Đặc điểm địa danh hành chính huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: góp phần bổ sung lí thuyết về nghiên cứu địa danh đối với một vùng miền có sự cộng cư, đan xen của nhiều dân tộc, mà ở đó ngôn ngữ, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc vừa bảo toàn một cách trọn vẹn song cũng đóng góp nét riêng của mình cho cộng đồng. - Ý nghĩa thực tiễn: tư liệu và kết quả sẽ đóng góp cho xây dựng một công trình về địa danh tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh Đông Bắc Việt Nam nói chung.

Kết cấu của luận văn

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

    Trong những năm gần đây, vấn đề địa danh nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả trong số đó có các luận án như: Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (Nguyễn Kiên Trường - 2000); Nghiên cứu địa danh Quảng Trị (Từ Thu Mai - 2003); Những đặc điểm chính của địa danh Đắc Lắc (Trần Văn Dũng - 2005). Một số luận văn thạc sĩ như: Khảo sát địa danh quận ba Đình - Hà Nội (Phạm Thị Thu Trang), Địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn (Hà Thị Hồng)… Các công trình này lấy đối tượng ở những vùng miền khác nhau nhưng có thể thấy được sự thống nhất của các tác giả trong cách hiểu địa danh, phân loại địa danh, hướng tiếp cận địa danh theo hướng đồng đại và từ góc độ ngôn ngữ văn hoá.

    CƠ Sở LÍ THUYếT Về ĐịA DANH .1. Định nghĩa địa danh

      Những địa điểm, mục tiêu địa lí đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất , từ những vật thể lớn nhất (các lục địa và đại dương) cho đến những vật thể nhỏ nhất (những ngôi nhà, vườn cây đứng riêng rẽ) đều có tên gọi. Địa danh huyện Định Hóa phân theo ngữ nguyên gồm 5 nhóm địa danh: nhóm địa danh Thuần Việt (được cấu tạo bởi các yếu tố có gốc thuần Việt); nhóm địa danh Hán Việt (được cấu tạo bởi các yếu tố có gốc Hán Việt); nhóm địa danh Tày Nùng (được cấu tạo bởi các yếu tố có gốc Tày Nùng); nhóm địa danh hỗn hợp (do sự kết hợp của 3 loại trên tạo thành hoặc do địa danh kết hợp với số, chữ cái, tên người), nhóm địa danh chưa xác định nguồn gốc (địa danh là tên riêng của người, dân tộc).

      Sơ đồ 1.3: Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học
      Sơ đồ 1.3: Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học

        NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HểA 1. Mô hình cấu tạo địa danh

          (So sánh với địa danh một số địa phương khác ta sẽ thấy được giá trị phản ánh thông tin của chúng. Chẳng hạn địa danh Quảng Trị có tỷ lệ thành tố chung ĐHTN 58,654% phản ánh đây là địa phương có địa hình phức tạp. So sánh với hai địa phương trên có thể thấy thành tố chung đã phản ánh một huyện Định Hoá có địa hình không quá đa dạng phức tạp cũng như chưa phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng). Ngoài ra còn một số lượng lớn nhân danh là tên những người dân địa phương có mặt từ rất sớm góp phần khai thiên lập địa ra mảnh đất này VD: xóm A Nhì, dốc Bà Châu, dốc ông Thông, đồng Hoàng… Địa danh huyện Định Hoá có một đặc điểm đáng lưu ý là hiện tượng nhân danh chuyển hoá sang địa danh chỉ có ở ĐHTN và CTNT mà không thấy xuất hiện trong ĐVDC.

          Bảng 2.1: Kết quả thu thập và phân loại thành tố chung theo loại hình
          Bảng 2.1: Kết quả thu thập và phân loại thành tố chung theo loại hình

          ĐẶC ĐIỂM í NGHĨA ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HểA .1. Ý nghĩa địa danh và phương pháp xác định

            Những địa danh có nguồn gốc thuần Việt, Tày Nùng thuộc loại hình ĐHTN và ĐVDC nhóm địa danh làng, bản, ý nghĩa địa danh thường trùng khít với hiện thực được nó phản ánh qua những đặc điểm của chính bản thân đối tượng được định danh cũng như mối quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng khác. Khi nghiên cứu địa danh một địa phương người nghiên cứu thường gặp những khó khăn trong việc xác định ý nghĩa các địa danh như: địa danh có thể đã bị biến đổi thậm chí sai lạc về hình thức so với địa danh gốc, có những ý nghĩa đã bị mờ nhạt đối tượng được định danh cũng không còn tồn tại. Chúng tôi nhận thấy cách phân loại của Superanskja là hợp lí và phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài, đồng thời trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng gặp phải những khó khăn khi xác định nghĩa của địa danh mà Phạm Thị Thu Trang trong “Khảo sát địa danh quận Ba Đình - Hà Nội” đã nờu ra: vẫn cũn những đối tượng khụng rừ nghĩa hầu hết là cỏc địa danh cổ,.

            SO SÁNH ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐỊNH HểA VỚI ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THUỘC

              Tiến hành so sánh địa danh hành chính huyện Định Hoá với huyện Phú Lương (Thái Nguyên), huyện Hoà An (Cao Bằng), tỉnh Bắc Kạn chúng tôi hướng tới mục đích chỉ ra những đặc điểm riêng của địa danh hành chính huyện Định Hoá nhằm củng cố, khắc sâu những phân tích và kết luận về địa danh Định Hoá đã được tiến hành ở trên. Địa danh Định Hoá, Phú Lương, Hoà An, Bắc Kạn cũng phản ánh nền sản xuất truyền thống lâu đời của địa phương là sản xuất lúa nước thể hiện qua sự xuất hiện với tần số lớn của các yếu tố nà, yếu tố chỉ công trình xây dựng phục vụ sản xuất lúa nước như phai. Đó là những địa danh phản ánh loại thực vật sống trên hay gần đối tượng như Nà Mon (ruộng cây dâu dại), Cốc Lùng (gốc đa), những địa danh phản ánh đặc điểm địa hình, tính chất kiến tạo đối tượng như Nà Nặm (ruộng nước), Nà Chà (ruộng khô), Nà Chằm (ruộng thụt), những địa danh phản ánh tín ngưỡng văn hoá như Đèo Tọt (đèo thường có sinh hoạt văn hoá tung còn), Kéo Bụt (đèo thờ Bụt, người Tày quan niệm những nơi cao thường linh thiêng nên dựng miếu thờ Bụt ở đỉnh đèo và gọi đó là đèo Bụt).

              TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

                Đồng thời giữa những hệ thống địa danh Định Hoá, Hoà An, Phú Lương, Bắc Kạn vẫn có những đặc điểm khác biệt tạo nên đặc trưng riêng của mỗi khu vực gắn với nó là những đặc điểm về địa lí, văn hoá, lịch sử, con người từng địa phương. Trong phương thức cấu tạo mới cách thức dựa vào sự vật, hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với đối tượng, có số lượng cao nhất, sau đó là cách thức dựa vào đặc điểm của chính bản thân đối tượng. Việc so sánh địa danh huyện Định Hóa với địa danh huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên), huyện Hoà An (tỉnh Cao Bằng) và tỉnh Bắc Kạn dường như tô đậm thêm những đặc điểm của địa danh huyện Định Hoá và làm rừ những nột riờng của hệ thống địa danh trờn địa bàn này như: địa danh có cấu tạo 1 âm tiết và 3 âm tiết có tỉ lệ lớn, không có hiện tượng chuyển hoá nhân danh sang địa danh hành chính.

                MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGễN NGỮ VÀ VĂN HểA 1. Khái niệm văn hoá

                  … những di sản văn hoá vật thể (tangibele) gồm các di sản được tồn tại ở dạng vật chất như đình, miếu, đền, chùa, lăng, mộ loại thứ hai là những di sản văn hoá phi vật thể (INTangible) gồm các biểu hiện tượng trưng của văn hoá tinh thần, được lưu truyền và biến đổi theo thời gian với một số quá trình tái tạo kế tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác của cộng đồng. Trong luận văn chúng tôi hiểu khái niệm ngôn ngữ văn hoá theo cách hiểu ở bình diện rộng “đó là sự phản ánh những yếu tố, những biểu hiện, những đặc điểm của văn hoá vật thể và phi vật thể trong ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ” [15, tr. Hệ thống địa danh huyện Định Hoá với 1506 địa danh trong đó có tới 1478 địa danh có nghĩa (chiếm 98.14% trong tổng số địa danh) đã phản ánh đặc trưng văn hoá địa danh huyện Định Hoá ở cả hai dạng tồn tại : di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, trên cả ba phương diện văn hoá gắn bó với đời sống con người là phương diện văn hoá sản xuất, phương diện văn hoá sinh hoạt, phương diện văn hoá vũ trang.

                  ĐẶC TRƢNG VĂN HểA THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH 1. Đặc trƣng văn hóa thể hiện qua thành tố ngôn ngữ

                    Các di sản văn hoá phi vật thể là các yếu tố văn hoá phi vật chất được thể hiện qua những giá trị về tinh thần như tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, tâm lí nguyện vọng, tư duy về đạo đức… Thụng qua hệ thống địa danh Định Hoỏ ta thấy phản ỏnh rừ nột dấu ấn các yếu tố di sản văn hoá phi vật thể: dấu ấn tôn giáo, dấu ấn tín ngưỡng và những ước vọng sống tốt đẹp. Địa danh mang yếu tố “khấu” xuất hiện ở loại hình ĐHTN là thường phản ánh những giống lúa khác nhau từng được người dân Định Hoá ưa chuộng VD: đồng Khấu Mấu (Phượng T) là cánh đồng chuyên trồng giống lúa thơm; đồi Khẩu Cớm (ĐB) trồng giống lúa chịu được chế độ ít ánh sáng do bị rừng che lấp, đồi Khẩu Pa (ĐB) trồng giống lúa chịu hạn tốt. Nếu địa danh có liên quan tới sản xuất nông nghiệp ở Định Hóa có tới 531 địa danh thì làng nghề chỉ có 2 đó là làng Ngói (Phượng T) chuyên sản xuất ngói máng hay còn gọi là ngói âm dương một loại ngói đặc trưng của người Tày Nùng, và làng Đúc (TT) chuyên sản xuất những công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như lưỡi cày, lưỡi cuốc.