địa danh huyện định hoá tỉnh thái nguyên.pdf
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÍ VIỆT HƯƠNG
ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ TỈNH THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 602201
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: T.S LÊ VĂN TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN- 2009
Trang 33 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu
5 Tư liệu và cách xử lí tư liệu
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7 Kết cấu của luận văn
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TƢ LIỆU VỀ ĐỊA BÀN, ĐỊA
DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ 1.1 Lịch sử vấn đề
1.1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa danh trên thế giới 1.1.2 Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
1.1.3 Vấn đề nghiên cứu địa danh huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
1.2 Cơ sở lí thuyết về địa danh
1.2.1 Định nghĩa địa danh 1.2.2 Phân loại địa danh
1.2.3 Các phương diện nghiên cứu địa danh và hướng tiếp cận của đề tài
1.3 Vấn đề tƣ liệu về địa bàn, địa danh huyện Định Hoá
1.3.1 Những vấn đề về địa bàn có liên quan đến địa danh huyện Định Hoá
1.3.1.1 Đặc điểm địa lí 1.3.1.2 Dân cư và văn hoá 1.3.1.3 Ngôn ngữ
Trang 41.3.2 Kết quả thu thập và phân loại địa danh huyện Định Hoá 1.3.2.1 Kết quả thu thập địa danh
1.3.2.2 Kết quả phân loại địa danh
1.4 Tiểu kết chương 1
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
2.1 Những đặc điểm cấu tạo địa danh huyện Định Hoá
2.1.1 Mô hình cấu tạo địa danh 2.1.1.1 Vài nét khái quát
2.1.1.2 Mô hình cấu tạo địa danh huyện Định Hoá 2.1.2 Vấn đề thành tố chung
2.1.2.1 Kết quả thu thập và phân loại 2.1.2.2 Cấu tạo của thành tố chung
2.1.2.3 Khả năng chuyển hoá của thành tố chung 2.1.3 Địa danh
2.1.3.1 Số lượng yếu tố cấu tạo địa danh 2.1.3.2 Các kiểu cấu tạo địa danh
2.1.3.3 Các phương thức cấu tạo địa danh
2.2 Đặc điểm ý nghĩa địa danh huyện Định Hoá
2.2.1 Ý nghĩa địa danh và phương pháp xác định ý nghĩa 2.2.1.1 Vấn đề ý nghĩa địa danh
2.2.1.2 Phương pháp xác định ý nghĩa địa danh
2.2.2 Những đặc điểm chính về ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh huyện Định Hoá
2.2.2.1 Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố được thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ
2.2.2.2 Các yếu tố trong địa danh Định Hoá phản ánh tính đa dạng loại hình các đối tượng địa lí và mang tính cảnh quan rõ nét
2.2.3 Phân loại ý nghĩa địa danh
2.2.3.1 Nhóm địa danh không có nghĩa 2.2.3.2 Nhóm địa danh có nghĩa
2.2.3.3 Nhóm địa danh chưa rõ nghĩa
Trang 52.3 So sánh địa danh hành chính huyện Định Hóa với địa danh hành chính một số địa phương thuộc khu vực vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ
2.4 Tiểu kết chương 2
Chương 3: MỘT VÀI ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ TRONG ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
3.1 Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hoá
3.1.1 Khái niệm văn hoá
3.1.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
3.2 Đặc trưng văn hoá thể hiện trong địa danh
3.2.1 Đặc trưng văn hoá thể hiện qua thành tố ngôn ngữ 3.2.2 Sự thể hiện các tồn tại của văn hoá trong địa danh
3.2.2.1 Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hoá vật thể
3.2.2.2 Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hoá phi vật thê
3.2.3 Sự thể hiện các phương diện văn hoá trong địa danh 3.2.3.1 Phương diện văn hoá sinh hoạt
3.2.3.2 Phương diện văn hoá sản xuất 3.2.3.3 Phương diện văn hoá vũ trang
3.3 Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN
THƯ MỤC THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU
1 Quy ƣớc về cách viết tắt địa danh các xã, thị trấn
- CC: thị trấn Chợ Chu - BC: xã Bảo Cường - BL: xã Bảo Linh - BT: xã Bình Thành - BY: xã Bình Yên - BN: xã Bộc Nhiêu - ĐM: xã Điềm Mặc - ĐB: xã Định Biên - KP: xã Kim Phượng - KS: xã Kim Sơn - LV: xã Lam Vỹ - LT: xã Linh Thông - PĐ: xã Phú Đình - Phú T: xã Phú Tiến
- Phượng T: xã Phượng Tiến - PC: xã Phúc Chu
- QK: xã Quy Kỳ - SP: xã Sơn Phú - TD: xã Tân Dương - TT: xã Tân Thịnh - TĐ: xã Thanh Định - TH: xã Trung Hội - TL: xã Trung Lương
2 Qui ƣớc về cách viết tắt các loại hình địa danh
- CTGT: địa danh các công trình giao thông - CTXD: địa danh các công trình xây dựng - CTNT: địa danh các công trình nhân tạo - ĐHTN: địa danh địa hình tự nhiên - ĐVDC: đơn vị dân cư
- VĐN: vùng đất nhỏ
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, MÔ HÌNH, SƠ ĐỒ
Bảng 1.4 Kết quả phân loại địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ
Bảng 2.1 Kết quả thu thập và phân loại thành tố chung theo loại hình Bảng 2.2 Kết quả thống kê cấu tạo của thành tố chung
Bảng 2.3 Xu hướng chuyển hoá thành tố chung vào địa danh Bảng 2.4 Thống kê địa danh theo số lượng yếu tố
Bảng 2.5 Thống kê cấu tạo địa danh theo loại hình
Bảng 2.6 Thống kê các địa danh theo phương thức cấu tạo mới Bảng 2.7 Thống kê các địa danh theo phương thức chuyển hoá
2 Danh mục các mô hình, sơ đồ
Mô hình 2.1 Cấu trúc phức thể địa danh huyện Định hoá
Sơ đồ 1.1 Phân loại địa danh huyện Định Hoá theo đối tượng Sơ đồ 1.2 Phân loại địa danh huyện Định Hoá theo ngữ nguyên Sơ đồ 1.3 Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
“Cái tên này có ý nghĩa gì? Tại sao lại gọi tên như vậy?” đó là những câu hỏi mà mỗi con người thường đặt ra khi đứng trước một địa danh Từ xa xưa, con người đã tìm cách lí giải về địa danh qua các truyện cổ tích, truyền
thuyết Người Tày có truyền thuyết nổi tiếng “Truyền thuyết Pú Lương Quân”
để lí giải những địa danh trên địa bàn của mình Để giải thích tại sao lại có “Rằng Cáy” (núi Ổ Gà), “Lậu Pết” (núi Chuồng Vịt) họ kể rằng:
Từ khi ruộng đất trở nên màu mỡ hơn, thóc lúa thừa thãi đến nỗi mọc thành núi, Báo Luông thấy số thóc thừa có thể đem nuôi súc vật để ăn thịt, vì bây giờ thú rừng ngày càng khó săn bắt hơn Chàng liền vào rừng bắt được mấy chục con gà rừng đem về nuôi ở núi Rằng Cáy Gà được ăn thóc con nào cũng mượt lông, béo tốt lâu dần cũng quen không thể rời bỏ người được nữa Báo Luông lại bắt thêm ngan vịt, ngỗng trời về nuôi Vịt lúc đầu đem nuôi ở núi Lậu Pết [ , tr 21]
Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại nghiên cứu địa danh đã trở thành một môn khoa học là bộ phận của khoa danh học cùng với Tộc danh và Nhân danh
Nghiên cứu địa danh giúp soi sáng nhiều mặt cho cách ngành khác của khoa học ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phương ngữ học Không những thế, địa danh còn có tính bảo lưu mạnh mẽ, địa danh vẫn có thể tồn tại mặc dù đối tượng mà nó định danh không còn nữa Các nhà nghiên cứu đã gọi
dịa danh là những “hoá thạch”, những “trầm tích” để ta lần mở lại quá khứ
Có thể coi địa danh học là mảnh đất màu mỡ luôn hứa hẹn cho người nghiên cứu những phát hiện bất ngờ, thú vị
Địa danh không chỉ là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ mà còn của nhiều ngành khoa học khác như lịch sử, địa lí, văn hóa Không thể hiểu đúng
Trang 9địa danh nếu không sử dụng những tri thức về ngôn ngữ Tuy nhiên, trong địa danh không chỉ có ngôn ngữ Địa danh còn phản ánh những đặc điểm văn hoá, lịch sử, tâm lí, tín ngưỡng của con người, địa bàn tạo ra nó Nghiên cứu địa danh có thể giúp ta phác hoạ bức tranh toàn cảnh về một vùng miền, sự giao thoa, tiếp xúc, ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử, địa lí…
Huyện Định Hoá là địa phương có đặc điểm về ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá tương đồng với nhiều địa phương ở vùng núi phía Đông Bắc nước ta Nghiên cứu địa danh Định Hoá giúp ta có cái nhìn khá toàn diện về đặc điểm địa danh ở vùng núi phía Đông Bắc Định Hoá là vùng núi còn nhiều khó khăn, giao thông đi lại khó khăn tính bảo lưu trong địa danh càng mạnh mẽ hơn Địa danh trở thành di sản mà tổ tiên để lại cho các tộc người ở đây, được họ trân trọng, bảo lưu Chính vì vậy, nghiên cứu địa danh Định Hoá hứa hẹn
phát hiện mới Đặc biệt, Định Hoá là vùng chiến khu, “Thủ đô gió ngàn”
trong kháng chiến chống Pháp Nghiên cứu địa danh Định Hoá có ý nghĩa nhiều mặt về văn hoá, lịch sử Tuy nhiên, vấn đề địa danh Định Hoá chưa được quan tâm, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về địa danh Định Hoá
Vì những vấn đề được đề cập ở trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu “Địa danh huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên” cho luận văn
- Tìm hiểu và đưa ra được một số đặc trưng văn hóa thông qua biểu hiện của mối quan hệ giữa địa danh với lịch sử, địa lí và ngôn ngữ khu vực
Trang 103 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng và phạm vị nghiên cứu như sau:
- Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những địa danh thuộc huyện Định Hoá bao gồm cả địa danh tự nhiên, hành chính và nhân tạo
- Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ địa danh trên địa bàn huyện Định Hoá gồm 1 thị trấn Chợ Chu và 23 xã (Bình Yên, Trung Hội, Bình Thành, Điềm Mặc, Phú Đình, Bảo Linh, Định Biên, Trung Lương, Thanh Định, Sơn Phú, Kim Sơn, Tân Dương, Phú Tiến, Tân Thịnh, Phượng Tiến, Lam Vỹ, Quy Kỳ, Kim Phượng, Đồng Thịnh, Linh Thông, Phúc Chu, Bảo Cường, Bộc Nhiêu)
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây: Phương pháp điền dã, phương pháp thống kê định lượng, phương pháp điều tra qua an két trong việc thu thập tư liệu địa danh Phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích diễn dịch, phương pháp so sánh đối chiếu và trong chừng mực nhất định có sử dụng phương pháp so sánh lịch sử trong nghiên cứu, phân loại
5 Tư liệu và cách xử lí tư liệu
Thu thập địa danh là trình tập hợp địa danh của một đối tượng cũng như nguồn gốc và sự biến đổi của chúng Địa danh có thể đã được lưu lại trên văn tự nhưng cũng có thể còn tồn tại trên thực địa Thu thập địa danh chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau:
- Các sách báo viết về huyện Định Hoá [21], [31], [36]
- Các bản đồ: Bản đồ Châu Định thời Gia Long, bản đồ hành chính huyện Định Hoá năm 2008
- Các số liệu, bảng biểu, quy hoạch tổng thể của địa phương [33], [34], [35] - Tư liệu ghi nhận từ các chuyến đi điền dã
- Những bài báo viết về địa phương - Kết quả thu được từ điều tra bằng anket
Trang 11Trong đó, những tư liệu là các số liệu, bảng biểu, thống kê hành chính của địa phương là tư liệu chính thống và quan trọng nhất Bên cạnh đó, từ liệu thu được từ điều tra bằng anket cũng rất quan trọng Xuất phát từ thực tế có rất nhiều địa danh chưa được lưu bằng văn tự mà vẫn tồn tại trên thực địa những người nắm rõ những địa danh này chỉ có thể là những chủ nhân của các địa danh đó chúng tôi đã xây dựng phiếu điều tra địa danh (Phụ lục 2) Chúng tôi đã thực hiện điều tra trên đối tượng là học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Định Hoá với số lượng là 1000 em Kết quả thu được là một khối lượng địa danh lớn và những lí giải của các em về những địa danh này Phương pháp điều tra địa danh bằng ankét không những giúp thu được lượng địa danh phong phú mà còn có ý nghĩa nhân văn lớn hơn là giúp đối tượng được điều tra quan tâm đến địa danh trên địa bàn mình sống nói riêng và những giá trị lịch sử, văn hoá, địa lí tồn tại quanh mình nói chung
Từ những cứ liệu thu thập được chúng tôi đã tiến hành xử lí cứ liệu theo mẫu ở phụ lục 3 Mẫu xử lí cứ liệu này nhằm cung cấp những thông tin về: loại hình, nguồn gốc, cấu tạo, ý nghĩa, vị trí tồn tại hiện nay của địa danh Dựa trên kết quả xử lí cứ liệu chúng tôi tiến hành thống kê lập các sơ đồ, bảng biểu, quy ra tỉ lệ phân trăm đối với từng nhóm đối tượng theo các tiêu chí cụ thể
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: góp phần bổ sung lí thuyết về nghiên cứu địa
danh đối với một vùng miền có sự cộng cư, đan xen của nhiều dân tộc, mà ở đó ngôn ngữ, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc vừa bảo toàn một cách trọn vẹn song cũng đóng góp nét riêng của mình cho cộng đồng
- Ý nghĩa thực tiễn: tư liệu và kết quả sẽ đóng góp cho xây dựng một
công trình về địa danh tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh Đông Bắc Việt Nam nói chung Bên cạnh đó đề tài còn đóng góp cho nghiên cứu lịch sử, văn hoá và công tác hoạch định hành chính của huyện Định Hoá nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung
Trang 127 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu luận và phần kết luận luận văn có kết cầu 3 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lí thuyết và tƣ liệu về địa bàn địa danh huyện
Định Hoá
Chương này trình bày các vấn đề cơ bản về lí thuyết như khái niệm địa danh, phân loại địa danh Đồng thời cung cấp những vấn đề cơ bản về địa bàn Định Hoá về mảnh đất con người nơi đây, những tư liệu này sẽ góp phần lí giải địa danh huyện Định Hoá Bên cạnh đó, chương 1 còn tổng hợp phân loại địa danh theo các tiêu chí cụ thể cung cấp cái nhìn khái quát về địa danh huyện Định Hoá
- Chương 2: Đặc điểm địa danh huyện Định Hoá
Trong chương này chúng tôi trình bày những đặc điểm cơ bản của địa danh huyện Định Hoá về mặt cấu tạo, ý nghĩa Ngoài ra, chúng tôi còn so sánh địa danh đơn vị dân cư của huyện Định Hoá với địa danh một số địa phương trong khu vực vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ nhằm khắc sâu thêm những đặc điểm đã phân tích về địa danh huyện Định Hoá, hơn nữa, là cung cấp một cái nhìn khái quát về đặc điểm địa danh hành chính ở khu vực vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ
- Chương 3: Một vài đặc trƣng ngôn ngữ - văn hoá trong địa danh
huyện Định Hoá
Chương này chúng tôi trình bày những sự thể hiện của văn hoá huyện Định Hoá trong địa danh, các dạng tồn tại, các phương diện của văn hoá mà địa danh phản ánh
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TƢ LIỆU
VỀ ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
1.1.1 Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới
Nghiên cứu địa danh trên thế giới có lịch sử từ rất lâu đời, thời điểm con người bắt đầu quan tâm đến địa danh có thể kể từ giai đoạn đầu công nguyên Ở giai đoạn này người ta mới dừng lại ở sưu tầm địa danh Những cuốn sách
sưu tầm địa danh nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến: “Hán Thư” của Ban Cố đời Đông Hán (32-92) có 4000 địa danh; “Thuỷ Kính Chú” của Lê Đạo Nguyên thời Bắc Nguỵ có 20.000 địa danh; “Thánh Kinh” của Thiên Chúa giáo sưu
tầm được rất nhiều địa danh cuốn II-IV của Ptolemy có 8100 địa danh
Thế kỉ XIX-XX địa danh bắt đầu được nghiên cứu dưới ánh sáng của
khoa học hiện đại Các công trình có tính lí luận cao có thể nhắc tới như: “Địa lí học từ nguyên” (T.A.Gison); “Từ và các đặc điểm hay sự minh hoạ có tính nguyên lai về lịch sử, dân tộc học và địa lí học” (Issac Taylor); “Địa danh học” (JJ Egli); “Địa danh học” (J W Nagh)…
Thế kỉ XX các công trình nghiên cứu về địa danh học nở rộ với các
tên tuổi lớn như: A Duzat (Nguồn gốc và sự phát triển địa danh); E.M Murzaev (Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học); A.I Popov (Bàn về địa danh học đồng đại); A.V.Superanskaja (Địa danh học là gì)
Tóm lại, địa danh học trên thế giới đã có lịch sử nghiên cứu lâu dài, những thành tựu của địa danh học đã góp phần thúc đẩy nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác như lịch sử, địa lí, dân tộc học Ngược lại, từ quá trình nghiên cứu địa danh các nhà nghiên cứu đã thấy được sự liên hệ mật thiết giữa các ngành này Những thành tựu nghiên cứu địa danh trên thế giới tác động sâu sắc tới vấn đề nghiên cứu địa danh ở nước ta
Trang 141.1.2 Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Địa danh ở Việt Nam đã được nhắc tới ban đầu là trong các cuốn sách lịch sử hay văn học Trong các cuốn sách này, khi nói về cương vực các tác giả đồng thời kể đến địa danh, như vậy, địa danh chỉ là tiện mà nhắc đến chứ chưa phải là đối tượng nghiên cứu Trường hợp này có thể kể đến các cuốn
sách như: Việt sử lược, Đại Việt Sử kí toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục Ngoài ra, nước ta còn có một số cuốn địa chí đã chú ý tới sưu tầm và lí giải địa danh như: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Đại Nam nhất thống chí (Triều Nguyễn)
Các cuốn sách này đã lí giải một số địa danh nhưng chủ yếu là bằng giải thích từ nguyên hoặc theo các truyền thuyết, truyện cổ
Thời điểm nghiên cứu địa danh thực sự phát triển ở Việt Nam là cuối thế kỉ XIX đầu XX Hàng loạt những bài viết, công trình nghiên cứu về địa danh đã ra đời đó là:
- Việc tìm sử liệu trong ngôn ngữ dân tộc (1967), Nước Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ (1969) của tác giả Hoàng Thị Châu
- Những thay đổi về địa lí hành chính trong thời kì Pháp thuộc (1972)
của Vũ Văn Tỉnh
- Phương pháp vân dụng địa danh học trong nghiên cứu địa lí học, lịch sử cổ đại Việt Nam (1984) của Định Văn Nhật
- Bàn về tên làng Việt Nam (1982) của Thái Hoàng
- Thử bàn về địa danh Việt Nam (1976) của Trần Thanh Tâm
Đặc biệt, bài báo “Thử bàn về địa danh Việt Nam” của Trần Thanh
Tâm đã đặt ra những vấn đề cơ bản của nghiên cứu địa danh, bài viết là sự định hướng và gợi ý cho người nghiên cứu về vấn đề này Tác giả đã lưu ý người đọc về những địa danh nhỏ nhưng có sức chứa thông tin lớn
“Những tên đất chỉ địa điểm nhỏ (với nhũng từ cơ bản) những nơi thiết thân với đời sống sơ khai bước đầu của con người ra đời sớm nhất và sống dai
Trang 15dẳng nhất trong mọi xã hội, mọi địa phương) [25, tr 61] Đây cũng là vấn đề
chúng tôi chú ý trong luận văn này
Với hướng tiếp cận địa danh từ góc độ địa lí văn hoá, Nguyễn Văn Âu
trong “Địa danh Việt Nam” đã lí giải thuyết phục nhiều địa danh trên đất nước
ta Qua công trình của mình, tác giả đã chứng minh một điều rằng không thể giải thích địa danh nếu không nắm vững những đặc điểm về địa lí, lịch sử, văn hoá Tuy nhiên, tác giả cũng không phủ nhận rằng cần quan tâm tới ngôn ngữ đặc biệt là tới thành tố chung trong địa danh
Công trình “Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh” của tác
giả Lê Trung Hoa đã đặt nền móng cho lí thuyết nghiên cứu địa danh ở Việt Nam Lê Trung Hoa đã đưa ra cách phân loại địa danh theo hai tiêu chí Theo đối tượng (tự nhiên, không tự nhiên) và theo nguồn gốc Cách phân loại này thể hiện được nhiều ưu điểm và được nhiều nhà nghiên cứu địa danh vân dụng có hiệu quả
Trong những năm gần đây, vấn đề địa danh nhận được sự quan tâm
của nhiều tác giả trong số đó có các luận án như: Những đặc điểm chính của
địa danh Hải Phòng (Nguyễn Kiên Trường - 2000); Nghiên cứu địa danh Quảng Trị (Từ Thu Mai - 2003); Những đặc điểm chính của địa danh Đắc Lắc (Trần Văn Dũng - 2005) Một số luận văn thạc sĩ như: Khảo sát địa danh quận ba Đình - Hà Nội (Phạm Thị Thu Trang), Địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn (Hà Thị Hồng)… Các công trình này lấy đối tượng ở những vùng miền
khác nhau nhưng có thể thấy được sự thống nhất của các tác giả trong cách hiểu địa danh, phân loại địa danh, hướng tiếp cận địa danh theo hướng đồng đại và từ góc độ ngôn ngữ văn hoá
Sự xuất hiện ngày càng nhiều những công trình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam cho thấy sự phát triển của bộ môn này cũng như sức hấp dẫn của địa danh học Những nghiên cứu kể trên là những gợi ý cho quá trình nghiên cứu của chúng tôi
Trang 161.1.3 Vấn đề nghiên cứu địa danh huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Địa danh huyện Định Hoá đã được nhắc tới trong những sách địa chí
cổ Trong “Đại Việt địa dư toàn biên” của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu khi
ghi chép về tỉnh Thái Nguyên ở giai đoạn lịch sử trước khi lập quốc có viết
“Phủ Thái Nguyên lĩnh 11 huyện là: phú Lương, Tư Nông, Vũ Lễ, Động Hỷ, Vĩnh Thông, Tuyên Hoá, Lộng Thạch, Đại Từ, An Định, Cảm Hoá, Thái Nguyên” [21, tr.49] Như vậy, cái tên Định Hoá chưa xuất hiện ở giai đoạn trước lập quốc Đến đời Tiền Lê, tác giả viết “Thái Nguyên thừa tuyên 3 phủ, 8 huyện, 7 châu là: phủ Phú Bình 7 huyện, 2 châu (…) Định Hoá châu (46 xã, 27 trang)” [21, tr 160] Cái tên Định Hoá bắt đầu được xuất hiện là một địa
danh hành chính châu thuộc phủ Phú Bình, Thái Nguyên thừa tuyên
Trong “Đại Nam nhất thống chí”, Định Hoá được ghi chép khá chi tiết
về cương vực, sự thay đổi tên gọi hành chính
Châu Định: đông tây cách nhau 72 dặm, nam bắc cách nhau 93 dặm, phía đông đến địa giới huyện Phú Lương 46 dặm, phía tây đến địa giới châu Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang 126 dặm, phía nam đến địa giới châu Thông Hoá 47 dặm Xưa là đất bộ Vũ Định thời thuộc Minh gọi là huyện Tuyên Hoá, đời Lê gọi là châu Tuyên Hoá, sau đổi là châu Định Hoá, thuộc phủ Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời quản trị, bản triều đầu đời Gia Long vẫn như thế, năm Minh Mệnh thứ tư đổi tên hiện nay, năm thứ 16 đổi do phủ kiêm ti Lãnh 9 tổng, 36 xã thôn trang [18, tr 150]
Địa danh Định Hoá nằm trong tình hình chung về nghiên cứu địa danh của nước ta đó là mới dừng lại ở sưu tập, nêu vài nét về cương vực, sự thay đổi tên gọi
Năm 2004 viện dân tộc học cho xuất bản cuốn “Dân cư, dân tộc tỉnh Thái Nguyên (Dư địa chí Thái Nguyên)” Trong cuốn sách này, các tác giả đề
cập đến nhiều vấn đề về sinh hoạt, lối sống, đặc điểm cư trú, đặc trưng văn
Trang 17hoá của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và Định Hoá nói riêng Tuy không nhắc nhiều đến địa danh nhưng cuốn sách đã cung cấp những tri thức về lịch sử, thói quen cư trú, đặc trưng văn hoá các tộc người trên địa bàn giúp ta có thể lí giải các địa danh Đồng thời, cuốn sách cũng là nền tảng quan trọng để tìm hiểu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ văn hoá
Năm 2008, trong năm du lịch Thái Nguyên về với thủ đô gió ngàn, sở
Văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên cho xuất bản cuốn sách “Thái Nguyên đất và người” Cuốn sách là sự tổng hợp các bài viết của nhiều tác giả
về mảnh đất và con người Thái Nguyên Những trang viết về huyện Định Hoá chiếm số lượng đáng kể Các bài viết đã tìm hiểu một số địa danh gắn liền với phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp như: nhà tù Chợ Chu, Làng Quặng, ATK, xóm Bảo Biên, xóm Bàn Cờ, thác Khuôn Tát Tuy chủ yếu xem xét địa danh dưới góc độ lịch sử nhưng các bài viết kể trên là tư liệu quý cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này
Ngoài ra, địa danh Định Hoá còn được đề cập đến trong một số đề tài nghiên cứu về lịch sử, văn hoá như: lịch sử ruộng đất huyện Định Hoá, lễ hội Lồng Tồng ở huyện Định Hoá, trong một số các tác phẩm văn học của các trí thức dân tộc trên địa bàn huyện
Tóm lại, địa danh Định Hoá mới được tìm hiểu ở mức độ sưu tầm một vài địa danh đơn lẻ chưa trở thành đối tượng nghiên cứu của một công trình nghiên cứu chuyên biệt.Do vậy, chúng tôi lựa chọn địa danh định Hoá là đối tượng để thực hiện luận văn thạc sĩ
1.2 CƠ Sở LÍ THUYếT Về ĐịA DANH 1.2.1 Định nghĩa địa danh
Địa danh là một khái niệm tưởng như không khó hiểu nhưng lại rất khó để có thể có một định nghĩa thống nhất Năm 1974 Trần Thanh Tâm
trong bài báo “Thử bàn về địa danh Việt Nam”, bài viết mở đầu cho phong
trào nghiên cứu địa danh ở Việt Nam có đưa ra cách hiểu địa danh như sau:
Trang 18“Địa danh học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu tên đất các địa phương, các dân tộc ở các mặt từ nguyên, tính xã hội, quy luật cấu thành của nó” [24, tr 61] Cách hiểu theo lối chiết tự như vậy còn đơn giản và chưa chỉ
ra được bản chất của địa danh Nguyễn Văn Âu lại định nghĩa bằng cách dịch
từ tiếng Hi Lạp: “Thuật ngữ địa danh xuất phát từ tiếng Hi Lạp: Topos (là địa phương) và Onoma (là tên gọi) Do đó có thể định nghĩa địa danh học (Toponymic) là môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa lí các địa phương” [2, tr 5]
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học người Nga A.V Superanskaja trong cuốn
“Địa danh là gì” đã đưa ra những tiêu chí để nhận diện địa danh như sau: Những địa điểm, mục tiêu địa lí đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất , từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi Khác với những vật thể thông thường, những mục tiêu địa lí có hai loại tên: tên chung để xếp chúng vào hệ thống khái niệm nào đó (núi, sông, thành phố, làng mạc) và tên riêng biệt của từng vật thể [22, tr 13]
A.V.Superanskaja đã chỉ ra hai tiêu chí để phân biệt địa danh với những vật thể thông thường khác: Thứ nhất, địa danh là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo nhưng khi chúng tồn tại với tư cách địa danh người ta không quan tâm tới cấu tạo, hình dáng, chức năng…của vật thể đó mà quan
tâm tới “sự định vị của chúng trên bề mặt trái đất” tức là một mục tiêu địa lí
có vị trí xác định trên bề mặt trái đất Thứ hai, địa danh có cấu tạo gồm hai bộ phận tên chung để xếp loại chúng vào hệ thống khái niệm và tên riêng Từ
tiêu chí trên, A.V Superanskaja định nghĩa “Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lí có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [Dẫn
theo 29, tr 21]
Định nghĩa của Superanskaja phù hợp với cách tiếp cận của đề tài do đó chúng tôi chấp nhận quan điểm của nhà nghiên cứu người Nga A V Superanskaja
Trang 19Chúng tôi sẽ đưa vào hệ thống địa danh những đối tượng đáp ứng hai tiêu chí mà A.V Superanskaja đưa ra đồng thời bổ sung thêm tiêu chí ý nghĩa mà
Phạm Thị Thu Trang trong luận văn “Khảo sát địa danh quận Ba Đình- Hà Nội” đã nêu Tóm lại, đối tượng là địa danh cần thoả mãn ba tiêu chí:
- Đối tượng được định danh là những đối tượng địa lí có vị trí xác định trên bề mặt trái đất
- Địa danh có cấu tạo gồm hai bộ phận, tên chung để xếp vào hệ thống khái niệm, địa danh chỉ là phần tên riêng đứng sau tên chung
- Về mặt ý nghĩa, địa danh phải có tính lí do, phải giải thích được nguyên nhân đặt tên cho đối tượng và đặc biệt phải chỉ rõ dấu ấn riêng biệt của nó so với vùng miền khác
1.2.2 Phân loại địa danh
Địa danh là một hệ thống trong đó các yếu tố có mối quan hệ chuyển hoá lẫn nhau cũng như có mối liên hệ chặt chẽ với những yếu tố làm cơ sở cho sự hình thành địa danh Để tìm hiểu những đặc điểm chính của một hệ thống địa danh cần có sự phân chia một cách hợp lí phản ánh đúng bản chất của đối tượng Nghiên cứu địa danh các nhà địa danh học đã đưa ra những cách phân loại khác nhau
Ở Việt Nam Trần Thanh Tâm là người đầu tiên đề xuất cách phân loại hệ thống địa danh Địa danh được tác giả chia làm 6 loại như sau:
1, Loại đặt theo địa hình và đặc điểm (Gồm 4 nhóm: Nhóm tên đất đặt theo nước, suối, ao, hồ, sông ngòi; Nhóm đặt theo cây cối, rừng rú, vườn tược; Nhóm đặt theo gò, đống, đồi, núi; Nhóm đặt theo hình dáng, màu sắc, âm thanh)
2, Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian 3, Loại đặt theo tín ngưỡng tôn giáo, lịch sử 4, Loại đặt theo hình thái, chất đất, khí hậu
Trang 205, Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế
6, Loại đặt theo sinh hoạt xã hội (Gồm 3 nhóm: Nhóm quân sự; Nhóm hành chính; Nhóm văn hoá, xã hội) [24, tr 66-69]
Nguyễn Văn Âu trong “Địa danh Việt Nam” đưa ra cách phân loại cụ
thể, chi tiết hơn dựa trên sự phân biệt đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế, xã hội Hệ thống địa danh được chia làm 3 cấp độ từ khái quát đến cụ thể Cấp loại có hai loại là địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội Cấp kiểu địa danh có 7 kiểu:
- Thuỷ danh - Sơn danh - Lâm danh - Làng xã - Huyện thị - Tỉnh, thành phố - Quốc gia
Cấp độ cuối cùng của sự phân chia là dạng địa danh gồm 11 dạng: - Sông ngòi
- Hồ đầm - Đồi núi - Hải đảo - Rừng rú - Truông trảng - Làng xã - Huyện quận - Tỉnh
- Thành phố
- Quốc gia [2, tr 30-33]
Trang 21Cách phân loại của Trần Thanh Tâm và Nguyễn Văn Âu đều dựa trên đối tượng tuy nhiên kết quả phân loại còn phức tạp, chưa bao quát đầy đủ đối tượng
Dựa vào chính bản thân đối tượng để phân loại địa danh cũng là cách làm của một số nhà địa danh học Xô Viết G.P Smolicnaja và M.V.Gorbanevskij chia địa danh làm 4 loại
1, Phương danh (tên các đại phương) 2, Sơn danh (tên núi, đồi, gò)
3, Phố danh
4, Thuỷ danh (tên các dòng chảy, ao, vũng)
Một số nhà nghiên cứu địa danh Phương Tây lại phân loại địa danh dựa vào nguồn gốc ngôn ngữ A.Dauzat phân chia làm 4 loại
1, Vấn đề những cơ sở tiền Ấn Âu
2, Các danh từ tiền La Tinh về nước trong thuỷ danh học 3, Các từ nguyên Gô Loa- La Mã
4, Địa danh học Gô Loa- La Mã của vùng Anuvergne và Ve Lay Charles Rostaing cũng trình bày các chương trong cuốn sách của mình theo sự phân biệt về ngữ nguyên gồm 11 chương
1, Những cơ sở tiền Ấn Âu 2, Các lớp tiền Xen tích 3, Lớp Gô Loa
4, Những phạm vi Gô Loa - La Mã 5, Các sự hình thành La Mã
6, Những đóng góp của tiếng Giéc Manh 7, Các hình thức thời phong kiến
8, Những danh từ có nguồn gốc tôn giáo 9, Những hình thái hiện đại
10, Các địa danh và tên đường phố
11, Tên sông và núi [Dẫn theo 11, tr 22-29]
Trang 22A.V.Superanskaja dựa vào tiêu chí tự nhiên hay nhân tạo để phân loại địa danh ra làm hai loại lớn, đồng thời chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa hai loại địa danh này:
Mặc dù số lượng các đối tượng địa lí là khổng lồ, nhưng toàn bộ sự phong phú đa dạng của chúng đều có thể quy chung về một số loại không nhiều Trước hết đó là những vật thể tự nhiên và những vật thể do con người bằng cách này hay cách khác tạo ra Loại đầu tiên tạo ra một cái nền tự nhiên đặc biệt cho loại thứ hai, bởi vì chúng đã tồn tại trên bề mặt trái đất từ khi chưa có sự can thiệp của con người [22, tr 13]
Tiếp đó tác giả lại chia địa danh ra làm 4 loại địa danh:
“Tên gọi các đối tượng địa lí tự nhiên” [22, tr 33]
“Tên gọi các công trình do con người xây dựng” [22, tr 40] “ Tên gọi của những địa điểm dân cư” [22, tr 44]
“Tên gọi các công trình nội đô” [22, tr 47]
Lê Trung Hoa trong “Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh” đã vận dụng cả hai tiêu chí đối tượng và ngữ nguyên để phân chia hệ
thống địa danh
1, Căn cứ đối tượng với tiêu chí tự nhiên, không tự nhiên địa danh được chia làm 4 loại
- Địa danh chỉ địa hình tự nhiên
- Địa danh chỉ các công trình xây dựng - Địa danh hành chính
Trang 23Như vậy quả thực sự phức tạp trong hệ thống địa danh đã khiến cho các tác giả, các nhà nghiên cứu khó mà có được một sự nhất quán trong quan niệm và phân loại dịa danh dẫu rằng xét cho cùng thì vẫn có sự đúng đắn trong quan niệm của mỗi tác giả Hiển nhiên, khi chúng tôi nghiên cứu một địa danh cụ thể như địa danh ở huyện Định Hoá, cần phải có những tiêu chí nhận diện cũng như những phương pháp nghiên cứu khách quan, tối ưu nhất Ở đây, như đã nêu chúng tôi dựa vào quan điểm của các tác giả A.V.Superanskaja và Phạm Thị Thu Trang để nhận diện địa danh, vận dụng nguyên tắc và phương pháp của Lê Trung Hoa khi phân loại địa danh
* Áp dụng tiêu chí nhận diện dịa danh chúng tôi đã thu thập được một danh sách gồm 1506 địa danh trên địa bàn huyện Định Hoá (Xem phụ lục 5)
* Vận dụng nguyên tắc và phương pháp của Lê Trung Hoa hệ thống địa danh huyện Định Hoá được chúng tôi phân chia thành hai loại: Loại dựa trên đối tượng và loại dựa trên ngữ nguyên như sau:
1 Loại dựa trên đối tượng
Sơ đồ 1.1: Phân loại địa danh theo đối tƣợng
Như vậy, khi phân loại địa danh huyện Định Hóa theo đối tượng, sẽ có địa danh tự nhiên và địa danh không tự nhiên Tương ứng với tiêu chí địa danh
ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HÓA THEO ĐỐI TƯỢNG
Địa hình tự nhiên
Công trình giao thông Vùng đất
nhỏ Thuỷ
danh Sơn
danh
Công trình nhân tạo Đơn vị
dân cư
Công trình xây dựng Địa danh
tự nhiên
Địa danh không tự nhiên
Trang 24tự nhiên, là loại hình địa hình tự nhiên (ĐHTN) gồm ba tiểu loại sơn danh, thủy danh và vùng đất nhỏ Tương ứng với tiêu chí địa danh không tự nhiên là hai loại hình đơn vị dân cư (ĐVDC) và công trình nhân tạo (CTNT), các tiểu loại của hai loại hình này là xã, phường… công trình giao thông và công trình xây dựng Điểm phân chia cuối cùng theo tiêu chí này là các loại địa danh được tập hợp thành một nhóm do có chung một danh từ chung chỉ loại Ví dụ địa danh ao là nhóm các địa danh có chung một danh từ chung là “ao”
Địa danh ao: ao Bảy Bung ao Chí Đường ao dong
ao giếng lấp (…)
2 Loại dựa trên ngữ nguyên
Sơ đồ 1.2: Phân loại địa danh theo ngữ nguyên
Địa danh huyện Định Hóa phân theo ngữ nguyên gồm 5 nhóm địa danh: nhóm địa danh Thuần Việt (được cấu tạo bởi các yếu tố có gốc thuần Việt); nhóm địa danh Hán Việt (được cấu tạo bởi các yếu tố có gốc Hán Việt); nhóm địa danh Tày Nùng (được cấu tạo bởi các yếu tố có gốc Tày Nùng); nhóm địa danh hỗn hợp (do sự kết hợp của 3 loại trên tạo thành hoặc do địa danh kết hợp với số, chữ cái, tên người), nhóm địa danh chưa xác định nguồn gốc (địa danh là tên riêng của người, dân tộc)
1.2.3 Các phương diện nghiên cứu địa danh và hướng tiếp cận của đề tài
Địa danh là đối tương nghiên cứu của nhiều ngành khoa học được tiếp cận từ nhiều phương diện khác nhau Lịch sử địa danh học nghiên cứu quá
ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HÓA THEO NGỮ NGUYÊN
Hán Việt
nguồn gốc
Trang 25trình hình thành địa danh, sự phát triển của địa danh, sự phân bố địa danh trong mối quan hệ với các tộc người Địa lí địa danh học nghiên cứu sự phân bố địa danh, sự liên quan giữa phân bố địa danh với các vùng, các đối tượng không gian địa lí Đối chiếu địa danh học là sự đối sánh để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hệ thống địa danh của tộc người này, dân tộc này, đất nước này với tộc người khác, dân tộc khác, đất nước khác, tìm hiểu tính chất nhân học trong địa danh Đồng thời, địa danh cũng là một ngành nghiên cứu của ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học truyền thống gồm ba bộ phận: ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học Trong từ vựng có một ngành nhỏ là danh xưng học Danh xưng học nghiên cứu về tên người (nhân danh học), tên các thiên thể, nhãn mác, bảng biểu (Hiệu danh học), tên các đối tương địa lí (địa danh học) Trong địa danh học lại có các ngành nhỏ hơn là sơn danh học, thuỷ danh học, phố danh học, phương danh học
Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học được xác định như sau:
Sơ đồ 1.3: Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học
Hiệu danh học Địa danh học
Nhân danh học
Danh xưng học
Phố danh học Thủy danh học
Ngôn ngữ học
Trang 26Từ việc xác định vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học như trên, có thể thấy địa danh thuộc lĩnh vực từ vựng học và cần được nghiên cứu theo những phương pháp nghiên cứu định danh nói chung Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn việc khảo sát định danh nói chung cần khảo sát 3 thông số:
1, Nguồn gốc các định danh: định danh có thể theo cách sáng tạo mới hoặc vay mượn từ ngôn ngữ khác, theo nguồn gốc có thể chia thành định danh thuần Việt và định danh vay mượn
2, Kiểu ngữ nghĩa: Có thể phân loại nghĩa định danh là trực tiếp hay gián tiếp, nghĩa rộng hay nghĩa hẹp
3, Cách thức biểu thị: cần tìm hiểu đó là cách biểu thị hoà kết hay phân tích, mức độ tính rõ lí do, cách chọn đặc trưng [29, tr 202]
Như vậy ngôn ngữ học nghiên cứu địa danh về cấu tạo, nguồn gốc ngôn ngữ, ý nghĩa
Như đã trình bày, nghiên cứu địa danh cần được tiếp cận ở phương diện ngôn ngữ kết hợp với tri thức của khoa học liên ngành Đứng trước một hệ thống địa danh, người nghiên cứu cần làm rõ những vấn đề: nguồn gốc; ngữ nghĩa; mô hình địa danh; các phương thức định danh; sự nảy sinh, lan toả, phân bố của địa danh qua không gian, thời gian; chuẩn hoá địa danh
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, trong luận văn chúng tôi tiếp cận hệ thống địa danh huyện Định Hoá theo những hướng sau:
Luận văn tiếp cận hệ thống địa danh Định Hoá chủ yếu theo hướng đồng đại xem địa danh như một lát cắt, một hệ thống tĩnh để tìm hiểu các đặc điểm về nguồn gốc ngôn ngữ, cấu tạo, phương thức định danh, đặc điểm ý nghĩa Trong một số phần chúng tôi chú ý đến hướng lịch đại để tìm hiểu những đặc điểm chung nhất về sự biến đổi của hệ thống địa danh Hệ thống địa danh huyện Định Hoá còn được xem xét từ góc độ đặc trưng văn hoá tức là tìm hiểu sự phản ánh những đặc trưng văn hoá vào trong địa danh cũng như hệ thống địa danh đã phản ánh những đặc trưng văn hoá như thế nào
Trang 27Với những hướng tiếp cận linh hoạt như vậy chúng tôi hi vọng có thể làm rõ được những đặc trưng của hệ thống địa danh huyện Định Hoá cũng như bức tranh văn hoá của vùng đất này
1.3 VẤN ĐỀ TƢ LIỆU VỀ ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
1.3.1 Những vấn đề về địa bàn có liên quan đến địa danh huyện Định Hoá
Nghiên cứu địa danh cần sử dụng tri thức tổng hợp của các ngành ngôn ngữ, lịch sử, địa lí, văn hoá… Một địa danh bao giờ cũng có phần “vỏ” là các đơn vị của ngôn ngữ, được tạo thành từ những quy luật ngôn ngữ (từ, cụm từ thậm chí là ngữ) nhưng bao hàm bên trong nó là những đặc điểm địa lí, tâm lí, tín ngưỡng, văn hoá của người tạo ra nó Trong mục này, chúng tôi trình bày những vấn đề về địa lí, lịch sử, dân cư, văn hoá, ngôn ngữ làm cơ sở cho việc hiểu và lí giải địa danh trong các phần sau của luận văn
1.3.1.1 Đặc điểm địa lí
Huyện Định Hoá là một huyện miền núi nằm ở phía Tây- Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, được giới hạn ở toạ độ địa lí từ 105,29 đến 103,43 độ kinh đông; 21,45 đến 22,30 độ vĩ bắc, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50 Km theo quốc lộ 3
Vị trí địa lí: Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (Tỉnh Bắc Kạn), phía Nam giáp hai huyện Đại Từ và Phú Lương (Tỉnh Thái Nguyên), phía Đông giáp hyện Bạch Thông (Tỉnh Bắc Kạn), phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang)
Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính gồm 23 xã (Linh Thông, Lam Vĩ, Quy Kỳ, Kim Sơn, Kim Phượng, Tân Thịnh, Bảo Linh, Trung Lương, Trung Hội, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Sơn Phú, Điềm Mặc, Bình Thành, Phú Đình, Định Biên, Phượng Tiến, Phúc Chu, Linh Thông, Đồng Thịnh, Tân Dương, Bảo Cường, Bình Yên) và một thị trấn là Chợ Chu
Trang 28Tổng diện tích đất tự nhiên của Định Hoá là 322,72 Km2 chiếm 14,76% diện tích đất tự nhiên Thái Nguyên và xếp thứ ba toàn tỉnh
Địa hình huện Định Hoá chia làm hai vùng: Vùng núi cao bao gồm địa bàn các xã ở phía bắc huyện (Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu, Bảo Linh) Trong vùng này có các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc lớn Trong đó, có dãy núi đá vôi thuộc phần cuối của cánh cung Sông Gâm kéo dài từ phía Bắc qua trung tâm huyện tạo nên bức tường thành ở phía Đông thị trấn Chợ Chu và dừng lại ở xã Trung Hội Dãy núi đá vôi này có độ cao từ 200 đến 400m, địa bàn này có nhiều rừng già, suối nhỏ, đất canh tác ít, cư dân thưa thớt Tiếp theo là vùng núi thấp gồm địa bàn thị trấn Chợ Chu và các xã Bảo Cường, Trung Hội, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu Vùng Núi Này có độ cao trung bình từ 50 đến 200m, độ dốc nhỏ, nhiều rừng già và những cánh đồng màu mỡ
Trên địa bàn huyện tuy có nhiều sông suối nhưng đều là sông suối nhỏ Ba hệ thống sông lớn trên địa bàn là sông Chợ Chu, sông Cầu, sông Công Sông Chợ Chu là hợp lưu của nhiều con suối nhỏ bắt nguồn từ các xã phía tây và phía bắc huyện Định Hoá Đoạn sông chảy qua địa bàn xã Tân Dương có chiều rộng lớn nhất Từ xã Tân Dương sông Chợ Chu chảy qua địa bàn xã Yên Ninh (Huyện Phú Lương) hợp lưu với sông Cầu tại huyện Chợ Mới (Tỉnh Bắc Kạn) Sông Công bắt nguồn từ xã Thanh Định chảy qua các xã Bình Yên hợp lưu với sông Cầu tại xã Thuận Thành
Do chảy qua nhiều xã là hợp lưu của nhiều con suối và do giao thông đi lại khó khăn nên những con sông này có nhiều tên gọi khác nhau ứng với nhiều địa phương mà nó chảy qua Ví dụ như sông Chợ Chu có đoạn gọi là suối Chao, suối Múc
Do đặc điểm địa lí và tập quán tín ngưỡng của cư dân nơi đây nên cảnh quan đặc trưng của Định Hoá là sự phân chia thành các khu nhỏ Ứng với mỗi khu đó là bản làng lưng dựa vào đồi, phía trước là cánh đồng nhỏ hẹp nằm hai
Trang 29bên bờ suối Chính do đặc điểm này nên địa danh bản, cánh đồng, đồi, suối, khe rất phổ biến phổ biến khi tìm hiểu địa danh huyện Định Hoá Những địa danh này thường gắn liền với nhau và nhiều khi là chung phần địa danh chỉ khác từ chung chỉ loại VD: rừng Pác Máng, xóm Pác Máng, đồng Pác Máng Những địa danh bản, cánh đồng, rừng, khe, suối gắn bó thiết thân với mỗi người dân Họ nhận lại nó từ cha ông, trân trọng tự hào về nó mặc dù nhiều khi cũng không hiểu được ý nghĩa Vì điều này nên những địa danh nói trên có tính bền vững rất cao và sẽ được chúng tôi quan tâm lí giải trong luận văn Đó chính là những chiếc chìa khoá để ta lần mở lại quá khứ lịch sử, tâm lí, tín ngưỡng, văn hoá của những con người đã tạo ra chúng, những chủ nhân của vùng đất này
1.3.1.2 Lịch sử hành chính
Trong “Đại - Nam nhất thống chí” có ghi chép về sự hình thành Định
Hoá như sau:
Châu Định: đông tây cách nhau 72 dặm, nam bắc cách nhau 93 dặm, phía đông đến địa giới huyện Phú Lương 46 dặm, phía tây đến địa giới châu Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang 126 dặm, phía nam đến địa giới huyện Văn Lãng 46 dặm, phía bắc đến địa giới châu Thông Hoá 47 dặm Xưa là đất bộ Vũ Định, thời thuộc Minh gọi là huyện Tuyên Hoá, đời Lê gọi là châu Tuyên Hoá, sau đổi làm châu Định Hoấ, thuộc phủ Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời quản trị, bản triều đầu đời Gia Long vẫn như thế, năm Minh Mệnh thứ tư đổi tên hiện nay, năm thứ 16 đổi do phủ kiêm ti Lãnh 9 tổng, 36 thôn, xã, trang) [18, tr 150]
Dưới thời Lê sơ theo sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi viết năm
1438 huyện Định Hoá đổi thành châu Định Hoá thuộc phủ Phú Bình trong số 9 huyện châu Định Hoá lúc đó có 40 xã, 12 trang Châu Định Hoá tồn tại suốt thời Lê Sơ (1428-1527), qua các thời nhà Mạc (1527- 1532), Lê Trung Hưng (1533-1778), Tây Sơn (1778-1802) đến thời nhà Nguyễn (1802-1945)
Trang 30Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 châu Định Hoá có 9 tổng: An Ninh, Thanh Hồng, Khuynh Quỳ, Định Biên Thượng, Định Biên Trung, định Biên Hạ, Phượng Vĩ Thượng, Phượng Vĩ Trung, Phượng Vĩ Hạ
Sau ngày nhân dân các dân tộc Định Hoá giành được chính quyền cách mạng (26\3\1945) châu Định Hoá đổi thành phủ Ngô Quyền Tháng 6 năm 1945 đổi thành phủ Vạn Thắng Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời phủ Vạn Thắng đổi thành châu Định Hoá Theo sắc lệnh số 148/52 ngày 25/3/1948 của chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà châu Định Hoá được đổi lại thành huyện Định Hoá
1.3.1.3 Dân cư và văn hoá
Tổng dân số Định Hoá là 88019 người với 9 dân tộc sinh sống là: Tày, Kinh, Cao Lan - San Chí, Nùng, Dao, Hoa, Sán Dìu, Mông, Mường Số lượng và tỉ lệ dân số theo thành phần dân tộc của huyện Định Hoá như sau:
Bảng 1.1: Thành phần dân tộc huyện Định Hoá
Nhận xét: Với bảng thống kê trên, dường như người Tày (chiếm tỷ lệ
xấp xỉ 50% và là dân tộc có số dân đông nhất huyện) là những chủ nhân đầu tiên của vùng đất này
Trang 31Tiếp đến là người Kinh, có số lượng 30.657 người, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 35% dân số toàn huyện Hiển nhiên đây là hai bộ phận có ảnh hưởng lớn nhất đến địa danh huyện Định Hóa
Các dân tộc trên huyện Định Hoá cư trú xen kẽ nhau định cư lâu đời, cùng đoàn kết trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và bảo vệ quê hương Trong cộng đồng cư dân Định Hoá có một bộ phận dân bản địa sinh sống từ rất lâu đời, một bộ phận khác là từ các tỉnh thiên cư đến sinh sống hoặc lên tản cư trong kháng chiến rồi ở lại sinh cơ lập nghiệp Ngoài ra còn có bộ phận từ đồng bằng lên theo tiếng gọi của Đảng để xây dựng vùng kinh tế mới trong những năm 60 của thế kỉ XX Mỗi dân tộc huyện Định Hoá có đặc điểm cư trú, phong tục tập quán riêng cùng tồn tại, đan xen tạo nên bức tranh dân cư văn hoá của Định Hoá
* Dân tộc Tày: Dân tộc Tày có lịch sử cư trú lâu đời ở huyện Định
Hoá Người Tày chiếm 49,2% dân số toàn huyện và là dân tộc đông nhất huyện Trước đây dưới thời phong kiến dòng họ Ma, một dòng họ lớn của người Tày được triều đình phong kiến phong là phiên thần đời đời cai trị Có những xã của huyện Định Hoá người Tày chiếm tới 90% như: Linh Thông, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên
Người Tày Định Hoá có nền sản xuất nông nghiệp khá phát triển họ chủ yếu trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, sắn… Địa điểm canh tác của họ thường là những cánh đồng nhỏ màu mỡ nằm hai bên bờ suối Tên các cánh đồng đó thường được bắt đầu bằng từ “nà” như Nà Chằm, Nà Luông, Nà Phai… Ngoài ra họ còn phát nương trồng lúa nương, ngô nương
Người dân tộc Tày rất coi trọng khâu chọn đất làm nhà ở Theo sách
“Dân cư, dân tộc tỉnh Thái Nguyên” tập quán tín ngưỡng của người Tày trong
việc chọn nhà ở như sau:
Trước hết là phải xem hướng của miếng đất làm nhà Theo tập quán hướng trước mặt của ngôi nhà không nhất thiết phải là
Trang 32hướng đông, tây, nam hay bắc Vấn đề chủ yếu là phụ thuộc vào địa hình và cảnh quan địa lí trong vùng hay xung quanh nơi sẽ xây nhà Nếu quanh có nhiều đồi núi cao, thấp trông như rồng cuốn hoặc có dải núi đồi võng xuống là rất tốt bởi ngườii ta coi đó là nơi đựng của cải gia chủ dựng nhà theo hướng ấy sẽ làm ăn phát đạt Trường hợp xung quanh có sông suối bao bọc hay có ngọn núi, triền đồi mà phía trước giống hình người an toạ nhìn thẳng vào nhà cũng là hướng tốt, sinh sống ở đó sẽ bình yên mãi mãi, con cháu đông đúc, chăn nuôi phát triển [35, tr 52]
Do quan niệm về cách chọn chỗ ở như vậy nên nơi cư trú của người Tày rất dễ nhận biết Sau khi chọn được mảnh đất tốt dần dần số lượng cư dân đông lên tạo thành “bản” Bản là đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và những quy định riêng Bản thường được đặt tên theo người đến khai phá mở đất đầu tiên hoặc tên cầm thú có ở đó Các bản thường có địa vực cư trú riêng, bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng rú, sông suối, bãi chăn thả gia súc Ranh giới giữa các bản thường được xác định bằng đường phân thuỷ, eo núi, sông suối hoặc đường sá Quy mô các bản vừa và nhỏ mỗi bản thường chỉ có 30 đến 60 hộ gia đình Mỗi bản thường sống mật tập hay rải rác thường có nhiều chòm xóm phân bố tương đối độc lập nhưng đều hướng ra cánh đồng hoặc con đường chạy qua Các tên gọi bản thường được đệm từ “nà” (ruộng), “pác” (cửa), “khuổi” (suối) Vd: Nà Loòng, Nà Poọc, Pác Máng, Pác Cáp
Người Tày Định Hoá có nền văn hoá riêng mang đậm bản sắc dân tộc Họ quan niệm cũ trụ được chia làm ba tầng: Trời, đất, nước Ngoài ra còn có hai thế giới là thế giới con người và thế giới của thánh thần, ma quỷ Ma quỷ được người Tày gọi là “phỉ” Đặc biệt họ quan niệm có vị thần tốt bụng luôn giúp đỡ con người đó là “pụt” (bụt) Mỗi bản người Tày đều có miếu thờ thổ Công ở đầu bản Miếu Thổ Công thường được làm sơ sài dưới gốc cây đa
Trang 33Thổ Công là vị thần trong tín ngưỡng của người Tày đóng vai trò trông nom lãnh thổ của bản, không cho ma quỷ xâm phạm đất đai và phù hộ cho dân bản làm ăn thịnh vượng Ở những bản lớn người Tày cũng có đình làng Một số ngôi đình lớn và nổi tiếng ở Định Hoá là Làng Quặng, Tồng Quằng, Chà Linh, Linh Chà
Cư dân Tày ở Định Hoá có rất nhiều ngày lễ tết trong năm Ngoài những ngày lễ tết của cả nước họ còn có những ngày lễ riêng Trong những ngày lễ này ngoài lễ mặn là thịt gà, thịt lợn, họ còn làm nhiều loại bánh đặc trưng của dân tộc mình như: Tết Thanh Minh (mùng 3 tháng 3) làm xôi đỏ đen cúng tổ tiên, Lễ cầu được mùa (mùng 5 tháng 5) làm bánh gio, Lễ Thổ Công (mùng 2 tháng 6), Lễ cầu mùa(14 tháng 7) làm bánh dợm, Tết mừng cơm mới (mùng 10 tháng 10) làm bánh dày Dân tộc Tày còn có lễ hội lớn sau tết Nguyên Đán là lễ hội Lồng Tồng được tổ chức chung với dân tộc Nùng
Vai trò và dấu ấn văn hoá của dân tộc Tày thể hiện đậm nét trong địa danh huyện Định Hoá
* Dân tộc Kinh: Là dân tộc có dân số đứng thứ hai ở Định Hoá chiếm
34,8% Người Kinh đến cư tại Định Hoá theo nhiều con đường khác nhau: những quan lại được triều đình phong kiến cử lên làm quan mang theo gia đình, dòng tộc Một bộ phận đi buôn bán, làm ăn ở lại định cư, thời Pháp thuộc bộ phận những người làm công cho các công sở của thực dân Pháp, trong kháng chiến chống Phápnhững người lên Việt Bắc rồi ở lại đây Đặc biệt là trong những năm 60 một lượng người Việt không nhỏ ở các tỉnh đồng bằng: Thái Bình, Nam Định, Hải Hưng lên khai hoang theo chính sách kinh tế mới
Người Kinh chủ yếu cư trú ở thị trấn Chợ Chu và ven các con đường Họ sống tập trung thành các làng một tập quán lâu đời của người Việt Bên cạnh đó còn có bộ phận người Việt sống xen kẽ với người Tày, Nùng và các dân tộc khác Do đó đã diễn ra quá trình giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc với dân tộc Kinh Biểu hiện ảnh hưởng của người Kinh với các
Trang 34dân tộc khác thể hiện rõ nhất ở ngôn ngữ và trang phục Trong khi đó người Kinh cũng tiếp thu và chịu ảnh hưởng không ít của văn hoá các dân tộc khác Nhiều từ trong tiếng Tày đã đi vào tiếng Kinh một cách tự nhiên, được người Kinh sử dụng ví dụ như người Kinh Định Hoá vẫn dùng từ “nản” thay cho đá,
„chằm” thay cho lầy lội Về điều này người Tày có câu thành ngữ “Keo già hoá Thổ” tức là người Kinh ở với người dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao
lâu cũng mang những đặc điểm như người dân tộc họ ở gần
* Dân tộc Nùng: Chiếm 3,3% dân số toàn huyện Người Nùng vốn là
một trong bốn dòng họ lớn ở Trung Quốc và trở thành tên gọi chính thức vào thế kỉ 15 Những người Nùng sinh sống trước kia ở nước ta đã hoà vào dân tộc Tày, còn những người Nùng hiện nay mới di chuyển vào Việt Nam khoảng 200 năm nay Người Nùng Định Hoá định cư lâu đời ở đây, một số họ từ Tuyên Quang sang hoặc Bắc Kạn chuyển đến
Người Nùng có rất nhiều nét tương đồng về văn hoá với người Tày họ cũng sống tập trung thành từng bản trên triền núi, triền sông Đời sống vật chất của người Nùng Định Hoá rất giản dị, đạm bạc Họ ở nhà sàn, ăn cơm tẻ với những thực phẩm thông thường như măng, rau rừng, thú rừng Ngày lễ tết họ làm nhiều loại bánh như bánh chưng dài, bánh khảo, bánh gio, bánh dày và giết lợn, gà để cúng tế tổ tiên Người Nùng có tục lệ không cúng giỗ người chết mà chỉ làm sinh nhật khi còn sống Trang phục người Nùng giản dị, kín đáo
* Dân tộc Hoa: Chiếm 1,4% dân số toàn huỵên Dân tộc Hoa tập
trung đông nhất ở huyện Định Hoá chiếm 48,89% số người Hoa trong tỉnh Thái Nguyên Một số xã cố đông người Hoa sinh sống đó là: Kim Phượng, thị trấn Chợ Chu, Bảo Cường, Tân Dương, Kim Sơn Những người Hoa có mặt ở Thái Nguyên khoảng trên dưới 150 năm họ là lưu dân có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) Tổ tiên của một bộ phận trong số họ vốn là những nông dân nghèo đói phải phiêu bạt mưu sinh Một bộ phận khác là hậu duệ của những chiến binh của phong trào Thái Bình Thiên Quốc
Trang 35chống lại nhà Thanh bị đàn áp nên trốn sang Việt Nam “Thái Bình Thiên Quốc” là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân hai tỉnh Vân Nam và Quảng
Tây Trung Quốc Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại thủ lĩnh Ngô Côn kéo tàn quân tràn sang phía bắc nước ta Ngô Côn chết phó tướng là Lường Tam Kỳ kéo 1 nghìn tàn quân lên vùng Định Hoá gọi là quân “cờ vàng” Lường Tam Kỳ thấy địa thế khu vực Chợ Chu hiểm yếu nên đã chiếm đất xây dựng căn cứ Lường Tam Kỳ cùng quân đội đã đánh tan cuộc tấn công của nhà Thanh và của thực dân Pháp lên Định Hoá Năm 1890 Lường Tam Kỳ kí giao ước với thực dân Pháp, đến năm 1924 Lường Tam Kỳ chết khởi nghĩa cũng tan rã Người Hoa ở Định Hoá còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống của dân tộc Tại Chợ Chu họ đã xây dựng đền Quan Đế thờ Quan Công
Sách “Dân cư, dân tộc Tỉnh Thái Nguyên” có viết:
Theo kí ức của nhân dân, đó là một ngôi đền 3 gian, tương đối lớn, trong chính điện có một bức tượng Quan Công ngồi trên ngai, hai bên tả hữu có Quan Bình và Châu Sương mang gươm đứng hầu Đó cũng là mô típ chung trong cụm tượng thường thấy ở những ngôi đền thờ Quan Vân Trường Lễ hội đền Quan Đế được tổ chức vào ngày 13 tháng năm Âm lịch - tương truyền đó là ngày mất của đức Quan Vân Trường - và diễn ra trong 3 ngày [35, tr 262]
Ngoài các dân tộc kể trên Định Hoá còn có: Cao Lan- San Chí, Mông, Dao, Sán Dìu Người Cao Lan- San Chí thường sống sâu trong bản, sản xuất nông nghiệp là chính cuộc sống tương đối định cư Người Dao, người Mông chiếm số lượng nhỏ và thường sống du canh, du cư ở khu vực núi cao do đó không có nhiều ý nghĩa trong nghiên cứu địa danh
Tóm lại, Định Hoá là bức tranh đa màu sắc về dân tộc và văn hoá nhưng vẫn hoà hợp, thống nhất Nghiên cứu địa danh Định Hoá sẽ giúp ta làm rõ mối quan hệ, ảnh hưởng qua lại giữa các dân tộc trên địa bàn
Trang 361.3.1.4 Ngôn ngữ
Huyện Định Hoá có 8 dân tộc thuộc các ngữ hệ sau:
* Ngữ hệ Tày – Thái có dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay (Cao Lan - San Chí) * Ngữ hệ Việt Mường có 2 dân tộc là Việt và Mường
* Ngữ hệ Hán có Hoa, Sán Dìu Ngữ hệ Mông Miền có Mông, Dao
Trong ngôn ngữ Định Hoá ngữ hệ Tày - Thái đóng vai trò quan trọng Tiếng Tày là tiếng mẹ đẻ được sử dụng phổ biến trong các bản người Tày Do vốn từ Tày Nùng hạn chế nhất là để gọi tên những khái niệm mới, những thuật ngữ khoa học nên xảy ra hiện tượng vay mượn tiếng Việt Ngoài ra do tiếng Tày không có thanh điệu nên hiện tượng biến âm xảy ra rất phổ biến, VD: na, nà, nạ đều có nghĩa là ruộng
1.3.2 Kết quả thu thập và phân loại địa danh huyện Định Hoá
1.3.2.1 Kết quả thu thập địa danh
Dựa trên phạm vi, nguyên tắc và tiêu chí thu thập chúng tôi đã thu thập được 1506 địa danh phân bố theo không gian ở tất cả 24 xã thị trấn trên địa bàn huyện Định Hoá Kết quả được thể hiện cụ thể trong bảng 1.2
Bảng 1.2: Kết quả thu thập địa danh huyện Định Hoá
TT Loại hình địa danh Số lƣợng Tỉ lệ %
1.3.2.2 Kết quả phân loại địa danh
a Phân loại theo tiêu chí tự nhiên/ không tự nhiên
a1 Địa danh tự nhiên: Tổng số địa danh tự nhiên thu được là 896 (59,1%) Trong đó:
Trang 37- Sơn danh là 364 (24,2%) VD: đèo De (PĐ), đồi Ao Giời (BN), dốc Cây Hu (QK), núi Hồng (PĐ), rừng Hùng Vĩ (BC)
- Thuỷ danh là 269 địa danh (17,9%) VD: ao Cá Bác Hồ (TD), đầm Coóc (BN), mương Sót (TL), suối Bắt Ba (KS), khe Gọ Mọ (PT)
- Vùng đất nhỏ là 263 địa danh (17%) VD: khu ATK, vùng Chúng, đồng Vượng (BN), bãi Đình (TĐ), ruộng Nà Nhậu (ĐB)
a2 Địa danh không tự nhiên: Tổng số địa danh thu được là 610 (40,8%) - Địa danh ĐVDC có 433 địa danh (28,6%) địa danh ĐVDC chủ yếu là những địa danh có tự thời phong kiến 395 địa danh (26%) VD: bản A Nhì (BBL), làng Bầng (ĐT), thôn Phố (BT) Địa danh do chính quyền hành chính đặt chỉ có 38 địa danh (2,6%) VD: huyện Định Hoá , phố Hợp Thành, xã Phú Tiến
- CTNT có 177 địa danh (12,3%) Trong đó, CTGT là 109 (7,2%), VD: đường 135, tỉnh lộ 268, cầu Tà Mà (BC)
- CTXD có 68 địa danh (5%), VD: chợ Cầu Miếu (BL), đình Coóng (LT)
Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên/ không tự nhiên được thể hiện trong bảng
Bảng 1.3: Kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên/không tự nhiên
ĐVDC Có từ thời phong kiến 395 433 26 28,6 Chính quyền hành chính đặt 38 2,6
Trang 38Nhận xét: Với kết quả phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên/không
tự nhiên, có thể nhận thấy: Địa danh với địa hình tự nhiên bao gồm sơn danh, thủy danh và vùng đất nhỏ có số lượng nhiều nhất (896 địa danh chiếm xấp xỉ 60%) Địa danh không tự nhiên bao gồm đơn vị dân cư và công trình nhân tạo có số lượng ít hơn hẳn (433 địa danh/28,6% và 177 địa danh/12,2%) Kết quả phân loại này phản ánh trung thực hiện thực tình hình địa danh huyện Định
Hóa, đó là sự gắn kết tự nhiên giữa những con người cư trú lâu đời nhất với thiên nhiên nơi đây
b Phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ
Địa danh huyện Định Hoá phân loại theo nguồn gốc ngôn ngữ có 5 nhóm: Thuần Việt, Tày Nùng, Hán Việt, hỗn hợp, chưa xác định nguồn gốc
b1 Địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Thuần Việt Kết quả thu được 330 địa danh (21,9%) trong đó:
- ĐHTN có 198 địa danh (13,1%) yếu tố thuần Việt xuất hiện nhiều ở loại địa danh dốc (VD: dốc Thầy (BN), dốc Đỏ (BC), dốc Trâu (BC)…), địa danh đồi (VD: đồi Ao Giời (BN), đồi Cát Trắng (TD), đồi Cửa Gió (TĐ)…), địa danh hang (VD: hang Dơi (KP), hang Hùm (PT), hang Mỏ Vịt (LT)…)
- ĐVDC có 78 địa danh (5.17%) chủ yếu tập trung ở tên làng (VD: làng Bèn (ĐT), làng Đúc (TT), làng Hoèn (PC)…)
- CTNT có 54 địa danh (3.63%) (VD: chợ Cây Đa (CC), cầu Gốc Sung (BC)…)
Với 21.9 địa danh có nguồn gốc thuần Việt thu được ta có cơ sở để khảng định vai trò quan trọng của người Việt ở huyện Định Hoá
b2 Địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Tày Nùng
Địa danh có nguồn gốc Tày Nùng thu được là 656 địa danh (43.5%) trong đó:
- Loại hình ĐHTN có nguồn gốc Tày Nùng có số lượng rất lớn 493 địa danh (32.74%) Đặc biệt những loại địa danh gắn liền với đời sống sinh
Trang 39hoạt cộng đồng dân tộc Tày Nùng như khe nước, rừng cây, ao cá, ruộng lúa chủ yếu có nguồn gốc Tày Nùng, chúng lập thành những nhóm địa danh như: địa danh rừng “khau” (VD: Khau Chạng (Phượng T), Khau Cuống (ĐM), Khau Dáo (TD)…); địa danh ao “Thẩm” (VD: Thẩm Pủ (BY), Thẩm Poọc (Phú T), Thẩm Teng (ĐM)…), địa danh khe “Khuổi” (VD: Khuổi Pìa (PC), Khuổi Thâm (BL), Khuổi Mùa (TT)…); địa danh ruộng “nà” (VD: Nà Laì (CC), Nà Loòng (BL), Nà Mòn (SP)…)
- Loại hình địa danh ĐVDC có 122 địa danh (8.1%) tập trung ở địa danh “Bản” VD: Nà Kéo (QK), Nà Lẹng (ĐT), Nà Rao (BT)
- CTNT chỉ có 41 địa danh (2.71%) có nguồn gốc Tày Nùng
Với 656 địa danh có nguồn gốc Tày Nùng có thể khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của cộng đồng Tày Nùng đối với sự hình thành địa danh huyện Định Hoá Đây là cộng đồng có mặt sớm nhất, tồn tại lâu đời và cho đến ngày nay vẫn chiếm số lượng cư dân đông đảo nhất Sự giao lưu ảnh hưởng giữa cộng đồng dân tộc Việt và Tày Nùng sẽ được thể hiện ở loại hình ngôn ngữ có nguồn gốc hỗn hợp
b3 Địa danh có nguồn gốc Hán Việt
Kết quả thu được của địa danh có nguồn gốc Hán Việt là 141 địa danh (9.36%) trong đó:
- Địa danh có nguồn gốc Hán Việt tập trung chủ yếu ở ĐVDC 68 địa danh (4.51%) tất cả 34 xã của huyện Định Hoá đều có nguồn gốc Hán Việt VD: Bình Thành, Phượng Tiến, Lam Vỹ, Tân Dương… Ngoài ra địa danh Hán Việt còn có ở những xóm bản mới được đặt tên bằng cách ghép một yếu tố trong tên xã với một từ có ý nghĩa tốt đẹp VD: Kim Tân (KS), Kim Tiến (KS)
- ĐHTN có 48 địa danh Hán Việt những địa danh này chủ yếu xuất hiện sau năm 1945 do được gọi theo phong trào cách mạng hoặc tên cơ quan cách mạng đóng ở đó VD: dốc Đoàn Kết (TH), đồi Khí Tượng (CC), ao Quân Y (ĐB), cánh đồng Sự Thật (QK)
Trang 40- CTNT chỉ có 25 địa danh (1.63%) là Hán Việt
Nếu so sánh 9.36% địa danh có nguồn gốc Hán Việt của huyện Định Hoá với địa danh có nguồn gốc Hán Việt ở Hải Phòng 68.98% [31, tr 49]; quận Ba Đình Hà Nội 45.9% [30, tr 50]; tỉnh Quảng Trị 29.08% [15, tr 46] Ta có thể thấy địa danh có nguồn gốc Hán Việt ở huyện Định Hoá có số lượng nhỏ hơn rất nhiều Điều này có thể giải thích do Định Hoá là một huyện vùng núi cách xa sự ảnh hưởng của chính quyền phong kiến, ít có sự giao lưu với văn hoá Hán học Định Hoá cũng không chịu sự quản lí trực tiếp của chính quyền phong kiến mà được giao cho phiên thần họ Ma, một dòng họ dân tộc Tày, đời đời quản trị
b4 Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp
Số lượng địa danh có nguồn gốc hỗn hợp là 241 (16%) trong đó ĐHTN là 71 (4.712%), ĐVDC là 124 (8.23%), CTNT là 36 (3.06%) Có một số kiểu kết hợp hỗn hợp như:
- Thuần Việt với Hán Việt VD: dốc Cửa Đình (PC), đồi Khe Tị (ĐB), gò Đồng Đình (BC)
- Thuần Việt với Tày Nùng VD: dốc Cây Hu (QK), dốc Thác Lầm (ĐB) - Hán Việt với Tày Nùng VD: đồi Pu Đồn (BL), ao Thẩm Miếu (BY) - Tày Nùng với số VD: bản Búc 1, bản Búc 2 ( ĐT)
- Hán Việt với số VD: Kim Tân 1, Kim Tân 2 (KS) b5 Địa danh chưa xác định nguồn gốc
Số lượng địa danh chưa xác định nguồn gốc là 138 (9.86%) trong đó: ĐHTN là 86 (5.71%), ĐVDC là 31 (2.15%), CTNT là 21 (2%) Địa danh chưa xác đinh nguồn gốc gồm những địa danh tên người (VD: đèo Bà Sim ( BN), dốc Ông Mộc (KS)), tên các dân tộc (VD: núi Mèo (Quy Kỳ), rừng Cao Lan (ĐT), rừng San Chí (BN))
Có 4 tên gọi đang có nghi vấn về nguồn gốc cũng được xếp vào nhóm địa danh chưa xác định nguồn gốc đó là: