Huyện Ba Bể trước khi tách khu vực phía bắc để thành lập huyện Pác Nặm (5.2003), trừ thị trấn Chợ Rã còn lại 26 xã đều là xã vùng cao, trong đó có 15 xã (Cổ Linh, Xuân La, Giáo Hiệu, Công Bằng, Cao Tân, Cao Thượng, Nghiên Loan, Bộc Bố, Nhạn Môn, An Thắng, Cao Trĩ, Bành Trạch, Phúc Lộc, Hoàng Trĩ và Đồng Phúc) thuộc diện đặc biệt khó khănđược hưởng Chương trình 135 là Chương trình hỗ trợ của nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng đặc biệt khó khăn. Chương trình này bao gồm hai giai đoạn, giai đoạn 1 tiến hành từ năm 1998 - 2005, chủ yếu xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Với Chương trình 135 đã giúp cho 15 xã đặc biệt khó khăn của huyện Ba Bể từng bước giải quyết việc xây dựng cơ sở hạ tầng: Điện - Đường - Trường - Trạm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
riêng năm 2000, tổng số vốn Chương trình 135 đầu tư đạt 7,7 tỷ đồng, chủ yếu để xây dựng trường học [6, tr.4].
Cùng đồng thời với việc thực hiện Chương trình 135, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm ở miền núi, vùng dân tộc, căn cứ địa cách mạng… Với huyện Ba Bể nói riêng, tỉnh Bắc Kạn nói chung, Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm (gọi tắt là Chương trình xoá đói giảm nghèo - việc làm) được tiến hành trong 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 1998 - 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 - 2005.
Chương trình xoá đói giảm nghèo ngoài hỗ trợ cho các đối tượng đặc biệt khó khăn, thật sự đói nghèo, chủ yếu là đầu tư vốn để dân vay có nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm và các chính sách chế độ ưu đãi, thực hiện chuyển giao khoa học kĩ thuật, giải quyết việc làm, tạo cho họ tự xoá đói giảm nghèo. Do vậy, đối tượng được hưởng gồm những hộ người nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.
Ba Bể là huyện có nguồn lực lao động và tiềm năng phát triển kinh tế, song đến năm 1997, Ba Bể được coi là huyện có tỷ lệ số hộ đói nghèo cao nhất của tỉnh Bắc Kạn (28%). Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội chậm phát triển; vấn đề xây dựng điện - đường - trường - trạm ở huyện từ lâu đã thở thành vấn đề bức xúc; có một bộ phận cư dân vùng cao còn duy trì lối sống du canh du cư, thiếu ổn định sản xuất; sản xuất nông lâm nghiệp thì chậm chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng vật nuôi, kĩ thuật canh tác lạc hậu… Từ thực tế đó, Đảng bộ và chính quyền các cấp huyện Ba Bể đã quyết tâm thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, đổi mới kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc.
Ngay từ khi tái lập tỉnh Bắc Kạn, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ Ba Bể đã đặt mức phấn đấu tới năm 2000 giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 10 - 15%, bằng mức phấn đấu của tỉnh (15%) [6, tr.2].
Trong năm 1997, huyện Ba Bể tiếp tục thực hiện xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đang làm dở dang và xây dựng một số công trình mới nhằm từng bước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khắc phục sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các xã đặc biệt khó khăn. Đồng thời huyện Ba Bể đẩy mạnh thực hiện các chính sách xã hội như cứu đói, hỗ trợ khó khăn, tạo việc làm cho các hộ thuộc diện đói nghèo, góp phần ổn định đời sống nhân dân các dân tộc.
Công cuộc xoá đói giảm nghèo ở huyện Ba Bể thực sự tạo bước chuyển biến mạnh mẽ là từ năm 1998, năm khởi đầu Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo - việc làm giai đoạn 1998 - 2000. Huyện uỷ Ba Bể xác định mục tiêu chủ yếu của giai đoạn này là xoá đói, sau đó là giảm nghèo với các nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là tập trung mọi nguồn lực (lao động, tài chính ngân hàng) để phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân các dân tộc.
Trong những năm 1998 - 2000, toàn huyện đã triển khai 7 chương trình dự án, trong đó có: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; dự án tín dụng; dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; dự án định canh định cƣ; dự án hƣớng dẫn ngƣời nghèo
cách làm ăn…Ngoài ra huyện còn thực hiện phối kết hợp các chương trình dự án
nước ngoài đầu tư trên địa bàn với nhiều quy mô thử nghiệm về chăn nuôi và trồng trọt; mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật về cây trồng, vật nuôi…
Trong các chương trình, dự án đáng chú ý nhất là Dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng (điện - đường - trường - trạm) và nước sạch nông thôn - từ nguồn vốn 135 đầu
tư cho các xã đặc biệt khó khăn trên 13 tỷ đồng; Dự án tín dụng đã cho 1.033 hộ nghèo vay 6,785 tỷ đồng để phát triển sản xuất. Với Dự án hƣớng dẫn ngƣời nghèo
cách làm ăn và khuyến nông khuyến lâm, trong 2 năm (1998 - 2000) huyện Ba Bể tổ
chức 20 lớp tập huấn cho 1.050 hộ đói nghèo; hỗ trợ 263 triệu đồng bằng vật tư, giống, phân bón cho 301 hộ đói nghèo. Ngoài ra còn phải kể đến Dự án hỗ trợ những xã đặc biệt khó khăn, giúp 380 hộ ổn định đời sống, phát triển sản xuất (114 triệu đồng), định canh, định cư cho 41 thôn bản với 1.243 hộ (trên 1,382 tỷ đồng) [74], [76], [77].
Các tổ chức quần chúng đã tích cực tham gia và đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và việc làm. Riêng Hội liên hiệp phụ nữ năm 1998 lập được 21 tổ với 250 hội viên nghèo vay từ Ngân hàng người nghèo 588
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
triệu đồng. Đến năm 2000, Hội đầu tư cho 321 hội viên vay trên 7 tỷ đồng làm kinh tế hộ gia đình… nhờ đó nhiều chị em từng bước xoá được đói, giảm được nghèo [2, tr.7]. Hội nông dân chú trọng công tác xây dựng tổ chức hội, chăm lo tới việc xoá đói giảm nghèo, phấn đấu vươn lên làm giàu bằng tiềm năng phong phú của địa phương, nhất là từ đất rừng. Riêng năm 1998 Hội đã phối hợp với Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn và Hội làm vườn chỉ đạo thực hiện sâu rộng 3 chương trình công tác, xây dựng 4 vườn tình nghĩa, có 48 tổ tín chấp cho 486 hộ vay được trên 1,2 tỷ đồng [74, tr.17].
Năm 1999, từ nguồn vốn các chương trình, dự án, huyện đã cho người nghèo vay 500 triệu đồng, tạo việc làm cho 164 lao động; tổ chức khám, chữa bệnh nhân đạo cho 12.275 lượt người trong đó phần đông là người nghèo, cấp thuốc miễn phí trị giá 15 triệu đồng…
Với việc đẩy mạnh chủ trương xây dựng nền kinh tế có nhiều thành phần, phát triển kinh tế hàng hoá - các mô hình kinh tế hộ và kinh tế trang trại tại huyện bước đầu đã khá phát triển. Một số hộ có thu nhập trị giá hàng chục triệu đồng/năm như các hộ: Ông Triệu Văn La - xã Khang Ninh, ông Lăng Văn Mưu - xã Thượng Giáo và ông Vi Ngọc Thịnh - xã Cao Trĩ… Những cố gắng trên của Đảngbộ và nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể đã mang lại những kết quả quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa. Riêng về sản xuất lương thực đến năm 2000 toàn huyện đạt trên 25.000 tấn, bình quân lương thực đầu người trong một năm đạt 350kg, ở thời điểm này, huyện Ba Bể đã căn bản xoá được đói. Tỷ lệ hộ đói nghèo so với tổng số dân qua các năm từ 1998 - 2000 tuy chưa đạt được kế hoạch đề ra (15%) song đã có những tiến bộ rõ rệt: năm 1998 có 2772 hộ, bằng 21,41%, tới năm 2000 còn 2.164 hộ, chiếm tỷ lệ 16,77% [74], [77].
Mặc dù ở giai đoạn 1997 - 2000, huyện Ba Bể đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong xoá đói giảm nghèo, song kết quả đó còn thiếu vững chắc, tỷ lệ đói nghèo vẫn còn khá cao, tình trạng tái đói và nghèo xảy ra khá phổ biến. Qua điều tra hộ đói nghèo theo tiêu chí mới, năm 2001 huyện Ba Bể có 5.136 hộ đói nghèo gần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bằng 40% (trong đó số hộ nghèo là 2.643 hộ bằng 51,46%; số hộ đói là 2.493 hộ bằng 48,54%). Số hộ đói nghèo được phân thành 3 nhóm: Nhóm đói nghèo thiếu lương thực vì thiếu đất canh tác, ít thâm canh, thiếu vốn, thiếu việc làm và do bị thiên tai chiếm 60%, trở thành đối tượng quan trọng nhất trong trong xoá đói giảm nghèo; Nhóm đói nghèo do thiếu kiến thức sản xuất, kĩ thuật canh tác, hoặc do neo đơn, lười biếng chiếm 25%; Nhóm nghèo do cơ chế chính sách, ít nắm bắt được các thông tin, chưa tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng, các loại hình dịch vụ chiếm 15%.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Bắc Kạn, Huyện uỷ Ba Bể tiếp tục xúc tiến thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005. Mục tiêu tổng quát của Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo - việc làm giai đoạn 2001 - 2005 về kinh tế là: Tạo ra những điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận với các dịch vụ xã hội vươn lên xoá đói giảm nghèo theo tinh thần Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 143/2001 của TTg CP):
Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005. Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn này có chính sách: Hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ pháp lý cho người nghèo; Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp đối tượng yếu thế (tàn tật, cô đơn, thiên tai rủi ro…) và các chính sách về giáo dục, y tế. Đồng thời tiến hành triển khai với hàng chục dự án hỗ trợ trực tiếp chương trình xoá đói giảm nghèo như: Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất; Dự án hƣớng dẫn ngƣời nghèo cách làm ăn khuyến nông, khuyến lâm; Dự án xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo và Dự án định
canh định cƣ…
Đại hội lần thứ VIII (nhiệm kì 2001 - 2005) của Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã đưa ra 10 mục tiêu chủ yếu nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông, lâm, công nghiệp, thương mại, du lịch - dịch vụ; ra sức xoá đói giảm nghèo, tạo bước ngoặt ổn định và cải thiện đời sống các dân tộc, phấn đấu bình quân mỗi năm giảm từ 4-5% tổng số hộ đói nghèo. Huyện uỷ Ba Bể đã ra quyết tâm giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiêu chí mới) xuống dưới 17%, bình quân mỗi năm giảm từ 4 - 4,5% (từ 1000 - 1030 hộ), không còn hộ đói, mỗi năm tạo việc làm từ 200 - 250 lao động [37], [43], [45].
Để xoá đói giảm nghèo bền vững, việc thực hiện các chương trình, dự án được đẩy mạnh. Hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội được tiến hành xây dựng tích cực từ các nguồn vốn 135, nguồn xây dựng cơ bản và từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Có nhiều chương trình, dự án khuyến nông, khuyến lâm nhằm cải tạo giống, tăng năng suất và sản lượng cây trồng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đặc biệt là những vùng khó khăn về lương thực, thiết thực xoá đói giảm nghèo tại địa phương.
Để đỡ một phần khó khăn cho người nghèo, trong 2 năm (năm 2003 và năm 2005) huyện đã tổ chức các đoàn đại biểu đi thăm hỏi và tặng quà tết cho các đối tượng thuộc diện chính sách, trong đó chiếm tỷ lệ khá lớn là các hộ nghèo với tổng số tiền thực hiện gần 90 triệu đồng.
Từ năm 2001 - 2005, huyện trợ cấp cứu đói vào dịp tết, giáp hạt cho các hộ nghèo đói trên 755 triệu đồng, chưa kể xét trợ cấp thường xuyên (trong đó có cả người nghèo) là 122 đối tượng [14, tr.213].
Trong những năm 2003 - 2005, Hội nông dân thường xuyên chăm lo đến đời sống của các hội viên, tích cực tham gia xoá đói giảm nghèo, đã tổ chức giải ngân được trên 15,6 tỷ đồng cho 2.622 hộ vay để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi. [14, tr.217]. Giai đoạn này Hội liên hiệp phụ nữ các cấp bám sát 6 chương trình trọng tâm của Hội, củng cố, phát triển Hội, triển khai có hiệu quả trên gần 5 tỷ đồng nguồn vốn các dự án cho chị em vay phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Ngân hàng chính sách xã hội tuy mới thành lập nhưng cũng đã tổ chức giải ngân các nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Năm 2003, ngân hàng thực hiện cho vay 5,5 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 11,4 tỷ đồng [45, tr.11].
Vì thế, kết quả của công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ về nông nghiệp - lâm nghiệp, về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng như trong thương mại, dịch vụ - du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong những năm 1997 - 2003, khi tỉnh Bắc Kạn được tái lập, huyện Ba Bể đã ra sức khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội lên một bước mới, thực hiện xoá đói giảm nghèo…đã đem lại những chuyển biến lớn lao cho đời sống của đồng bào nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể.
Sau khi chia tách huyện, công tác xoá đói giảm nghèo, giúp đỡ về vốn, hỗ trợ việc làm của huyện Ba Bể được các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tiếp tục quan tâm, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm dần qua các năm: năm 2004 là 18,98%, đến năm 2005 còn 15,54%. Từ nguồn vốn chương trình 134 về nhà ở, huyện Ba Bể trong năm 2005 đã xây dựng được 519/860 ngôi nhà, đạt 60,34% cho hộ nghèo [6, tr.7]. Do hàng ngàn hộ mỗi năm có cơ hội thoát khỏi đói nghèo nên đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng lên một cách rõ rệt. Đó chính là những thuận lợi rất cơ bản để huyện Ba Bể trong giai đoạn lịch sử mới (2005 - 2010) giành được những thắng lợi to lớn hơn trên chặng đường phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tiểu kết chương 3
Bước vào thập kỉ 80 của thế kỉ XX, đất nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội sâu sắc. Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) và đề ra đường lối đổi mới toàn diện - mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo, tiềm năng của địa phương, huyện Ba Bể bước vào thời kì đổi mới và đã từng bước giành được những thắng lợi cơ bản trong phát triển kinh tế và xã hội.
Từ năm 1986 - 1990, bước đầu tiến hành công cuộc đổi mới, cũng là thời gian