1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf

76 1,9K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 849,48 KB

Nội dung

Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn

THÁI NGUYÊN - 2008

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bước sang ngưỡng cửa của thế kỷ 21, không chỉ riêng nước ta mà nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải tiếp tục đương đầu với thách thức của tình trạng nghèo và suy dinh dưỡng (SDD) SDD là tình trạng cơ thể thiếu prôtein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở những mức độ khác nhau, không những gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tâm thần và vận động của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sức lao động của xã hội sau này, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 500 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng trên toàn cầu, trong đó 150 triệu trẻ em ở Châu Á, chiếm 44% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi (trích dẫn từ tài liệu [4])

Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng (2007), tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi chung trong toàn quốc là 21,2% Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X đã đề ra chỉ tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 20% vào năm 2010 [15] Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay tỷ lệ SDD, đặc biệt là SDD thấp còi là khá cao và có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương, thiếu vi chất dinh dưỡng giảm chưa bền vững, nhiều vùng nghèo còn xảy ra tình trạng đói ăn, thiếu thực phẩm rất bức xúc Đây cũng là một trở lực quan trọng của phát tri ển và hội nhập, nên rất cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể phòng chống suy dinh dưỡng cho các vùng khó khăn, tập trung ưu tiên cho những vùng có tỷ lệ SDD cao là rất cần thiết

Phú Đô, Yên Lạc là hai xã vùng miền núi của huyện Phú Lương Đời sống kinh tế của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, công tác thực hiện chương trình suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi đã và đang được thực hiện song hiệu quả còn chưa cao Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở đây ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng đó? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:

Trang 4

1 Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã Phú Đô và Yên Lạc của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

2 Xác định một số yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em

Trang 5

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Khái niệm chung về dinh dưỡng

1.1.1 Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội [11].

1.1.2 Tình trạng dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và

hoá sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như: tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập thấp, điều kiện vệ sinh môi trường, công tác chăm sóc trẻ em, gánh nặng công việc lao động của bà mẹ

Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai

1.1.3 Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ [32].

Tuỳ theo sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà suy dinh dưỡng biểu hiện các thể, các hình thái khác nhau:

Trang 6

- Thiếu dinh dưỡng protein, năng lượng

Thiếu protein, năng lượng là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển, do chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu protein và năng lượng, tình trạng kèm theo là các bệnh nhiễm khuẩn [33].

Về hình thái: suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) thường gặp nhất Đó là hậu quả của một chế độ ăn thiếu cả năng lượng và protein hoặc do cai sữa quá sớm hoặc do trẻ ăn bổ sung không hợp lý

Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) ít gặp hơn thể teo đét, thường là do chế độ ăn quá nghèo protit nhưng tạm đủ các chất gluxit

Ngoài ra có thể phối hợp giữa Marasmus và Kwashiorkor khi trẻ có biểu hiện gầy đét nhưng có phù

- Thiếu vi chất dinh dưỡng

Các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng của sức khoẻ cộng đồng trong thập kỷ này, đựơc gọi là ''nạn đói tiềm ẩn'' vì khác với nạn đói thông thường Thiếu vi chất dinh dưỡng không gây nên cảm giác đói khát, nhưng hậu quả của nó vô cùng lớn lao đối với sức khoẻ Vì vậy, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng còn mang một ý nghĩa lớn cả về sản xuất, năng lực học hành, là một chiến lược vì sức khoẻ và phát triển [11] Các nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của thiếu vi chất dinh dưỡng đến suy dinh dưỡng thể thấp còi, đặc biệt đáng chú ý là ảnh hưởng do thiếu kẽm, sắt, vitamin A và thiếu iốt [30].

Thiếu vitamin A là một trong những bệnh dinh dưỡng quan trọng nhất ở trẻ em vì nó gây ra những tổn thương ở mắt mà hậu quả có thể dẫn tới mù, đồng thời thiếu vitamin A làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và tử vong Tầm quan trọng của thiếu vitamin A và bệnh khô mắt đã được chứng minh bằng các số liệu trong các bệnh viện và các cuộc điều tra dịch tễ học tại cộng đồng Từ năm 1985 đến năm 1995, Viện Dinh dưỡng phối hợp với Viện Mắt Trung ương tiến hành điều tra trên diện rộng về thiếu vitamin A và bệnh khô mắt cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh nói chung là 0,72%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh có thể hoạt tính có tổn thương giác mạc là 0,07% (trích dẫn từ [33])

Trang 7

Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin trong máu xuống thấp hơn ngưỡng quy định do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu vì bất cứ lý do gì Thiếu máu là một trong những vấn đề mang ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng phổ biến nhất ở các nước đang phát triển Các đối tượng có nguy cơ bị thiếu máu cao nhất là phụ nữ có thai và trẻ em Thiếu máu gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, tăng trưởng, giảm khả năng hoạt động thể lực và tăng nguy cơ mắc bệnh [57] Năm 1995, cuộc diều tra toàn quốc của Viện Dinh dưỡng với sự hỗ trợ của Tổ chức UNICEF và trung tâm giám sát bệnh Hoa Kỳ đã cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em từ 6 - 24 tháng là 60,5%, trẻ em từ 2 - 5 tuổi là 29,8% [10]

Thiếu iốt: là một vấn đề lớn hiện nay của nhân loại, là nạn đói ''tiềm ẩn'' có ý nghĩa toàn cầu [15], [34] Chính vì vậy mà ở nhiều diễn đàn quốc tế, người ta đã đề ra mục tiêu và kêu gọi các quốc gia tích cực hành động để loại trừ ''nạn đói dấu mặt''

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có hơn 100 quốc gia có rối loạn thiếu iốt, khoảng 1,5 tỷ người sống trong vùng thiếu hụt iốt hoặc có nguy cơ bị rối loạn do thiếu hụt iốt Trong đó có hơn 100 triệu người bị trứng ''đần độn'' do thiếu iốt Việt Nam nằm trong vùng có sự thiếu hụt iốt N ăm 1994 và 1995 cuộc điều tra về thiếu hụt iốt trên toàn quốc cho thấy 94% dân số Việt Nam sống trong vùng thiếu hụt iốt Vùng đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ mắc biếu cổ là 18%, vùng đồng bằng Sông Hồng từ 10 - 30 % [18]

Ngoài ra, ngày nay người ta đã biết cơ thể của trẻ em và người lớn ở nhiều nước trên thế giới bị thiếu kẽm, đồng thời có thể được coi là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến thai nghén, cân nặng sơ sinh và làm cho cơ thể trẻ em kém phát triển, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn Ở Việt Nam tình trạng thiếu kẽm vẫn chưa được nghiên cứu nhiều Bên cạnh đó tình trạng thiếu vitamin B1 gây bệnh tê phù cũng đươc ghi nhận rải rác ở một số địa phương vào những năm đầu của thế kỷ 20 Tuy nhiên, bệnh xảy ra trong những điều kiện nhất định (sau lũ lụt, lúa bị ngập

Trang 8

lâu trong nước, dùng gạo xay sát quá kỹ, giai đoạn giáp hạt) Thời gian gần đây bệnh ít được ghi nhận, mặc dù ở một số địa phương, bệnh viêm đa dây thần kinh không rõ nguyên nhân có một số triệu chứng tương tự thiếu vitamin B1 đang được tìm hiểu [18]

Có thể nói SDD bao gồm nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, nhưng tình trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng là thường gặp nhất Do đó, nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung vào tình trạng suy dinh dưỡng ở dạng này

1.1.4 Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Có rất nhiều yếu tố có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó thực phẩm, sức khoẻ và chăm sóc là bộ ba các thành tố thiết yếu trong chiến l ược phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em

Nguyên nhân trực tiếp của suy dinh dưỡng trẻ em gồm ăn uống không hợp lý và bệnh tật:

- Khẩu phần ăn

Các số liệu điều tra riêng về khẩu phần ăn của người lớn và trẻ em cho thấy chế độ ăn đóng vai trò quan trọng dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở Việt Nam Nhìn chung, khẩu phần ăn ở cả người lớn và trẻ em nước ta còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực [21] Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì hầu hết các gia đình cho trẻ ăn cơm cùng bữa cơm với gia đình, nhưng số bữa ăn hàng ngày thấp (trung bình 3 bữa/ngày) Ngay ở nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi cũng chỉ có 17,5% được ăn 3 bữa/ ngày Tần xuất xuất hiện các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa trong bữa ăn của trẻ thấp, thường do điều kiện kinh tế gia đình hoặc do hiểu biết của bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng trẻ em còn quá hạn chế (trích dẫn từ [21]) Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Ninh tại Đồng Hỷ Thái Nguyên năm 2004 cho thấy c hỉ có 25% bà mẹ kể được bốn nhóm thực phẩm cần thiết phải bổ sung cho trẻ [17]

Trang 9

- Bệnh tật

Thiếu dinh dưỡng và bệnh nhiễm trùng ở trẻ em gây ảnh hưởng tới sự phát triển chung của trẻ trong thời gian dài Ở các nước đang phát triển, sự lưu hành của các bệnh nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em cao hơn ở các nước phát triển Thiếu máu có thể do nguyên nhân thiếu dinh dưỡng, mắc các bệnh nhiễm trùng và do mất máu Thiếu sắt là nguyên nhân chính của 50% các trường hợp thiếu máu [60] Thiếu một số các vi chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B (B6, B12, riboflavin) và axit folic cũng có thể gây thiếu máu [37]

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra SDD, thiếu máu ở trẻ em Một số nghiên cứu về nhiễm giun ở trẻ em cho thấy tỷ lệ nhiễm giun rất cao (khoảng 60-95%) với các loại giun chủ yếu là giun đũa và giun móc Nhiễm các loại giun cũng là vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp phù hợp Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở các nước đang phát triển do điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo Nhiễm giun làm cho trẻ chán ăn, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, thiếu máu, và gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ Nhiễm ký sinh trùng đường ruột với cường độ cao và trong một thời gian dài có thể gây suy dinh dưỡng như thấp còi, nhẹ cân và ở những trường hợp nặng có thể gây tử vong [3 ] Nghiên cứu của Casapía P và CS tại Belen, Peru [41] và Diouf S và CS ở vùng nông thôn Senegal [44] đã đưa ra mối liên quan giữa nhiễm ký sinh trùng đường ruột và SDD trẻ em

Nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng trẻ em đó là nghèo đói và thiếu kiến thức Đói nghèo chủ yếu rơi vào những hộ gia đình có trình độ học vấn thấp, khó có cơ hội tiếp xúc với thông tin và với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ Mặt khác, phần lớn các hộ gia đình nghèo, nhất là vùng nông thôn và miền núi lại thường sinh nhiều con Vì gia đình đông con nên chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ không được đảm bảo Chính điều này lại tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo khó giải quyết

Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân cơ bản tác động đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em như tiềm năng của đất nước, cơ cấu kinh tế xã hội, đường lối

Trang 10

chính sách của mỗi quốc gia [12] Mỗi yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em có những nét riêng biệt trên mỗi vùng miền, mỗi địa phư-ơng, mỗi nước Một số tác giả như Al - Hashem F H [39], Diouf S và CS [44] cũng đưa ra nhận định, SDD có sự khác nhau ở các vùng, các địa phương

Trẻ em bị suy dinh dưỡng nếu không được chăm sóc sẽ có thể dẫn đến tử vong Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, trong số 11,6 triệu trường hợp tử vong hàng năm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển thì 6,3 triệu (54%) có liên quan đến thiếu dinh dưỡng [64] Nguyên nhân của suy dinh dưỡng và tử vong có thể tổng hợp như sau:

Trang 11

Biểu hiện SUY DINH DƢ ỠNG VÀ TỬ VONG

Nguyên nhân trực tiếp

Trang 12

1.2 Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả năng phát triển không khác nhau giữa các chủng tộc Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng là cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi (H/A), cân nặng theo chiều cao (W/H) Thiếu dinh dưỡng được ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn hai độ lệch chuẩn (dưới -2SD) so với quần thể tham khảo NCHS (National Center For Health Statistics) của Hoa Kỳ

Bảng 1.2 Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Chỉ tiêu Phân loại

Cân nặng/ tuổi (Nhẹ cân W/A)

Chiều cao/ tuổi (Thấp còi H/A)

Cân nặng/ chiều cao (Gầy còm

W/H)

Suy dinh dưỡng Độ I Độ II Độ III

< - 2SD Từ <-2SD đến -

3SD Từ <-3SD đến -

4SD Dưới - 4SD

< - 2SD Từ <-2SD đến -

3SD Dưới - 3SD

< - 2SD

- Đánh giá kết quả:

+ Cân nặng theo tuổi thấp dưới -2SD: phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (Underweight) Đây là chỉ tiêu được dùng sớm nhất, phổ biến nhất và tiện dụng cho phép nhận định tình trạng dinh dưỡng nói chung, song có nhược điểm là không phân biệt được suy dinh dưỡng mới xảy ra hay kéo dài đã lâu

+ Chỉ tiêu chiều cao theo tuổi thấp dưới -2SD phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ làm cho đứa trẻ bị còi cọc (thể thấp còi - Stunting)

Trang 13

+ Cân nặng theo chiều cao thấp so với điểm ngưỡng dưới -2SD theo quần thể tham khảo NCHS phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra làm cho đứa trẻ bị ngừng lên cân, tụt cân, trở nên gày còm (Wasting)

Bảng 1.3 Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ em dưới 5 tuổi

Nhóm III: nhóm giàu chất béo gồm mỡ, bơ, dầu ăn và các chất có nhiều dầu như vừng, lạc

Nhóm IV: nhóm rau, quả cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ

1.3.2 Tính thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần

- Thành phần các chất dinh dưỡng trong mỗi loại thực phẩm được tính theo công thức [2]:

Số gam thực phẩm x hàm lượng X (tra bảng) Lượng chất X=

100

Trang 14

Ví dụ: Tính giá trị dinh dưỡng trong 500g gạo: 500 x 7,9

100

1.3.3 Tính tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng [2]

- Cân đối giữa các chất sinh năng lượng

Số gam protit x 4,1 x 100 + Tỷ lệ % năng lượng do protit cung cấp =

Calo chung Số gam lipit x 9,3 x 100

+ Tỷ lệ % năng lượng do lipit cung cấp =

Calo chung

Số gam gluxit x 4,1 x 100 + Tỷ lệ % năng lượng do gluxit cung cấp =

Calo chung

- Cân đối trong bản thân các chất sinh năng lượng

Số gam protit động vật x 100 + Tỷ lệ % protit động vật/ protit chung =

Số gam protit chung Số gam lipit thực vật x 100

+ Tỷ lệ % lipit thực vật/lipit chung =

Số gam lipit chung

- Cân đối giữa vitamin nhóm B với năng lượng

Số mg vitamin x 100 + Vitamin nhóm B (B1, B2, PP )/100 Kcalo =

Calo chung

Trang 15

- Cân đối giữa các chất khoáng Số mg Ca

+ Tỷ lệ Ca/P =

Số mg P

1.3.4 Đánh giá mức đáp ứng nhu cầu của khẩu phần [2]

Kết quả tính toán được x 100 Mức đáp ứng nhu cầu đề nghị(%) =

Nhu cầu đề nghị

Số calo khẩu phần x 100 Ví dụ: Mức đáp ứng nhu cầu về năng lượng =

Số calo nhu cầu

1.4 Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

1.4.1 Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới

Theo báo cáo của UNICEF công bố ngày 2/5/2006 cho biết hơn 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu cân, cuộc sống đang bị đe doạ Dinh dưỡng không đầy đủ vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn đến một nửa số ca tử vong là trẻ em, khoảng 5,6 triệu trẻ em mỗi năm Theo báo cáo, kể từ năm 1990 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu cân chỉ giảm nhẹ, đây là bằng chứng cho thấy thế giới đã không làm tròn nhiệm vụ với trẻ em [22] Mặc dù đã có tiến bộ ở một số quốc gia, nhưng trong 15 năm vừa qua các quốc gia đang phát triển trung bình mới chỉ giảm được 1,5% trẻ em thiếu cân Hiện tại, 27% trẻ em ở các nước đang phát triển bị thiếu cân (khoảng 14 triệu trẻ em) Gần 3/4 trẻ em thiếu cân trên toàn thế giới đang sống ở 10 quốc gia và hơn một nửa số đó sống ở 3 nước: Bănglađét, Ấn Độ, Pakixtan [46] Năm 2004, tỷ lệ trẻ từ 0-59 tháng tuổi bị thiếu cân ở Bănglađét là 48% [43], Ấn Độ là 47% [54] và ở Pakixtan là 38% [55] Những con số này mới chỉ là phần nổi của tảng

băng

Các cuộc điều tra của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng có sự chênh lệch nhiều giữa vùng nông thôn và thành thị Kết quả cuộc khảo sát về tình hình kinh tế xã hội quốc gia ở Indonesia năm 2003 cho thấy tỷ lệ suy

Trang 16

dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở vùng thành thị là 25%, trong khi đó ở nông thôn là 30% [56] Tại Kenya, theo báo cáo chung năm 2003, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở thành thị là 13% còn ở nông thôn là 21% [42] Báo cáo của UNICEF năm 2000 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi tại Iraq giữa vùng thành thị và nông thôn

cũng có sự khác biệt (ở thành thị là 15%, nông thôn 18%) [ 52]

Báo cáo của UNICEF cho biết chỉ có hai khu vực trên thế giới đang đi đúng hướng đáp ứng được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ - giảm đựơc tỷ lệ trẻ em thiếu cân: Châu Mỹ La tinh, vùng Caribe và Đông Á và Thái Bình Dương, với tỷ lệ thiếu cân tương ứng là 7% và 15% Tiến bộ ở Đông Á phần lớn do tiến bộ vượt bậc của Trung Quốc trong việc giảm được tỷ lệ trẻ em thiếu cân trung bình là 6,7% mỗi năm kể từ năm 1990 Những quốc gia khác trong khu vực đang bị tụt lùi đằng sau như Nam Á, Bănglađét, Ấn Độ và Pakixtan [46]

Trang 17

Bảng 1.4 Ước tính tỷ lệ SDD trẻ em (%) ở các nước trong khu vực Châu Á 1995-1998 [63]*

Bảng 1.5 Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến năm 2020 ở các nước đang phát triển

Bi quan

2020 Trung bình

2020 Lạc quan

Chung các nước đang phát triển

Trang 18

1.4.2 Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam

Suy dinh dưỡng trẻ em trong những năm qua và hiện nay vẫn đang là vấn đề phổ biến Các kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam từ năm 1985 đến năm 2007 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em trong cộng đồng đã giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao hoặc rất cao so với tiêu chuẩn phân loại suy dinh dưỡng cộng đồng ở cả 3 thể: thể nhẹ cân, thể thấp còi và thể gày còm [34] Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 1985 là 51,5%, năm 1995 là 40,7%, năm 2005 là 25,5% và tỷ lệ này là 21,2% vào năm 2007 Phân bố của suy dinh dưỡng không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau

Bảng 1.6 Tỷ lệ suy dinh d ưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam qua các năm 1985 - 2007(*)

(*) Nguồn Viện Dinh dưỡng 1985 - 2007

Tháng 10/1999, Trương Thị Sương và cộng sự tiến hành khám lưu động cho 5.084 trẻ em, trong đó có 1.906 trẻ dưới 5 tuổi tại 18 xã thuộc 9 huyện của tỉnh Quảng Nam cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng là 42,47%, trong đó suy dinh dưỡng nặng và rất nặng chiếm 11,38% Nhóm tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp nhất là từ 0 - 12 tháng, nhóm có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất là từ 24 - 36 tháng (56,0%) [20]

Trang 19

Kết quả điều tra trên 749 trẻ từ 0 - 60 tháng tuổi của Đinh Văn Thức và cộng sự tại hai xã Đặng Cương và Quốc Tuấn, huyện An Hải, Hải Phòng năm 2000 cho thấy tỷ lệ SDD thể còi cọc chiếm 42,32%, thể gày mòn là 4,41% và thể phối hợp còi cọc và gày mòn là 2,80% Tỷ lệ SDD cao nhất ở nhóm tuổi 13 - 24 tháng (42,76%), thấp nhất ở nhóm 0 - 12 tháng tuổi (23,42%) [24]

Bảng 1.7 Tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam phân bố theo khu vực- Năm 2007[36]

Như vậy, tỷ lệ SDD trẻ em miền núi ở cả 3 thể luôn cao nhất Sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ SDD trẻ em ở các vùng sinh thái khác nhau, nhất là giữa nông thôn và thành thị ở nước ta một lần nữa khẳng định nguyên nhân gây ra SDD trẻ em ở các vùng các tỉnh không như nhau

Kết quả điều tra cơ bản sinh thái môi trường và cơ cấu bệnh tật của nhân dân một số dân tộc vùng miền núi phía Bắc Việt Nam năm 1996 của trường Đại học Y Thái Nguyên cho cho biết tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi của các dân tộc nh-ư sau (trích dẫn từ tài liệu [27]):

- Dân tộc Sán dìu (Thái Nguyên): 61,63% - Dân tộc Mông (Hà Giang): 54,04%

Trang 20

- Dân tộc Thái (Sơn La): 45,83% - Dân tộc Tày (Lạng Sơn): 46,82% - Dân tộc Giấy (Lai Châu): 48,58% - Dân tộc Mường (Hòa Bình): 44,76%

Năm 2003, các tác giả Hoàng Khải Lập và Nguyễn Minh Tuấn đã tiến hành nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại Ôn Lương - Thái Nguyên, kết quả cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Tày là 41,9%, cao hơn rất nhiều so với trẻ em ngư-ời dân tộc Kinh cùng khu vực là 29,5% Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung ở đây là 39,1%; suy dinh dưỡng thể thấp còi là 45,3%; suy dinh dưỡng thể gầy còm là 9,4% [28]

1.5 Một số đặc điểm về địa điểm nghiên cứu

- Phú Đô là một xã miền núi thuộc huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thị trấn khoảng 15 km

+ Phía Bắc giáp với xã Yên Lạc và một phần xã Văn Lăng của huyện Đồng Hỷ + Phía Nam giáp với xã Hoà Bình của huyện Đồng Hỷ

+ Phía Tây, Tây Nam giáp với xã Tức Tranh Diện tích xã được trải rộng 21,5km2

được chia thành nhiều khu vực hành chính, dân cư, là nơi cư trú của 5 dân tộc anh em sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng, H.Mông, Sán Chí với dân số 5343 người, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,3% và có 1223 hộ gia đình, trong đó có 696 hộ gia đình dân tộc thiểu số Trẻ em dưới 5 tuổi trong toàn xã là 530 trẻ Đời sống kinh tế của người dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn tương đối cao chiếm 43,1%

- Yên Lạc là một xã miền núi của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên + Phía Đông giáp với xã Phú Đô

+ Phía Tây giáp với xã Động Đạt

+ Phía Nam giáp với xã Phấn Mễ , xã Tức Tranh + Phía Bắc giáp với xã Yên Đổ, xã Động Đạt

Trang 21

Xã có diện tích là 43,29 km2, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp, địa hình phần lớn là đồi núi Toàn xã có 23 thôn với tổng số hộ gia đình là 1586 hộ Tổng số dân trong toàn xã là 6900 người Số trẻ em dưới 5 tuổi trong toàn xã là 410 trẻ Trong xã có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống: Sán Chí, Sán Dìu, Tày, Nùng chiếm tỷ lệ 47,93% dân số của xã Đời sống của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm tới 40%

Trang 22

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng

- Bà mẹ có con dưới 5 tuổi - Trẻ em dưới 5 tuổi

2.1.2 Địa điểm

- Xã Yên Lạc, Phú Đô của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

2.2 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/06 - 5/08

2.3 Phương pháp nghiên cứu: - Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

- Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng

2.3.1 Phương pháp chọn mẫu

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả:

Tính theo công thức n = 22

( (1 )

Trong đó: n là số bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi; z là độ tin cậy mong muốn tương ứng với độ chính xác 0,05 thì z = 1,96; d là sai số ước lượng lấy là 0,05;

p là 0,4 (tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số, theo điều tra tại một số khu vực miền núi phía Bắc là 40% [6])

Thay vào công thức trên ta tính được n = 384 cho mỗi xã

Trang 23

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng:

Tính theo công thức n= 11 2 22)

Trong đó:

n là cỡ mẫu nghiên cứu ở mỗi nhóm Z(1-ỏ/2) là hệ số giới hạn tin cậy=1,96 ồ là độ chính xác mong muốn, chọn ồ = 0,3

p2 là tỷ lệ phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ước lượng cho nhóm chứng theo nghiên cứu trước là 34,5% (tỷ lệ trẻ thiếu sữa) [23] với tỷ suất chênh OR =2,5

p1 là tỷ lệ phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ước lượng cho nhóm bệnh dựa trên công thức:

P1=

= 0,57 q1=1-p1

Thay vào công thức trên ta có n = 228

Tỷ lệ nhóm bệnh : nhóm chứng là 1 : 1 Như vậy mỗi nhóm tối thiểu phải có 228 trẻ dưới 5 tuổi

Trong đó: n : Số khẩu phần cần điều tra

Z: Độ tin cậy (với độ tin cậy 95% thì Z = 1,96) e: Sai số cho phép (chọn e = 50 kcal)

Trang 24

: Độ lệch chuẩn của năng lượng trung bình ăn vào theo điều tra trước là 250 kcal [25]

N: Tổng trẻ 13 - 60 tháng tuổi tại điểm điều tra là 666 trẻ

Từ đó ta có số trẻ cần điều tra khẩu phần là 84, làm tròn thành 100 trẻ cho mỗi nhóm trẻ suy dinh dưỡng và không suy dinh dưỡng

2.3.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế, văn hoá xã hội của hộ gia đình và bà mẹ + Qui mô gia đình

+ Tỷ lệ các hộ nghèo + Dân tộc

+ Trình độ học vấn + Lứa tuổi của các bà mẹ

- Thực hành nuôi dưỡng và theo dõi sự phát triển của trẻ + Tỷ lệ trẻ được bú trước 6 giờ, sau 6 giờ

+ Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung < 6 tháng tuổi, tỷ lệ trẻ ăn bổ sung đúng 6 tháng tuổi, tỷ lệ trẻ ăn bổ sung > 6 tháng tuổi

+ Tỷ lệ trẻ được cai sữa: < 18 tháng tuổi 18 - 24 tháng tuổi > 24 tháng tuổi + Tỷ lệ trẻ nhẹ cân

+ Tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy trong 2 tuần qua và ước tính số lần mắc tiêu chảy/ trẻ/ năm

+ Tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong 2 tuần qua và ư ớc tính số lần

- Nhóm chỉ số về nhân trắc

+ Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân (cân nặng/ tuổi) + Tỷ lệ SDD thể thấp còi (chiều cao/ tuổi) + Tỷ lệ SDD thể gầy còm (cân nặng/ chiều cao) + Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo tuổi

+ Tỷ lệ SDD theo giới + Tỷ lệ SDD theo dân tộc

Trang 25

+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo mức độ - Nhóm chỉ số vể một số yếu tố nguy cơ

+ Yếu tố nguy cơ về nhân khẩu học: trình độ học vấn của mẹ, tuổi mang thai của mẹ, dân tộc, điều kiện kinh tế, số con trong gia đình

+ Yếu tố nguy cơ thuộc về thực hành chăm sóc trẻ: thời gian cho bú sau đẻ, thời gian ăn bổ sung, thời gian cai sữa, chất lượng của thức ăn bổ sung

+ Yếu tố nguy cơ thuộc về bản thân trẻ: cân nặng lúc đẻ thấp, NKHHC, tiêu chảy

2.3.3 Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu

Các chỉ tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội:

- Hộ nghèo: Theo qui định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định số 170/2005 QĐ - LĐTBXH ngày 8/7/2005 về chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2005 - 2010 Chuẩn này đ ược tính theo mức thu nhập bình quân đầu ng-ười trong hộ cho từng vùng cụ thể như sau:

+ Vùng nông thôn 200.000 đồng/tháng, 2.400.000 đồng/năm + Vùng thành thị 260.000 đồng/tháng, 3.120.000 đồng/năm

Trình độ học vấn:

- Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết

- Biết đọc biết viết là những người có học chưa hết lớp 4/10 hoặc 5/12 - Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12

- Trung học cơ sở (THCS) là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp 9/12 trở lên

- Trung học phổ thông (THPT) là những ngư ời đã học hết lớp 10/10 hoặc lớp 12/12 trở lên

Chỉ số về chăm sóc sức khoẻ trẻ em:

- Bú sớm là bú sữa mẹ trong vòng nửa giờ đến một giờ đầu sau đẻ - Ăn bổ sung đúng thời gian là bổ sung khi trẻ đủ 6 tháng tuổi

- Ăn bổ sung không đúng thời gian là ăn khi trẻ trước 6 tháng tuổi hoặc sau 6 tháng tuổi

Trang 26

- Cai sữa đúng thời gian là cai sữa khi trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi

2.3.4 Công cụ và phương pháp thu thập số liệu

2.3.4.1 Thu thập số liệu định lượng:

- Tính tuổi: Theo qui ước của Tổ chức Y tế Thế giới, 1983:

+ Tính tuổi theo tháng (đối với trẻ dưới 5 tuổi):

Kể từ khi mới sinh đến tròn một tháng (từ 1 đến 29 ngày là tháng thứ nhất) được gọi tròn một tháng

Kể từ ngày tròn một tháng đến trước tròn 2 tháng (từ 30 ngày đến 59 ngày tức là tháng thứ hai) được gọi là 2 tháng

Các tháng tiếp theo tinh tương tự như vậy + Tính tuổi theo năm:

Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày (tức là năm thứ nhất) gọi là 0 tuổi hay dưới một tuổi

Các năm tiếp theo tính tương tự Như vậy theo qui ước:

0 tuổi tức là năm thứ nhất, gồm các tháng tuổi từ 1 đến 12 tháng tuổi 1 tuổi tức là năm thứ 2, gồm các tháng tuổi từ 13 đến 24 tháng tuổi 2 tuổi tức là năm thứ 3, gồm các tháng tuổi từ 25 đến 36 tháng tuổi 3 tuổi tức là năm thứ 4, gồm các tháng tuổi từ 37 đến 48 tháng tuổi 4 tuổi tức là năm thứ năm, gồm các tháng tuổi từ 49 đến 60 tháng tuổi Ta nói trẻ dưới 5 tuổi tức trẻ từ 0 đến 4 tuổi hay từ 1 đến 60 tháng tuổi - Cân nặng: Sử dụng cân đồng hồ Nhơn Hoà có độ chính xác tới 0,1kg, trọng lượng tối đa là 25kg Cân đã được kiểm tra, chuẩn hoá, hiệu chỉnh về 0 trước khi tiến hành nghiên cứu và luôn điều chỉnh lại sau mỗi buổi cân Khi cân, trẻ chỉ mặc bộ quần áo mỏng, với trẻ lớn phải bỏ giày dép Kết quả được ghi theo đơn vị kilogam với 1 số lẻ

- Đo chiều cao: sử dụng thước đo bằng gỗ có độ chính xác đến 0,1cm Kết quả được tính theo đơn vị centimet với 1 số lẻ

Trang 27

+ Đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi: đo chiều dài nằm, thước đo đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đặt trẻ nằm ngửa trên thước, một người giữ đầu trẻ sao cho mắt trẻ nhìn thẳng lên trần nhà, đỉnh đầu chạm vào êke gỗ cố định ở vị trí 0 cm Một người giữ thẳng đầu gối trẻ sao cho 2 gót chân sát nhau và dùng êke di động áp sát vào lòng bàn chân trẻ với điều kiện gót chân trẻ phải áp sát mặt của th ước và êke phải vuông góc với trục thước đo

+ Đối với trẻ từ 36 đến 60 tháng: đo chiều cao đứng bằng thước gỗ có độ chính xác 0,1 cm Trẻ đi chân không, đứng quay l ưng vào thước đo Người thứ nhất giữ cho 2 đầu gối trẻ thẳng, 2 chân sát nhau sao cho gót chân, mông, vai và đỉnh chẩm chạm vào mặt phẳng thẳng đứng của thước; người thứ 2 một tay giữ cằm trẻ sao cho tầm mắt trẻ nhìn thẳng ra phía trước, tay kia kéo êke của thước áp sát đỉnh đầu trẻ và vuông góc với thước đo

2.3.4.2 Thu thập số liệu theo phương pháp định tính

Mẫu phiếu phỏng vấn bà mẹ có con < 5 tuổi Phiếu được xây dựng theo đúng qui trình, đã được thử nghiệm trước khi sử dụng chính thức

2.3.5 Phân tích và xử lý số liệu Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y

học trên máy vi tính trên phần mềm EPI INFO 6.0.4, SPSS13.0 Phương trình hồi qui được áp dụng như sau:

) ( 1 2 2 3 3

Trong đó:

- Pi: xác suất của SDD nhẹ cân nằm trong khoảng giá trị 0 - 1

- x1, x2… là các biến độc lập (như trình độ văn hoá của mẹ, kinh tế gia đình, dân tộc của mẹ…)

- b1, b2… là hệ số hồi qui tương ứng với x1, x2… - a là số chặn

Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê

Trang 28

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành điều tra trên 845 trẻ em dưới 5 tuổi và 845 bà mẹ có con dưới 5 tuổi sống tại hai xã Phú Đô và Yên Lạc của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1: Thông tin chung

Trang 29

- Nghề nghiệp của các bà mẹ chủ yếu là làm ruộng, làm chè (94,6%) Tỷ lệ các bà mẹ là công chức, viên chức chỉ chiếm (2,4%)

- Tỷ lệ bà mẹ là người dân tộc thiểu số là khá cao (52,9%)

- Trình độ học vấn của các bà mẹ chủ yếu học hết tiểu học (67,2%) Tỷ lệ các bà mẹ mù chữ hoặc chỉ biết đọc biết viết (15,3%)

- Tỷ lệ hộ nghèo là 45,5% và tỷ lệ hộ gia đình có từ 1 - 2 con là 91,2%

Bảng 3.2: Thông tin về trẻ em dưới 5 tuổi

Cân nặng sơ sinh:

<2500g 106 12,6 2500g 736 87,1

Thời gian cai sữa:

<18 tháng 185 21,9 18-24 tháng 387 45,8

Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: tỷ lệ trẻ được cân khi sinh là cao (99,6%) Tỷ lệ trẻ được ăn bổ sung đúng (6 tháng tuổi) và được cai sữa đúng độ tuổi còn thấp (77,4%; 45,8%)

Trang 31

Bảng 3.5: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới

SDD nhẹ cân

SDD thấp còi

SDD gày còm

Bảng 3.6: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo dân tộc

SDD thấp còi

SDD gày còm

Trang 32

Bảng 3.7: Mức độ suy dinh dưỡng

Trang 33

3.3 Khẩu phần dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi

Bảng 3.8: Tần suất tiêu thụ lương thực, thực phẩm trong tuần qua của trẻ (%)

- Gạo, rau xanh, mỡ, mì chính là thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày

- Tần suất tiêu thụ thực phẩm là các nhóm chất đạm như (thịt, cá, trứng) chủ yếu là một tuần một lần

- Sữa, dầu, đậu đỗ các loại nhóm thực phẩm không được sử dụng trong tuần khá cao ( 32,6%; 47,3%; 15,1%)

Trang 34

Bảng 3.9: Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ

Thành phần các chất dinh dưỡng

Nhóm trẻ SDD (n = 100)

Nhóm trẻ bình thường

(n = 100)

p

Năng lượng (Kcalo) 1115,7 346,1 1268,4 365,6 < 0,01

Chất sinh năng lượng (g)

Trang 35

Bảng 3.10: Tính cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ

trẻ SDD

Nhóm trẻ bình thường

Nhu cầu đề nghị

Trang 36

3.4 Các yếu tố nguy cơ gây suy dinh dƣỡng

3.4.1 Yếu tố KTXH và gia đình

Bảng 3.11: Kinh tế gia đình và SDD nhẹ cân của trẻ

TTDD Kinh tế

Trang 37

Bảng 3.13: Dân tộc của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ

TTDD Dân tộc

Trang 38

Bảng 3.16: Mô hình hồi qui các yếu tố KTXH và gia đình

Tuổi khi mang thai

Ngày đăng: 13/11/2012, 17:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em [5] - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em [5] (Trang 11)
Bảng 1.2. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 1.2. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (Trang 12)
Bảng 1.5. Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến năm 2020 ở các nước đang  phát triển - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 1.5. Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến năm 2020 ở các nước đang phát triển (Trang 17)
Bảng 1.6. Tỷ lệ suy dinh d ưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam   qua các năm 1985 - 2007 (*) - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 1.6. Tỷ lệ suy dinh d ưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam qua các năm 1985 - 2007 (*) (Trang 18)
Bảng 1.7. Tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam phân bố theo    khu vực- Năm 2007[36] - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 1.7. Tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam phân bố theo khu vực- Năm 2007[36] (Trang 19)
Bảng 3.1: Thông tin chung - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.1 Thông tin chung (Trang 28)
Bảng 3.2: Thông tin về trẻ em dưới 5 tuổi - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.2 Thông tin về trẻ em dưới 5 tuổi (Trang 29)
Bảng 3.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung (Trang 30)
Bảng 3.4: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo lứa tuổi - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.4 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo lứa tuổi (Trang 30)
Bảng 3.5: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.5 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới (Trang 31)
Bảng 3.7: Mức độ suy dinh dưỡng - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.7 Mức độ suy dinh dưỡng (Trang 32)
Bảng 3.8: Tần suất tiêu thụ lương thực, thực phẩm trong tuần qua của trẻ (%) - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.8 Tần suất tiêu thụ lương thực, thực phẩm trong tuần qua của trẻ (%) (Trang 33)
Bảng 3.9:  Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.9 Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ (Trang 34)
Bảng 3.10: Tính cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.10 Tính cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ (Trang 35)
Bảng 3.11: Kinh tế gia đình và SDD nhẹ cân của trẻ - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.11 Kinh tế gia đình và SDD nhẹ cân của trẻ (Trang 36)
Bảng 3.12: Trình độ văn hoá của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.12 Trình độ văn hoá của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ (Trang 36)
Bảng 3.15: Số con trong gia đình với  SDD nhẹ cân của trẻ - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.15 Số con trong gia đình với SDD nhẹ cân của trẻ (Trang 37)
Bảng 3.14: Tuổi của mẹ khi mang thai và SDD nhẹ cân của trẻ - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.14 Tuổi của mẹ khi mang thai và SDD nhẹ cân của trẻ (Trang 37)
Bảng 3.16: Mô hình hồi qui các yếu tố KTXH và gia đình - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.16 Mô hình hồi qui các yếu tố KTXH và gia đình (Trang 38)
Bảng 3.19: Thành phần thức ăn bổ sung với SD nhẹ cân của trẻ - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.19 Thành phần thức ăn bổ sung với SD nhẹ cân của trẻ (Trang 40)
Bảng 3.21. Mô hình hồi qui về các yếu tố chăm sóc - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.21. Mô hình hồi qui về các yếu tố chăm sóc (Trang 41)
Bảng 3.23: Tiêu chảy trong 2 tuần qua với SDD nhẹ cân của trẻ - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.23 Tiêu chảy trong 2 tuần qua với SDD nhẹ cân của trẻ (Trang 42)
Bảng 3.25. Mô hình hồi qui về các yếu tố cá nhân - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.25. Mô hình hồi qui về các yếu tố cá nhân (Trang 43)
Bảng 3.26.  Mô hình hồi qui các yếu tố nguy cơ của SDD thể nhẹ cân - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
Bảng 3.26. Mô hình hồi qui các yếu tố nguy cơ của SDD thể nhẹ cân (Trang 44)
Bảng  Tên Bảng  Trang - Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hại xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên .pdf
ng Tên Bảng Trang (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w