Tái lập tỉnh Bắc Kạn, huyện Ba Bể đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát

Một phần của tài liệu Huyện ba bể tỉnh bắc kạn (1975 - 2005).pdf (Trang 73 - 75)

triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo (1997 - 2005)

Theo nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 10 (6/11/1996) đã ra Nghị quyết chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Theo Nghị định số 70 - CP của Chính phủ, tỉnh Bắc Kạn tái lập có diện tích tự nhiên 4.795,54 km2, dân số 268.047 người, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có huyện Ba Bể [14, tr.153]. Như vậy, sau 18 năm sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng, huyện Ba Bể lại trở về với tỉnh Bắc Kạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn sau khi được thành lập (12/11/1996), đã ra Nghị quyết số 01-NQ/TU (6/1/1997) nêu 10 nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, trong đó có các nhiệm vụ: Sớm kiện toàn bộ máy lãnh đạo, tổ chức nhận bàn giao hai huyện Ba Bể và Ngân Sơn thuộc tỉnh Cao Bằng về Bắc Kạn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Đến ngày 18/1/1997 hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn đã hoàn thành công việc bàn giao.

Sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh (9/1997), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ba Bể khoá XVII đã bổ sung, cụ thể hoá thêm một số nhiệm vụ, mục tiêu về kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 1997 - 2000 là: Phấn đấu đưa nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân đạt từ 7 - 8% năm; Hàng năm giảm tỷ số sinh 8%, tăng dân số 2%; Đến năm 2000 lương thực bình quân đầu người đạt 300 kg, xoá đói căn bản, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15%... [14, tr.157]

Khi tỉnh Bắc Kạn được tái lập, huyện Ba Bể là huyện nghèo nhất của tỉnh, kinh tế - xã hội chậm phát triển, đời sống nhân dân có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngay từ năm 1997 “Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân các dân tộc trong huyện đã có nhiều cố gắng vươn lên vượt qua những khó khăn, đạt được những thành tích bước đầu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng…tạo đà thuận lợi trong bước phát triển những năm sau của huyện trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [32, tr.11].

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, từ ngày 9-11 đến 11-11-2000 huyện Ba Bể đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII nhiệm kì 2001-2005. Đại hội đã thảo luận và thông qua phương hướng, nhiệm vụ và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng giai đoạn 2001 - 2005. Đại hội đã đề ra những mục tiêu cơ bản phấn đấu tới năm 2005 đạt tốc độ tăng trưởng GDP 12%/năm (trong đó kinh tế nông - lâm nghiệp 5%, công nghiệp xây dựng cơ bản 35%, dịch vụ - du lịch 15%); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ; Hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, 70% số xã có điện quốc gia, 100% phòng học được xây dựng kiên cố, 50% số hộ nông thôn được dùng nước sạch, giảm hộ nghèo xuống còn 10%...[35, tr.17-18].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, đặc điểm địa lý dân cư của tỉnh Bắc Kạn và thể theo nguyện vọng của nhân dân địa phương, Chính phủ đã ra Nghị định số 56/2003/NĐ-CP (28/5/2003) điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ba Bể thành lập huyện Pác Nặm thuộc tỉnh Bắc Kạn. Sau khi thành lập huyện Pác Nặm, huyện Ba Bể còn lại 67.809 ha diện tích tự nhiên và 46.583 nhân khẩu với 16 đơn vị hành chính trực thuộc [14, tr.204].

Thực hiện những mục tiêu của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVII (3/1996) và lần thứ XVIII (11/2000), dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001), nhân dân các dân tộc huyện Ba Bể dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã tiếp tục giành được những thắng lợi mới trong việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Huyện ba bể tỉnh bắc kạn (1975 - 2005).pdf (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)