lược như lương thực, củng cố và phát triển thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; Phân phối hợp lý sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trên quy mô toàn xã hội, giữ vững và cải thiện đời sống của những người lao động trong khu vực nhà nước và tập thể, trước hết là của công nhân, cán bộ, nhân dân những vùng bị chiến tranh tàn phá và thiên tai.

Thực hiện Chỉ thị 55-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về Đại hội Đảng các cấp và để đánh giá những thành tựu đạt được trong giai đoạn 1977 - 1979, đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá 3 năm (1980 - 1982), dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, từ ngày 27 đến ngày 29-9-1979 huyện Ba Bể tiến hành

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII nhiệm kì 1979 - 1982. Đại hội đã khẳng định

những thành tích to lớn của Đảng bộ trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội đã vạch ra và thông qua phương hướng nhiệm vụ mới của Đảng bộ trong những năm 1979 - 1981 với những chỉ tiêu cụ thể nhằm khắc phục tình trạng chậm phát triển, tạo sự chuyển biến kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Về sản xuất nông nghiệp phấn đấu đạt tổng sản lượng lương thực là 13.600 tấn. Về chăn nuôi phấn đấu đưa đàn lợn lên 20.000 con, đạt 420 tấn thịt lợn hơi, đàn trâu, đàn bò đạt 14.600 con… Về lâm nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng, cây công nghiệp, tu bổ, bảo vệ rừng. Về xây dựng cơ bản, cần tập trung dứt điểm xây dựng những công trình quan trọng như khai hoang phục hoá, thuỷ lợi, giao thông và các công trình phúc lợi công cộng. Công tác lưu thông phân phối cần hoàn thành tốt kế hoạch nhà nước, đặc biệt cần chú ý các khâu cân đối thu chi tài chính, lương thực, phân phối hàng hoá thiết yếu [19, tr.5-6].

Tại Hà Nội từ ngày 27 đến 31-3-1982 Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V. Đại hội đã đề ra mục tiêu kinh tế - xã hội của chặng đường 10 năm (1981 - 1990) và nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1981 - 1985) nhằm cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng những yêu cầu cấp bách và thiết yếu của đời sống nhân dân, giảm nhẹ mất cân đối trong nền kinh tế và tình trạng không bình thường trong phân phối lưu thông. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và sự chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, huyện Ba Bể đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ

XIII (vòng 2) họp từ ngày 2-5 đến tháng 11-1982. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ

XIII đã đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm (1981 - 1985), trong đó tổng sản lượng lương thực quy thóc phấn đấu đến năm 1985 đạt 16.000 tấn, tiếp tục ổn định đời sống nhân dân, giữ vững trị an xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong giai đoạn từ năm 1979 - 1985 với việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội trong 2 năm cuối (1979 - 1980) của kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980) và kế hoạch 5 năm (1981 - 1985), nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ba Bể thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Tổ quốc đã giành được nhiều thắng lợi to lớn trên các mặt:

Trong sản xuất nông nghiệp, năm 1980 tổng diện tích gieo trồng đạt 8.162 ha, so với năm 1979 vượt 5,35% trong đó diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 6.938 ha, tăng 1,3% so với năm 1979. Năm 1980 năng suất lúa đạt 19,86 tạ/ha, bằng 90% kế hoạch. Toàn huyện có 4 hợp tác xã đạt năng suất trên 50 tạ/ha, đó là các hợp tác xã: Nà Mặn, Bản Ngu, Nà Chom và Pác Châm, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt gần 13.500 tấn. Nhờ đó, huy động lương thực toàn huyện năm 1980 nhập kho nhà nước đạt 965 tấn, bằng 106,7% kế hoạch trên giao [64, tr.1-2]. Ngoài gieo cấy lúa, ngô, đồng bào các dân tộc còn đẩy mạnh trồng sắn, gieo trồng đậu tương và trồng mía. Trong những năm 1981 - 1982, huyện Ba Bể đã huy động trên 122.000 ngày công làm thuỷ lợi, đào đắp hàng chục ngàn mét khối đất, đá để sửa chữa, làm mới nhiều mương phai nhằm mở rộng diện tích 2 vụ lúa một cách vững chắc [14, tr.56]. Thực hiện Chỉ thị 100 CT/TW của Ban Bí Thƣ Trung ƣơng Đảng ra ngày 13-1-1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm

lao động và ngƣời lao động”, Huyện uỷ đã chỉ đạo khoán sản phẩm trong các hợp

tác xã nông nghiệp và tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong sản xuất. Năm 1981 sản xuất lương thực gặp nhiều khó khăn, lúa bị rầy nâu, bọ xít phá hoại nhưng tổng sản lượng lương thực quy thóc vẫn đạt 11.704 tấn, bình quân nhân khẩu nông nghiệp đạt 20kg/người/tháng. Năm 1982, sản xuất lương thực căn bản được giữ vững, riêng năng suất lúa chiêm xuân bình quân đạt 19,8 tạ/ha, ngô xuân đạt sản lượng gần 195 tấn… Nhờ đó tính đến tháng 10-1982, toàn huyện giao nộp 512 tấn lương thực cho nhà nước [14, tr.57].

Trong những năm 1983 - 1985, các phong trào thâm canh tăng vụ, đưa giống mới vào sản xuất diễn ra sâu rộng trong các hợp tác xã, một số hợp tác xã đã xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dựng cánh đồng cao sản đạt hiệu quả cao, năng suất tăng. Sản lượng lương thực năm 1983 đạt 14.000 tấn, nên toàn huyện đã giao nộp cho nhà nước 1.400 tấn lương thực vượt kế hoạch trên giao. Năm 1984 tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 15.400 tấn, vượt chỉ tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng bộ huyện đề ra. Năm 1985, kết thúc kế hoạch 5 năm, huyện Ba Bể bị ngập lụt nặng vì thế tổng sản lượng lương thực chỉ đạt 15.000 tấn [66, tr.1-2]. Diện tích sản xuất màu, cây công nghiệp được mở rộng, cho thu hoạch khá, riêng các loại đậu, đỗ bán cho nhà nước trong năm 1983 đạt 90 tấn [65, tr.3].

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện khoán theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ở huyện Ba Bể đã bộc lộ những thiếu sót, đó là tình trạng khoán trắng. Hợp tác xã không quản lý được lao động và sản phẩm. Đội ngũ cán bộ trong các hợp tác xã chưa được bồi dưỡng, nhận thức về Chỉ thị 100 chưa đầy đủ. Kinh nghiệm khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động theo đúng Chỉ thị 100, chưa có trong khi đó các cấp uỷ có lúc, có nơi còn buông lỏng chỉ đạo, quản lí kém, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng làm nương gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên môi trường. Tình trạng khoán trắng không được khắc phục trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp ruộng đất sau này.

Về công tác định canh định cư, Huyện uỷ Ba Bể tiếp tục tăng cường chỉ đạo đối với đồng bào Dao và H’Mông, đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần ổn định sản xuất và đời sống của đồng bào. Tuy nhiên, do trong và sau chiến tranh biên giới, đồng bào Dao và H’Mông di cư từ các huyện biên giới Cao Bằng vào Ba Bể quá lớn, thiếu tổ chức nên công tác định canh định cư vẫn chưa giải quyết được một cách triệt để. Năm 1983 huyện Ba Bể tiếp tục nhận 54 hộ với 398 nhân khẩu từ Cao Bằng chuyển đến, giúp đỡ đồng bào nơi ở và ổn định sản xuất. Trong những năm 1981 - 1983, huyện Ba Bể đã đầu tư cho công tác khai hoang, định canh định cư trên 106.200 đồng, một số hợp tác xã đã bước đầu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống của đồng bào như hợp tác xã Bản Kén (Cao Thượng), Nà Còi (Bành Trạch), Ban Nhàn (Cao Tân)…[21, tr.3].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về chăn nuôi, đầu năm 1979 đại gia súc có bước phát triển, đàn trâu tăng 3,4%, đàn bò tăng 5,3%, đàn lợn tăng 2,1%, đến năm 1980 đáp ứng được nhu cầu về sức kéo, cung cấp thực phẩm cho nhân dân và làm nghĩa vụ đối với nhà nước. Năm 1981 chăn nuôi gia súc có bước tăng trưởng: đàn trâu 12.865 con, tăng 1,3%, đàn bò đạt 3.732 con tăng 26%, đàn ngựa gần 1000 con tăng 3,4%, đàn lợn đạt 22.787 con tăng 3,4% [14, tr.58-59]. Vì thế huyện Ba Bể trong 9 tháng năm 1982 đã đáp ứng cho nhà nước gần 74 tấn thịt hơi gia súc và gia cầm. Chăn nuôi không ngừng phát triển ở cả hai khu vực tập thể và gia đình. Từ năm 1983 - 1985, hàng năm đàn trâu tăng 7%, đàn bò tăng 14% [66, tr.2-3].

Việc trồng rừng có nhiều chuyển biến, riêng đông xuân 1983 - 1984 trồng trẩu đạt 125 ha. Năm 1985 phong trào trồng cây trẩu và cây cao lương phát triển mạnh, điển hình là xã Chu Hương, Mỹ Phương [66, tr.3]. Trong 2 năm 1984-1985 huyện Ba Bể trồng được 2000 ha cây trẩu. Việc trồng các loại cây như thông, mỡ cũng được đẩy mạnh, riêng Lâm trường huyện năm 1984 trồng được 430 ha đạt 107% kế hoạch, năm 1985 trồng được 851 ha đạt 106% kế hoạch [14, tr.68-69]. Ngành lâm nghiệp có nhiều tiến bộ trong cách tổ chức sản xuất và chỉ đạo thực hiện, trồng rừng tập trung đạt 101,3% kế hoạch, trồng trẩu vượt 104 ha, khai thác gỗ nguyên liệu giấy đạt 100%, thu mua trúc của lâm trường hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch,

riêng năm 1985 đạt giá trị sản lượng gần 2.260.000 đồng bằng 118% kế hoạch [66, tr.4]. Công tác giao đất giao rừng được tiến hành và hoàn thành ở một số xã:

Mỹ Phương, Yến Dương. Ngày 29-1-1985, Ban Bí Thƣ Trung ƣơngĐảng ra Chỉ thị

giao đất, giao rừng đến từng hộ nông dân, thực hiện Chỉ thị của Trung ương công

tác giao đất giao rừng dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ đã được tiến hành sâu rộng và thực hiện tốt ở một số địa phương như: Chu Hương, Mỹ Phương…

Trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, năm 1980 vượt kế hoạch bao gồm các công cụ cầm tay, sản xuất gạch, ngói các loại, vôi, chế biến chè búp và các sản phẩm khai thác từ nghề rừng, đạt giá trị tổng sản lượng 537.636 đồng [64, tr.7]. Các hợp tác xã thủ công nghiệp trong những năm 1981-1985 đã khắn phục khó khăn, đề cao ý thức tự lực tự cường, thực hiện cơ chế quản lí mới đã sản xuất được nhiều mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hàng phục vụ sản xuất và đời sống, tăng nhanh hàng xuất khẩu. Từ năm 1980 Đảng bộ huyện tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 81-CT/TW của Ban Bí Thƣ Trung ƣơng Đảng và Chỉ thị của Tỉnh uỷ Cao Bằng về đấu tranh khắc phục các hiện

tƣợng tiêu cực trong quản lí kinh tế - xã hội, các xí nghiệp đẩy mạnh chuyển sang

hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa nhưng giá trị tổng sản lượng sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không lớn, chủ yếu là các mặt hàng thủ công như dệt vải, làm ghế trúc, ghế mây, đóng đồ gỗ, các loại gốm sứ, sản xuất vật liệu, làm hàng xuất khẩu, tổng giá trị sản lượng năm 1983 đạt 150.000 đồng [65, tr.8].

Phong trào hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục được củng cố, năm 1980 các hợp tác xã tiếp tục đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, sửa chữa và làm thêm một số mương, phai mới tốn trên 26.700 công, tổng giá trị đầu tư đạt trên 36.200 đồng, đào đắp trên 9.800 m3 đất đá, bảo đảm nước tưới cho 4.118 ha ruộng 2 vụ [64, tr.5]. Thực hiện

Chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, trong các hợp tác xã nông nghiệp,

đến cuối năm 1982 toàn huyện có 21,5% số hợp tác xã thực hiện khoán sản phẩm trong đó có các hợp tác xã làm tốt như hợp tác xã Yến Dương, Nà Càng (xã Bộc Bố), Bản Đuông (xã Cao Tân) và hợp tác xã Bản Vàng (xã Địa Linh). Đến đầu năm 1983 huyện Ba Bể có 20 hợp tác xã chiếm tỷ lệ 22,59%, thực hiện khoán mới theo Chỉ thị 100, bên cạnh những chuyển biến tích cực về năng suất hiệu quả lao động, nhiều hợp tác xã cũng đã bộc lộ những thiếu sót mới, nhất là buông lỏng quản lý, tình trạng khoán trắng ngày càng phổ biến. Trước tình hình ấy, Huyện uỷ ra Nghị quyết số 91 NQ/CR “Về củng cố quan hệ sản xuất và đẩy mạnh thực hiện chế độ quản lý mới trong các hợp tác xã nông nghiệp”. Nghị quyết nêu vấn đề cần phải uốn nắn những lệch lạc, hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện đúng khoán mới theo Chỉ thị 100, phấn đấu đến hết năm 1983 đưa 60% số hợp tác xã thực hiện theo khoán mới.

Về xây dựng cơ bản, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, lãnh đạo các ngành, các cơ sở tổ chức thi công đạt một số kết quả như mở đường giao thông nông thôn, nối liền từ trung tâm huyện lỵ đến các xã và liên xã đặc biệt là khu vực phía bắc; xây dựng bán kiên cố trường học, trạm xá, trụ sở Uỷ ban nhân dân ở một số xã như: Cao Tân, Chu Hương, Mỹ Phương, Bộc Bố, Xuân La, Bành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trạch, Nghiên Loan… Huyện uỷ chỉ đạo tập trung nguồn vốn xây dựng kiên cố (2 tầng) nhà công ty thương nghiệp cấp III, đáp ứng yêu cầu mua bán hàng phục vụ

sản xuất và đời sống của nhân dân các dân tộc. Về xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là giao thông nông thôn, khai thông giữa các xã với trung tâm huyện bằng đường ô tô.

Trong công tác phân phối lưu thông, nhằm đẩy mạnh sự trao đổi hàng hoá công nghiệp với các hợp tác xã, nhiều hợp đồng hai chiều được kí kết để đáp ứng cho các hợp tác xã vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng phục vụ đời sống. Nhiều hợp tác xã mua bán đã làm tốt công tác quản lý tiền, hàng, kinh doanh có lãi, phục vụ

Một phần của tài liệu Huyện ba bể tỉnh bắc kạn (1975 - 2005).pdf (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)