1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình triển khai thi hành luật đất đai 2013 trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

95 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, pháp luật đất đai đã đi vào thựctiễn cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý và sử dụngđất đai trên địa bàn; công tác gi

Trang 1

MA ĐỨC CHIẾN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI

THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN THỊ THU HẰNG

Thái Nguyên - 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,chưa công bố tại bất cứ nơi nào Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này lànhững thông tin xác thực

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ma Đức Chiến

Trang 3

mọi mặt để tôi thực hiện đề tài này Đặt biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS Phan Thị Thu Hằng đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý

kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành gồm: UBND huyệnĐịnh Hóa, Phòng TNMT, Chi cục thống kê huyện, Trung tâm dân số và 24 xãthị trấn trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bènhững người thân đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu củacác tập thể và cá nhân đã dành cho tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Ma Đức Chiến

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa của đề tài 3

3.1 Ý nghĩa lý luận 3

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

4 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

1.1.1 Khái niệm đất đai, vai trò của đất đất đai đối với sự phát triển kinh tế xã hội 4

1.1.2 Quản lý nhà nước về đất đai 6

1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài 8

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đất đai 11

1.3.1 Yếu tố điều hiện tự nhiên 11

1.3.2 Yếu tố kinh tế - xã hội 12

1.3.3 Yếu tố không gian 13

1.4 Những nghiên cứu về tình hình triển khai về pháp luật đất đai năm 2013 13

1.5 Những nghiên cứu về tình hình triển khai về pháp luật đất đai năm 2013 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 20

Trang 5

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

26

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 26

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 26

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 26

2.3 Nội dung nghiên cứu 26

2.4 Phương pháp nghiên cứu 27

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 27

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 27

2.4.3 Phương pháp chuyên gia 28

2.4.4 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 28

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và hiện trạng sử dụng đất của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 29

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

3.1.2 Khát quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội huyện Định Hóa 34

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Định hóa tỉnh Thái Nguyên 38

3.2 Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến năm 2017 40

3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 40

3.2.2 Đánh giá thi hành pháp luật đất đai trên địa bàn huyện Định Hóa46 3.3 Đánh giá sự hiểu biết của người dân về Luật đất đai năm 2013 64

3.3.1 Đánh giá sự hiểu biết của người dân về Luật Đất đai năm 2013 thông qua ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân và cán bộ 64

Trang 6

3.3.2 Đánh giá mức độ áp dụng Luật Đất đai năm 2013 thông qua ý kiến

của cán bộ 67

3.4 Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 68

3.4.1 Đánh giá thuận lợi, khó khăn thi hành Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 68

3.4.2 Đề xuất một số giải pháp 69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

4.1 Kết luận 71

4.2 Kiến nghị 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

ĐVT : Đơn vị tính

GCN : Giấy chứng nhận HĐND : Hội đồng nhân dân KHSDĐ : Kế hoạch sử dụng đất QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đấtQSDĐ : Quyền sử dụng đất QSD : Quyền sử dụng

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Diện tích, sản lượng 1 số cây trồng chính của huyện năm 2017 34

Bảng 3.2: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Định Hoá giai đoạn 2015-2017 35

Bảng 3.3: Dân số theo độ tuổi trong khu vực của huyện Định Hóa 37

Bảng 3.4: Tình hình lao động của huyện Định Hóa năm 2017 37

Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất huyện Định Hóa năm 2017 40

Bảng 3.6: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2017 41

Bảng 3.7: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2017 43

Bảng 3.8: Tổng hợp các quyết định liên quan đến công tác quản lý đất đai do UBND huyện Định Hóa ban hành trong giai đoạn 2014 - 2017 47

Bảng 3.9: Kết quả thành lập bản đồ huyện đến năm 2017 49

Bảng 3.10: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 50

Bảng 3.11: Kết quả thuê đất của huyện giai đoạn 2014 - 2017 58

Bảng 3.12: Kết quả thu hồi đất của huyện giai đoạn 2014 - 2017 59

Bảng 3.13: Thống kê kết quả chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2014 đến năm 2017 60

Bảng 3.14: Kết quả thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 2014 -2017 62

Bảng 3.15: Kết quả giải quyết đơn thư từ năm 2014 đến năm 2017 63

Bảng 3.16: Mức độ hiểu biết của người dân khi thực hiện các thủ tục liên quan đến Luật Đất đai năm 2013 65

Bảng 3.17: Đánh giá của hộ gia đình, cá nhân liên quan đến quyền sử dụng đất sau khi thực hiện Luật đất đai 2013 65

Bảng 3.18: Đánh giá của cán bộ quản lý đến một số hoạt động về đất đai sau khi triển khai thực hiện Luật đất đai 2013 67

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Định Hóa 29

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

“Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặcbiệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân

bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng”[1] Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay nhiều nước trên thế giới nói chung vàViệt Nam nói riêng đã đặt vấn đề đất đai vào Hiến pháp của nhà nước mìnhnhằm quản lý và sử dụng đất đai sao cho hiệu quả nhất

Những năm gần đây, Việt Nam đang trên đà đẩy mạnh công nghiệp hóa

- hiện đại hóa đất nước, cùng với xu thế phát triển nền kinh tế thị trường củacác khu vực và toàn cầu hiện nay, từ đó nhiều lĩnh vực được tiến hành xâydựng, đổi mới như kinh tế, văn hóa, xã hội… làm cho tình hình sử dụng đấtđai rất phức tạp, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, đất đai trở nên khanhiếm và ngày càng có giá trị hơn

Việc pháp luật đất đai ra đời và được sửa đổi hoàn thiện dần qua cácnăm là một thành tựu lớn trong công tác quản lý đất đai ở Việt Nam Đã cónhiều giải pháp được đề ra nhằm đưa pháp luật đất đai có hiệu quả tốt nhấttrong cuộc sống như: các cơ chế, chính sách, các biện pháp tuyên truyền, cácquy định xử phạt hành chính, Tuy nhiên, một biện pháp hiệu quả phải kểđến đó là: nâng cao nhận thức người dân về pháp luật đất đai Vậy muốn đánhgiá cụ thể nhất về nhận thức người dân ta phải dựa trên kết quả đánh giá tìnhhình thực hiện pháp luật đất đai tại địa phương đó Và từ đó ta mới có thể đưa

ra các giải pháp nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về phápluật đất đai và thực hiện pháp luật đất đai có hiệu quả

Huyện Định Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh TháiNguyên, diện tích tự nhiên: 52.075,4 ha, dân số 98.442 (người) năm 2017[23] Từ khi

Trang 11

Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, pháp luật đất đai đã đi vào thựctiễn cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý và sử dụngđất đai trên địa bàn; công tác giao đất, thu hồi đất được thực hiện chặt chẽ,đúng quy định; một số khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tiếptục được tháo gỡ để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất;việc công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai ngày càng được tăngcường, phát huy dân chủ; bộ máy quản lý từng bước được kiện toàn theohướng chuyên nghiệp, hiện đại Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,việc triển khai Luật đất đai 2013 trên địa bàn huyện vẫn còn không ít khókhăn vướng mắc như một số vấn đề mới được bổ sung trong Luật đất đai 2013hoặc những vấn đề chưa được hướng dẫn minh bạch, rõ ràng dẫn đến sự nhậnthức và áp dụng pháp luật chưa thống nhất, còn tâm lý lo ngại về cơ sở pháp

lý khi áp dụng

Để thấy rõ hơn những kết quả đạt được cũng như những trở ngại khókhăn khi triển khai thi hành Luật đất đai năm 2013 trên địa bàn, được sự nhấttrí của Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cùng sự

hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Phan Thị Thu Hằng, em tiến hành và

triển khai thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình triển khai thi hành luật đất

đai 2013 trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

- Đánh giá một số nội dung trong công tác quản lý và sử dụng đất đaisau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh TháiNguyên và sự hiểu biết của người dân về Luật Đất đai năm 2013

- Đánh giá khó khăn, thuận lợi và đề xuất một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả thi hành Luật Đất đai trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh TháiNguyên

Trang 12

3 Ý nghĩa của đề tài

3.1 Ý nghĩa lý luận

Cung cấp thêm cơ sở để bổ sung, hoàn thiện các chính sách pháp luật

về đất đai giúp thuận tiện trong quá trình triển khai thực hiện thực hiện

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Khái niệm đất đai, vai trò của đất đất đai đối với sự phát triển kinh tế

xã hội

* Khái niệm về đất đai

Theo tác giả Dokutraiep định nghĩa: Đất là một vật thể tự nhiên đượchình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địahình, sinh vật và thời gian Đất được xem như một thể sống, nó luôn luôn vậnđộng, biến đổi và phát triển Đối với trồng trọt thì có thêm yếu tố con người

*Vai trò của đất:

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia là tư liệu sảnxuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống và làđịa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng

Đất đai tham gia vào tất cả các ngành, các lĩnh vực của xã hội Tronggia đoạn hiện nay, khi nước ta xây dựng một nước công nghiệp hóa, hiện đạihóa và mở cửa hội nhập quốc tế như tham gia vào các tổ chức kinh tế, thươngmại nhất là gia nhập WTO thì đất đai vẫn giữ một vị trí then chốt trong tất cảcác ngành Đồng thời đất đai là nguồn lực cơ bản quan trọng nhất góp phầncho sự phát triển của đất nước

* Phân loại đất:

Theo quy định tại Luật đất đai năm 2003 và Luật đất đai 2013, đất đaiđược phân thành ba nhóm như sau [2] [3]:

Nhóm đất nông nghiệp,

Trang 14

Nhóm đất phi nông nghiệp,Nhóm đất chưa sử dụng

- Tuy nhiên, Luật đất đai năm 2013 [3] quy định chi tiết cụ thể từng loạiđất trong các nhóm trên cụ thể:

- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: Đất trồng câyhàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng câylâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôitrồng thủy sản; Đất làm muối;Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xâydựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả cáchình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôigia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồngtrọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thínghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: Đất ở gồmđất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất sử dụngvào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồmđất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xãhội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoạigiao và công trình sự nghiệp khác; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệpgồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại,dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt độngkhoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất sử dụng vàomục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảngđường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ vàcông trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danhlam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đấtcông trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãithải, xử lý chất thải và đất

Trang 15

công trình công cộng khác;Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩatrang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

và mặt

nước chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trạicho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứanông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ chosản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đấtkhông nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

- Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sửdụng đất [17] [18]

1.1.2 Quản lý nhà nước về đất đai

* Khái niệm:

Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhànước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội vàhành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội,trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.[Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007)- Giáo trình quản lý nhà nước [10]

Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.

[Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007)- Giáo trình quản lý nhà nước [10]

Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, baogồm: quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phânphối các sản phẩm do sử dụng đất mà có Bộ Luật Dân sự quy định “Quyền

sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sảncủa chủ sở hữu theo quy định của pháp luật” Từ khi Luật đất đai thừa nhận

Trang 16

quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự đặc biệt (1993) thì quyền sở hữuđất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân sự đặc biệt Vì vậykhi nghiên cứu về quan hệ đất đai, ta thấy có các quyền năng của sở hữu nhànước về đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai,quyền định đoạt đất đai Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trựctiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai Nhànước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thốngcác cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cánhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước.

Hoạt động trên thực tế của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ và thựchiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai rất phong phú và đa dạng, bao gồm 15nội dung đã quy định ở Điều 22, Luật Đất đai 2013 Quản lý nhà nước về đấtđai nhằm mục đích: Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; Đảm bảo sử dụng hợp lýquỹ đất đai của quốc gia; Tăng cường hiệu quả sử dụng đất; Bảo vệ đất, cảitạo đất, bảo vệ môi trường Yêu cầu của công tác quản lý đất đai là phải đăng

ký, thống kê đất đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật đất đai ở từng địaphương theo các cấp hành chính

* Vai trò của Quản lý nhà nước về đất đai

Quản lý nhà nước về đất đai có vai trò quan trọng cho sự phát triển củakinh tế- xã hội và đời sống nhân dân Cụ thể là:

- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổđất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế- xã hội và đấtnước; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao Giúp choNhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biệnpháp để bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả hơn;

- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai tạo cơ

Trang 17

sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doanhnghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai;

- Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý đất đai

về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế- xã hội có

hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả

- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đainhư chính sách thuế, chính sách giá, chính sách đầu tư Nhà nước kích thíchcác tổ chức, các chủ thể, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đainhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinhtế- xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái

1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài

- Đứng trước yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước, Nhà nước ta

đã ban hành nhiều văn bản mang tính chiến lược trong việc sử dụng đất nhằmđem lại hiệu quả kinh tế Chính sự thành công đó đã khẳng định đường lốiđúng đắn của Đảng và Nhà nước, đồng thời tạo tiền đề để ban hành nhiều vănbản pháp quy làm cơ sở pháp luật để cho công tác quản lý nhà nước về đấtđai Một số văn bản pháp luật đất đai phổ biến hiện nay [4]:

- Bộ Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

- Thủ tướng chính phủ (2006), Chỉ thị số 05/2006/CT - TTg ngày 22tháng 2 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, saiphạm tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật đất đai;

- Luật đất đai năm 2013

- Luật đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013, Chương VII quy định

về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 củaChính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai

Trang 18

- Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 củaChính phủ quy định về giá đất [5].

- Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 củaChính phủ về quy định thu tiền sử đụng đất [6]

- Chính phủ (2014), Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 củaChính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước [7]

- Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm

2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nướcthu hồi đất [8];

- Chính phủ (2014), Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của

Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Chính phủ (2014), Nghị định 104/2014/NĐ -CP ngày 14 tháng 11 năm

2014 của Chính phủ về khung giá đất;

- Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 củaChính phủ về sửa đổi bổ sung một số Nghị định chi tiết thi hành luật đất đai [9]

- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 37/2014/TT-BTNMT

ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2014), Thông tư BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về điều chỉnh quyhoạch sử đụng đất

29/2014/TT Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 24/2014/TT29/2014/TT BTNMT ngày

19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định hồ sơ địa chính [15]

- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 23/2014/TT-BTNMTngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất

Trang 19

- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 28/2014/TT-BTNMTngày 19/5/2014 quy định thống kê kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sửdụng đất [14]

- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày

02/6/2014 quy định hồ sơ giao đất, cho thuê, chuyển mục đích, thu hồi đất

- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Thông tư số BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy đinh chitiết nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổsung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai và sửa đổi bổsung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai

33/2017/TT Thông tư số 88/2016/TTLT33/2017/TT BTNMT33/2017/TT BTC ngày 22/6/2016 của Bộ tàichính và Bộ tài nguyên & môi trường về quy định hồ sơ và trình tự, thủ tụctiếp nhận, luân chuyển, hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người

sử dụng đất

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 02/2015/TT BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vềhướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 43/2014/NĐ - CP của Chínhphủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013

Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Quyết định số -BTNMT ngày 01/11/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành

25/2014/QĐ-kế hoạch triển khai luật đất đai [16]

- UBND tỉnh Thái Nguyên (2014), Quyết định số 42/2014/QĐ-UBNDngày 17/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên Về đăng ký đất đai, cấp GCN,Đăng ký biến động

- UBND tỉnh Thái Nguyên (2014), Quyết định số 43/2014/QĐ-UBNDngày 30/9/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về giao đất, cho thuê đất, CMĐ

SD đất

Trang 20

- UBND tỉnh Thái Nguyên (2016), Quyết định số 3635/QĐ-UBND ngày29/12/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc công bố chuẩn hóa thủ tụchành chính về lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấphuyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- UBND tỉnh Thái Nguyên (2014), Quyết định số 31/2014/QĐ-UBNDngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định vềbồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnhThái Nguyên

- UBND tỉnh Thái Nguyên (2016), Quyết định số 20/2016 QĐ-UBNDngày 6/7/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều tại Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đấttrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên kèm theo Quyết định số 31/2014/QĐ-UBNDtỉnh Thái Nguyên

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đất đai

Đất đai là một vật thể tự nhiên nhưng cũng là một vật thể mang tính lịch

sử luôn tham gia vào các mối quan hệ xã hội Do vậy quá trình sử dụng đất baogồm phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng… luôn luôn chịuchi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên cũng như chịu ảnhhưởng của các điều kiện, quy luật kinh tế xã hội và các yếu tố kỹ thuật

1.3.1 Yếu tố điều hiện tự nhiên

Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc

sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình thổ nhưỡng)

và các nhân tố khác

- Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đếnsản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người Nhiệt độ bìnhquân cao hay thấp,sự sai khác về nhiệt độ về thời gian và không gian, sự saikhác giữ nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian có sương dài ngắn… trực tiếpảnh hưởng

Trang 21

đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vậtthủy sinh… cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng dài hayngắn cũng có tác dụng ức chế đối với sinh trưởng, phát triển và quá trìnhquang hợp của cây trồng Lượng mưa có ý nghĩa quan trọng trong việc giữnhiệt độ và độ ẩm của đất có khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sự sinhtrưởng của động thực vật.

- Yếu tố địa hình: Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc sửdụng đất của các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp

- Yếu tố thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hóahọc riêng biệt trong khi đó mỗi mục đích sử dụng đất cũng có những yêu cầu

sử dụng đất Do vậy yếu tố thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sảnxuất nông nghiệp Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng

- Yếu tố thủy văn: Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của

hệ thống sông ngòi, ao hồ… với các chế độ thủy văn cụ thể như lưu lượngnước, tốt độ dòng chảy, chế độ thủy triều… sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khảnăng cung cao nước cho các yêu cầu sử dụng đất [1]

1.3.2 Yếu tố kinh tế - xã hội

- Nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối vớiviệc sử dụng đất đai Điều kiện tự nhiên của đất cho phép xác định khả năngthích ứng về phương thức sử dụng đất Thực trạng sử dụng đất liên quan đếnlợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai Trong điềukiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất được dùngxây dựng cơ sở hạ tầng đều được dựa trên nguyên tắc hạch toán kinh tế thôngquan việc tính toán hiệu quả kinh doanh sản xuất Vì vậy phải dựa vào quyluật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu, xử lý mối quan hệgiữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai Căn

cứ vào yêu cầu của thị trường và xã hội, xác định mục đích sử dụng đất, kếthợp chặt chẽ

Trang 22

yêu cầu sử dụng với ưu thế tài nguyên của đất đai để đạt tới cơ cấu tổng thểhợp lý nhất, với diện tích đất đai có hạn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả

xã hội ngày càng cao và sử dụng đất đia được bền vững

1.3.3 Yếu tố không gian

Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất hay phi chất đều cần đến đấtđai như điều kiện không gian (bao gồm cả vị trí và mặt bằng) để hoạt động.Đặc tính cung cấp không gian của đất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên bancho loài người Vì vậy, không hian trở thành một trong những nhân tố hạn chế

cơ bản nhất của việc sử dụng đất vị trí không gian của đất khôngtăng thêmcũng không mất đi trong quá trình sử dụng do vậy, tác dụng hạn chế của đất sẽthường xuyên xảy ra khi dân số và xã hội luôn phát triển, Không gian mà đấtđai cung cấp có đặc tính là không thể gia tăng, theo đà phát triển của dân số vàkinh tế xã hội tác dụng ức chế của không gian của đất sẽ thường xuyên xảyra

Sự bất biến của tổng diện tích đất đai khổng chỉ hạn chế khả nnăng mởrộng không gian sử dụng mà còn cho phối giới hạn thay đổi của cơ cấu đấtđai Điều này quyết định việc điều chỉnh cơ cấu đất đai theo loại, cảu đất vàyêu cầu của xã hội nhằm đảm bảo nâng cao lực tải của đất

Đối với đất xây dựng đô thị, đát dùng cho công nghiệp, xây dựng côngtrình, nhà xưởng, giao thông … mặt bằng không gian và vị trí của đất đai có ýnghĩa đặc biệt quan trọng và có giá trị kinh tế cao

1.4 Những nghiên cứu về tình hình triển khai về pháp luật đất đai năm 2013

Qua tổng hợp kết quả và thực tiễn thực hiện triển khai thi hành Luật đấtđai 2013, tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong côngtác quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể một số kết quả tiêu biểu như sau [24]:

- Thứ nhất trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai vàtham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bình Dương là một trongnhững địa phương đi đầu trong việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến

và thực

Trang 23

hiện Luật Đất đai Nhìn chung công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục phápluật được triển khai tích cực và đạt nhiều kết quả tốt, có định hướng, đi vàotrọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả Đồng thời, đã kịp thời đề xuất sửa đổi, bổsung hoặc thay thế các văn bản pháp quy phạm Cụ thể đã ban hành mới 22văn bản quy phạm pháp luật quy định, chính sách về đất đai tại địa phươngtừngày

01/7/2014 đến nay

- Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Định kỳ hàng năm, lập danhmục các công trình, dự án phải thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trìnhHội đồng nhân dân thông qua trước khi xét duyệt kế hoạch sử dụng đất hàngnăm của cấp huyện Trong quá trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm củacấp huyện đã thực hiện rà soát các dự án phải thu hồi hoặc chuyển mục đích.Công tác này đã nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

và đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch

- Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: trong 3năm qua, Bình Dương đã kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụngđất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác; thực hiện ràsoát toàn bộ diện tích đất do Nhà nước quản lý tại các xã, phường, thị trấn,đất của các tổ chức sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang nhân dân, các nôngtrường, lâm trường để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất,cho thuê đất phù hợp với quy định của Luật đất đai

- Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư: Luật quy định

cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảomột cách công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi; Vềthu hồi đất, Luật Đất đai năm 2013 thu hẹp hơn các trường hợp Nhà nước thuhồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Nhà nướcchỉ thu hồi đất đối với các dự án đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầutư; dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư và một sốtrường

Trang 24

hợp được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét thông qua chủ trương thu hồiđất Quy định này đã hạn chế những khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về đấtđai xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong công tác thu hồi, bồi thường, hỗtrợ tái định cư.

Đặc biệt, Luật Đất đai sửa đổi cũng quy định chế tài mạnh để xử lý đốivới trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậmđưa đất vào sử dụng Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo tăngcường phát hiện và xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đấtđai; chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai; nâng cao hiệu lựcpháp luật đất đai, ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trênđịa bàn tỉnh

- Tổ chức cơ quan quản lý đất đai: Công tác tổ chức bộ máy cơ quanquản lý đất đai tiếp tục được rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ theo quyđịnh Trong đó, cơ cấu, tổ chức, bộ máy của Văn phòng Đăng ký đất đai,Trung tâm Phát triển quỹ đất một cấp được kiện toàn thống nhất từ tỉnh xuốngcác huyện, thị xã, thành phố Tác phong, lề lối làm việc của toàn thểCBCCVC và người lao động được đổi mới, từng bước chuyển sang chínhquyền thân thiện, gần dân và thực sự của dân, do dân và vì dân Bộ thủ tụchành chính hiện nay được lồng ghép các thủ tục hành chính về đất đai, tàichính, thuế, loại bỏ các thủ tục con; đơn giản hóa thành phần hồ sơ; quy định

cụ thể việc cung cấp thông tin và luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan nhànước trong quá trình thực hiện thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục;giảm số bộ hồ sơ phải nộp

Trong quá trình triển khai thực hiện Luật đất đai 2013 và các văn bảnhướng dẫn, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng gặp những khó khăn,vướng mắc, chủ yếutrong việc thực hiện cơ chế tài chính đất đai, xác định giáđất, phát triển quỹ đất và đấu giá quyền sử dụng đất còn có những hạn chếnhất định trong quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện như việc banhành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết cụ thể một số nội dung vềtài chính

Trang 25

đất đai, giá đất, tạo quỹ đất, phát triển quỹ đất và đấu giá quyền sử dụng đấtcủa Luật Đất đai còn thiếu hoặc chưa kịp thời Trong quá trình xác định giáđất cụ thể còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng kịp yêu cầu về thời gian thựchiện dẫn đến việc xác định giá đất cụ thể kéo dài, gây ảnh hưởng đến công tácbồi thường, giải phóng mặt bằng.

Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014, sau gần

3 năm triển khai thực hiện, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

đã đạt được những kết quả trên các lĩnh vực như sau [25]:

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai: Được tổ chức quántriệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và mọitầng lớp nhân dân trong tỉnh; Hình thức tuyên truyền được thực hiện thôngqua các phương tiện thông tin đại chúng đài phát thanh, truyền hình, bản tin,

in phát Tờ rơi, treo Pa nô, Băng zôn; tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn cả 3cấp (tỉnh, huyện, xã) và tới các khu hành chính và tổ dân phố

Việc ban hành văn bản quy định thuộc thẩm quyền tỉnh: Từ năm 2013đến nay Tỉnh ủy đã ban hành 03 văn bản (01 Nghị quyết, 01 Chỉ thị và 01Chương trình hành động); UBND tỉnh ban hành các văn bản: 09 Quyết định

cụ thể hóa để thực hiện trên địa bàn tỉnh đảm bảo kịp thời

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Tỉnh Phú Thọ đã triển khailập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳcuối (2016 - 2020) thông qua Hội đồng thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môitrường, đang hoàn thiện để trình Chính phủ phê duyệt; 11 huyện đang thựchiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; thành phố Việt Trì vàthị xã Phú Thọ đang tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp danh mục các dự ánphải thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ,rừng đặc dụng báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua, đến nay đã có

Trang 26

05 Nghị quyết về nội dung này Từ năm 2015 đến 2017, UBND tỉnh Phú Thọ

đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện (duyệt trước ngày 31 tháng12) làm cơ sở cho việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất đúng quy định

Thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Căn cứ

kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, từ ngày 01/7/2014 đến nay, kếtquả đã thực hiện: Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích cho các tổ chứcđược 616,90 ha (Giao đất 124,86 ha; cho thuê đất 355,78 ha; chuyển mục đích136,26 ha) Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ giađình, cá nhân với diện tích 78,98 ha (Giao đất 46,86 ha; cho thuê đất 32,12 ha)

Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất: Tính từ 01/7/2014 đến 30/3/2017,UBND các huyện, thành, thị và Trung tâm phát triển quỹ đất đã tổ chức đấugiá quyền sử dụng đất thành công 3.002 ô đất với tổng diện tích đấu giá là40,39 ha, tổng số tiền thu được từ công tác đấu giá quyền sử dụng đất là855,27 tỷ

đồng

Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận,xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã cơ bảnhoàn thành việc cấp GCN lần đầu cho các loại đất và đạt 93,1% so với tổngdiện tích cần cấp GCN; tổ chức triển khai theo quy trình từ khâu đo đạc lậpbản đồ địa chính và cấp GCN, lập hồ sơ địa chính được gần 50% số xã trênđịa bàn tỉnh; cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyệnYên Lập (đang vận hành thử nghiệm); UBND tỉnh đã phê duyệt dự án xâydựng cơ sở dữ liệu đất các tổ chức, chuẩn bị thực hiện

Về tài chính đất đai, giá đất: UBND tỉnh đã ban hành bảng giá đất 05năm (2015 - 2019); từ năm 2015 đến 2017, trên cơ sở kế hoạch sử dụng đấtcủa cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng cho UBND tỉnhban

Trang 27

hành Kế hoạch điều tra, xác định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và tổchức thực hiện đúng quy định.

Công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và

xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Từ năm 2013 đến nay, đã triển khai 75cuộc thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai tại 227 đơn vị; phát hiện 40 đơn vị

có vi phạm về quản lý đất đai; UBND tỉnh đã thu hồi đất của 22 tổ chức,doanh nghiệp sử dụng đất vi phạm quy định hoặc không có nhu cầu sử dụngđất Các cấp, các ngành trong toàn tỉnh tiếp nhận đơn thuộc thẩm quyền giảiquyết liên quan đến đất đai là 504 đơn (Khiếu nại 294 đơn, tố cáo 210 đơn),

đã giải quyết xong 499/504 đơn, đạt 99% (khiếu nại 291/294 đơn; tố cáo208/210 đơn), còn

05 vụ việc đang trong hạn giải quyết

Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được quantâm: UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Đề án thực hiện khâu đột phá về cảicách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnhPhú Thọ giai đoạn 2016 - 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu ràsoát các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp từ trung ương đến địaphương để hủy bỏ, bổ sung, cắt giảm thành phần hồ sơ, quy trình, thời gianthực hiện theo quy định của Bộ thủ tục hành chính các cấp thực hiện trên địabàn tỉnh Phú Thọ Đến nay, trình tự, thời gian giải quyết thủ tục liên quan đếnlĩnh vực đất đai đã được cắt giảm đáng kể, một số thủ tục thời gian thực hiệnchỉ còn 1/3 so với thời gian quy định

Tại tỉnh Quảng Bình sau hơn khi triển khai thi hành Luật Đất đai 2013

và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy, pháp luật Đất đai đã đi vào thựctiễn cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý và sử dụngđất đai; công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được thực hiện chặt chẽ,đúng quy định; tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật đã được ngănchăn, xử lý nghiêm minh, có chiều hướng thuyên giảm; quyền lợi của ngườisử

Trang 28

dụng đất được đảm bảo; một số khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đấttiếp tục được tháo gỡ để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất;việc công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai ngày càng được tăngcường, phát huy dân chủ; bộ máy quản lý từng bước được kiện toàn theohướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đã được banhành đồng bộ và kịp thời, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiệnthực tế của địa phương; các văn bản được ban hành đều bám sát chủ trươngđẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, đảmbảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; giúp cho Luậtsớm đi vào cuộc sống, giải quyết kịp thời các vấn đề bức thiết mà thực tếđang đòi hỏi Góp phần phát huy nguồn lực tài nguyên và môi trường chophát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, ngăn ngừa,tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực đất đai, đưa công tác quản lý nhà nước vềđất đai trên địa bàn đi vào nền nếp

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thi hành Luật Đấtđai và các văn bản hướng dẫn cho thấy vẫn còn có một số nội dung pháp luật

về đất đai chưa có quy định điều chỉnh; một số nội dung mặc dù đã có quyđịnh nhưng khó khả thi vì chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn Khó khăn khigiải quyết đối với trường hợp phát sinh các dự án, công trình chưa có trong kếhoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện do chưa có quy định về việc điềuchỉnh kế hoạch Thiếu các quy định để xử lý chuyển tiếp giữa Luật cũ và Luậtmới về các trường hợp giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất

Nguyên nhân

Trang 29

- Việc đo đạc lập bản đồ địa chính còn chậm, một số xã, thị trấn chưa

có bản đồ hoặc bản đồ đã đo đạc từ nhiều năm, nhiều thửa đất không được đođạc chi tiết hoặc sai lệch giữa hiện trạng và giấy tờ về quyền sử dụng đất

- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mớigắn với quy hoạch lại hệ thống giao thông nông thôn, rất nhiều trường hợp đãhiến đất để thực hiện mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi dẫn đếnthay đổi cơ bản so với các giấy chứng nhận đã cấp; do đó, phải thực hiện đođạc, chỉnh lý lại bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhậncho người dân

- Việc báo cáo kết quả thống kê đất đai hàng năm gặp nhiều khó khăn,

do phải thực hiện rà soát, điều chỉnh diện tích đối với các trường hợp biếnđộng Kinh phí hỗ trợ cho các địa phương thực hiện kiểm kê đất đai và lậpbản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 chưa đáp ứng, dẫn đến khó khăntrong quá trình thực hiện

- Việc thu thập thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ công tác thanhtra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn do quy định, điều kiện về lưu trữ hồ sơnhững năm trước đây chưa được quan tâm Do tâm lý nể nang, ngại va chạmđặc biệt là khu vực nông thôn nên việc xác minh về nguồn gốc, thời điểm sửdụng đất phục vụ cho công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đấtđai gặp rất nhiều khó khăn

1.5 Những nghiên cứu về tình hình triển khai về pháp luật đất đai năm

2013 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Ngay từ khi Luật đất đai 2013 chính thức thi hành, thực hiện chỉ thị số01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh TháiNguyên đã và đang khẩn trương chỉ đạo các Sở, Ngành phối hợp triển khaixây dựng các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện, nhằm nâng cao hơnnữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai Ngày 12tháng 06 năm

Trang 30

2014 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Luật Đất đainăm

2013 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Theo đó, Sở TN&MT chủ trì tổ chức Hộinghị triển khai phổ biến, quán triệt nội dung Luật Đất đai và các văn bảnhướng dẫn thi hành; Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác tài nguyên vàmôi trường; phối hợp cùng các Sở ngành, cơ quan truyền thông và các cơquan đơn vị có liên quan tổ chức biên soạn tài liệu phổ biến, tuyên truyền, giớithiệu Luật Đất đai năm 2013; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liênquan ra soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lýđất đai trên địa bàn tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, banhành văn bản mới cho phù hợp với quy định của Luật; theo dõi, đôn đốc,kiểm tra và tổng hợp báo cáo kết quả tổ chức triển khai thực hiện Luật Đất đaitheo quy định

Sau 4 năm triển khai Luật Đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyêncông tác quản lý Nhà nước về đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, việcquản lý sử dụng đất đai ngày càng có hiệu lực, hiệu quả, từng bước đi vào nềnếp, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội vàbảo đảm an ninh, quốc phòng nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số vướng mắccần tháo gỡ

Tỉnh Thái Nguyên đã xác định, công tác tuyên truyền phổ biến và tổchức thực hiện Luật Đất đai năm 2013 là một công tác trọng tâm, đã tổ chứclấy ý kiến góp ý triển khai Luật Đất đai năm 2013 và tổ chức nhiều Hội nghịtriển khai thi hành Luật Đất đai cho các cán bộ làm công tác quản lý TNMTcấp tỉnh và huyện, thành, thị, các sở, ban, ngành liên quan Bên cạnh đó cũng

đã tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tácquản lý đất đai trên địa bàn tỉnh để tham mưu cho UBND; đôn đốc các huyện,thành phố, thị xã tập trung ra soát, phân loại các trường hợp vi phạm pháp luật

về đất đai trên địa bàn tỉnh và xử lý theo quy định tại Nghị định số 34/2014/NĐ-CP

Trang 31

Sở TN&MT cũng tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin - truyềnthông thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, biên soạn tài liệu giới thiệuLuật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đăng tải trên các phươngtiện thông tin truyền thông.

Xây dựng đề án thành lập Văn phòng đăng ký một cấp và Tổ chức pháttriển quỹ đất; xây dựng bảng giá đất: rà soát, điều chỉnh bảng giá đất sát vớigiá thị trường và triển khai xác định giá đất cụ thể theo quy định của Luật;thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cũng như công tác bồithường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, côngbằng theo kế hoạch và đúng quy định pháp luật Sở sẽ hoàn thiện chi tiết cácquy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa, trình tự thu hồi đất, giaođất; quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng; quy định chi tiết việccưỡng chế thi hành quyết định giải quyết… Đồng thời Sở TN&MT cũng tiếptục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện Luật Đất đaitrên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm Luật Đất đai; giảiquyết dứt điểm những khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn

Công tác quản lý đất đai đạt được nhiều kết quả quan trọng, tỉnh đã tiếnhành điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụngđất kỳ cuối (2016-2020) Hướng dẫn UBND cấp huyện lập điều chỉnh quyhoạch sử dụng đất đến năm 2020 và KHSD đất kỳ cuối (2016-2020)

- Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất luôn được quan tâm hoànthành theo đúng thời gian quy định, tạo điều kiện cho thuận lợi cho Nhà đầu

tư tiến hành thực hiện dự án

- Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường xuyên đượcquan tâm, giải quyết kịp thời Đồng thời, tăng cường giám sát các địa phươngtrong quá trình thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,kịp thời giải quyết các vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận cho cácđịa

Trang 32

phương và các đơn vị sử dụng đất Hoạt động của Văn phòng đăng ký và cácchi nhánh từ khi tiếp nhận đến nay đã cơ bản đi vào hoạt động ổn định, đã tiếpnhận, thẩm định thực hiện tốt các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền đượcgiao theo quy định Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp giấychứng nhận được 246.657,4 ha đạt 93,69% diện tích cần cấp, trong đó: tổchức

49.070,63 ha đạt 89,88% diện tích cần cấp, hộ gia đình, cá nhân: 197.586,77

ha đạt 94,68% so với diện tích cần cấp Giấy (Báo cáo tình hình thực hiệnnhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch công tác năm 2017 của Sở Tài nguyên vàMôi trường)

[11]

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy Luật Đất đai còn một số nộidung bất cập, thiếu đồng bộ với một số văn bản quy phạm pháp luật khác vềđầu tư về thanh toán quỹ đất khi thực hiện dự án theo Hợp đồng xây dựngchuyển giao BT, việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiệngiao đất mới chỉ quy định là thực hiện đồng thời, chưa có hướng dẫn cụ thể

Thực tiễn hiện nay, việc thi hành Luật Đất đai ở một số địa phương vẫncòn nhiều tồn tại, hạn chế, như: Việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đấtđến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện còn chậm; trường hợp chậmđưa đất vào sử dụng nhưng chưa được xử lý; việc quản lý, sử dụng đất nônglâm trường còn lãng phí; việc giám sát sử dụng đất tại các dự án, công trìnhcòn lỏng lẻo; việc giao đất có thu tiền và cho thuê đất thông qua đấu giá đấtcòn hạn chế; việc người dân tự ý làm nhà trên đất nông nghiệp từ trước chưa

có phương án xử lý

Nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trong thời gian tới, SởTN&MT Thái Nguyên đề xuất một số giải pháp sau: Tăng cường kiểm tra,giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Theo đó, các địa phươngtăng cường rà soát, đánh giá đầy đủ tình hình triển khai thi hành pháp luật vềđất đai ở các cấp, các ngành, trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp cụ thể đểchấn chỉnh,

Trang 33

xử lý, khắc phục kịp thời những tồn tại, bất cập, hạn chế trong việc thực hiệntừng nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương Rà soát bãi bỏ, sửa đổihoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi các quy định đã banhành nhưng không phù hợp hoặc đã hết hiệu lực.

Bên cạnh đó, khẩn trương triển khai, hoàn thành việc điều chỉnh quyhoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các cấp bảo đảm chất lượng, đồng bộ,thống nhất và nâng cao tính khả thi; tăng cường việc kiểm tra, giám sát thựchiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp và các đối tượng sử dụng đất;

rà soát điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch hàngnăm mà đã quá 3 năm nhưng chưa thực hiện theo quy định của pháp luật đểđảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất;

Một giải pháp khác là chấn chỉnh tình trạng giao đất không đúng quyđịnh Cụ thể là chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân thựchiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký đấtđai, cấp Giấy chứng nhận, tính thu nghĩa vụ tài chính về đất đai không đúngquy định của pháp luật; cũng như đối với việc buông lỏng quản lý để xảy ratình trạng lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép hoặc chậm đưađất vào sử dụng mà không xử lý kịp thời;

Kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất nôngnghiệp sử dụng vào mục đích công ích, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lýnhững trường hợp cho thuê, cho mượn trái phép, sử dụng không đúng mụcđích, không đúng đối tượng, không lập hồ sơ cho thuê đất công ích hoặc hồ sơkhông đầy đủ, rõ ràng, không thực hiện đăng ký đất đai theo quy định

Ngoài ra, rà soát các tổ chức phải chuyển sang thuê đất; tăng cườngcông tác xác định giá đất; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cườngthanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai và theo dõi, đôn đốc việcthực hiện

Trang 34

các kết luận thanh tra, kiểm tra đã ban hành để phát hiện, xử lý kiên quyết, dứtđiểm các vi phạm, không để tồn tại kéo dài.

Trang 35

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác triển khai thi hành pháp luật đất đai trên địa bàn huyện ĐịnhHóa tỉnh Thái Nguyên

Sự hiểu biết về pháp luật đất đai của người dân trên địa bàn huyện ĐịnhHóa tỉnh Thái Nguyên

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Đánh giá việc thực hiện pháp luật đất đai theo Luật Đất đai năm 2013,

từ năm 2014 đến năm 2017

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 7 năm 2018

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

2.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

- Điều kiện tự nhiên

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Công tác đo đạc, khảo sát lập các loại bản đồ

- Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất

- Về công tác giải quyết tranh chấp đất đai

Trang 36

- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Đánh giá sự hiểu biết của người dân về Luật Đất đai năm 2013 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành luật

Nội dung 3 Đánh giá sự hiểu biết của người dân về Luật Đất đai năm

2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Nội dung 4 Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tại phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu vềhiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Định Hóa,tỉnh Thái Nguyên giai đoạn sau khi Luật Đất đai có hiệu lực đến năm 2017

Tại phòng Thống kê huyện Định Hóa: Thu thập các báo cáo về tìnhhình phát triển kinh tế xã hội của huyện, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từnăm sau khi Luật Đất đai có hiệu lực đến năm 2017

Tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Định Hóa: Thu thậpcác văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận QSDđất, chuyển quyền sử dụng đất, số lượng hồ sơ đã tiếp nhận, giải quyết ở giaiđoạn sau khi Luật Đất đai có hiệu lực đến năm 2017

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Khảo sát thực địa thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thôngtin, số liệu đã thu thập được từ điều tra số liệu thứ cấp Phỏng vấn trực tiếpcác cơ quan, tổ chức và các cá nhân theo mẫu phiếu soạn sẵn

Tiến hành khảo sát, điều tra phỏng vấn 2 đối tượng:

Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai

Người dân trên địa bàn huyện

Nhóm 1: Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai

Trang 37

Điều tra 20 phiếu về cán bộ quản lý (2 lãnh đạo UBND huyện; 3 lãnhđạo UBND xã và 3 lãnh đạo phòng Tài nguyên Môi trường và Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất, 12 cán bộ địa chính xã, thị trấn)

Nhóm 2: Người dân trên địa bàn huyện

Gồm 150 phiếu điều tra hộ gia đình ở 03 địa bàn đại diện cho 2 khu vựcnhư sau:

Khu vực 1: Khu vực trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội củahuyện: thị trấn Chợ Chu

Khu vực 2: Các xã gần với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội:Gồm các xã: xã Lam Vỹ, xã Phú Đình

Mỗi nhóm xã, thị trấn chọn ra điều tra 50 hộ (đã thực hiện một trongnhững lĩnh vực liên quan đến công tác sử dụng đất từ sau khi Luật Đất đai cóhiệu lực đến năm 2017)

2.4.3 Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện luận văn, tổ chức hội thảo, trao đổi thông tinvới các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký đất đai traođổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý theo yêu cầu đề tài

Thông qua việc lấy ý kiến của 2 lãnh đạo UBND huyện; 12 lãnh đạoUBND xã và 3 lãnh đạo phòng Tài nguyên Môi trường và Văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất để tham vấn về giải quyết nâng cao hiệu quả của người sửdụng đất

2.4.4 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu

Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theohướng định tính Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếutheo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mèm Excel Hệthống hóa các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra nhữngnét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu

Trang 38

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và hiện trạng sử dụng đất của huyện

Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Định Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên cách trung tâmthành phố Thái Nguyên khoảng 50 km theo quốc lộ 3 và Quốc lộ 3C về phíaTây Bắc

Trải dài Từ 24005' đến 24040' độ vĩ Bắc; từ 185005' đến 185080' độ kinhĐông Huyện Định Hóa có ranh giới phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh BắcKạn), phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam giáp huyệnPhú Lương và huyện Đại Từ, phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện SơnDương (tỉnh Tuyên Quang)

Với tổng diện tích tự nhiên: 51.350,53 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp là: 47.752,79 ha (chiếm 93,00 % tổng diện tích tự nhiên);

- Đất phi nông nghiệp là: 3.282,96 ha (chiếm 6.39% tổng diện tích tự nhiên);

- Đất chưa sử dụng là: 314,78 ha (chiếm 0,61% tổng diện tích tự nhiên) [14]

Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Định Hóa

Trang 39

3.1.1.2 Địa hình địa mạo

Huyện Định Hóa có đặc điểm địa hình phần lớn diện tích trên lãnh thổhuyện là núi cao, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh Những vùng đất tươngđối bằng phẳng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ và phântán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi Địahình huyện Định Hóa được phân làm 3 tiểu vùng như sau:

- Tiểu vùng núi cao: Tập trung ở phía Bắc của huyện, gồm có 8 xã: BảoLinh, Linh Thông, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Kim Sơn, Kim Phượng, Tân Dương.Địa hình đặc trưng của vùng này là vùng núi cao, có độ dốc lớn (>250) Địahình hiểm trở bị chia cắt mạnh Đây là vùng sinh thái lâm nghiệp, tiểu vùngnày thích hợp sự phát triển cây công nghiệp dài ngày, trồng rừng và chăn nuôiđại gia súc

- Tiểu vùng thung lũng lòng chảo Chợ Chu: Đây là vùng trung tâm củahuyện, vùng này có dạng địa hình tương đối bằng phẳng được bao bọcvới haibên là hai dãy núi cao ôm lấy cánh đồng lòng chảo Chợ Chu (một bên là dãynúi đất kéo dài từ phía Tây Bắc xuống từ xã Bảo Linh đến xã Bảo Cường,một bên là dãy núi đá vôi kéo dài từ xã Linh Thông đến xã Trung Hội -khoảng 20 km) Đất đai ở vùng này khá tốt cùng với mạng lưới sông, suối, ao

hồ khá dày là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp Vùngnày gồm 6 xã và một thị trấn: Thị trấn Chợ Chu và các xã: Trung Hội, ĐịnhBiên, Bảo Cường, Phượng Tiến, Phúc Chu và Đồng Thịnh Đây chính là vùngsản xuất lúa trọng điểm và cây ăn quả đặc sản

- Tiểu vùng đồi thoải: Tiểu vùng này tập trung ở phía Nam và TâyNam huyện Vùng này gồm 9 xã: Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương,Điềm Mặc, Phú Tiến, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu, Bình Thành Đây làvùng địa hình đồi thoải, đồi bát úp, có độ dốc vừa phải (10-200 ) mạng lướisông ngòi, suối khe, lạch, ao, hồ phân bố khá đều, nguồn nước tương đối dồidào Đây cũng là vùng có tiềm năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả

Trang 40

3.1.1.3 Khí hậu

Đặc điểm khí hậu của Huyện mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chialàm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đếntháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Theo thống kê số ngàymưa trung bình hàng năm là khoảng 137 ngày, lượng mưa trung bình daođộng quanh mức 1.426mm/ năm và tập trung trong khoảng thời gian từ tháng

6 đến tháng 9 hàng năm Hệ thống sông suối ở Huyện đều có chế độ lũ vàomùa hè, trong đó lũ tập trung và đạt lưu lượng dòng chảy lớn nhất vàokhoảng thời gian từ tháng 7- tháng 8 Lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất vàotháng 3 hàng

năm

Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động quanh mức 23,20C Nhiệt độcao tuyệt đối 39,50C (tháng 6), và thấp tuyệt đối 30C (tháng 01) Mùa khôthường có sương muối và rét đậm kéo dài, đặc biệt là từ tháng 11 đến tháng

01 năm sau, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Nhìnchung, chế độ nhiệt thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới và thâm canhtăng vụ các loại cây ngắn ngày

Độ ẩm tương đối cao, mức trung bình hàng năm khoảng 85% Số giờnắng trong năm trung bình dao động quanh mốc 1.360 giờ Lượng nước bốchơi hàng năm khoảng 980 mm

3.1.1.4 Thủy văn

Huyện Định Hóa nằm trong vùng có chế độ gió mùa, gió đông về mùa

hè và gió bắc về mùa đông Tốc độ gió trung bình khoảng 1,8m/s Trong cáctháng mùa mưa thường có gió mạnh, gió giật [20] [21] [22]

3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

Dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhưỡng, huyện Định Hoá có

6 nhóm đất với 11 loại đất chính gồm [19]:

- Nhóm đất: Có 6 nhóm gồm nhóm đất phù sa (Fluvisols), nhóm đất dốc

Ngày đăng: 08/03/2019, 10:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai, Nxb Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai
Tác giả: Nguyễn Khắc Thái Sơn
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2007
12. Luật Đất đai (2003), Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. 2003 13. Luật Đất đai (2013), Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2013 Khác
15. Phòng Tài Nguyên và Môi trường (2016), Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo tổng kết năm 2016, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2017 Khác
16. Phòng Tài nguyên và Môi trường (2017), Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo tổng kết năm 2017, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2018 Khác
17. Sở Tài nguyên và Môi trường (2016), Sở Tài nguyên và Môi trường Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch công tác năm 2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường Khác
18. UBND huyện Định Hoá (2010),Báo cáo QHSDĐ đến năm 2015, định hướng sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2010- 2015) của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Khác
19. Uỷ ban nhân dân huyện Định Hóa (2014), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2014, mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm2015 Khác
20. Uỷ ban nhân dân huyện Định Hóa (2015), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2015, mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm2016 Khác
21. Uỷ ban nhân dân huyện Định Hóa (2016), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016, mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm2017 Khác
23. Uỷ ban nhân dân huyện Định Hóa (2017), Báo cáo kết quả sản xuất nông lâm nghiệp huyện Định Hoá năm 2015-2017 Khác
24. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2017), Báo cáo tổng kết công tác thi hành Luật Đất đai năm 2013 Khác
25. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2017), Báo cáo tổng kết công tác thi hành Luật Đất đai năm 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w