1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy đọc hiểu văn bản ở trường trung học phổ thông dưới lăng kính phê bình nữ quyền một số vấn đề lí luận và thực tiễn (luận văn thạc sĩ ngôn ngữ)

180 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 2,65 MB

Nội dung

Trên phương diện xã hội, việc mang lý thuyết phê bình nữ quyền vào giảng dạy đọc – hiểu văn học ở trường THPT sẽ giúp giáo dục cho học sinh nhận thức về giới, với các chủ đề như: giá trị

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Lê Duy

DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯỚI LĂNG KÍNH PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Lê Duy

DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯỚI LĂNG KÍNH PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành : Lí luận văn học

Mã số : 8220120

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHẠM NGỌC LAN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tp Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2020

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trần Lê Duy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và cán bộ Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

đã hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp ở Tổ Ngữ văn trường Trung học Thực hành Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giảng viên khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy nhiệt tình và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt, tôi cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của TS Phạm Ngọc Lan dành cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Không chỉ cung cấp những gợi ý quý giá về mặt học thuật, cô còn đưa ra cho tôi những chỉ dẫn minh triết về mặt tinh thần, trong những lúc tôi cảm thấy bế tắc Cô không chỉ là người hướng dẫn sáng suốt, nhiệt tâm mà còn là một người thầy bao dung, truyền cho tôi động lực trong những lúc khó khăn, bế tắc

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm

2020

Tác giả luận văn

Trần Lê Duy

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bàng

Danh mục các sơ đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN 19

1.1 Một số khái niệm quan trọng 19

1.2 Một số nét chính về chủ nghĩa nữ quyền 22

1.2.1 Những làn sóng đấu tranh nữ quyền 22

1.2.2 Một số khuynh hướng nữ quyền tiêu biểu 36

1.3 Một số nét chính về phê bình nữ quyền 41

1.3.1 Phụ nữ như một ý thức sáng tạo đặc thù (gynocritics) 42

1.3.2 Phụ nữ như một nhân vật văn học 43

Chương 2 TINH THẦN SƯ PHẠM NỮ QUYỀN VÀ DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 51

2.1 Khái quát về tinh thần sư phạm nữ quyền 51

2.1.1 Một số đặc điểm của tinh thần sư phạm nữ quyền 51

2.1.2 Sáu nguyên tắc của tinh thần sư phạm nữ quyền 53

2.2 Ý nghĩa của dạy đọc hiểu văn bản dưới lăng kính phê bình nữ quyền trong việc giải định kiến giới 57

2.2.1 Khái quát một số vấn đề về định kiến giới 57

2.1.2 Dạy đọc hiểu văn bản và một số cách thức giải định kiến theo tinh thần sư phạm nữ quyền 77

Trang 6

2.3 Tính khả thi của việc dạy đọc hiểu văn bản qua lăng kính phê bình

nữ quyền trong chương trình Ngữ văn 2018 84

2.3.1 Những hạn chế của cách tiếp cận nội dung hiện nay 84

2.3.2 Chương trình Ngữ văn 2018 và những tiềm năng 88

Chương 3 THIẾT KẾ BÀI DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỐ THÔNG DƯỚI LĂNG KÍNH PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN 95

3.1 Giới thiệu bài dạy “Giá trị đích thực của người phụ nữ” 95

3.1.1 Cấu trúc bài dạy 95

3.1.2 Định hướng dạy 102

3.2 Triển khai bài dạy theo hướng dạy học dự án 112

3.2.1 Khát quát về dạy học dự án 112

3.2.2 Kế hoạch dự án “Tờ báo Phụ nữ ngày nay” 116

3.3 Triển khai bài dạy theo hướng câu lạc bộ đọc sách 122

3.3.1 Giới thiệu mô hình đọc câu lạc bộ đọc sách 122

3.3.2 Tích hợp bài dạy “Giá trị đích thực của phụ nữ” vào hoạt động câu lạc bộ đọc sách 127

3.3.3 Kế hoạch tổ chức câu lạc bộ đọc cuốn “Ngàn mặt trời rực rỡ” 131

KẾT LUẬN 136

TÀI LIỆU THAM KHẢO 139 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các mặt nạ nam tính (Lewis Howes, 2019) 63 Bảng 2.2 Xác định bản dạng tính dục của một người 69 Bảng 2.3 Nhân vật Vũ Nương qua góc nhìn truyền thống và nữ quyền 80 Bảng 2.4 Ý nghĩa của các nguyên tắc của tinh thần sư phạm nữ quyền

đối với việc giải định kiến qua hoạt động đọc hiểu văn bản 82 Bảng 2.5 Sự tương thích giữa CT Ngữ văn 2018 với các nguyên tắc của

tinh thần sư phạm nữ quyền 90 Bảng 3.1 Phân tích các mục tiêu cần đạt của bài dạy 97 Bảng 3.2 Ma trận các câu hỏi đọc hiểu văn bản 99 Bảng 3.3 Tiêu chí chọn VB cho bài “Giá trị đích thực của người

phụ nữ” 101 Bảng 3.4 Cấu trúc bài dạy của từng văn bản 102 Bảng 3.5 Hình tượng bà tú qua góc nhìn Nho giáo và góc nhìn

nữ quyền 107 Bảng 3.6 Tư tưởng có tính chất đàn áp và tư tưởng có tính chất giải

phóng phụ nữ trong “Ngàn mặt trời rực rỡ” 110 Bảng 3.7 Mười bài tập viết nhật ký đọc sách 123 Bảng 3.8 Bộ câu hỏi đọc hiểu toàn văn văn bản “Ngàn mặt trời rực rỡ” 129

Trang 8

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1 Cấu trúc bài dạy “Giá trị đích thực của người phụ nữ” 96

Sơ đồ 3.2 Chiến lược đọc hiểu văn bản qua lăng kính phê bình nữ quyền 100

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1 Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, việc chuyển dịch từ khung

chuẩn kiến thức kĩ năng sang khung giáo dục phát triển năng lực đang được đặt

ra hàng đầu, môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông cũng không ngoại lệ

Kĩ năng đọc hiểu văn bản là một kĩ năng đặc biệt quan trọng đối với việc dạy – học môn Ngữ văn, nhằm hình thành cho học sinh năng lực đọc hiểu văn bản, cùng các năng lực đặc thù của bộ môn như năng lực cảm xúc – thẩm mỹ, năng lực ngôn ngữ… Việc đọc hiểu văn bản ở đây không chỉ dừng lại ở chỗ đọc ngôn

từ văn bản, mà còn ở giúp học sinh hiểu được các tầng nghĩa của văn bản và kết nối văn bản với đời sống của chính mình, tức là quá trình tiếp nhận văn bản Như vậy, cần có những hướng tiếp cận dạy đọc hiểu văn bản hiệu quả để đạt được mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh

2 Có nhiều cách tiếp cận kĩ năng đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ văn

ở trường Trung học phổ thông Cách tiếp cận truyền thống trước nay vẫn là cách tiếp cận đọc hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể Cách tiếp cận này có ưu điểm đó là có tính phổ quát, gần gũi với học sinh, có thể ứng dụng một cách linh hoạt vào nhiều văn bản cụ thể Nhưng nhược điểm của cách tiếp cận này,

đó là chưa cho học sinh hình dung được rằng có nhiều cách đọc văn bản, và mỗi cách đọc là một lăng kính soi chiếu văn bản để nhận ra nhiều khía cạnh mới từ văn bản đó Như vậy, cần có một cách tiếp cận hoạt động đọc hiểu văn bản khác: Đọc hiểu văn bản từ lăng kính phê bình văn học Việc tiếp cận dạy đọc – hiểu văn bản theo hướng này mang đến nhiều lợi ích Thứ nhất, chúng cung cấp cho học sinh những lăng kính phê bình (bao gồm cả tư tưởng triết học

và quan niệm văn học) như những “cách nhìn khác” để đọc hiểu văn bản Từ

đó, việc đọc hiểu văn bản sẽ khơi phá được sâu rộng hơn mối liên hệ giữa văn bản – học sinh – đời sống thực tiễn, tạo sự kết nối sâu rộng hơn giữa học sinh

và văn bản, giữa văn bản và thực tế cuộc sống, giữa văn bản và học sinh Thứ

Trang 10

hai, cách tiếp cận này mang đến cho học sinh trải nghiệm “nhìn qua góc nhìn khác”, để hiểu rằng bản chất của nhận thức thực tại chính là thông qua các góc nhìn Từ đó, ta có thể hình thành ở học sinh tư duy phản biện, cái nhìn cởi mở

và biết tôn trọng những góc nhìn khác, một kĩ năng vô cùng quan trọng trong bối cảnh bùng nổ thông tin trong thế kỉ XXI

3 Trong các nhánh phê bình văn học phương Tây, phê bình nữ quyền là một phong trào nổi bật và có ảnh hưởng rộng khắp Xuất phát từ các phong trào

xã hội, rồi đến các tư tưởng triết học và các tư tưởng phê bình văn học, phê bình nữ quyền mang đến cái nhìn mới về thế giới: thế giới qua đôi mắt nữ giới Trên phương diện xã hội, việc mang lý thuyết phê bình nữ quyền vào giảng dạy đọc – hiểu văn học ở trường THPT sẽ giúp giáo dục cho học sinh nhận thức về giới, với các chủ đề như: giá trị của nữ giới, số phận nữ giới trong một xã hội

tư tưởng nam quyền, quyền bình đẳng giới, kết cấu xã hội của giới… Điều này không chỉ có ích lợi đối với nữ sinh, cụ thể ở việc giúp các em định hình giá trị bản thân trong bối cảnh xã hội hiện đại, mà còn giúp các học sinh nam hiểu được về vai trò của giới nữ trong đời sống và qua đó có cách ứng xử văn minh hơn Một cách phổ quát, những bài học này hướng học sinh đến nhận thức về những bất bình đẳng trong xã hội, về quyền bình đẳng của con người, giáo dục

về tôn trọng sự khác biệt giữa người với người Trên phương diện văn học, cách đọc này giúp cắt nghĩa lại những văn bản văn học mà có thể các em đã biết, qua một lăng kính mới, để từ đó có những cái nhìn khác, sâu sắc hơn về giá trị tư tưởng của văn bản văn học

2 Lịch sử vấn đề

Luận văn của chúng tôi là công trình đầu tiên nhằm mục đích nghiên cứu tính khả thi của việc ứng dụng lăng kính phê bình nữ quyền vào thiết kế bài dạy đọc hiểu văn bản Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu lí thuyết sẵn có, chúng tôi ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn mới: Hoạt động dạy đọc hiểu văn bản theo định hướng chương trình Ngữ văn mới (2018) Trên cơ sở đó,

Trang 11

chúng tôi thu thập và phân loại tài liệu thành các nhóm vấn đề: (1) chủ nghĩa

nữ quyền và phê bình nữ quyền, (2) tinh thần sư phạm nữ quyền, (3) dạy đọc hiểu văn bản qua lăng kính phê bình giới, (4) giới và phát triển, (5) dạy đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông

Về vấn đề chủ nghĩa nữ quyền và phê bình nữ quyền

Vấn đề về chủ nghĩa nữ quyền đã được trình bày từ rất sớm trong các văn bản có tầm ảnh hưởng lớn:

Giới nữ (1949) của Simonde de Beauvoir tiếp cận chủ nghĩa nữ quyền

dưới lăng kính nữ quyền hiện sinh, được xem là công trình đầu tiên đối đầu với lịch sử nhân loại, nhìn lại lịch sử dưới lăng kính nữ quyền Luận điểm chính của de Beauvoir là đàn ông về cơ bản áp bức phụ nữ bằng cách mô tả đặc điểm của họ, ở mọi cấp độ, như “Kẻ khác” (Other), được định nghĩa là hoàn toàn đối lập với nam giới Nam giới chiếm giữ vai trò của cái tôi, hay chủ thể; phụ nữ là đối tượng, khách thể Nam giới là bản chất, tuyệt đối và siêu việt Nữ giới là không cần thiết, không hoàn chỉnh và bị cắt xén Đàn ông mở rộng ra thế giới

để áp đặt ý chí của mình vào nó, trong khi phụ nữ gắn với định kiến phải sự non nớt, hoặc hướng nội Nam giới kiến tạo, hành động, phát minh; phụ nữ đợi được cứu giúp Sự khác biệt này là cơ sở của tất cả các lập luận sau này của de Beauvoir De Beauvoir cho rằng mặc dù con người hiểu bản trong mối tương quan đối lập với người khác là điều tự nhiên, nhưng quá trình này lại thiếu sót khi áp dụng vào vấn đề giới Khi xác định phụ nữ là người khác, đàn ông đang phủ nhận nhân tính của cô ấy Trong công trình của mình, Simonde de Beauvoir, một mặt đã bác bỏ các lập luận mang tính áp bức của tư tưởng gia trưởng trên nhiều phương diện như lịch sử, sinh học, tâm lý, mặt khác khẳng định giá trị và bản sắc nữ Những luận điểm của bà đưa ra không chỉ được xem

là tiên phong cho tư tưởng nữ quyền, mà còn được xem những tiền đề quan trọng của triết học thế kỉ XX

Trang 12

Bí ẩn nữ tính (1963) của Betty Friedan đặt ra thuật “Bí ẩn nữ tính” để

mô tả giả định của xã hội rằng phụ nữ chỉ có thể tìm thấy sự thỏa mãn thông qua việc nhà, kết hôn, thụ động tình dục và nuôi con một mình Hơn nữa, những quan điểm phổ biến cho rằng phụ nữ “nữ tính thực sự” không có mong muốn được học cao hơn, mong muốn nghề nghiệp, hoặc tiếng nói chính trị; đúng hơn,

họ đã tìm thấy sự hoàn thiện trong lĩnh vực nội trợ Friedan, tuy nhiên, lưu ý rằng nhiều bà nội trợ không hài lòng với cuộc sống của họ nhưng khó nói rõ cảm xúc của họ Friedan cho rằng sự bất hạnh và không có khả năng sống theo

bí ẩn nữ tính là “vấn đề không có tên” Trong công trình của mình, thành công lớn nhất của Betty Friedan đó là xác định, đặt tên cho hệ thống áp bức phụ nữ

đã ăn sâu vào tâm trí họ thông qua nền giáo dục từ thời ấu thơ, từ đó phân tích, kiến giải nguyên nhân của những định kiến giới trong các lĩnh vực xã hội, chính trị, giáo dục và đề xuất giải pháp giải phóng phụ nữ Tuy vậy, điểm hạn chế của Betty Friedan được các nhà nghiên cứu chỉ ra, đó là công trình của bà chỉ hướng đến đối tượng là phụ nữ da trắng trung lưu, thượng lưu, và chưa có sự quan tâm đúng mực đến các vấn đề của phụ nữ da màu Đó không chỉ là hạn chế của riêng Betty Friedan, mà còn là hạn chế của các phong trào đấu tranh nữ quyền trong làn sóng thứ hai

Hai công trình trên là nền tảng để chúng tôi khái quát các vấn đề về chủ nghĩa nữ quyền trong luận văn này, dựa trên hai nền móng cơ bản Một là thừa nhận quan điểm thế giới bị thống trị bởi hệ tư tưởng nam quyền, nhằm đảm bảo quyền lợi cho nam giới và áp chế nữ giới Hệ thống quan điểm nam quyền có tính chất lịch sử, xã hội, chứ không phải là chân lý hiển nhiên và không phải định mệnh được quy định sẵn cho nam giới, hay nữ giới Nói như Simonde de Beauvoir, một giai đoạn nào đó của lịch sử nhân loại, loài người đã chọn để cho nam giới thống trị và lựa chọn duy trì hệ thống thống trị gia trưởng ấy Cách nhìn nhận sự thống trị như một “lựa chọn” đã phủ định tính chất chân lý của hệ tư tưởng gia trưởng, đồng thời ngụ ý rằng trong bối cảnh xã hội mới, có

Trang 13

thể “lựa chọn” một trật tự khác công bằng, nhân văn hơn Hai là, đi vào tư tưởng

nữ quyền là đi vào hệ thống quan điểm định vị khái niệm “nam tính”, “nữ tính”,

và cần nhận ra đúng bản chất cái gọi là “nam tính” hay “nữ tính” chỉ là “bí ẩn” (mystique), là những định kiến được xã hội quy định và hình thành trong khí quyển văn hoá xã hội mà cá nhân được dưỡng dục trong đó Như vậy, phân tích các vấn đề nữ quyền không phải là khẳng định cái gì thuộc về nữ tính, nam tính như một chân lý bất biến, hay khẳng định nữ tính và phủ định nam tính, mà thực chất là phân tích các quyền lực chi phối việc quy định “nam tính”, “nữ tính” và hệ quả của quá trình ấy chính là giải định kiến, giải thoát con người khỏi sự ràng buộc của định kiến giới để họ được sống là chính mình Như vậy, mặc dù tư tưởng nữ quyền coi phụ nữ là đối tượng trung tâm, “nữ quyền” không phải là vấn đề của riêng phụ nữ, mà là vấn đề của toàn nhân loại, bao gồm cả nam giới và các nhóm thiểu số về tính dục

Công trình Feminism (2001) của Susan Osborne đã khái quát một cách

ngắn gọn hệ thống các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa nữ quyền thông qua việc phân loại những vấn đề chính, những nhân vật chính và những văn bản chính Susan Osborne đã cung cấp một định nghĩa xác đáng về tư tưởng nữ quyền cũng như đóng góp một cái nhìn toàn cảnh về phong trào nữ quyền trên toàn thế giới từ khởi điểm cho đến hiện nay

Nhưng tư tưởng triết học của chủ nghĩa nữ quyền được ứng dụng vào lĩnh vực văn học như một lăng kính phê bình văn học, nghiên cứu cách thức khắc hoạ người phụ nữ trong văn học và nghiên cứu lịch sử sáng tác của nữ giới Sau đây là một số công trình tiêu biểu:

Căn phòng riêng (1929) của Virginia Woolf có thể xem là một trong

những công trình đầu tiên đưa ra những luận điểm về điều kiện sáng tác của nhà văn nữ cũng như những đòi hỏi để tạo ra một truyền thống viết của phụ nữ Tác giả bắt đầu cuộc điều tra của mình tại Trường Cao đẳng Oxbridge, nơi cô

ấy phản ánh những trải nghiệm giáo dục khác nhau dành cho nam giới và phụ

Trang 14

nữ cũng như về những khác biệt vật chất trong cuộc sống của họ Sau đó, cô dành một ngày trong Thư viện Anh để xem xét các nghiên cứu về phụ nữ, tất

cả đều do nam giới viết và tất cả đều được viết trong sự tức giận Lật lại lịch

sử, cô tìm thấy quá ít dữ liệu về cuộc sống hàng ngày của phụ nữ đến nỗi cô quyết định tái tạo lại sự tồn tại của họ bằng trí tưởng tượng Hình tượng của Judith Shakespeare được tạo ra như một ví dụ về số phận bi thảm mà một người phụ nữ thông minh sẽ gặp phải trong hoàn cảnh đương thời Từ đó, bà xem xét những thành tựu của các tiểu thuyết gia nữ lớn của thế kỷ XIX và phản ánh tầm quan trọng của truyền thống đối với một nhà văn đầy khát vọng Woolf kết thúc bài luận với một lời khuyến khích khán giả của mình là phụ nữ hãy tiếp tục truyền thống mà hầu như không được để lại cho họ, và để tăng sự phú quý cho con gái của họ Có thể thấy, đây chính là công trình đưa ra những luận điểm đầu tiên về phụ nữ như một ý thức sáng tạo đặc thù, mà sau này sẽ được khái quát thành gynocritics

Women in Literature – reading through the Lens of Gender (2003)

là một công trình tập hợp 69 bài luận về việc khảo sát các yếu tố nữ tính, nam tính trong các tác phẩm văn học Trong những bài luận này, các tác giả đã khám phá cách các nhà văn sử dụng thời gian và không gian đã hình thành các khía cạnh giới tính của cái tôi, khi các nhân vật định vị thế giới tâm linh và xã hội phức tạp mà họ sinh sống Công trình đã cung cấp các ví dụ về cách tiếp cận các văn bản hư cấu, cả kinh điển và mới, bằng cách tập trung vào việc phân tích nhận thức khác nhau của trẻ em gái và phụ nữ, những tình trạng khó khăn riêng biệt của họ và trải nghiệm đa dạng của họ Từ những ví dụ của công trình này, người đọc nhận ra rằng khái niệm “nữ tính” không chỉ thu hẹp trong việc miêu

tả nhân vật phụ nữ, mà việc miêu tả thiên nhiên theo các đặc điểm nữ tính cũng

là một yếu tố mang nghĩa trên quan điểm phê bình giới, hay việc xây dựng nhân vật nam qua lăng kính “người mẹ” và không gian “nữ tính” cũng cắt nghĩa nhiều điều về số phận và sự lựa chọn của nhân vật Quan trọng hơn cả, cách

Trang 15

sắp xếp 69 bài luận theo trình tự thời gian và không gian, giúp người đọc nhận

ra các mô hình “nữ tính” và “nam tính” là sản phẩm của từng thời kì lịch sử, xã hội cụ thể và có sự biến đổi Đây là công trình tiêu biểu cho loại hình phê bình

nữ quyền chú trọng đến phụ nữ như một nhân vật văn học Các quan niệm về

nữ tính – nam tính được hình thành trong bối cảnh không gian thời gian cụ thể (hướng ngoại) và trong quá trình nhân vật khám phá thế giới tâm linh, tâm hồn của bản thân (hướng nội), do đó cách đọc này, thông qua việc lấy nhân vật là trung tâm cũng giúp người đọc cắt nghĩa nhiều điều về hoàn cảnh lịch sử, xã hội mà tác phẩm phản ánh, cũng như cắt nghĩa các vấn đề về chiều sâu tâm hồn nhân vật

Về vấn đề tinh thần sư phạm nữ quyền

Cầu nối giữa tư tưởng nữ quyền và giáo dục chính là khái niệm “tinh thần sư phạm nữ quyền” (feminist pedagogy), được trình bày qua những tài liệu sau:

Teaching to transgress (1994) của bell hooks là một trong những công

trình đầu tiên đặt nền tảng cho lý thuyết sư phạm nữ quyền Công trình của bell hooks được xây dựng trước hết dựa trên trải nghiệm của cô là một học sinh da màu, và sau đó là một giảng viên da màu Ở cả hai vai trò này, cô đều nhận ra rằng xã hội mình sống đang chứa nhiều áp bức và giới hạn cơ hội với phụ nữ (mà phụ nữ da màu là nạn nhân của hai tầng áp bức đó là sự phân biệt giới tính

và sự phân biệt chủng tộc), và giáo dục chính là cơ hội để phá vỡ các lằn ranh

và giải phóng phụ nữ Từ những trải nghiệm và nghiên cứu của mình, bell hooks

đã đề xuất mô hình lớp học có tính chất phản biện (phát triển từ quan niệm giáo dục phản biện của Paulo Freire), và đồng thời cũng đề xuất việc cần phải quan tâm đến trải nghiệm và cảm xúc cá nhân của người học như một cách thức hợp

lệ để truy tầm tri thức Quan điểm này của hooks xuất phát từ trải nghiệm giáo dục của cô khi học ở trường học dành riêng cho người da màu, nơi các giáo viên yêu thương cô, truyền cho cô động lực và đồng thời hướng cô đến góc

Trang 16

nhìn phản biện trước hiện thực cuộc sống Khi đó, các vấn đề của phụ nữ da màu được đặt ra và việc học tập gắn với các động lực cụ thể, thiết thân với các vấn đề ấy bell hooks nhận ra rằng động lực học tập đó đã mất đi khi cô chuyển vào học ở một trường học chung với học sinh da trắng, nơi các vấn đề của riêng từng nhóm học sinh khác nhau không được bàn tới, mà tất cả được học những nội dung giáo dục giống nhau, có tính chất trừu tượng Đối với bell hooks, trải nghiệm cá nhân người học không chỉ tạo động cơ học tập bền vững, mà bản thân việc lí giải các trải nghiệm cũng là một cách thức học tập hiệu quả

The Feminist Teacher Anthorology – Pedagogies and Classroom Strategies (1998) của nhóm tác giả Gail E Cohee, Elisabeth Daumer, Theresa

D Kemp, Paula M Krebss, Sue A Lafky, Sandra Runzo là công trình góp phần thể hiện các biểu hiện của inh thần sư phạm nữ quyền vào thực tế giảng dạy Công trình gồm hai phần:

Phần 1 - Tiếp cận lớp học – phát triển các phương pháp nữ quyền – đề cập đến các khía cạnh ứng dụng tinh thần sư phạm nữ quyền về mặt phương pháp giảng dạy như xây dựng môi trường học tập, lựa chọn tổ chức phương pháp giảng dạy, cách thức giáo viên xử lí với những phản ứng khác nhau của học sinh trước hướng tiếp cận nữ quyền (chẳng hạn, học sinh nam có thể khước

từ các hoạt động giáo dục theo phương pháp sư phạm nữ quyền vì cho rằng đó

là cách học “dành cho con gái”), cũng như cách thức giáo viên điều hoà những xung đột trong quá trình thảo luận

Phần 2 – Mang thế giới đến lớp học nữ quyền – tập trung vào việc lồng ghép các chủ đề về giới vào các nội dung giảng dạy

Twenty-First-Century Feminist Classrooms (2002) của nhóm tác giả

Amie A Macdonald và Susan Sanchez-Casal đề cập đến những vấn đề của tinh thần sư phạm nữ quyền trong bối cảnh thế kỉ XXI Những nội dung của cuốn sách chủ yếu tập trung vào các khía cạnh giáo dục: danh tính văn hoá và sự kháng cự của học sinh, một số vấn đề về nhận thức luận trong việc tiếp cận tinh

Trang 17

thần sư phạm nữ quyền ngữ cảnh hoá những sự khác biệt (lí giải những khác biệt, phân chia về giới dựa trên cơ sở ngữ cảnh)

Feminist Pedagogy, Practice and Activism (2017) của nhóm tác giả

Jennifer L Martin, Ashley E Nickels, Martina Sharp-Grier tiếp tục đề cập đến các vấn đề thực tiễn của việc ứng dụng tinh thần sư phạm nữ quyền trong giáo dục (pedagogy), trong các hoạt động thực hành (practice) và trong các hoạt động xã hội (activism)

Tất cả những công trình trên đã giúp định hình khái niệm tinh thần sư phạm nữ quyền (feminist pedagogy) theo nghĩa rộng: không chỉ là giáo dục về chủ nghĩa nữ quyền mà còn là một tinh thần giáo dục có nội dung khai phóng, phản biện có thể ứng dụng vào bất kì lĩnh vực giáo dục nào; không chỉ gắn với hoạt động dạy học, mà con cả hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp); không chỉ

là vấn đề về nội dung giảng dạy, mà còn là vấn đề về phương pháp giảng dạy

Các công trình trên, thông qua những chia sẻ thực tế từ các giáo viên, các nhà nghiên cứu giáo dục, đã trở thành nền tảng để những nhà nghiên cứu sau khái quát những nguyên tắc cơ bản của tinh thần sư phạm nữ quyền và ứng dụng các nguyên tắc ấy vào việc giảng dạy của từng bộ môn cụ thể Tiêu biểu

là các bài viết Feminist Pedagogy: A means for bringing Crititcal Thinking

and Creativity to the Economics Classroom (1992) của Jean Shakelford ứng

dụng tinh thần sư phạm nữ quyền vào dạy môn kinh tế học, Feminist Pedagogy

in the teaching of research methods (2003) của nhóm tác giả Lynne M Webb,

Kandi L Walker, Tamara S Bollis ứng dụng vào việc dạy phương pháp nghiên

cứu khoa học, What is feminist pedagogy and how can it be used in CSET

education (2005) của tác giả Alisha A Waller ứng dụng vào việc dạy tín chỉ

CSET Các bài viết trên đã giúp định hình sáu nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa

sư phạm nữ quyền và gợi ra những hướng ứng dụng các nguyên tắc ấy vào giáo dục

Trang 18

Tuy vậy, các bài viết trên đều giới hạn ở việc ứng dụng tinh thần sư phạm

nữ quyền vào giảng dạy đại học và giảng dạy cho giáo viên, điều này cũng dễ hiểu bởi tinh thần sư phạm nữ quyền khởi đầu được đề xuất để giảng dạy môn phụ nữ học ở các trường Đại học Khi vận dụng các gợi ý từ những công trình trên, chúng tôi sẽ có hướng điều chỉnh đề phù hợp với đối tượng giảng dạy đó

là học sinh phổ thông

Về vấn đề dạy đọc hiểu văn bản qua lăng kính phê bình văn học

Luận văn của chúng tôi được xây dựng dựa trên việc kế thừa những thành tựu về lý thuyết và thực tiễn về việc dạy đọc hiểu văn bản qua lăng kính phê bình văn học được đề xuất trong những công trình sau:

Teaching Literature to Adolescents (2006) của nhóm tác giả Richard

Beach, Deborah Appleman, Susan Hynds, Jeffrey Wilhelm đưa ra những hướng dẫn về việc dạy Văn cho thanh thiếu niên Trong cuốn sách này, ở chương 9, tác giả Deborah Appleman đã đề cập đến vấn đề dạy đọc hiểu văn bản qua các lăng kính phê bình văn học khác nhau nhưng một cách tăng sự gắn kết của học sinh với việc đọc Thông qua phương thức nghiên cứu trường hợp (case study) một giáo viên dạy đọc hiểu văn bản “Giết con chim nhại” qua các lăng kính phê bình khác nhau, Deborah đã chỉ ra được ý nghĩa của việc đọc hiểu văn bản qua lăng kính phê bình đối với học sinh, đặc biệt là giúp học sinh hình thành góc nhìn khác nhau về thế giới, rèn luyện kĩ năng nhìn nhận thế giới như một

“nhân chứng khách quan”, một kĩ năng sống rất quan trọng Deborah cũng đã đưa ra được những chỉ dẫn quan trọng về tiến trình thiết kế bài dạy cũng như lên giáo án dạy đọc hiểu văn bản dưới lăng kính phê bình văn học

Ở công trình Criticals Encounters in Secondary English (2015),

Deborah Appleman đã phát triển và hoàn thiện những nghiên cứu của mình

trong Teaching Literature to Adolescents Công trình này kế thừa và phân

tích sâu hơn các quan điểm đã được Deborah trình bày trong công trình trước

đó, đồng thời phát triển lên bằng cách đi sâu vào phân tích cách dạy đọc hiểu

Trang 19

văn bản cho từng lăng kính phê bình văn học cụ thể như: phê bình nữ quyền, phê bình sinh thái, phê bình hậu thực dân, phê bình Marxist… và chỉ rõ cách mỗi lăng kính phê bình giúp học sinh hình thành một “mảnh ghép” nhận thức quan trọng về thế giới Ở công trình này, Deborah cũng hướng dẫn giáo viên quy trình tổ chức và những hoạt động giảng dạy hiệu quả với từng lăng kính phê bình văn học

Những khơi mở của Deborah Appleman là cơ sở để chúng tôi thiết kế bài dạy đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông qua lăng kính phê bình nữ quyền Tuy vậy, các nghiên cứu thực nghiệm của Deborah diễn ra ở Mỹ, có những đặc điểm rất khác với giáo dục Việt Nam Đơn cử như, ở Mỹ, vấn đề giới tính, sắc tộc nổi cộm và gây ra nhiều căng thẳng trong xã hội, việc giáo dục nhận thức

về sắc tộc được đặt lên hàng đầu vì nó không chỉ định hướng tương lai của học sinh mà còn giúp xoá bỏ những rào cản vẫn còn rất nặng nề, căng thẳng trong

xã hội Mặt khác, chương trình giáo dục Mỹ được thiết kế mở với việc giáo viên chỉ cần đảm bảo chuẩn đầu ra tối thiểu được đặt ra bởi các bang, và được quyền tự chủ, tự do trong việc lựa chọn học liệu và phương pháp giảng dạy Chính vì vậy, trong nhiều bài dạy được Deborah phân tích (case study), nhiều giáo viên đã đặt yêu cầu của về chuẩn cần đạt của bang (hình thành năng lực đọc hiểu văn bản theo loại thể) là ưu tiên thứ hai, và đưa việc đọc hiểu văn bản qua lăng kính phê bình làm ưu tiên thứ nhất do đặc thù lớp học và nhu cầu thực tiễn của học sinh

Điều này khi ứng dụng vào tình hình Việt Nam, sẽ có một số đổi khác Thứ nhất, do chương trình Ngữ văn mới (2018) được thiết kế trên trục chủ đạo

là đọc hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể (với các kiểu văn bản: văn bản văn học, văn bản thông tin, văn bản nghị luận), cho nên khi thiết kế bài dạy chúng tôi vẫn ưu tiên yêu cầu này của chương trình; việc đọc hiểu văn bản qua lăng kính phê bình nữ quyền được lồng ghép vào câu hỏi thông hiểu, vận dụng, vào hoạt động đọc liên hệ, đọc mở rộng như một công cụ giúp việc đọc của học

Trang 20

sinh được sâu hơn Thứ hai, vấn đề nữ quyền ở Việt Nam cũng sẽ có những đặc thù khác với vấn đề nữ quyền ở Mỹ, do đó khi thiết kế bộ câu hỏi đọc hiểu tiếp cận nội dung, chúng tôi cũng sẽ hướng đến những vấn đề nữ quyền nổi cộm ở Việt Nam

Về vấn đề giới và phát triển

Việc dạy đọc hiểu văn bản qua lăng kính phê bình nữ quyền cần gắn với các vấn đề giới

Các vấn đề phụ nữ được trình bày trong các công trình Phụ nữ, giới và

phát triển (1996) của nhóm tác giả Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng; Phụ

nữ và bình đẳng giới trong Đổi mới ở Việt Nam (1998) của Lê Thi; Nghiên cứu gia đình – lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới (2006) của Lê Ngọc Vân, Định kiến và phân biệt đối xử theo giới – lý thuyết và thực tiễn (2006) của

Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân Dung, Đỗ Xuân Hoàng, Bạo lực gia đình –

Một sự sai lệch giá trị (2007) của Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh Điểm

chung của các công trình này đó là đều nghiên cứu vấn đề phụ nữ trên hai phương diện: những vấn đề bất lợi cho phụ nữ do bất bình đẳng giới, và những giải pháp để phụ nữ có được cơ hội phát triển bản thân và tham gia vào đóng góp cho sự phát triển của xã hội Những công trình này đã giúp chúng ta có được cái nhìn về tình hình bất bình đẳng giới và đặc thù các vấn đề nữ quyền ở Việt Nam

Vấn đề về cộng đồng LGBT được thể hiện qua các công trình Thông

điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng (2011) của

tổ chức iSEE và Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí Tuyên truyền, Có phải

bởi vì tôi là LGBT? – Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam (2015) của Lương Thế Huy, Phạm Quỳnh Phương, Giáo viên nói tôi bị bệnh – những rào cản đối với quyền giáo dục của thanh thiếu niên LGBT ở Việt Nam (2020) - báo của của HRW Qua các năm, các

Trang 21

công trình này khảo sát thực trạng kì thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT

và đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề này

Về vấn đề dạy đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông

Theo quan điểm của chúng tôi, tính thực tiễn của đề tài không chỉ xuất phát từ việc giáo dục đáp ứng nhu cầu thực tế (giáo dục học sinh về giới để có thể đối mặt với các vấn đề bất bình đẳng giới trong cuộc sống), mà còn đến từ thực tế chương trình giáo dục phổ thông mới (2018)

Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, chương trình mới theo định hướng phát triển đã mở ra nhiều tiềm năng để thiết kế các hoạt động

dạy đọc hiểu văn bản dưới lăng kính phê bình nữ quyền Bài báo Phác thảo

chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực (2004) của Bùi

Mạnh Hùng và công trình Hướng dẫn dạy học môn Ngữ văn Trung học phổ

thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới (2020) của nhóm tác giả

Đỗ Ngọc Thống, Bùi Minh Đức, Nguyễn Thành Thi đã phân tích những điểm mới của chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực Trên cơ sở

đó, chúng tôi phân tích sư tương thích giữa chương trình mới và các nguyên tắc của tinh thần sư phạm nữ quyền, cũng như có cơ sở đề thiết kế bài dạy và đề xuất phương pháp giảng dạy phù hợp

Định hướng về phương pháp giảng dạy (gắn với phát triển năng lực, lấy học sinh làm trung tâm và tương thích với tinh thần sư phạm nữ quyền) được

gợi ra từ các công trình Literature Circles – Voice and choice in Book Clubs

and Reading Groups (2002) của Harvey Daniels, Creating an Intergrated Approach to Literacy Instruction (2013) của Taffy E Raphael, Elfrieda H

Hiebert , Every child a reader – Applying reading research in the classroom

(2014) của Elfieda H Hiebert, P David Pearson, Barbara M Taylor, Virginia

Richardson, Scott G Paris, Giáo trình phương pháp dạy đọc văn bản (2015)

của Nguyễn Thị Hồng Nam, Dương Thị Hồng Hiếu Các công trình này đã đưa

ra những quy trình, mô hình, phương pháp dạy đọc hiểu văn bản theo hướng

Trang 22

phát triển năng lực Từ những công trình này, chúng tôi chọn đi sâu vào hướng triển khai bài dạy theo phương pháp Câu lạc bộ đọc sách và dạy học theo

dự án

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này đó là tổng hợp một khung lý thuyết làm cơ sở cho việc thiết kế giáo án dạy đọc hiểu văn bản dưới lăng kính phê bình nữ quyền, đồng thời khảo sát thực tiễn để cho thấy mức độ khả thi và ý nghĩa của việc dạy đọc hiểu văn bản qua lăng kính phê bình nữ quyền

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động dạy đọc – hiểu văn bản ở trường THPT qua lăng kính phê bình nữ quyền

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động đạy đọc hiểu văn bản ở trường THPT qua lăng kính nữ

quyền, giới hạn trong bộ môn Ngữ văn khối 10

Việc chọn lựa văn bản để thiết kế đảm bảo yêu cầu về đọc hiểu theo đặc trưng thể loại và đọc hiểu qua lăng kính phê bình nữ quyền.Văn bản để thiết kế bài dạy sẽ được chọn trên 2 tiêu chí: những văn bản xem nữ giới như người đọc thụ hưởng những văn bản viết dưới tư tưởng nam quyền (dùng lăng kính phê bình nữ quyền để đọc lại các văn bản viết dưới tư tưởng nam quyền); những văn bản xem nữ giới như người viết và kiến tạo thế giới nghệ thuật dưới lăng kính nữ giới (Tiếp cận tư tưởng phê bình nữ quyền từ những văn bản trực tiếp viết dưới lăng kính phê bình nữ quyền) Trong luận văn này, chúng tôi giới hạn

trong ba văn bản được lựa chọn: Phụ nữ Việt Nam và những định kiến vô hình (Văn bản thông tin), Thương vợ (văn bản thơ), Ngàn mặt trời rực rỡ (văn bản

truyện)

Về chủ nghĩa nữ quyền, đây là một trào lưu rộng khắp và có tầm ảnh hưởng toàn cầu, tuy vậy, luận văn của chúng tôi khảo sát chủ yếu vấn đề nữ

Trang 23

quyền và phê bình nữ quyền tại Mỹ và Anh trên mô hình ba làn sóng nữ quyền, bởi vì đây là cái nôi của phong trào nữ quyền, cũng như là nơi có các thành tựu

về tư tưởng, văn học, chính trị xã hội tiêu biểu

Về ý nghĩa của việc ứng dụng tinh thần sư phạm nữ quyền vào dạy đọc hiểu văn bản, chúng tôi tập trung vào ý nghĩa giải định kiến Bởi vì vấn đề định kiến là vấn đề cốt lõi, căn bản của bất bình đẳng giới Giải quyết được vấn đề định kiến (căn bản thông qua giáo dục), ta sẽ có cơ sở giải quyết các vấn đề khác như hành vi, ứng xử của học sinh, vấn đề bạo lực học đường dựa trên việc phân biệt đối xử về giới

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Chủ yếu sử dụng ở chương 1 và chương 2 Ở đây, trên cơ sở tài liệu thu thập được về lý thuyết phân tích diễn ngôn và tiếp nhận phản hồi người đọc (chương 1), lý thuyết phê bình nữ quyền (Chương 2), chúng tôi phân tích các khía cạnh luận điểm của từng loại lý thuyết, từ đó vận dụng vào lý giải cho tầm quan trọng của việc dạy đọc – hiểu văn bản dưới lăng kính phê bình văn học nói chung và dưới lăng kính phê bình nữ quyền nói riêng

5.2 Phương pháp hệ thống

Ở chương 1, trên cơ sở các tài liệu thu thập được về lý thuyết phê bình

nữ quyền, chúng tôi khái quát lại lịch sử tư tưởng phê bình nữ quyền thành thành một hệ thống dựa trên mô hình ba làn sóng, mỗi làn sóng khai thác trên hai phương diện đó là tiêu điểm đấu tranh và những văn bản quan trọng

Ở Chương 2, chúng tôi phân tách tinh thần sư phạm nữ quyền thành hệ thống: đặc điểm, quy tắc và sự tương thích của những yếu tố ấy trong hệ thống với nhau Chúng tôi cũng chỉ ra mối tương quan giữa khái niệm chủ nghĩa nữ quyền và tinh thần sư phạm nữ quyền, sự chuyển dịch từ chủ nghĩa nữ quyền sang sư phạm nữ quyền, và sau đó là việc mở rộng khái niệm sư phạm nữ quyền

Trang 24

ra khỏi địa hạt giảng dạy về nữ quyền để trở thành một tinh thần sư phạm khai phóng

Ở Chương 3, chúng tôi thiết kế bài dạy đọc hiểu văn bản qua lăng kính phê bình nữ quyền thành hệ thống văn bản, mỗi văn bản lại được thiết kế thành

hệ thống các câu hỏi đọc hiểu phân theo cấp độ tư duy của thang Bloom Các

hệ thống phương pháp dạy học cũng được đề xuất để ứng dụng vào dạy học, trên tiêu chí đảm bảo sự tích cực chủ động của bài dạy, đảm bảo tính tích hợp

và đảm bảo sự tương thích với tinh thần sư phạm nữ quyền

Có thể thấy, kết cấu toàn bộ luận văn được trình bày theo quan điểm hệ thống Chương 1 là cơ sở lí luận văn học Chương 2 là cơ sở giáo dục học, là cầu nối giữa lí luận và thực tiễn Chương 3 là ứng dụng lí thuyết vào thực tiễn

để thiết kế bài dạy cụ thể

5.3 Phương pháp loại hình

Chủ yếu sử dụng ở Chương 1 và Chương 2 Ở Chương 1, chúng tôi dùng phương pháp loại hình để phân loại các khuynh hướng của chủ nghĩa nữ quyền, cũng như các hệ hình phê bình nữ quyền Ở Chương 2, chúng tôi dùng phương pháp loại hình để cho thấy các hình thức định kiến, các loại hành vi phân biệt đối xử dựa trên định kiến giới và tác hại của chúng

5.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Luận văn vận dụng các kiến thức về lí luận văn học và giáo dục học để bước đầu đưa ra được những cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc dạy đọc hiểu văn bản qua lăng kính phê bình nữ quyền

5.5 Phương pháp phê bình nữ quyền

Trên cơ sở khái quát, tổng hợp hai hệ hình của phê bình nữ quyền đó là xem phụ nữ như một nhân vật văn học và xem phụ nữ như một ý thức sáng tạo đặc thì (gynocritics), chúng tôi ứng dụng những cách đọc này vào việc giải mã văn bản dưới lăng kính phê bình nữ quyền (chương 1), cũng như dùng những

Trang 25

cách đọc này để lý giải các hiện tượng văn học, từ đó làm cơ sở thiết kế bài dạy (Chương 2 và Chương 3)

6 Đóng góp mới của đề tài

Về ý nghĩa khoa học, đề tài đóp góp khung cơ sở lí luận, chủ yếu là về

lý thuyết nữ quyền, phê bình nữ quyền và tinh thần sư phạm nữ quyền để thiết

kế bài dạy đọc – hiểu văn bản qua lăng kính phê bình nữ quyền

Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài phân tích tính khả thi của hướng tiếp cận đọc hiểu văn bản qua lăng kính phê bình nữ quyền căn cứ trên chương trình Ngữ văn 2018, những đòi hỏi từ thực tế; từ đó thiết kế một bài dạy theo định hướng này và đề xuất các hướng khả thi để giảng dạy

7 Bố cục của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 03 chương:

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ PHÊ BÌNH

NỮ QUYỀN

Chương này tập trung làm rõ một số vấn đề về lí thuyết, khái quát một

số nét cơ bản về chủ nghĩa nữ quyền và phê bình nữ quyền Những nội dung trong Chương 1 sẽ là cơ sở lí luận định hướng để thiết kế bài dạy trong Chương 3

CHƯƠNG 2: TINH THẦN SƯ PHẠM NỮ QUYỀN VÀ DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Chương này tập trung làm rõ một số cơ sở thực tiễn để thiết kế bài dạy đọc hiểu văn bản dưới lăng kính phê bình nữ quyền Chương này tập trung trình bày về khái niệm chủ chốt “tinh thần sư phạm nữ quyền” (feminist pedagogy) như một cầu nối giữa lý thuyết nữ quyền và hoạt động dạy học Ngoài ra, Chương 2 còn trả lời cho câu hỏi: Tại sao nên ứng dụng tinh thần sư phạm nữ quyền vào hoạt động dạy đọc hiểu văn bản? Cuối cùng, Chương 2 phân tích những điều kiện thực tiễn, như yêu cầu từ xã hội, độ mở và tính tương thích của

Trang 26

chương trình Ngữ văn 2018 để cho thấy tính khả thi của việc dạy đọc hiểu văn bản dưới lăng kính phê bình nữ quyền

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BÀI DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỐ THÔNG DƯỚI LĂNG KÍNH PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN

Từ những cơ sở lí thuyết và thực tiễn đã được phân tích ở hai chương đầu, Chương 3 đề xuất một cấu trúc bài học dạy đọc – hiểu văn bản dưới lăng kính phê bình (được thiết kế cho chương trình Ngữ văn 10, căn cứ vào mục tiêu cần đạt của chương trình Ngữ văn 2018) Từ cấu trúc bài học ấy, chúng tôi đề xuất hướng giảng dạy các văn bản đọc và hai hướng dạy tích hợp đó là dạy học qua dự án và câu lạc bộ đọc sách

Trang 27

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN

VÀ PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN

1.1 Một số khái niệm quan trọng

Chủ nghĩa nữ quyền (feminism)

Có nhiều quan niệm về chủ nghĩa nữ quyền:

“Nữ quyền là một cách nhìn thế giới, mà phụ nữ chiếm lĩnh từ góc

độ của phụ nữ Trọng tâm của nó là khái niệm chế độ phụ quyền,

có thể được mô tả như một hệ thống nam quyền, áp bức phụ nữ thông qua các thể chế xã hội, chính trị và kinh tế của nó” (Susan

Osborne, 2001)

Nữ quyền: niềm tin vào bình đẳng xã hội, kinh tế và chính trị của

hai giới (Laura Brunell, 2002)

nghĩa của nó thường gây tranh cãi Ví dụ, một số nhà văn sử dụng thuật ngữ “nữ quyền” để chỉ một phong trào chính trị cụ thể trong lịch sử ở Hoa Kỳ và Châu Âu; các nhà văn khác sử dụng nó để chỉ niềm tin rằng có những bất công đối với phụ nữ”

(Stanford Encyclopedia of Philosophy, 2018)

Như vậy, có hai cách hiểu phổ biến về “nữ quyền” Một là định nghĩa

“nữ quyền” như một trào lưu đấu tranh chính trị để đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ Hai là “nữ quyền” là một hệ tư tưởng khảo sát nguồn gốc sự áp bức phụ nữ trong xã hội và đề ra các giải pháp để giải phóng phụ nữ Cách hiểu thứ hai rộng hơn và hướng vào bản chất vấn đề hơn, bởi nữ quyền không đơn giản

là “quyền của phụ nữ” (hiểu như vậy sẽ dễ dàng lầm tưởng đòi nữ quyền tức là tước bỏ quyền của nam giới), mà nó còn là sự phân tích đào sâu vào hệ thống quyền lực và ý thức hệ gia trưởng, để phân tích, lý giải những nguyên nhân tạo

Trang 28

ra bất bình đẳng giới Kết quả của tư tưởng nữ quyền, do đó, không chỉ là việc đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, mà còn giúp phá vỡ những định kiến ràng buộc nam giới, và do đó hướng đến việc xoá bỏ bất bình đẳng giới, để mọi người, bất kể giới tính nào, được sống là chính mình

Trong luận văn này, chúng tôi chọn cách hiểu thứ hai Khái niệm “nữ quyền” không chỉ giới hạn trong các phong trào đấu tranh xã hội, mà ứng dụng

cả trong lĩnh vực văn học, giáo dục

Phê bình nữ quyền (feminist critism)

Phê bình nữ quyền là một lý thuyết văn học quan tâm đến những cách thức mà văn học (và các tác phẩm văn hóa khác) củng cố hoặc làm suy yếu sự

áp bức về kinh tế, chính trị, xã hội và tâm lý đối với phụ nữ" (Lois Tyson, 2006)

Theo Lois Tyson, phê bình nữ quyền quan tâm đến một số câu hỏi chính như sau (Lois Tyson, 2006):

 Mối quan hệ giữa nam và nữ được miêu tả như thế nào?

 Mối quan hệ quyền lực giữa nam và nữ (hoặc các nhân vật đảm nhận vai nam/nữ) là gì?

 Vai trò của nam và nữ được xác định như thế nào?

 Điều gì tạo nên nam tính và nữ tính?

 Làm thế nào để các nhân vật thể hiện những đặc điểm này?

 Các nhân vật có mang những đặc điểm từ giới tính khác nhau không? Điều đó được thể hiện thế nào? Điều này thay đổi phản ứng của người khác đối với họ như thế nào?

 Tác phẩm tiết lộ điều gì về hoạt động (kinh tế, chính trị, xã hội hoặc tâm lý) của chế độ phụ quyền?

 Tác phẩm ám chỉ điều gì về khả năng của liên hiệp phụ nữ (sisterhoods) như một phương thức chống lại chế độ phụ hệ?

Trang 29

 Tác phẩm nói gì về sự sáng tạo của phụ nữ?

 Lịch sử đón nhận tác phẩm của công chúng và các nhà phê bình cho chúng ta biết điều gì về hoạt động của chế độ gia trưởng?

 Tác phẩm có vai trò gì đối với lịch sử văn học phụ nữ và truyền thống văn học?

Giới tính (sex) và phái tính (gender)

Giới tính (sex) là giới tính sinh học của một người, được xác định dựa vào bộ phận sinh dục bẩm sinh của người đó, để chia ra nam (male), nữ (female) hay liên giới tính (intersex) Phái tính (gender) là các đặc điểm của phụ nữ, nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai được xây dựng về mặt xã hội Phái tính này bao gồm các chuẩn mực, hành vi và vai trò liên quan đến việc trở thành phụ nữ, đàn ông, con gái hay con trai, cũng như mối quan hệ của các yếu tố ấy Là một cấu trúc xã hội, phái tính khác nhau giữa các xã hội và có thể thay đổi theo thời gian

Nhóm tác giả Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoàng trong

Định kiến và phân biệt đối xử theo giới – một số vấn đề lí luận và thực tiễn đã

phân biệt khái niệm giới tính và phái tính như sau:

Bảng 1.1 Phân biệt giới tính và phái tính (Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân

Dung, Đỗ Hoàng, 2006):

Sinh ra đã được quy định là nam giới

hay phụ nữ (mang tính bẩm sinh, di

truyền, sinh học)

Không tự nhiên có những phẩm chất, năng lực của phụ nữ hay nam giới (mang tính xã hội, do học tập từ gia đình và xã hội)

Đồng nhất những đặc điểm giải phẫu,

sinh lý tạo nên nam giới hay phụ nữ

(ở mọi nơi đều giống nhau, ở mọi

Đa dạng về các phẩm chất, năng lực hoặc kỳ vọng mà xã hội chờ đợi ở phụ

Trang 30

Giới tính (Sex) Phái tính (Gender)

người nam và người nữ, trong mọi

không gian và thời gian)

nữ hay nam giới (khác nhau giữa các

xã hội, vùng miền, nền văn hoá) Không thay đổi: những đặc điểm sinh

học tạo nên người đàn ông khó có thể

xuất hiện ở phụ nữ (và ngược lại)

-Chỉ phụ nữ mới sinh con và cho con

-Nam giới có thể dịu dàng, phụ nữ có thể mạnh mẽ

-Phụ nữ có thể làm Thủ tướng và là nhà bác học Nam giới có thể nấu nướng và chăm sóc con cái tốt

1.2 Một số nét chính về chủ nghĩa nữ quyền

1.2.1 Những làn sóng đấu tranh nữ quyền

1.2.1.1 Khởi nguồn của tư tưởng nữ quyền

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khởi nguồn của tư tưởng nữ quyền chính

là từ văn bản “Quyền của phụ nữ” (A Vindication of the Rights of Women)

của Mary Wollstonecraft ra đời năm 1791 Wollstonecraft viết Quyền của phụ

nữ sau khi đọc báo cáo năm 1791 của Charles Maurice de Talleyrand-Périgord gửi Quốc hội Pháp, trong đó nói rằng phụ nữ chỉ nên được hưởng giáo dục tại gia (private education), trong khi nam giới được hưởng giáo dục cộng đồng (public education)

Đóng góp lớn nhất của Mary Wollstonecraft trong Quyền của phụ nữ chính là luận điểm đòi quyền được giáo dục cho phụ nữ Chống lại những định kiến đương thời cho rằng phụ nữ quá nhạy cảm và cảm tính, không đủ tỉnh táo

để suy nghĩ lý trí và tư duy trừu tượng, Mary Wollstonecraft khẳng định rằng

Trang 31

phụ nữ nên được giáo dục một cách hợp lý để họ có cơ hội đóng góp cho xã hội Bà đã lập luận quan điểm này trong cuốn sách ứng xử của riêng mình,

Những suy nghĩ về việc giáo dục con gái (1787), trong cuốn sách dành cho trẻ

em của bà, Những câu chuyện gốc từ đời thực (1788), cũng như trong Quyền

của phụ nữ

Đóng góp khác của Mary Wollstonecraft đó là khẳng định sự bình đẳng của nam giới và nữ giới trong hôn nhân, từ đó bác bỏ những tiêu chuẩn kép về tình dục mà nam giới ấn định lên nữ giới, những tiêu chuẩn kép mà theo bà, đã biến hôn nhân trở thành “hành vi mại dâm được pháp luật cho phép” (Susan Osborne, 2001) Bà lập luận rằng nam giới và nữ giới đều bình đẳng trong mắt Chúa Trời, và do đó họ phải tuân theo cùng một luật đạo đức Theo bà, nam và

nữ bình đẳng trong các vấn đề quan trọng của đời sống Điều này ngụ ý rằng,

cả nam và nữ đều cần tuần theo những quy định đạo dức trong hôn nhân, đều cần giữ những phẩm chất đã được quy định và tôn trọng sự tôn nghiêm của hôn nhân

Tuy thế, trong “Quyền của phụ nữ”, vấn đề đấu tranh cho quyền bình đẳng giới chưa được đặt ra một cách triệt để Cụ thể, khi xem xét nam giới và

nữ giới đều như nhau dưới mắt Chúa Trời và kết luận nam giới và nữ giới cần tuân theo bộ luật đạo đức như nhau, vô hình trung Mary Wollstonecraft đã không đề cập đến sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới cũng như cách thức những sự khác biệt ấy dẫn đến sự phân biệt đối xử với nữ giới Vả lại, cái gọi

là “dưới mắt Chúa Trời” và “bộ luật đạo đức” vốn là sản phẩm của hệ tư tưởng phụ quyền thống trị suốt chiều dài lịch sử Các trào lưu nữ quyền sau này đặt nền tảng trên quan điểm rằng lịch sử xã hội bị thống trị bởi tư tưởng nam quyền

và vốn đã bất công với phụ nữ Trong tình thế vốn bất công, việc đòi hỏi ứng

xử như nhau giữa nam và nữ, thực chất chính là duy trì sự bất công với nữ giới Bên cạnh đó, mặc dù Mary bác bỏ định kiến cho rằng nữ giới không có khả năng tư duy lý trí và đòi quyền học tập cho phụ nữ, bà vẫn phê phán những

Trang 32

người phụ nữ quá nhạy cảm, cảm tính và cho rằng những phụ nữ ấy không thể tạo nên sự văn minh; cũng như bà đã thừa nhận sự vượt trội của nam giới về lý trí Quan niệm này thực chất vẫn nằm trong khung định kiến phân chia nhị nguyên Nam (lí tính – mạnh mẽ) – Nữ (cảm tính – yếu đuối), vẫn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phụ quyền và chưa nhìn nhận đúng mức những giá trị riêng của phụ nữ Khi đề cập đến sự bình đẳng giữa nam và nữ, Mary Wollstonecraft

có xu hướng đề cập đến khái niệm “phụ nữ” trừu tượng, chứ không phải đối tượng phụ nữ cụ thể, và bà đòi quyền bình đẳng giữa nam và nữ trên phương diện như những con người, chứ không phải xét trên bản thể giới, sự thống trị quyền lực và những áp bức về giới

Những tư tưởng của Mary Wollstonecraft đặt trong bối cảnh thế kỉ XVIII thật sự có tính cách mạng, và những lập luận của bà đã đặt những nền móng vững chắc cho các tư tưởng nữ quyền sau này

1.2.1.2 Làn sóng thứ nhất (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

Tiêu điểm đấu tranh

Tiêu điểm đấu tranh của làn sóng thứ nhất chính là đòi những quyền cơ bản cho phụ nữ, trong đó đặc biệt là quyền bầu cử Quyền bầu cử là tiêu điểm chính của cuộc đấu tranh bởi vì nếu phụ nữ giành được, nó sẽ đảm bảo cho tất

cả những quyền khác của họ

Làn sóng đầu tiên về cơ bản bắt đầu từ hội nghị Seneca Falls năm 1848, được tổ chức bởi Lucretia Mott và Elizabeth Cady Stanton Tại đây, gần 200 phụ nữ đã gặp nhau tại một nhà thờ ở ngoại ô New York để thảo luận về “điều kiện xã hội, dân sự và tôn giáo và quyền của phụ nữ” Những người tham dự

đã thảo luận về những bất bình của họ và thông qua danh sách 12 nghị quyết kêu gọi các quyền bình đẳng cụ thể - bao gồm quyền bỏ phiếu

Mặc cho những đóng góp to lớn của phụ nữ da màu đối với phong trào phụ nữ, phong trào của Elizabeth Cady Stanton và Susan B Anthony cuối cùng

đã trở thành một phong trào dành riêng cho phụ nữ da trắng Nguyên nhân của

Trang 33

việc này bắt đầu từ sự kiện thông qua Tu chính án thứ 15 vào năm 1870, cho phép đàn ông da đen quyền bầu cử Việc này đặt địa vị của phụ nữ da trắng ở

vị trí thua kém người đàn ông da đen, và trở thành động lực thúc đẩy họ tham gia vào các phong trào chính trị đòi quyền bầu của cho phụ nữ Cũng chính sự phân biệt giữa phụ nữ - nam giới, da trắng – da đen đã khiến phong trào đòi quyền bầu của này loại trừ vai trò của phụ nữ da đen, trở thành phong trào dành cho phụ nữ da trắng chủ yếu thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu Trong hội nghị Seneca Falls, những người tham gia là phụ nữ da trắng trung lưu và thượng lưu Không có phụ nữ da đen nào được mời tham dự hội nghị

Mặc dù phụ nữ da màu vắng mặt tại hội nghị Seneca Falls và gần như bị gạt ra ngoài rìa trong các phong trào đấu tranh, thì thực tế các nhà hoạt động

nữ quyền da màu vẫn có những tiếng nói đáng kể Vào tháng 5 năm 1851, nhà hoạt động theo chủ nghĩa bãi nô người Mỹ gốc Phi Sojourner Truth đã phát biểu tại một hội nghị về quyền của phụ nữ ở Akron, Ohio Trong bài phát biểu nổi tiếng của mình về việc xóa bỏ chế độ nô lệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ, Truth bị cho là đã lộ ngực và tuyên bố, "Tôi không phải là phụ nữ sao?" Đây

có thể xem là một tuyên ngôn khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ da màu, khẳng định vị thế của họ trong phong trào đòi quyền cơ bản cho phụ nữ Cũng cần nhận thấy, trong phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, gánh nặng của phụ nữ da màu là nặng nề hơn, do họ là nạn nhân của cả sự phân biệt giới tính và sự phân biệt chủng tộc

Bất chấp vấn đề về phân biệt chủng tộc, phong trào phụ nữ đã phát triển các mục tiêu cấp tiến cho các thành viên của nó Những người đi đầu tranh đấu không chỉ vì quyền bầu cử của phụ nữ da trắng mà còn giành cơ hội bình đẳng

về giáo dục và việc làm cũng như quyền sở hữu tài sản Thành tựu của làn sóng đấu tranh nữ quyền thứ nhất chính là Tu chính án thứ 19 Năm 1920, Quốc hội

Mỹ thông qua Tu chính án thứ 19 cho phép phụ nữ có quyền bầu cử Về lý

Trang 34

thuyết, nó trao quyền cho phụ nữ thuộc mọi chủng tộc, nhưng trên thực tế, phụ

nữ da đen vẫn khó bỏ phiếu, đặc biệt là ở miền Nam nước Mỹ

Tu chính án thứ 19 là thành tựu lập pháp lớn của làn sóng đầu tiên Mặc

dù các nhóm cá nhân vẫn tiếp tục hoạt động - vì quyền tự do sinh sản, bình đẳng trong giáo dục và việc làm, vì quyền bầu cử cho phụ nữ da đen - toàn bộ phong trào đã bắt đầu manh nha Sau khi giành được quyền bầu cử, phong trào không còn có một mục tiêu thống nhất với động lực văn hóa mạnh mẽ đằng sau

nó, và nó sẽ không tìm được mục tiêu khác cho đến khi làn sóng thứ hai bắt đầu bùng nổ vào những năm 1960

Văn bản quan trọng

Declaration of Rights and Sentiments: Văn bản phác thảo, tuyên bố

những quyền mà phụ nữ được hưởng dưới tư cách công dân, được kí kết trong hội nghị Seneca Falls ở New York Nó lập luận rằng phụ nữ bị áp bức bởi chính phủ và xã hội gia trưởng mà họ là một bộ phận Sau đó, văn bản liệt kê 16 biểu hiện của sự áp bức này, bao gồm cả việc phụ nữ thiếu quyền bầu cử, sự tham gia và đại diện trong chính phủ; phụ nữ thiếu quyền sở hữu trong hôn nhân; bất bình đẳng trong luật ly hôn; và bất bình đẳng về giáo dục và cơ hội việc làm Tài liệu khẳng định rằng phụ nữ được coi là công dân đầy đủ của Hoa Kỳ và được cấp tất cả các quyền và đặc quyền như nam giới Văn bản này được xem

là một trong những tuyên bố đầu tiên về sự đàn áp chính trị và xã hội đối với phụ nữ Mỹ, đã đánh dấu sự khởi đầu của phong trào bảo vệ quyền phụ nữ ở Hoa Kỳ

“An’t I a woman” của Sojourner Truth: Mặc dù tham gia và đóng góp

rất nhiều cho các phong trào nữ quyền, phụ nữ da đen hiếm khi được công nhận Susan B Anthony và Elizabeth Cady Stanton, hai nhà tiên phong trong phong

trào nữ quyền đã cùng nhau viết cuốn Lịch sử phụ nữ đau khổ được xuất bản

vào năm 1881, tuy vậy, cuốn sách không ghi nhận xứng đáng công lao của phụ

nữ da đen Sojourner Truth trở thành một người ủng hộ có ảnh hưởng cho phong

Trang 35

trào đấu tranh vì quyền của phụ nữ Năm 1851, bà đọc bài phát biểu này tại đại hội quyền phụ nữ ở Akron, Ohio Phụ nữ da đen vào thời điểm này đã bắt đầu trở nên có quyền lực và quyết đoán, lên tiếng về những bất bình đẳng Truth nói về cách mình và những phụ nữ khác, có khả năng làm việc nhiều như nam giới, sau khi có 13 đứa con Bài phát biểu này là một trong những nguyên nhân giup phụ nữ da trắng và da đen trở nên gần gũi hơn trong việc hướng tới đấu tranh cho mục đích chung

“A Room of One’s Own” của Virginia Woolf: Là văn bản đặt nhiều nền

móng quan trọng cho tư tưởng nữ quyền và phê bình nữ quyền Lấy hình tượng

“căn phòng riêng” làm trung tâm, Virginia Woolf đề cập đến nhưng vấn đề căn bản trong sáng tác văn học nữ như là: vai trò của nữ giới với văn học; những điều kiện cần và đủ để phụ nữ có thể sáng tác; liệu rằng phụ nữ có thể làm nên những kiệt tác văn chương Hình tượng “căn phòng riêng” có hai cách hiểu Trước hết, đó là một không gian cá nhân, biệt lập của riêng phụ nữ, nơi người phụ nữ được tự do, tự chủ Ở cách hiểu này, “căn phòng riêng” đối lập với “căn phòng khách” – không gian sáng tạo đầy trở lực với các tác giả nữ kinh điển trước đó như Jane Austen, Charlotte Bronte Khi nhắc đến các tác giả nữ này, một mặt Virginia Woolf bày tỏ lòng khâm phục trước những thành tựu của họ,

dù cho họ phải sáng tác trong hoàn cảnh phụ nữ bị từ chối quyền riêng tư để có

đủ khả năng viết tốt và tự do, mặt khác bà đòi hỏi người phụ nữ cần có một không gian riêng để có thể tự do sáng tạo Ở cách hiểu thứ hai, “căn phòng riêng” chính là thế giới tinh thần, một không gian văn hoá, tâm linh nơi người phụ nữ được sống đúng với bản sắc của mình Từ hai cách hiểu trên, Virginia Woolf đòi hỏi cần có những điều kiện cần về vật chất để phụ nữ thoát khỏi sự

lệ thuộc và có thể tự do sáng tạo, đồng thời bản thân mỗi tác giả nữ cũng cần làm phong phú tâm hồn mình, nhận diện và phát triển một “căn phòng riêng” phong phú và đầy giá trị trong thế giới nội tâm Đây được xem là tác phẩm kinh

Trang 36

điển của phê bình nữ quyền và có sức ảnh hưởng lớn trong làn sóng đấu tranh

nữ quyền thứ nhất

1.2.1.3 Làn sóng thứ hai (thập kỉ 60 đến thập kỉ 80)

Tiêu điểm đấu tranh

Tiêu điểm đấu tranh của làn sóng thứ hai đó là đòi quyền bình đẳng văn hoá xã hội như quyền sở hữu tài sản, vai trò trong gia đình, quyền sinh sản và những bất bình đẳng trên thực tế cũng như trên pháp lý.…

Làn sóng nữ quyền thứ hai bắt đầu với The Feminine Mystique của Betty Friedan, ra mắt vào năm 1963 Cuốn sách đã bán được 3 triệu bản trong ba năm Trong tác phẩm của mình, Betty Friedan chống lại “vấn đề không có tên” đó là

sự phân biệt giới tính có hệ thống đã quy định người phụ nữ phải có bổn phận làm một bà nội trợ, và nếu họ không hạnh phúc với bổn phận ấy thì là do họ hư hỏng Betty Friedan, bằng những lập luận sắc sảo của mình, đã giải định kiến

“bí ẩn nữ tính” và thông qua hình tượng “bà nội trợ tuyệt vọng”, cuốn sách của

bà đã có ảnh hưởng sâu rộng, thức tỉnh nữ giới về những giới hạn mà xã hội gia trưởng đang kìm hãm họ Và một khi 3 triệu độc giả nhận ra rằng họ đang tức giận, nữ quyền lại một lần nữa có động lực văn hóa đằng sau nó Lúc này, các phong trào nữ quyền tìm được mục tiêu thống nhất, không chỉ đòi quyền bình đẳng về phương diện chính trị (như làn sóng thứ nhất đã làm), họ còn đòi quyền bình đẳng trên phương diện văn hoá xã hội

“Cá nhân là chính trị” (personal is political) đã trở thành tôn chỉ hoạt động của làn sóng đấu tranh thứ hai Các cuộc đấu tranh của phụ nữ cho thấy những vấn đề tưởng như là riêng lẻ và vụn vặt - về tình dục và các mối quan

hệ, khả năng tiếp cận phá thai và lao động giúp việc gia đình - thực tế là mang tính hệ thống và chính trị Những bất công đối với phụ nữ xảy ra trong đời sống văn hoá, xã hội, trong các chính sách nhà nước đều bắt nguồn từ ý thức hệ gia trưởng và những tín điều đã hợp thức hoá những sự bất công với nữ giới

Trang 37

Chính vì vậy, phụ nữ đấu tranh giành lại những quyền bình đẳng về văn hoá xã hội của họ Trước hết là quyền được sử dụng các biện pháp phá thai Nhận thấy lợi thế của việc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thông qua việc phê duyệt việc sử dụng biện pháp kiểm soát sinh sản vào năm 1960, các nhà nữ quyền tự do đã hành động trong việc tạo ra các bảng và hội thảo với mục tiêu thúc đẩy nâng cao ý thức ở những phụ nữ có hoạt động tình dục Các hội thảo này cũng chú ý đến các vấn đề như bệnh hoa liễu và phá thai an toàn Các nhà nữ quyền cấp tiến cũng tham gia nỗ lực này để nâng cao nhận thức của phụ nữ trong độ tuổi hoạt động tình dục Trong khi ủng hộ "Phong trào Tình yêu Tự do" vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, các phụ nữ trẻ trong khuôn viên trường đại học đã phân phát các cuốn sách nhỏ về kiểm soát sinh sản, các bệnh tình dục, phá thai và sống thử

Phong trào nữ quyền làn sóng thứ hai cũng có lập trường mạnh mẽ chống lại bạo lực thể chất và tấn công tình dục với phụ nữ ở cả gia đình và nơi làm việc Năm 1968, NOW đã vận động thành công Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng để thông qua một sửa đổi đối với Tiêu đề VII của Đạo luật Quyền Công dân năm 1964, ngăn chặn sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính tại nơi làm việc

Sự chú ý này đến quyền của phụ nữ tại nơi làm việc cũng đã thúc đẩy EEOC

bổ sung quấy rối tình dục vào "Hướng dẫn về Phân biệt đối xử", do đó, cho phép phụ nữ có quyền báo cáo sếp và đồng nghiệp của họ về hành vi tấn công tình dục

Phong trào đã giành được một số thắng lợi lớn về lập pháp và pháp lý: Đạo luật Trả lương Bình đẳng năm 1963 về mặt lý thuyết đã đặt ra ngoài vòng pháp luật khoảng cách lương theo giới; một loạt các vụ án mang tính bước ngoặt của Tòa án tối cao trong những năm 60 và 70 đã trao cho phụ nữ đã kết hôn và chưa kết hôn quyền sử dụng biện pháp tránh thai; Tiêu đề IX (Luật dân quyền liên bang Hoa Kì) trao cho phụ nữ quyền bình đẳng giáo dục; và năm 1973, án

lệ Roe v Wade bảo đảm quyền tự do sinh sản cho phụ nữ

Trang 38

Không chỉ là các hoạt động đấu tranh văn hoá, xã hội, thành tựu của làn sóng nữ quyền thứ hai đó là việc thay đổi cách xã hội nghĩ về phụ nữ Làn sóng thứ hai quan tâm sâu sắc đến chủ nghĩa phân biệt giới tính đã ăn sâu một cách

hệ thống vào xã hội Chính ý thức hệ phụ quyền đã dựng nên hình ảnh người phụ nữ phải gắn với gia đình, luôn ở vị trí thấp kém hơn nam giới trong xã hội, đồng thời chính hệ tư tưởng này đã dựng lên vô vàn những định kiến để duy trì niềm tin về sự ưu trội của nam giới và sự thấp kém của nữ giới Cho nên, điều

mà các nhà hoạt động nữ quyền quan tâm, là truy vấn và giải định kiến với tất

cả niềm tin có tính chất phân biệt giới tính Một trong những biểu hiện của quá trình này đó là việc chống lại sự vật thể hoá, tình dục hoá hình ảnh phụ nữ Năm

1968 đã nổ ra một cuộc biểu tình chống lại cuộc thi hoa hậu Mỹ - vốn bị các nhà nữ quyền xem là sự kiện duy trì sự bất bình đẳng với nữ giới Như một phần của cuộc biểu tình, những người tham gia đã vứt đi tất cả các vật dụng mà

họ cho rằng là biểu tượng của quá trình vật hoá người phụ nữ, như là áo nịt ngực và những bản in của tạp chí Playboy

Về vấn đề phân biệt chủng tộc, làn sóng thứ hai cũng quan tâm đến phụ

nữ da màu hơn so với làn sóng thứ nhất Phong trào phụ nữ phát triển từ các phong trào dân quyền chống tư bản chủ nghĩa và phân biệt chủng tộc Tuy vậy, phụ nữ da đen dần cảm thấy mình xa cách với các nền tảng trung tâm của phong trào phụ nữ chính thống Nguyên nhân của việc này là do khác biệt về mục đích đấu tranh giữa phụ nữ da trắng và da màu Mặc dù việc giành được quyền lao động bên ngoài gia đình là thành tựu lớn của làn sóng đấu tranh thứ hai, thế nhưng đó lại không phải mối quan tâm chính của phụ nữ da màu, bởi vì rất nhiều người trong số họ đã phải làm việc bên ngoài để kiếm sống Và mặc dù

cả phụ nữ da màu và da trắng đều quan tâm đến quyền tự do sinh sản, phụ nữ

da màu muốn đấu tranh cho không chỉ quyền được sử dụng các biện pháp phá thai, mà còn là đấu tranh để dừng lại đạo luật triệt sản cưỡng bức – điều này lại

Trang 39

không phải là dòng chính trong các hoạt động đấu tranh nữ quyền ở làn sóng thứ hai

Trong quá trình đấu tranh nữ quyền ở làn sóng thứ hai, tư tưởng nữ quyền liên tục chịu sự công kích từ hệ tư tưởng nam quyền Hệ quả là hình ảnh người ủng hộ nữ quyền tức giận, căm thù đàn ông và kinh điển đã được dựng nên như một vũ khí chống lại các nhà nữ quyền, và thậm chí hình ảnh này vẫn còn ảnh hưởng đến cách một số người hiểu về nữ quyền hiện nay Tuy vậy, nó cũng sẽ trở thành nền tảng cho cách làn sóng thứ ba tự định vị khi nó xuất hiện

Văn bản quan trọng

Second Sex của Simone de Bauvoir: Được coi là một trong những văn

bản quan trọng nhất của nữ quyền hiện đại, đây là một nghiên cứu chặt chẽ về

vị trí của phụ nữ trong xã hội hiện đại Xem xét lịch sử, triết học, sinh thái học, sinh học và văn học, de Beauvoir kết luận rằng phụ nữ không được sinh ra để

có vị trí của họ trong xã hội mà là do xã hội được xây dựng theo dòng phụ hệ, phụ nữ được định nghĩa là “khác” hơn nam giới và đã trở thành “giới tính thứ hai” Trong tác phẩm của mình, bà đã đưa ra những lập luận sắc bén để bác bỏ thuyết định mệnh sinh học vốn cho rằng sự phân định vai trò nữ giới như là

“giới tính thứ hai” được quy định bởi cơ thể sinh học của họ Bà lập luận rằng mặc dù cơ thể phụ nữ được cấu tạo cho chức năng mang thai và sinh con, nhưng thực tế không gì có quyền ép phụ nữ mang thai nếu họ không lựa chọn sinh con, và do đó cũng không gì có quyền giới hạn cơ hội của phụ nữ để bó buộc

họ với vai trò sinh con Bà cũng bác bỏ quan điểm “mặc cảm thiến hoạn” của Freud, và chỉ ra rằng cái gọi là “mặc cảm thiến hoạn” ở nữ giới không phải là bẩm sinh trong cấu trúc tâm lý, mà là do thụ hưởng của nền giáo dục ngay từ khoảnh khắc người lớn trao cho trẻ gái món đồ chơi là búp bê, và thông qua đó ngầm quy định vị thế xã hội của đứa bé Từ những lập luận đó, Simone de Bauvoir đã bác bỏ những nền tảng được xem là căn cốt của hệ tư tưởng phụ

Trang 40

quyền, từ đó tạo ra cơ sở để phát triển các tư tưởng nữ quyền, như một công cụ

vô cùng quan trọng để giải định kiến với nữ giới

The Feminine Mystique của Betty Friedan: được xem là văn bản khởi

đầu cho cuộc đấu tranh của làn sóng nữ quyền thứ hai Betty Friedan, bằng việc khảo sát hình tượng người nội trợ buồn khổ, thông qua việc báo chí xây dựng hình ảnh người phụ nữ và thông qua các cuộc phỏng vấn với những người phụ

nữ nội trợ luôn cảm thấy đau khổ, bí bách với những “vấn đề không tên” giày

vò họ, đã chỉ ra hệ thống tư tưởng phân biệt giới tính ăn sâu một cách có hệ thống vào xã hội Hệ tư tưởng phụ quyền với đầy những định kiến được tạo ra nhằm đảm bảo ưu thế của nam giới, đã bó buộc người phụ nữ trong vai trò bà nội trợ và bắt họ phải hạnh phúc với điều đó Người phụ nữ bị tiêm nhiễm những định kiến và tư tưởng ấy từ ấu thơ thông qua sự giáo dục, đã coi sự phân biệt đối xử là một sự thật hiển nhiên mà họ phải chấp nhận Hệ quả là, một mặt

tự trong sâu thẳm họ cảm thấy đau đớn trống rỗng vì đánh mất bản sắc, mặt khác họ hoang mang vì không nhận ra nguyên nhân của nỗi đau ấy, khi vẫn tin rằng vai trò người nội trợ là một lẽ đương nhiên Tác phẩm của Betty Friedan,

do đó như một sự thức tỉnh, nó giúp người phụ nữ thoát khỏi trạng thái mơ hồ của những nỗi đau và gọi tên chính xác vấn đề mà người phụ nữ gặp phải Sự thức tỉnh ấy chính là lực thúc đẩy lớn lao cho các phong trào nữ quyền bùng nổ trong suốt thập niên 60, 70, 80 của thế kỉ trước

1.2.1.4 Làn sóng thứ ba (từ thập kỉ 90 đến nay)

Tiêu điểm đấu tranh

Tiêu điểm đấu tranh của làn sóng thứ ba là tôn trọng sự khác biệt, từ giới tính đến chủng tộc, giai cấp, tính dục, cơ thể… Cơ sở hình thành làn sóng thứ

ba đó là thành tựu về kinh tế, cơ hội nghề nghiệp được xây dựng bởi các nhà

nữ quyền của thế hệ trước, và đặc biệt là sự xuất hiện của thế hệ X, mà nhiều nhà nữ quyền trong thế hệ X chính là con cháu của các nhà nữ quyền trong làn sóng thứ nhất và thứ hai

Ngày đăng: 08/06/2021, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w