Trên cơ sở những kết quả đạt được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1979 - 1985, từ năm 1986 đến năm 1990, trong giai đoạn lịch sử mới, huyện Ba Bể đã vượt lên mọi khó khăn, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng nhằm từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho đồng bào các dân tộc.
Được sự nhất trí của Tỉnh uỷ Cao Bằng, từ ngày 24 đến 27-9-1986, huyện Ba Bể đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIV nhiệm kì 1986 -1989.
Với tinh thần đổi mới, Đại hội xác định cụ thể nội dung kế hoạch của từng nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế-xã hội. Nghị quyết Đại hội nêu: Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện với cơ cấu: Nông - lâm nghiệp - chăn nuôi và công nghiệp chế biến, trong đó cần ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi đó là mặt trận hàng đầu. Sử dụng các nguồn lao động khai thác các loại đất đai, từng bước đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá đáp ứng yêu cầu tiêu dùng đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Nghị quyết còn nhấn mạnh ngoài cây lúa, cần phát triển thêm hoa màu nhằm góp phần tăng nguồn lương thực, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi.
Đại hội đề ra mục tiêu phấn đấu đạt tổng sản lượng lương thực quy thóc cho các năm: 1987 là 19.200 tấn, 1988 là 21.300 tấn, đến năm 1990 phải đạt được 23.200 tấn [21, tr.2]. Đạt được các mục tiêu này, lương thực bình quân cho mỗi nhân khẩu qua từng năm sẽ không ngừng tăng lên từ 384kg (1987) lên 412kg (1988) và 442kg (1990).
Đại hội khẳng định huyện Ba Bể có đầy đủ điều kiện phát triển về chăn nuôi và đề ra mục tiêu phấn đấu phát triển đàn gia súc trong 2 năm (1987 - 1988) đàn trâu, bò đạt từ 20.100 - 21.300 con; đàn lợn từ 24.900 - 25.500 con. Về thực phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cung cấp thịt hơi các loại trong 2 năm 1987 - 1988 đạt từ 840 - 900 tấn, các loại đậu đỗ là 1.160 tấn [21, tr.3]. Về lâm nghiệp mở rộng diện tích trồng cây các loại từ 2.360 ha (1987) lên 2.600 ha (1988) và 3000 ha (1990); trúc cần câu phục vụ cho xuất khẩu đạt từ 300.000 cây (1987) lên 450.000 cây (1988); hạt có dầu từ 120 tấn (1987) lên 150 tấn (1988). Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bằng các biện pháp đầu tư chiều sâu, khai thác hết công xuất xưởng chế biến đường, bằng nguồn mía tại địa phương, phấn đấu sản xuất đường từ 52 tấn (1988) lên 82 tấn (1990). Đồng thời sử dụng phụ phẩm sản xuất đường để chế biến rượu và cồn… Ra sức phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo công cụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp; tiến hành xây dựng các xưởng chế biến gỗ, xay xát, sản xuất bánh kẹo, nước chấm…[21, tr.5-6].
Đại hội nêu, trong 2 năm (1987 - 1988) tập trung vốn xây dựng các công trình trọng điểm như bệnh viện huyện, trường phổ thông trung học, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đẩy mạnh xây dựng các con đường giao thông nông thôn (Chợ Rã - Cổ Linh, Chợ Rã - Đồng Phúc, Chợ Rã -Hà Hiệu), xây dựng công trình thuỷ lợi tại các xã Cao Thượng, Quảng Khê [21, tr.6-7].
Bước vào thập kỉ 80 của thế kỉ XX, đất nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội sâu sắc. Trước tình hình đó, từ ngày 15 đến 18-12-1986 Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện - mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hôi đề ra đường lối: Đổi mới tư duy lí luận, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức - cán bộ và phong cách lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết Đại hội chỉ ra 5 năm trước mắt (1986 - 1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chƣơng trình kinh tế lớn: Sản xuất lƣơng
thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu nhằm sớm đưa đất nước thoát
ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, cả nước bước vào thời kì đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới kinh tế và xã hội.
Thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW ngày 17-5-1988 của Ban Bí Thƣ Trung ƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Đảng bộ huyện tiến hành Đại hội đại biểu khoá XV nhiệm kì 1989 - 1991 (khai mạc ngày 19-1-1989). Đại hội đã nghe Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành nhiệm kì XIV và thảo luận phương hướng, nhiệm vụ mới của Đảng bộ huyện trong 2 năm tiếp theo (1989-1990) của kế hoạch 5 năm (1986 - 1990). Với tư duy mới, Đại hội đã đề ra mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong 2 năm (1989-1990) là: Đặt nông nghiệp ở vị trí hàng đầu, trọng tâm số một, phấn đấu thực hiện thắng lợi Ba chương trình kinh tế, đẩy mạnh phát triển văn hoá giáo dục, giảm bớt những tiêu cực trong xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, ổn định và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân. Căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng thực hiện, Đại hội lần này đã đề ra các mục tiêu sát hợp hơn, phấn đấu đến năm 1989 đạt 19.000 tấn lương thực quy thóc và đến năm 1990 đạt tổng sản lượng 20.100 tấn. Về chăn nuôi phấn đấu tổng đàn trâu, bò từ 22.400 con (1989) lên 23.500 con (1990); đàn lợn từ 25.000 con (1989) lên 25.500 con (1990)…[22, tr.19].
Quán triệt đƣờng lối đổi mới của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XII của tỉnh Cao Bằng, thực
hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIV, lần thứ XV, phát huy
tinh thần tự chủ, sáng tạo cộng với tiềm năng của địa phương, huyện Ba Bể từ năm 1986 - 1990 đã từng bước giành được nhiều thắng lợi trên các mặt.
Về chương trình lương thực: Huyện uỷ tập trung chỉ đạo đưa 2 vụ lúa xuân và mùa đạt 3 chỉ tiêu: Diện tích, năng xuất, sản lượng. Kết quả thực hiện đạt được như sau: Năm 1986 tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 13.994/14.500 tấn, trong đó thóc là 12.170,6 tấn [67, tr.2]. Năm 1987 tổng sản lượng lương thực trong toàn huyện đạt 17.097 tấn. Từ năm 1987, huyện Ba Bể tiếp tục tăng diện tích trồng lúa và ngô bằng các giống mới có năng suất cao (lúa CR203, NN8, CN2; ngô TSB1, TSB2, MSB49) nhờ đó đã xuất hiện các điển hình cho năng suất cao từ 40-50 tạ/ha. Thực hiện chỉ đạo của Huyện uỷ, liên tục trong 2 năm (1987 - 1988) các xã phía bắc của huyện đã gieo cấy lúa xuân, riêng vụ lúa xuân năm 1988 đạt gần 100 ha, cho năng suất bình quân 30 tạ/ha, góp phần hạn chế tình trạng phát nương làm rẫy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thường xảy ra ở khu vực này. Tổng sản lượng lương thực năm 1988 đạt 15.500 tấn, thấp hơn năm 1987 bởi vụ mùa nhiều nơi bị lũ lụt nặng [14, tr.88-89 ]. Ngoài lúa, huyện chủ trương đẩy mạnh gieo trồng các cây hoa màu (ngô, sắn…) và cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc) đã góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
Tuy nhiên, tình hình sản xuất lương thực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Với đồng bào vùng cao, sản xuất chậm phát triển, mỗi năm thường có một bộ phận dân cư thiếu ăn, nhất là vào lúc giáp hạt…
Quán triệt Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị (5-4-1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (gọi tắt là Khoán 10) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của
Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh Cao Bằng (khoá XII) về đổi mới cơ chế quản lí trong
nông nghiệp, Ban Chấp hành Đảng bộ Ba Bể (khoá XIV) đã ra Nghị quyết số 06-
NQ/BB ngày 12-5-1988 về một số chủ trƣơng biệnpháp then chốt phát triển kinh tế
- xã hội năm 1989. Nghị quyết của Huyện uỷ xác định: Trọng tâm đổi mới cơ chế
quản lí và chính sách kinh tế của Ba Bể là chuyển hẳn các hoạt động sản xuất kinh tế sang cơ chế hạch toán kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo cơ chế kinh tế nhiều thành phần với các chủ trương biện pháp then chốt cho từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sản xuất của các xí nghiệp quốc doanh. Trong sản xuất nông nghiệp tập trung giải quyết có hiệu quả về quan hệ sản xuất, trước hết là giải quyết việc tranh chấp ruộng đất. Nghị quyết nhấn mạnh: Kiên quyết giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực… Về vấn đề ruộng đất, củng cố hợp tác xã, Nghị quyết chỉ ra: Cần quán triệt tinh thần các chỉ thị nghị quyết của Trung ương và của tỉnh trong đó có Nghị quyết 10, luật đất đai, Quyết định 13 của Hội đồng Bộ trƣởng, Thông tƣ 15 của Bộ Nội vụ, Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 11 của Tỉnh uỷ Cao Bằng, chỉ thị 06 của uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.
Thực hiện điều chỉnh ruộng đất trên cơ sở bình quân diện tích theo nhân khẩu trong hợp tác xã, không chấp nhận các hộ gia đình lấy lại ruộng đất cũ trước đây (ruộng đất cha ông) nhằm đảm bảo cho mọi hộ nông dân có diện tích canh tác.
Tuy nhiên, chuyển sang thực hiện cơ chế quản lí mới trong nông nghiệp do thiếu cách thức tổ chức và bước đi thích hợp, quy mô hợp tác xã quá lớn, bộ máy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quản lí yếu, chậm đổi mới, trình độ sản xuất và cơ sở vật chất yếu kém đã ngày càng nảy sinh nhiều bất cập trong các hợp tác xã, dẫn đến những biến động lớn. Ban quản lí hợp tác xã bị thu hẹp và thực tế sự tồn tại của Ban quản lý hợp tác xã chỉ là hình thức. Tới năm 1990 mô hình hợp tác xã kiểu cũ đã căn bản xóa bỏ, Ba Bể chỉ còn hình thức hợp tác giữa vài hộ gia đình trong làng bản để giúp nhau thực hiện từng khâu trong sản xuất. Do chủ động kế hoạch và đầu tư trong sản xuất nên kinh tế hộ gia đình phát triển phong phú, đa dạng hơn.
Trong sản xuất nông nghiệp, theo chỉ đạo của Huyện uỷ, cơ cấu mùa vụ không thể xem nhẹ vụ nào, phải tận dụng mọi khả năng để đạt diện tích gieo trồng cao nhất. Về cơ cấu giống, chủ trương của Huyện uỷ là tăng diện tích gieo trồng các giống lúa và hoa màu có năng suất cao, thích hợp với thời tiết và khí hậu miền núi. Huyện uỷ tập trung chỉ đạo thực hiện thâm canh cây lúa, bảo đảm nước tưới, phấn đấu gieo trồng đúng thời vụ, cố gắng thực hiện tốt các khâu kĩ thuật từ gieo mạ, cày, bừa đến bón phân, làm cỏ, trừ sâu bệnh và thu hoạch. Tuy nhiên, sản xuất lúa trong những năm 1989 - 1990 gặp thời tiết khắc nghiệt. Năm 1989, do mưa lũ, nhiều cánh đồng lúa bị ngập úng, ngô ở các soi bãi ở ven sông bị cuốn trôi, năm 1990 toàn huyện bị rét hại vào vụ đông-xuân và bị mưa lũ nặng vào vụ mùa. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 1989 là 17.183 tấn, năm 1990 tổng sản lượng lương thực (cả thóc và màu) là 18.497 tấn, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra [14, tr.106].
Về chương trình thực phẩm: Đàn trâu, bò phát triển tốt, đến cuối năm 1988 tổng đàn trâu, bò đạt 21.500 con (15.000 con trâu, 6.500 con bò), đàn lợn đạt 24.500 con[14, tr.92 ]. Nhìn chung, chăn nuôi đại gia súc và gia cầm đạt và vượt kế hoạch Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khoá XIV đề ra. Về cơ cấu chăn nuôi, Huyện uỷ xác định: Chăn nuôi đại gia súc bao gồm trâu, bò và lợn giữ vai trò chính, nhằm đáp ứng cơ bản chương trình thực phẩm, đồng thời khuyến khích chăn nuôi dê, ngựa, phát triển đàn gia cầm, nuôi thả cá ở ao, ruộng theo ba thành phần kinh tế: Quốc doanh, tập thể và hộ gia đình. Nhờ đó mà chăn nuôi đại gia súc, gia cầm của huyện Ba Bể tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng khá nhanh, đến cuối năm 1990 tổng đàn trâu, bò của huyện có 21.900 con, đạt 93,19% kế hoạch, trong đó có 6.100 con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bò, Ba Bể trở thành một trong những huyện chăn nuôi nhiều bò của tỉnh Cao Bằng, đàn lợn đạt 18.600 con, bằng 72,94% kế hoạch [68, tr.3].
Lâm nghiệp trong 2 năm (1987 - 1988), công tác trồng và bảo vệ rừng không đạt chỉ tiêu kế hoạch và do nhu cầu canh tác của một bộ phận cư dân vùng cao, nhiều khu rừng đầu nguồn bị phá hoại nghiêm trọng. Lâm nghiệp vẫn được coi là ngành giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Việc giao đất, giao rừng cho các hộ xã viên tiếp tục được triển khai song còn có phần chậm, trong năm 1990 toàn huyện mới giao được 132 ha cho 67 hộ nông dân thuộc 2 xã vùng cao. Công tác bảo vệ rừng được đẩy mạnh, nghiêm cấm và xử phạt hàng trăm vụ hoạt động khai thác trái pháp luật tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Ba Bể, thu 18 triệu đồng tiền nuôi rừng nộp cho ngân sách nhà nước. Việc trồng rừng đạt kết quả thấp, nhiều khu rừng đầu nguồn bị nhân dân phát nương làm rẫy, gây nhiều hậu quả xấu. Về công tác định canh định cư, năm 1990 Ba Bể khai hoang 21,4 ha với số vốn đầu tư là 8,56 triệu đồng bằng 107% kế hoạch [68, tr.4].
Chương trình hàng tiêu dùng: Nhờ áp dụng cơ chế mới, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện chủ động trong kinh doanh, tăng cường đầu tư vốn, thiết bị, nguyên liệu đã thúc đẩy hoạt động của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất các công cụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và sản xuất các mặt hàng phục vụ đời sống…ngày càng phong phú từ các nguyên vật liệu của địa phương.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở huyện có các xưởng Cơ khí sản xuất công cụ, chế biến gỗ, sản xuất các mặt hàng từ phụ phẩm đường, sản xuất bánh kẹo, xay xát, sản xuất vật liệu xây dựng…Tuy nhiên, đến năm 1990 vẫn còn một số xí nghiệp, hợp tác xã chưa theo kịp việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nguồn vốn thiếu, không có thị trường tiêu thụ ổn định, đời sống công nhân và thợ thủ công gặp nhiều khó khăn.
Chương trình hàng xuất khẩu gồm mặt hàng truyền thống như cần câu trúc, hạt có dầu. Tuy nhiên, do chưa có đầu tư thích đáng nên nguồn hàng còn bị hạn chế, chưa phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một trong những mục tiêu quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể là xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong những năm 1987 - 1988, huyện đã xây dựng và hoàn thành nhiều công trình như Trường phổ thông trung học ở trung tâm huyện và xã Bộc Bố, nhà điều trị khoa lây bệnh viện huyện… Bằng nguồn kinh phí nhà nước và nhân dân cùng làm, ở các xã Giáo Hiệu, Phúc Lộc, Hà Hiệu, Chu Hương đã xây dựng mới các lớp học, lợp ngói vững chắc [14, tr.94]. Kết thúc năm 1988, huyện Ba Bể đã hoàn thành các công trình trọng điểm như văn phòng cơ quan, khu tập thể, phòng khám của bệnh viện huyện, nhiều xã bằng nguồn kinh phí của huyện và nhân dân đóng góp đã nâng cấp được các trường học, trạm xá. Toàn huyện huy động lực lượng trong nhân dân đào đắp trên 8.450 m3 đất, đá sửa chữa các công trình thuỷ lợi và lắp đặt 10 trạm bơm thuỷ điện. Về giao thông, ngoài tu sửa đường 28 đến hồ Ba Bể, 7 xã phía bắc đã huy động hàng ngàn người tu sửa