1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)

140 6,2K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 841 KB

Nội dung

Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔN THỊ BÍCH

TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY

(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔN THỊ BÍCH

TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY

(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS ĐOÀN VĂN PHÚC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2009

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS - TS Đoàn Văn Phúc, là người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo Viện ngôn ngữ học, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và khoa Sau đại học, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi cũng xin được cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Cao Bằng đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu

Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2009

Học viên

Ngôn Thị Bích

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng có ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả

Ngôn Thị Bích

Trang 5

4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ 4

5 TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 5

6 CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9

1.1 KHÁI NIỆM VỀ HÌNH VỊ, TỪ, NGỮ VÀ NGHĨA 9

1.2.1 Khái niệm định danh 18

1.2.2 Đơn vị định danh và đơn vị miêu tả 19

1.3 VÀI NÉT VỀ NGƯỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM 19

1.3.1 Vài nét về người Tày ở Việt Nam 19

1.3.2 Vài nét về tiếng Tày ở Việt Nam 23

1.4 NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA 33

1.4.1 Khái niệm văn hóa 33

1.4.2 Quan hệ ngôn ngữ và văn hóa 35

1.5 TIỂU KẾT 36

Trang 6

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY

(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) 38

2.2.4 Đặc điểm phương thức định danh 45

2.2.5 Cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ chỉ lúa gạo 48

2.3 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO 49

2.3.1 Tình hình tư liệu 49

2.3.2 Đặc điểm cấu trúc từ 51

2.3.3 Đặc điểm ngữ nghĩa 54

2.3.4 Đặc điểm phương thức định danh 55

2.3.5 Cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ chỉ sản phẩm làm từ lúa gạo 58

2.4 SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY VÀ TIẾNG VIỆT 60

3.1 DẪN NHẬP 67

Trang 7

3.2 ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM

LÀM TỪ LÚA GẠO 67

3.2.1 Đặc điểm phương thức canh tác nông nghiệp 69

3.2.2 Văn hóa ẩm thực 70

3.2.3 Văn hóa ứng xử 78

3.2.4 Văn hóa tâm linh 80

3.3 NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA QUA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY VÀ TIẾNG VIỆT 90

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam là một trong những nước thuộc khu vực Đông Nam Á có nền văn minh nông nghiệp lúa nước điển hình Xã hội lúa nước Việt Nam đã để lại những dấu ấn nhất định trong ngôn ngữ, đó là kho tàng từ vựng hết sức phong phú phản ánh những tri thức của người Việt về một thế giới xung quanh cây lúa nước Đồng thời nền văn minh nông nghiệp của người Việt cũng là sự thể hiện rõ nhất của một nền văn hoá nông nghiệp lúa nước Văn hoá nông nghiệp lúa nước Việt Nam có những nét chung với các nền văn hoá lúa nước cùng khu vực, nhưng lại có những nét khu biệt rất riêng, làm thành bản sắc văn hoá Việt Nam

Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 53 dân tộc thiểu số Trong nền văn hoá đa dân tộc, đa ngôn ngữ đó, mỗi dân tộc anh em đều có bản sắc văn hoá riêng, tiếng nói riêng của mình Để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của mỗi dân tộc để đảm bảo tính đa dạng phong phú của nền văn hoá Việt Nam trong thời đại ngày nay Đồng thời, chúng ta cũng cần bảo tồn ngôn ngữ dân tộc vì nó là yếu tố quan trọng nhất của văn hóa, ghi nhận và bảo tồn giá trị văn hóa, tri thức của dân tộc đó

Trong số các dân tộc ít người ở Việt Nam, dân tộc Tày là một cộng đồng tộc người có số dân đông nhất, có hơn 1 triệu người Cư trú trên những cánh đồng màu mỡ ở các thung lũng trong đó có nhiều cánh đồng khá lớn như Hoà An, Tràng Định, Lạng Sơn, Phủ Thông, Bắc Quang, người Tày đã có một nền tảng kinh tế trồng lúa nước khá phát triển Việc trồng lúa nước thay cho việc trồng cây ăn củ và trồng lúa nương là đặc điểm văn hoá vật chất lớn nhất của người Tày Ở đấy bao gồm tất cả những nét nổi bật và đặc trưng về văn hoá vật chất như ăn, mặc, ở, trồng trọt, chăn nuôi… của người Tày Đặc

Trang 9

biệt là hệ thống từ ngữ biểu thị tên gọi của lúa, với các trạng thái, các sản phẩm, chế phẩm lúa gạo do con người tạo ra

Việc nghiên cứu tìm hiểu từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của người Tày thiết nghĩ là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc và phát huy bản sắc văn hoá của người Tày Mặt khác nó giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về một nét văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, góp phần làm phong phú thêm về mặt tư liệu văn hoá của dân tộc Tày và văn hoá của dân tộc thiểu số

Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt) để làm

đề tài nghiên cứu cho mình Hơn nữa, là người dân tộc Tày nên việc chọn vấn đề này làm đề tài luận văn còn nhằm mục đích giúp chính người viết tìm tòi và hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc mình trong toàn bộ tiến trình phát triển truyền thống văn hoá rất đỗi tự hào của dân tộc Mặt khác, việc nghiên cứu này còn nhằm mục đích thiết thực là giúp cho dân tộc khác hiểu được hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo, hiểu thêm văn hoá của người Tày

Nghiên cứu từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của người Tày là việc làm cần thiết không những có ý nghĩa về mặt khoa học thực tiễn mà nó còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ dân tộc Tày có ý thức giữ gìn và phát huy ngôn ngữ và bản sắc dân tộc

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Từ trước đến nay, có nhiều công trình của các tác giả nghiên cứu về từ vựng tiếng Tày Năm 1969, Lạc Dương có bài viết “Tính phong phú của tiếng Tày – Nùng” in trên báo Việt Nam độc lập; Năm 1969, Nguyễn Hàm Dương có bài viết “Xây dựng và phát triển hệ thống từ vựng Tày- Nùng” in trên báo Việt Nam độc lập; “Một vài ý kiến về các từ mượn trong tiếng Tày – Nùng” của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo in trên Tạp chí ngôn ngữ, năm 1970; “Vài

Trang 10

nét về sự phát triển của tiếng Tày – Nùng sau Cách mạng tháng Tám” của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo in trên Tạp chí ngôn ngữ, năm 1970; “Cách làm giàu vốn từ vựng Tày - Nùng” của Nguyễn Thiện Giáp in trên báo Việt Nam độc lập, năm 1970; “Ngữ pháp Tày - Nùng” của Lục văn Pảo, Hoàng Văn Ma, 1971; “Từ điển Tày Nùng - Việt” của Lục Văn Pảo, Hoàng Văn Ma, 1984; “Về kho từ vựng chung Việt - Tày” của Đoàn Thiện Thuật in trong Những vấn đề ngôn ngữ học về các phương ngữ phương Đông, 1986…Ngoài ra, còn có hàng loạt những bài báo, công trình nghiên cứu khác về ngôn ngữ, dân tộc Tày của Hoàng Ma (xem thêm Thư mục tham khảo)

Điểm lại các công trình, bài viết của họ, chúng ta thấy khi viết về từ vựng trong tiếng Tày, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến các vấn đề như: Tính phong phú của tiếng Tày - Nùng; Về tình hình từ mượn trong tiếng Tày - Nùng; Sự phát triển về vốn từ, về nghĩa từ của tiếng Tày- Nùng sau Cách mạng tháng Tám; Nghiên cứu về ý nghĩa của từ, nguồn gốc của từ và cách cấu tạo của từ trong tiếng Tày - Nùng; Nghiên cứu về sự tương ứng ngữ âm giữa những từ dạng Tày và dạng Việt, từ đó nghiên cứu về lịch đại góp phần làm sáng tỏ quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ Nhưng cho đến nay, với những tư liệu hiện có và sự hiểu biết của mình, chúng tôi chưa thấy có bất kì một công trình, bài viết nào nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa, đặc biệt về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của người Tày một cách có hệ thống Vì vậy, việc chúng tôi nghiên cứu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của người Tày tuy chỉ ở phạm vi nhỏ hẹp, nhưng lại là vấn đề mới và cần thiết

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở quí báu, tạo điều kiện cho chúng tôi khai thác và hoàn chỉnh luận văn này

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Với đề tài Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng

Tày (có so sánh với tiếng Việt), luận văn nghiên cứu về đặc điểm vốn từ ngữ

Trang 11

chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo, chứ người viết chưa có ý định nghiên cứu trường nghĩa về lúa gạo Khi nghiên cứu trường nghĩa về lúa gạo, người nghiên cứu sẽ phải nghiên cứu không chỉ các từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm được làm từ lúa gạo, mà còn phải nghiên cứu cả các từ ngữ chỉ hành động, tính chất, các dụng cụ liên quan đến lúa gạo và các sản phẩm được làm từ lúa gạo, kiểu như: cấy, trồng, gieo , cắt, gặt, đập , xay, hấp, giã, gói, nấu, làm, chưng, đồ Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, phương thức định danh, văn hóa của riêng lớp từ (vốn từ) để chỉ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo

Luận văn có 4 nhiệm vụ:

1) Tập hợp những vấn đề lí luận về cấu tạo từ và ngữ (hình vị, từ, nghĩa hay ý nghĩa), về nghĩa của từ và ngữ có liên quan đến nội dung được đặt ra trong đề tài Bên cạnh đó, luận văn cũng tập hợp những ý kiến, tài liệu xung quanh vấn đề về tiếng nói và chữ viết Tày (Tày - Nùng) để làm cơ sở cho việc miêu tả trong chuyên luận này

2) Miêu tả đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, phương thức định danh của các từ, ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày

3) Miêu tả đặc điểm văn hóa của các từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày

Trang 12

4) So sánh hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày với từ ngữ Việt để thấy được sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc, ngữ nghĩa, phương thức định danh, văn hoá được thể hiện trong hệ thống từ ngữ ấy

5 TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

5.1 Tư liệu

- Nguồn tư liệu thành văn: là một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: “Từ điển Tày Nùng – Việt” của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo; “Ngữ pháp tiếng Tày- Nùng” của Lục Văn Pảo, Hoàng Văn Ma; “Tiến tới xác lập vốn từ văn hoá Việt” của Nguyễn Văn Chiến, “Văn hoá Tày- Nùng” của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư; “Văn hoá truyền thống Tày- Nùng” của Hoàng Quyết, Ma Văn Bằng…

- Nguồn tư liệu điền dã:

+ Thu thập tư liệu từ thực tiễn cuộc sống, thông qua các đợt điền dã tại một số bản làng nơi người Tày sinh sống ở huyện Trùng Khánh, Cao Bằng

+ Các tài liệu truyền miệng do các cụ cao niên kể lại về cách gọi tên các sản phẩm làm từ lúa gạo của người Tày, đặc điểm văn hoá tâm linh của người Tày thông qua các từ ngữ đó

- Tư liệu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo được chúng tôi thống kê chủ yếu qua Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2006) Tuy nhiên, do việc so sánh với tiếng Việt chỉ nhằm mục đích nêu bật đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, phương thức định danh, và văn hóa của các từ ngữ trong tiếng Tày, cho nên chúng tôi dựa vào kết quả phân tích cấu trúc từ,

ngữ theo mô hình của Đỗ Hữu Châu trong công trình: “Các bình diện của từ

và từ tiếng Việt” (1999), chứ không phân tích sâu Mặt khác, về phương diện

Trang 13

văn hóa của các từ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo, ngoài việc thống kê và phân tích tư liệu tiếng Việt, chúng tôi có dựa vào cách nhìn nhận của Nguyễn Văn Chiến trong công trình “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt” (2004)

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành được đề tài trên, người viết luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên cứu dưới đây:

- Phương pháp nghiên cứu điền dã để thu thập và bổ sung tư liệu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày

- Phương pháp miêu tả : các thủ pháp được áp dụng là các thủ pháp luận giải bên trong và luận giải bên ngoài Với các thủ pháp luận giải bên trong, chúng tôi tiến hành việc phân loại , hệ thống hóa các đơn vị ngôn ngữ thành các nhóm, các loại, các tiểu hệ thống phân cấp , các hệ thống con; cùng với thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp; thủ pháp đối lập ; thủ pháp phân tích trường nghĩa Cùng với thủ pháp luận giải bên trong là các thủ pháp luận giải bên ngoài như: văn hóa tộc người, tâm lí tộc người, thống kê

- Phương pháp so sánh cũng được người viết áp dụng để chỉ ra những tương đồng và khác biệt về cấu trúc, ngữ nghĩa, phương thức định danh và văn hóa trong hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày với tiếng Việt Tuy nhiên, việc so sánh đó chỉ cốt nêu lên đặc điểm chủ yếu của hệ thống từ ngữ đó trong tiếng Tày, chứ người viết không có ý định nghiên cứu về các từ ngữ này trong tiếng Việt

Ngoài các phương pháp ở trên, người viết luận văn còn sử dụng một số

Trang 14

6 CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

6.1 Về lí luận

- Lần đầu tiên có luận văn nghiên cứu về từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của người Tày bổ sung thêm những cứ liệu về đặc điểm cấu tạo từ, ngữ của các ngôn ngữ đơn lập vào lí luận đại cương

- Luận văn bổ sung tư liệu vào việc nghiên cứu văn hóa của dân tộc Tày, một dân tộc có nghề trồng lúa nước lâu đời, và chỉ ra đặc điểm văn hóa tộc người này qua cứ liệu về vốn từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo Mặt khác, những tư liệu và lí giải của luận văn sẽ góp phần soi sáng thêm mối quan hệ Việt - Tày, nói riêng, và người Việt với các cư dân sử dụng các ngôn ngữ Thái - Kađai, nói chung, trong sự tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa diễn ra gần chục thế kỉ qua

6.2 Về thực tiễn

- Luận văn giúp cho đồng bào các dân tộc khác (ở Việt Nam và trên thế giới) hiểu được những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, phương thức định danh và văn hóa hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của người Tày

- Trên cơ sở sưu tầm, tập hợp, hệ thống tư liệu về ngôn ngữ chỉ lúa gạo , luận văn giúp chính tác giả luận văn cũng như nhiều người Tày, đặc biệt là những người thuộc thế hệ trẻ, hiểu thêm về những đặc điểm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Tày Đó chính là đặc điểm sản xuất nông nghiệp trồng lúa gắn liền với đặc điểm định cư vùng thung lũng và sườn núi cùng với những giống lúa được trồng cấy phù hợp với môi trường, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, đặc điểm canh tác Đó còn là đặc điểm văn hóa ẩm thực của người Tày thông qua cách chế biến các sản phẩm làm từ lúa gạo Mỗi loại sản phẩm này lại có những gia vị, có cách chế biến, sử dụng khác

Trang 15

nhau Cùng với chúng là văn hóa tâm linh của người Tày trong quá trình chế biến, sử dụng các loại sản phẩm này

7 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài Mở đầu , Kết luận , Danh mục tài liệu tham khảo , Phụ lục , nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Đặc điểm cấu trúc từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày, có so sánh với tiếng Việt

Chương 3: Đặc điểm văn hóa từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày, có so sánh với tiếng Việt

Trang 16

Các nhà nghiên cứu coi hình vị là đơn vị (hay thành tố, yếu tố) gốc, đơn vị tế bào của ngữ pháp, là đơn vị có tổ chức tối đơn giản, trực tiếp hoặc gián tiếp gắn liền với một ý nghĩa nhất định Đặc biệt được chú ý là giá trị ngữ pháp của nó, với tư cách yếu tố cấu tạo từ

Ngoài tên gọi “hình vị”, đơn vị này còn được gọi là “moocphem” (morpheme), “từ tố”, “nguyên vị”, “hình tố” Ngoài ra, người ta còn phân

biệt “căn tố” và “phụ tố” (và các dạng khác nhau của phụ tố: tiền tố, trung tố,

hậu tố) trong cấu trúc của từ

Khi nghiên cứu các ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học ít tranh luận về các đặc tính chung của hình vị nhưng những dạng thức cụ thể của một hình vị trong một ngôn ngữ cụ thể là thế nào, hiểu ra sao về “nghĩa” của hình vị trong ngôn ngữ này , thì lại được thảo luận khá kĩ và sôi nổi Chẳng hạn, trong tiếng Việt từng có cuộc tranh luận rất sôi nổi về bản chất các đơn vị được gọi là “tiếng” (với vai trò nhất thể ba ngôi, vừa là “âm tiết”, vừa là “từ”, vừa là “hình vị”) Dưới đây là một số định nghĩa về hình vị:

“Một yếu tố có nghĩa được xác định là hình vị chỉ khi làm thành phần của từ và chỉ trong quan hệ với từ” [48, 60-66]

Trang 17

“Hình vị là đơn vị hình thái học không thể phân chia thành những đơn

vị hình thái học nhỏ hơn, nó là yếu tố cấu tạo từ” [4, 23]

“Hình vị là những đơn vị có nghĩa nhỏ nhất có thể kết hợp với nhau để

tạo các từ” [8, 8]

“Hình vị cũng là đơn vị có nghĩa, cũng được tái hiện như các từ,

nhưng hình vị chỉ được phân xuất ra nhờ phân tích bản thân các từ, chúng không tồn tại độc lập mà nhập hẳn vào từ, không tách rời khỏi từ” [21, 13]

“Hình vị là đơn vị ngôn ngữ, nhỏ nhất, có nghĩa, có chức năng làm thành tố trực tiếp tạo nên từ” [27, 40]…

Từ những định nghĩa trên, ta thấy “hình vị” có một số đặc điểm đáng lưu ý là:

- Là đơn vị có kích thước vật chất - âm thanh nhất định, là mặt biểu thị, hình thức;

- Là đơn vị có ý nghĩa nhất định, là mặt được biểu thị, nội dung;

- Là đơn vị có cấu trúc nội tại tương đối ổn định, vững chắc, không thể phân tách thành các đơn vị nhỏ hơn về nghĩa;

- Là đơn vị có chức năng cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó, chủ yếu là dùng để cấu tạo nên từ

Tuy vậy, hình vị trong các ngôn ngữ cụ thể (với tất cả các dạng thức của nó) không phải là đơn vị có thể nhận thức dễ dàng Hình vị là kết quả của sự phân tích và tổng hợp của nhà nghiên cứu, nhằm mục đích “mổ xẻ” để hiểu rõ bản chất, chức năng của các đơn vị lớn hơn nó hoặc chính nó trong các mối quan hệ với các đơn vị cùng loại và khác loại Cái đơn vị này thường không hiển nhiên đối với người bản ngữ

Tuy nhiên, ở đây cần có sự phân biệt giữa hai khái niệm nhiều khi

Trang 18

cấu tạo nên từ (một mình nó hoặc kết hợp với các hình vị khác) hoặc không trực tiếp cấu tạo nên từ, mà gián tiếp, bằng cách kết hợp với các hình vị khác để tạo thành một thành tố có nghĩa lớn hơn hình vị Thành tố này mới được dùng để trực tiếp cấu tạo nên từ Thành tố cấu tạo từ có thể trùng hoặc không trùng khớp với hình vị Cách nhìn nhận như vậy, giúp ta giải thích có logic đối với những trường hợp các hình vị kết hợp với nhau, nhưng sản phẩm của sự kết hợp này không thể được đánh giá là từ (không tái hiện được tự do trong lời nói để tạo nên câu), mà chỉ nên xem là thành tố cấu tạo từ

“Thành tố cấu tạo từ” được hiểu là yếu tố bên trong từ, yếu tố hợp thành nên từ Như vậy, cách hiểu này còn giúp phân biệt nó với đơn vị được gọi là “đơn vị gốc”, đơn vị ở bên ngoài từ đang nói, đơn vị được lấy làm cơ sở để tác động và chuyển hoá thành ra thành tố cấu tạo từ

Từ những cách nhìn nhận hình vị trong các tài liệu ngôn ngữ học, ta có

thể chấp nhận định nghĩa: Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ

được sử dụng (trực tiếp hoặc gián tiếp) cấu tạo nên từ

1.1.2 Khái niệm từ

Từ là một trong những khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học Cái đơn vị cấu trúc - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ vẫn được quan niệm là dùng để gọi tên các sự vật hiện tượng của đời sống, mang trong mình nó các thuộc tính tiêu biểu về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của một ngôn ngữ Cho đến nay, trong ngôn ngữ học, đã có những câu trả lời không như nhau, đã có rất nhiều định nghĩa về từ Tuy nhiên, chưa có định nghĩa nào thỏa mãn đối với các nhà ngôn ngữ học

Có tình trạng trên là vì khi xem xét từ, các nhà nghiên cứu đã căn cứ trên các ngôn ngữ có những điểm rất khác nhau về loại hình, về quan hệ cội nguồn… hoặc nhìn nhận từ dưới những góc nhìn không như nhau, từ các phương diện khác nhau Quả vậy, trong hơn 6000 ngôn ngữ thế giới, từ được

Trang 19

hiện thực hoá bằng những hình thái rất đa dạng Đồng thời, có thể thấy cái đơn vị được hiểu là một tổ hợp âm thanh có ý nghĩa, là sự thống nhất giữa hình thức và khái niệm được hàm chứa trong hình thức ấy, là đơn vị tiềm năng để cấu tạo nên câu, là sự kiện tâm lí - ngôn ngữ học ấy, vừa không dễ xác định, vừa thể hiện theo cách này cách khác Tình trạng phức tạp của việc định nghĩa từ xuất phát từ chính bản thân từ trong các ngôn ngữ Viện sĩ L V Sherba đã viết: “trong thực tế, từ là gì? thiết nghĩ rằng trong các ngôn ngữ khác nhau, từ sẽ khác nhau Do đó không có khái niệm “từ nói chung” [dẫn theo 27, 12]

Cho đến nay, ngoài thực tế là việc xác định khái niệm “từ” chưa đi đến được sự nhất trí và có quá nhiều định nghĩa về từ, lại có ý kiến cho rằng trong các ngôn ngữ chúng ta đã biết, “không có khái niệm từ nói chung” nhưng đồng thời cũng có ý kiến cho rằng: “Từ nói chung dầu sao vẫn tồn tại” Nhiều nhà ngôn ngữ học đã tránh, không đưa ra lời định nghĩa chính thức hiển ngôn đối với từ, hay họ chỉ đưa ra những lời định nghĩa thích hợp đối với lĩnh vực mà mình nghiên cứu, hoặc trình bày nội dung của khái niệm “từ” bằng những ngôn từ chung chung, ước định

Tuy vậy, từ những định nghĩa rất khác nhau về từ, ta có thể nhận thấy “từ” có một số đặc điểm đáng lưu ý như sau:

- Là đơn vị có kích thước nhất định về vật chất - âm thanh, là mặt biểu thị, mặt hình thức, hay còn gọi đó là “từ ngữ âm - âm vị học”;

- Là đơn vị có ý nghĩa biểu thị các sự vật, hiện tượng nhất định, là mặt được biểu thị, nội dung;

- Là đơn vị có cấu trúc nội tại tương đối vững chắc, ổn định, có nghĩa mà không thể phân tách thành đơn vị nhỏ hơn;

- Là đơn vị có chức năng khi hoạt động trong lời nói, là đơn vị để kiến

Trang 20

Để có cơ sở thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài và khảo sát tư liệu,

chúng tôi lựa chọn khái niệm từ sau: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của

ngôn ngữ, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu” [11, 136]

Như vậy, từ có tính hoàn chỉnh cả về ngữ âm và về ngữ nghĩa (dù là nghĩa từ vựng hay nghĩa ngữ pháp) Chính tính hoàn chỉnh về âm và nghĩa như vậy đã khiến cho từ có khả năng vận dụng độc lập để tạo câu Trong định nghĩa vừa nói, có hai đặc điểm của từ được nêu ra đáng chú ý:

- Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa: Từ có hình thức phổ biến là một chiết

đoạn âm thanh hoàn chỉnh nhỏ nhất, đồng thời có ý nghĩa (dùng để gọi tên các sự vật hiện tượng, các thuộc tính, các quan hệ… trong thực tiễn đời sống)

- Từ được sử dụng độc lập, tự do trong lời nói để đặt nên câu: Từ có

thể tách biệt ra khỏi các đơn vị khác (khác với các từ khác, cụm từ…) và được dùng theo các quy tắc nhất định để tạo nên câu (là đơn vị được cấu tạo bằng các từ và các cụm từ, dùng để thông báo)

Những đặc điểm trên giúp phân biệt từ với các đơn vị khác: phân biệt với yếu tố cấu tạo nên từ (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, nhưng không được dùng trực tiếp để "đặt nên câu"); phân biệt với cụm từ và câu (các đơn vị có nghĩa, nhưng không "nhỏ nhất")…Qua những ý kiến của các nhà ngôn ngữ học đi trước, rõ ràng từ là một thực thể, tồn tại trong mỗi hệ thống ngôn ngữ với những đặc điểm hình thức, cấu trúc nội tại và có thể có cách biểu thị nội dung (ý nghĩa) khác nhau, được người bản ngữ tri giác là có (hiện thực về mặt tâm lí) ấy

Ví dụ, trong tiếng Tày: pẻng (bánh), pẻng đổng (bánh đúc), pẻng

quyển (bánh cuốn), khẩu xay (gạo lức), chả (mạ) đều là những từ 1.1.3 Ngữ

Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa:

Trang 21

“Ngữ: kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư từ có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan Đó là một kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan hệ phù hợp, chi phối hay liên hợp Trong một số ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là thành tố phụ Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên danh ngữ), động từ (tạo nên động ngữ), tính từ tạo nên tính ngữ, ngữ còn được gọi

là cụm từ,từ tổ

Ngữ là phương tiện định danh, biểu thị sự vật, hiện tượng quá trình, phẩm chất Ý nghĩa ngữ pháp của ngữ được tạo nên bằng quan hệ nảy sinh giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một kiểu liên hệ nào đó giữa chúng Ngữ thường chia ra hai kiểu: Ngữ tự do và ngữ không tự do (ngữ cố định) Ngữ tự do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực từ tạo thành ngữ; mỗi liên hệ cú pháp của các yếu tố trong ngữ tự do là mối liên hệ

linh hoạt và có sức sản sinh (kiểu như đọc sách) Còn trong ngữ không tự do

thì tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa từ vựng của ngữ trở nên giống như ý nghĩa của một từ riêng

biệt (kiểu như vui tính, bền gan, sân bay, đường sắt)” [63, 176]

Trang 22

Hiện nay, có không ít định nghĩa về nghĩa (đặc biệt về nghĩa của từ) Sở dĩ như vậy, vì khái niệm “nghĩa” rất trừu tượng (so với từ và các đơn vị ngôn ngữ khác) Về mặt lí thuyết, căn cứ để hiểu nghĩa, là: các đơn vị đang xét (từ và hình vị) được sử dụng trong sự quy chiếu về một sự vật hiện tượng nào đó, với yêu cầu người nói và người nghe đều phải cùng nghĩ về sự vật hiện tượng ấy, khi nhắc đến đơn vị đang xét Nhờ sự quy chiếu như vậy, sự sử dụng các đơn vị này trong cấu tạo nên các đơn vị lớn hơn nó mới không gây nên sự lẫn lộn

Nghĩa các đơn vị đang xét mang tính quy ước là nhờ người nói và người nghe (bản ngữ) ước định với nhau: âm thanh này thì biểu thị sự vật hiện tượng này, âm thanh kia thì biểu thị sự vật hiện tượng kia v.v Như vậy, mặt vật chất và ý nghĩa có liên hệ mật thiết, quy định ràng buộc và là điều kiện tồn tại của nhau Đồng thời, cũng như các đơn vị ngôn ngữ, nghĩa của các đơn vị này (từ và hình vị) cũng chỉ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ Tách ra khỏi hệ thống, chúng không tồn tại nữa

Vậy Nghĩa là gì ? Câu trả lời được tìm thấy trong quan niệm đã được

nhiều nhà ngôn ngữ học đồng tình như sau:

Hiện thực được phản ánh vào trong nhận thức, tạo nên một mối liên hệ thường trực, liên tục với một hình thức âm thanh nhất định, nhờ đó sự phản ánh

này được hiện thực hoá bằng ngôn ngữ Mối liên hệ này được hiểu là “nghĩa”

Khi nói về nghĩa của từ (và hình vị), người ta phân biệt các thành phần

như: nghĩa biểu vật (là liên hệ giữa “hình thức âm thanh” với sự vật hiện tượng cụ thể mà nó chỉ ra); nghĩa biểu niệm (là liên hệ giữa “hình thức âm

thanh” với ý niệm - cái biểu niệm, bao gồm các thuộc tính sự vật hiện tượng

được phản ánh vào ý thức con người) Ngoài ra, người ta còn phân biệt nghĩa

cấu trúc - là mối liên hệ giữa các đơn vị khác nhau trong hệ thống, nghĩa ngữ

dụng - là mối liên hệ giữa các đơn vị đang xét với tình cảm, thái độ của người

sử dụng

Trang 23

Khi đi vào phân tích nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ đang nói ở trên, người ta đề xuất nhiều cách, trong đó thường được sử dụng hơn cả là làm cho

cái đơn vị này bộc lộ ý nghĩa của mình qua ngữ cảnh Ngữ cảnh được hiểu là

chuỗi các đơn vị ngôn ngữ kết hợp với đơn vị đang xét hoặc bao xung quanh nó, làm cho nó được cụ thể hoá hơn và được xác định về nghĩa Ngữ cảnh, có thể là tối thiểu (đơn giản nhất) và tối đa (mở rộng đến mức có thể)

Mặt khác, khi tìm hiểu nghĩa của hình vị, phải xem xét trong quá trình hành chức của nó (là cấu tạo từ, và được nghĩa này thể hiện ở cơ cấu nghĩa của từ) Đối với từ cũng vậy, không thể tách rời nó khỏi hoạt động ngôn ngữ, trong đó nó có vai trò tái hiện tự do tạo thành câu Như vậy, chỉ trong sự hành chức, nghĩa mới được hiện thực hoá và xác định Hơn thế nữa, trong thực tế hoạt động của ngôn ngữ, nghĩa của đơn vị ngôn ngữ có thể bị giảm thiểu hoặc gia tăng so với các yếu tố cấu thành nó (các nét nghĩa), đồng thời người nói cũng có thể tạo nên hàng loạt các quan hệ về nghĩa khác trong hệ thống ngôn ngữ của mình: đồng âm, đồng nghĩa và trái nghĩa

1.1.5 Từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo

Để đảm bảo tư liệu đầu vào có giá trị về mặt ngôn ngữ cần có những tiêu chí lựa chọn nhất định Chúng tôi sẽ giải quyết câu hỏi thế nào là từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo? Theo chúng tôi đây là vấn đề rất quan trọng cần được giải quyết khi xây dựng cơ sở dữ liệu về từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo Tuy nhiên trong ngôn ngữ học, khái niệm từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo chưa được xác định rõ ràng

Ở đề tài này, chúng tôi tạm xác định và nhận diện từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trên cơ sở trả lời câu hỏi: từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo được dùng trong phạm vi nào? Chức năng của chúng là gì? Chúng tôi hiểu là:

Trang 24

- Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo là những từ, ngữ được dùng trong lĩnh vực tổ chức sản xuất nông nghiệp trồng lúa có liên quan đến hoạt động của con người để biến đổi cây lúa nước (một sản vật tự nhiên) thành thức ăn, vật dụng cho con người Đó là những từ, ngữ có chức năng định danh, biểu thị các sự vật, hiện tượng cây lúa trong quá trình sản xuất và các sản phẩm được chế biến từ lúa gạo

Khi bàn về việc xây dựng lớp từ biểu thị mô hình kinh tế - xã hội lúa nước cổ truyền Việt Nam, chính tác giả Nguyễn Văn Chiến [10, 141-142] cho rằng có tới 21 nhóm từ Tuy nhiên, theo quan niệm của mình, chúng tôi cho rằng có 5 nhóm từ ngữ dưới đây có liên quan trực tiếp đến lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo trong tiếng Tày là:

1) Các từ ngữ biểu thị tên gọi cây lúa liên quan tới: thời vụ gieo trồng, thời gian/ khoảng thời gian thu hoạch, đặc điểm miêu tả loại hình gieo trồng,

không có bàn tay con người gieo trồng, kiểu như: khẩu hua (lúa sớm), khẩu

lả (lúa muộn), khẩu nà (lúa nước), khẩu rằng (lúa chét), khẩu tai mjều

(lúa thu)

2) Các từ ngữ biểu thị tên gọi các bộ phận cây lúa: bâư khẩu (lá lúa),

lạc khẩu (rễ lúa), ruồng khẩu (bông lúa), khẩu (hạt lúa)

3) Các từ ngữ biểu thị các giống lúa: khẩu nua (lúa nếp), khẩu chăm (lúa tẻ), khẩu tác (một loại lúa tẻ), khẩu nhị ưu 63 (lúa nhị ưu 63)

4) Các từ ngữ biểu thị sản phẩm từ cây lúa: khẩu (thóc, gạo), kép (trấu), vàng (rơm), cốc vàng (rạ)

5) Các từ ngữ biểu thị những món ăn chế biến từ cây lúa: khẩu (cơm),

chảo (cháo, chè), pẻng (bánh), khẩu nua (xôi, cơm nếp) và các món ăn

khác được chế biến từ lúa gạo

Với việc xác định cách hiểu từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo như trên, chúng tôi đã chọn thu thập tất cả những từ, ngữ chỉ lúa gạo và

Trang 25

sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày thuộc 5 nhóm từ ngữ kể trên Bên cạnh đó, ngoài tư liệu được thu thập qua từ điển Tày - Nùng - Việt, các từ ngữ được phổ biến trong nhóm địa phương Tày ở Trùng Khánh (Cao Bằng) cũng

được thu thập Ví dụ: khẩu nua khản mỉn (cơm nếp nghệ), pẻng khỉ mạ

(bánh khúc)

1.2 VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH

1.2.1 Khái niệm định danh

Định danh là chức năng gọi tên sự vật, hiện tượng của đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, đó là từ Chức năng định danh được coi là một trong những tiêu chí để xác định từ Sự hình thành những đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh nghĩa là dùng để gọi tên sự vật và chia tách những khúc đoạn của thực tại khách quan và tạo nên những khái niệm tương ứng về sự vật, hiện tượng dưới hình thức là các từ, các tổ hợp từ, thành ngữ, câu Thuật ngữ “định danh” có nguồn gốc từ tiếng La tinh nghĩa là “Tên gọi” Thuật ngữ này biểu thị kết quả của quá trình gọi tên Đó là chức năng của đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ Đối tượng của lí thuyết định danh là nghiên cứu mô tả những quy luật về cách cấu tạo những đơn vị ngữ nghĩa, về sự tác động qua lại giữa tư duy, ngôn ngữ - hiện thực khách quan trong quá trình định danh Tìm hiểu vai trò của nhân tố con người trong việc lựa chọn các dấu hiệu làm cơ sở cho sự định danh xuất phát từ mối quan hệ giữa hiện thực - khái niệm - tên gọi Lí thuyết định danh phải nghiên cứu và miêu tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trưng cần và đủ để phân biệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác Hiện thực khách quan được hình dung như là cái biểu vật của tên gọi, nghĩa là như toàn bộ các thuộc tính được chia tách ra trong các hành vi định danh ở tất cả các lớp sự vật do tên gọi đó biểu thị khái niệm, khi lựa chọn những thuộc tính có tính chất phạm trù tham gia như là cái biểu nghĩa của tên gọi Còn tên gọi được nhận thức như là một

Trang 26

dãy âm thanh được phân đoạn trong nhận thức ứng với một cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ đó Chính mối tương quan giữa cái biểu nghĩa và biểu vật và xu hướng của mối quan hệ này trong những hành vi định danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh

1.2.2 Đơn vị định danh và đơn vị miêu tả

Từ quan niệm về định danh như trên, trong luận văn này, các đơn vị từ, ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo trong tiếng Tày là những đơn vị định danh, được coi là đối tượng để xem xét, nghiên cứu về cấu trúc, ngữ nghĩa và văn hóa trong mối quan hệ với các đơn vị định danh khác Các yếu tố, thành tố tham gia cấu tạo nên những đơn vị định danh này (hình vị, từ, từ tổ…) cũng thuộc phạm vi nghiên cứu các đơn vị định danh: các từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo

1.3 VÀI NÉT VỀ NGƯỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM

1.3.1 Vài nét về người Tày ở Việt Nam

Dân tộc Tày là một cộng đồng tộc người sử dụng tiếng Tày - một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thái -Kađai, chi Kăm -Thái, tiểu chi Thái Kăm -Sui, nhánh Thái, tiểu nhánh Thái trung tâm Người Tày là dân tộc có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Theo thông kê dân số công bố năm 19991, dân số dân tộc Tày là 1.477.514 người Họ sống xen kẽ với nhau khắp các tỉnh thượng du và trung du Bắc Bộ, tập trung đông nhất là các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang… Người Tày (và cả người Nùng) làm ruộng nên thường tụ cư trong các thung lũng, các cánh đồng thuộc các lưu vực sông Chảy, sông Gâm , sông Lô , sông Băng , sông Kì Cùng , sông Thương… Hiện

Hiện nay, cuộc "Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc" tháng 4/2009 tuy đã có kết quả dân số chung toàn quốc, song chưa phân chia dân số theo dân tộc Vì vậy, chúng tôi phải sử dụng số liệu điều tra dân số của 01/4/1999

Trang 27

nay dân tộc Tày có mặt ở khắp các tỉnh , thành trong cả nước , nhưng tập trung đông nhất ở các tỉnh thuộc Việt Bắc như : Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang , Tuyên Quang Họ có quan hệ thân thuộc và gần gũi với dân tộc Nùng , Giáy, Cao Lan -Sán Chí ở Việt Nam , dân tộc Choang ở Quý Châu, Trung Quốc Dân tộc Tày có một nền văn hóa phong phú , đa dạng

Là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời người Tày đã biết thâm canh và biết áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng Ngoài lúa nước, người Tày còn trồng lúa nương, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng việc thả rông gia súc, gia cầm đến nay vẫn còn khá phổ biến Các nghề thủ công gia đình được chú ý, nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm, với nhiều loại hoa văn đẹp, đa sắc màu và độc đáo

Với nền tảng kinh tế nông nghiệp , sản phẩm nông nghiệp được sử dụng rộng rãi trong đời sống của đồng bào là gạo tẻ và gạo nếp Gạo tẻ được dùng để nấu cơm ăn hàng ngày Gạo nếp và các sản phẩm từ gạo nếp thường được sử dụng vào các dịp lễ tết, cúng bái, ma chay, cưới xin Chúng luôn là những lễ vật không thể thiếu trong các nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo Từ chất liệu của nếp, người Tày có thể chế biến được nhiều loại bánh, xôi với những hương vị, màu sắc độc đáo riêng mang bản sắc văn hóa ẩm thực của mình

Bản là đơn vị cư trú của người Tày Bản trung bình thường từ 20 đến 25 nhà, có bản lớn trên 100 nhà Nhà cửa người Tày gồm ba loại: nhà sàn, nhà đất và nhà phòng thủ Trong đó nhà sàn là loại phổ biến nhất Nhà có cầu thang lên xuống, có sàn phơi Tùy theo từng vùng mà sàn phơi được dựng ở phía trước hay đầu hồi nhà, nhưng đều gắn với cửa chính Nhà sàn của người Tày là loại nhà tổng hợp Mỗi công trình gồm ba mặt bằng chồng lên nhau: mặt bằng trên cùng là gác xép, rồi đến sàn chính và dưới cùng là nền đất Mỗi

Trang 28

mặt bằng đều đảm nhận một chức năng nhất định: gác xép là nơi để thóc lúa, hòm xiểng; sàn chính là nơi người ở, có chỗ ngủ, bàn thờ tổ tiên, nơi tiếp khác, bếp nấu ăn, cối giã gạo …Gầm sàn là chuồng gia súc, là nơi để nông cụ Bộ y phục truyền thống của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài bên ngoài, có thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là đối với thanh nữ Nam mặc áo năm thân, quần lá tọa Với người Tày, áo là nơi chứa đựng linh hồn sống của

con người và được người Tày gọi là slửa khoăn (áo linh hồn) Mỗi khi đau

ốm, áo người ốm thường được đem đi để cúng hoặc bói

Đời sống tinh thần của người Tày rất phong phú và đa dạng Về tín ngưỡng, quan niệm “vạn vật hữu linh” đã chi phối toàn bộ tín ngưỡng của người Tày Chính vì vậy họ không theo tôn giáo nào mà chỉ chịu ảnh hưởng một số tư tưởng của Phật giáo , Đạo giáo, Khổng giáo Người Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên Ngoài ra, trong phạm vi thôn bản , họ còn thờ cúng thổ công , vua bếp, thổ địa , bà Mụ, thờ các vị thánh trong vùng , thờ những người có công với địa phương Hệ thống thần trong quan niệm của người Tày có đủ mặt các vị từ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Thần Sông cho tới các loại ma quỷ ở địa phương Hàng năm, người Tày tổ chức cúng vào mùa xuân, những dịp này

thường gọi là hội lồng thồng (xuống đồng), hội hai (hội trăng), óc pò (ra

núi) Lễ vật dùng để cúng là các sản phẩm của nông nghiệp như: xôi (làm bằng thứ gạo ngon nhất, trắng nhất), các thứ bánh ngon, gà thiến, lợn quay và các thứ ngon khác Người Tày tổ chức các lễ hội trên để cầu mong mùa màng tươi tốt, bội thu

Với hệ thống tín ngưỡng như vậy đã sản sinh ra đủ các loại bói toán, cầu cúng vừa phức tạp vừa tốn kém Khi Tam giáo (Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáo) thâm nhập ngày càng sâu vào xã hội Tày, hàng ngũ người làm

Trang 29

nghề cúng bái, mê tín dị đoan ngày càng đông Tuy nhiên, trong hầu hết quan niệm của người Tày, tư tưởng của ba tôn giáo không có sự phân biệt rõ ràng Có thể luôn tìm thấy trong các quan niệm, tập tục, lễ nghi của người Tày có hàng loạt các yếu tố Tam giáo Đặc biệt tục lệ cưới xin, ma chay thường tổ chức linh đình, khá tốn kém

Dân tộc Tày có một kho tàng văn học dân gian khá phong phú, gồm nhiều thể loại như: thần thoại, cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục

ngữ, thành ngữ Đặc biệt, người Tày có nhiều làn điệu dân ca như lượn,

phong slư, phuối pác, puối rọi ,trong đó lượn là điệu dân ca phong phú

nhất, gồm các điệu lượn khác nhau như: lượn slương, lượn then, nàng hai, nàng ới, lượn cọi Người Tày thường lượn trong hội lồng thồng/ lồng tồng

(xuống đồng), đám cưới, mừng nhà mới hay khi có khách đến bản Ngoài ra, trong vốn văn hóa dân gian của người Tày còn có các điệu hát then, ca cúng, những bài văn than

Tóm lại, người Tày là một trong những dân tộc có một quá trình phát triển lâu dài trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Họ đã hun đúc, xây dựng nên nền văn hóa truyền thống mang đặc trưng tộc người sâu sắc Văn hóa truyền thống của người Tày đã, đóng góp tích cực vào bản sắc văn hóa chung của cả dân tộc, làm cho văn hóa Việt Nam thêm đa

dạng, hoàn thiện trước sự ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài

Vài nét về văn hóa của người Tày huyện Trùng Khánh

Trùng Khánh là một huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Cao Bằng, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh lỵ 62km và có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc trên 62km Huyện có số dân là 51.655 người gồm các dân tộc Tày, Nùng, Kinh Trong đó, người Tày chiếm đa số với 67%, Nùng, Kinh chiếm 32 % Người Tày phân bố dân cư ở 272 xóm (bản) Phong tục tập quán giữa các bản là đồng nhất, không có sự khác biệt

Trang 30

Cũng giống như cư dân Tày ở các vùng khác, người Tày ở Trùng Khánh cũng là những cư dân nông nghiệp Họ có kinh nghiệm trồng lúa nước lâu đời Ngoài lúa nước, đồng bào con trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn, và phát triển nghề chăn nuôi Văn hóa Trùng Khánh đã có từ xa xưa cùng với sự phát triển của tộc người, đến nay cơ bản vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc địa phương

1.3.2 Vài nét về tiếng Tày ở Việt Nam2

1.3.2.1 Đặc điểm loại hình

Xét về đặc điểm loại hình, tiếng Tày thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

Những đặc trưng đơn lập ở tiếng Tày được thể hiện cụ thể như sau:

Về phương diện ngữ âm, trong tiếng Tày, âm tiết có tính tổ chức chặt chẽ và có vị trí quan trong trong hệ thống ngôn ngữ Âm tiết gồm một số lượng nhất định thành tố; các thành tố kết hợp với nhau theo qui tắc nhất định; số lượng âm tiết trong mỗi ngôn ngữ là con số hữu hạn Âm tiết thường là vỏ của hình vị, trong nhiều trường hợp, là vỏ của từ Căn cứ vào đặc điểm về cấu trúc và chức năng của âm tiết có thể phân các ngôn ngữ ở Việt Nam thành những ngôn ngữ âm tiết tính triệt để (monosyllabic) và ngôn ngữ cận âm tiết tính (sesquisyllabic) Về phương diện loại hình, các ngôn ngữ âm tiết tính thường được coi là những ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình trung (đại diện là tiếng Việt) Các ngôn ngữ âm tiết tính triệt để như các ngôn ngữ thuộc họ Tai - Ka Đai, Hmông - Miền, Miến Điện - Lô Lô, Việt - Mường (trừ tiếng A rem) là những ngôn ngữ có thanh điệu Trong tất cả các ngôn ngữ này, có thể phục nguyên hệ thống thanh điệu cổ với các phạm trù thanh điệu *A, *B, *C ở âm tiết kết thúc vang, và thanh *D ở âm tiết kết thúc vô thanh Ở các ngôn ngữ này có mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại âm đầu và thanh điệu Các thanh

Hiện nay, vấn đề tiếng Tày và tiếng Nùng là một hay hai ngôn ngữ đang được thảo luận, song điều này không được chúng tôi bàn tới Tuy nhiên, có điều rằng, chúng tôi vẫn sử dụng các kết quả nghiên cứu khi người ta quan niệm tiếng nói của người Tày và người Nùng là một ngôn ngữ

Trang 31

vừa đối lập theo các tiêu chí cao độ (pitch), vừa theo chất thanh (voice quality) hay còn gọi là kiểu tạo âm (phonation type) như: chất giọng thở (breathy voice), chất giọng kẹt thanh đới (creaky voice), hay hiện tượng thanh môn hoá (glottalisation) Sự hình thành và phát triển thanh điệu trong các

ngôn ngữ này là kết quả của quá trình mất âm cuối *s,*h, quá trình nhân đôi,

nhân ba thanh điệu Tiếng Tày cũng thường được các nhà nghiên cứu coi là

thuộc tiểu loại hình trung này

Từ trong tiếng Tày không có hiện tượng biến đổi hình thái Đặc điểm không biến đổi hình thái của từ tiếng Tày được thể hiện ở chỗ trong thành phần cấu tạo của từ tiếng Tày không có các yếu tố hình thái (biến tố) chuyên dùng để biểu thị các ý nghĩa và chức năng ngữ pháp Khi hoạt động các chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu, từ tiếng Tày vẫn giữ nguyên hình thức

ngữ âm của mình Ví dụ:

- Vằn ngòa te mà rườn khỏi liêu (Hôm qua nó đến nhà tôi chơi) - Vằn ngòa khỏi pây rườn te liêu (Hôm qua tôi đến nhà nó chơi)

Ở hai phát ngôn (câu) trên, chúng ta thấy te (nó) và khỏi (tôi) có những

chức năng ngữ pháp khác nhau (chủ ngữ, định ngữ) Tuy đảm nhận các nhiệm

vụ ngữ pháp khác nhau và nằm ở vị trí khác nhau, dạng thức te và khỏi vẫn

giữ nguyên hình thức ngữ âm khi tham gia cấu tạo lời nói

Các ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ này được biểu

thị chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ Ví dụ, người Tày khi nói đến từ bút (bút),

chúng ta rất khó xác định đây là từ chỉ số ít hay số nhiều Muốn phân biệt

được điều đó người ta phải sử dụng hư từ nằm bên ngoài từ bút để thể hiện

Chẳng hạn, mạc bút ((một) quản bút), bại mạc bút (những quản bút) Ở

tiếng Anh, tự bản thân từ pen (bút) đã cho chúng ta thấy đây là từ chỉ số ít

Hay muốn thể hiện quan hệ ngữ pháp, tiếng Tày dùng trật tự từ So sánh: tu

Trang 32

lăng (cửa sau) và lăng tu (sau cửa) Ở đây do vị trí của từ tu (cửa) thay đổi, ý

nghĩa của nó cũng khác đi

Với những đặc điểm cơ bản trên, tiếng Tày được coi là một ngôn ngữ điển hình cho ngôn ngữ đơn lập

1.3.2.2 Đặc điểm ngữ âm và phương ngữ Tày

a Đặc điểm ngữ âm

Xét về phương diện ngữ âm, tiếng Tày có những đặc điểm sau:

* Hệ thống thanh điệu: Tiếng Tày gồm có sáu thanh (thanh bằng, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh nặng, thanh lửng) Trong sáu thanh điệu của tiếng Tày, thanh lửng là đáng chú ý nhất Đây là hiện tượng đặc thù Thanh lửng thấp hơn thanh huyền Nó bắt đầu từ cao độ thấp, truyền điệu bằng phẳng từ đầu đến cuối, kết thúc ở cao độ thấp Thanh này tồn tại ở rất nhiều địa phương tiếng Tày Ở những vùng không có thanh lửng, những âm tiết mang thanh lửng thường được thay bằng những âm tiết mang thanh hỏi Các thanh còn lại nói chung có độ cao và tính chất gần như những thanh của tiếng Việt Trong tiếng Tày không có thanh ngã Sách báo Tày hiện nay đều dùng thanh nặng để ghi những từ mượn tiếng Việt có thanh ngã

Ví dụ: Xạ hội chủ ngịa (xã hội chủ nghĩa)

Do thói quen phát âm tiếng mẹ đẻ, học sinh Tày khi dùng tiếng Kinh dễ sai sót như: thanh ngã đọc lẫn thành thanh nặng hoặc thanh sắc

*Hệ thống âm đầu

Âm đầu trong tiếng Tày do phụ âm đảm nhiệm Trong tiếng Tày

Các

Theo Nguyễn Văn Lợi và Hoàng Văn Ma, trong tiếng Tày vùng Cao Bằng hiện đang tồn tại một vài phụ âm tắc, hữu thanh, thở (breathy voiced stoped consonant) là /b/, /d/ Các phụ âm này đã từng được A.G Haudricourt nhắc đến (mà ông gọi là phụ âm tắc, hữu thanh) trong một công trình năm …

Trang 33

phụ âm ở vị trí âm đầu đó là:

p t k 

p t c k b d

f  s h v l z

m n  

So với tiếng Việt, tiếng Tày còn bảo lưu âm đầu /p/ nhưng không có âm quặt lưỡi / / , không có âm gốc lưỡi // Vì trong tiếng Tày không có phụ

// hoặc /k/ Tiếng Tày vẫn giữ nguyên vẹn dãy các phụ âm tắc bật hơi /p, t, k/, trong khi đó Tiếng Việt chỉ còn lại /t/

Trong cách phát âm, có ba phụ âm trong tiếng Tày cần được chú ý Đó là: f /f/, ph /p/, sl /t/ Khi phát âm f /f/, môi dưới chạm răng trên, hơi cọ xát

mà ra, giống như phát âm ph /f/ trong tiếng Việt Ví dụ: fằn (giống), foong

slư (điệu phong sli) Khi phát âm sl /sl/, tì lưỡi lên gần hàm ếch như chuẩn bị

phát âm s trong tiếng Việt miền Trung và Nam, sau đó cho hơi đi ra hai bên

mép một cách liên tục *Hệ thống âm đệm:

Hai âm đệm này có khả năng kết hợp rộng rãi với các phụ âm có chức năng âm đầu, và với các nguyên âm có chức năng âm chính

Trang 34

p t k m n 

w j  * Âm chính:

Trong tiếng Tày có 9 nguyên âm đơn: /i/, /e/, //, //, //, /a/, /u/, /o/,

trong âm tiết Các nguyên âm đó được sắp xếp như sau: i  u

e o    

a ă b) Vấn đề phương ngữ Tày

Tiếng Tày đã có một lịch sử lâu đời Hàng nghìn năm nay, bên cạnh việc sử dụng tiếng phổ thông và có khi sử dụng bằng một vài thứ tiếng gần gũi với các dân tộc khác, đồng bào Tày vẫn gìn giữ và phát triển cho tiếng

Tày ngày càng giàu đẹp.Ví dụ: dùng từ khao (trắng) để miêu tả màu sắc,

nhưng tùy theo mức độ trắng của sự vật, hiện tượng mà người ta thêm các

yếu tố phụ khác nhau như: khao bjỏi (trắng ngần), khao búp (trắng trẻo),

khao fầu (trắng bạc phơ), khao kheo (trắng xanh), khao mjạn (trắng hếu), khao ón (trắng nõn, trắng trẻo), khao phắc (trắng tinh)…

Sức sống mãnh liệt của tiếng Tày là do những phẩm chất ngôn ngữ của nó mang lại Song tiếng Tày ở các địa phương cũng còn có những sự khác biệt Sự khác biệt có khi thuộc về ngữ âm, có khi thuộc về từ vựng, nhưng chủ yếu là thuộc về ngữ âm Mặc dầu vậy, cả về mặt ngữ âm, sự gần gũi đi đến thống nhất là căn bản

Về việc phân loại tiếng Tày theo vùng và chọn khu vực chuẩn đến nay

Trang 35

có ít nhất hai quan niệm:

Quan niệm thứ nhất: Dựa trên Tài liệu điều tra của Ban xây dựng chữ

viết Tày - Nùng năm 1957- 1960, những người biên soạn cuốn Ngữ pháp

Tày-Nùng phân chia tiếng Tày thành ba vùng

Vùng thứ nhất bao gồm phần lớn các huyện ở những tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, một phần nhỏ ở các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên (cũ) và toàn bộ Bắc Kạn (cũ) Vùng này phía đông bắc bắt đầu từ huyện Lục Bình (Lạng Sơn) tới phía tây là huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang); phía bắc từ huyện Hà Quảng (Cao Bằng) tới phía nam là huyện Võ Nhai (Bắc Thái)

Vùng thứ hai gồm các huyện còn lại ở Cao Bằng và Hà Giang, như: Bảo lạc, Đồng Văn, Hoàng Su Phì

Vùng thứ ba bao gồm hầu hết vùng Tày ở tỉnh Thái Nguyên, và một số huyện thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Tuyên Quang, như: Sơn Dương, Bằng Mạc, Ôn Châu, Hữu Lũng

Tuy nhiên, gần đây, người ta cho rằng có thể chia tiếng Tày thành 5 vùng tiếng nói: vùng Tây, vùng Nam, vùng Đông Bắc của Việt Bắc, vùng trung tâm, và vùng cực Tây Bắc Giữa các vùng tiếng nói này có những khác biệt nhất định về ngữ âm và từ vựng

1.3.2.3 Đặc điểm về vốn từ

Xét về nguồn gốc và quá trình xây dựng tiếng Tày thì kho từ vựng tiếng Tày gồm hai bộ phận Bộ phận thứ nhất là từ gốc Thái - Kađai, mà trực tiếp là các từ gốc của tiểu nhánh Thái trung tâm, và vốn từ của riêng dân tộc Tày Đây là khái niệm mà mọi ngôn ngữ đều có trong các ngôn ngữ, lớp từ cơ bản nhất chỉ các sự vật, hiện tượng gần gũi nhất trong cuộc sống và được sử dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày của nhân dân Đó là những từ chỉ hiện tượng tự nhiên, cây cối, con vật, thời gian, không gian, quan hệ thân

Trang 36

tộc,…và những từ chỉ hoạt động, thạng thái tinh thần của con người

Bộ phận thứ hai là từ mượn các dân tộc khác Ở phương diện này, tiếng Tày có những biểu hiện qua những đặc điểm sau đây: do điều kiện cư trú liền kề, do nhu cầu lịch sử - xã hội, suốt mấy trăm năm Nhà nước phong kiến chủ trương học chữ Hán để phát triển dân trí, tiếng Tày đã mượn một bộ phận từ

Hán khá quan trọng Ví dụ: tảo lị (đạo lí), cang (cái chum), fằn thèo (phở)…

Tuy nhiên, có một số từ ngày nay người ta khó xác định được là từ Tày mượn tiếng Hán hay từ Hán mượn tiếng Tày hoặc cùng một gốc chung (Hán - Thái)

Ví dụ: pây tàng (tàng – đường), pây lỏ (lỏ - lộ)…

Khi so sánh vốn từ tiếng Tày với các ngôn ngữ có tiếp xúc trong khu vực Đông Nam Á, rõ ràng ở tiếng Tày có những từ chung gốc với các ngôn ngữ Nam Đảo, Nam Á, Hán Tạng, Mông Dao… Đây là kết quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa giữa các tộc người trong khu vực Nếu nghiên cứu sâu về từ vựng, người ta có thể chỉ ra các lớp từ có nguồn gốc khác nhau trong tiếng Tày

Mặt khác, hai dân tộc Kinh và Tày đã có hàng trăm năm giao lưu văn hóa, hơn nữa sự hòa nhập nhân chủng khiến cho tiếng Việt ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc vào tiếng Tày Tiếng Tày đã mượn rất nhiều từ trong vốn từ vựng của tiếng Việt Các từ tiếng Tày mượn tiếngViệt có thể chia làm hai loại: những từ gốc thuần Việt và những từ Việt gốc nước ngoài

Từ mượn gốc thuần Việt thường là những hư từ, các từ chỉ các quan hệ

ngữ pháp trong câu, kiểu như: đạ (đã), sẹ (sẽ), nhựng (những)… Ngoài ra

còn có một số từ thường dùng khác như: bực (bực tức), khỏa (cái khóa), hòm

Trang 37

sinh vật… Ngày nay, trong xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa

học kĩ thuật, vốn từ tiếng Tày có nguồn gốc Việt sẽ không ngừng tăng lên Hầu hết các từ Tày mượn của tiếng Việt đều giữ nguyên hình thức ngữ âm vốn có trong tiếng Việt, có khi giữ nguyên cả những âm không có trong hệ thống âm vị tiếng Tày Ví dụ trường hợp giữ nguyên âm [g] tiếng Việt trong

từ rườn ga (nhà ga)

1.3.2.4 Đặc điểm ngữ pháp

Tiếng Tày có một đơn vị được gọi là tiểng (đơn vị này giống với đơn vị

tiếng hay tiếng một trong tiếng Việt) Đây là đơn vị có nghĩa, có vỏ ngữ âm

trùng với âm tiết, có thể được dùng như một từ và cũng có thể được dùng như

một hình vị Ví dụ, đơn vị ngữ âm khẩu (lúa, thóc, gạo,cơm) trong tiếng Tày

là một âm tiết, vừa là một từ, vừa là một hình vị - một thành tố cấu tạo trong

từ khẩu nua (lúa nếp, thóc nếp, gạo nếp, cơm nếp)

Đơn vị cấu tạo từ tiếng Tày là hình vị Đây là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất

Đơn vị này không thể chia thành đơn vị có nghĩa nhỏ hơn Ví dụ: chả (mạ),

khẩu chăm (gạo tẻ, lúa tẻ) Cũng giống như nhiều ngôn ngữ trong khu vực

thuộc loại hình đơn lập, phương thức ghép, láy là các phương thức cấu tạo từ chủ yếu của các ngôn ngữ Thái - Kađai, và cũng trong tiếng Tày

Trật tự từ và hư từ là những phương thức chính để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp Thành phần câu trong tiếng Tày có trật tự: SVO, tức là: Chủ ngữ (S)- Vị ngữ (V)-Bổ ngữ (O)

Những đặc điểm trên của tiếng Tày ở Việt Nam là kết quả của các quá trình biến đổi Một số quá trình biến đổi đó tác động đến các ngôn ngữ ở Việt Nam là:

Trang 38

1) Quá trình đơn tiết hoá: từ loại hình đa tiết (Proto Nam Đảo) - đến loại hình cận đơn tiết (Nam Á) - đơn tiết triệt để (Việt - Mường, Hmông - Miền, Tai - Ka Đai, Hán )

2) Quá trình hình thành và phát triển hệ thống thanh điệu: từ loại hình ngôn ngữ không có thanh điệu đến loại hình ngôn ngữ thanh điệu (mà trong đó có tiếng Tày)

3) Quá trình thay đổi hệ hình thái học kiếu chắp dính (tiền tố, trung tố) (ví dụ, ngôn ngữ Proto Nam Đảo, Proto Nam Á) bằng hệ hình thái loại hình đơn lập (ví dụ, các ngôn ngữ Việt - Mường hiện đại)

1.3.2.5 Đặc điểm về xã hội - ngôn ngữ học

Từ lâu, tiếng Việt đã được các dân tộc thiểu số anh em tự nguyện coi là

ngôn ngữ chung, là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc, và đến nay, tiếng

Việt thực sự đã đi vào đời sống các dân tộc Ở đa số các vùng, năng lực song ngữ Tày - Việt của người Tày khá tốt, đồng bào Tày có trình độ tiếng Việt khá thành thạo: thí dụ, ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, 87% người Tày-Nùng sử dụng thông thạo tiếng Việt (trong đó có 19 % sử dụng tiếng Việt thông thạo hơn tiếng mẹ đẻ) Tuy nhiên, cũng có một cảnh báo rằng, hiện nay, nhiều thanh niên Tày không biết sử dụng tiếng mẹ đẻ

1.3.2.6 Chữ viết

a) Chữ Nôm Tày

Người Tày có hai loại chữ viết: chữ Nôm Tày (ra đời vào khoảng thế kỷ thứ XV) và chữ viết tự dạng Latinh [xem 33; 194-195] Trước đây dân tộc Tày đã có chữ viết cổ truyền, đó là chữ Nôm Tày Có học giả cho rằng chữ này đã xuất hiện thế kỷ thứ II sau công nguyên (thời thái thú Sĩ Nhiếp) Dù sao đây cũng chỉ là giả thuyết, chưa có bằng chứng xác thực Qua các văn bản được ghi chép bằng chữ Nôm Tày thì chắc chắn, loại chữ này được hoàn

Trang 39

chỉnh và được sử dụng rộng rãi vào thời phiên triều Mạc cố thủ tại Cao Bằng non một thế kỷ

Loại chữ này không được phổ biến trong người Tày và chỉ được một số ít người sử dụng Cũng giống như chữ Nôm Việt, về cơ bản chữ Nôm Tày đã sử dụng các bộ chữ của tiếng Hán với những thay đổi nhất định để ghi âm tiếng Tày Chữ viết Nôm Tày của người Tày thường được dùng để ghi chép truyện thơ, bài hát, bài cúng

b) Chữ viết La tinh Tày (Tày - Nùng) đã xuất hiện từ thời kì kháng chiến chống Pháp và đã được dùng trong cuộc vận động nhân dân Tày tham gia kháng chiến, giành độc lập Song đến năm 1961, phương án chữ viết Tày Nùng mới được thông qua Từ đó, chữ viết Tày Nùng được sử dụng và phát triển mạnh vào những năm sáu mươi của thế kỉ XX Phong trào học, sử dụng tiếng nói, chữ viết Tày Nùng phát triển rầm rộ ở Khu tự trị Việt Bắc Đây là thời kì phát triển nhất của chữ Tày - Nùng Đã có Tạp chí văn nghệ bằng chữ Tày - Nùng, học sinh phổ thông được học chữ Tày - Nùng, báo chí bằng chữ Tày- Nùng… Chữ Tày-Nùng cũng được ban hành gần như đồng thời với chữ Hmông - năm 1961 Chữ Tày - Nùng lấy tiếng Tày vùng Thạch An (Cao Bằng) làm phương ngữ cơ sở Chữ viết này phản ánh tương đối chính xác các đặc điểm ngữ âm tiếng Tày vùng giữa gồm các khu vực như Thạch An, Tràng Định, Bạch Thông Chữ Tày - Nùng khá gần chữ quốc ngữ, và thậm chí lặp lại nhiều bất hợp lí của chữ Quốc ngữ Chữ Tày - Nùng có nhược điểm lớn nhất là không phản ánh được thực tế đa dạng về phương ngữ Tày (tiếng Tày Bắc như vùng Hoà An, Trùng Kháng, Cao Bằng), cũng như sự đa dạng của các thổ ngữ, phương ngữ Nùng Đặc biệt, bộ chữ viết này không được những đại diện các nhóm Nùng thừa nhận là chữ viết của mình

Sau khi được ban hành, chữ Tày-Nùng đã phát huy được chức năng của mình trong một số lĩnh vực của đời sống-xã hội Trong giáo dục, chữ Tày-

Trang 40

hàng trăm lớp Vào những năm phong trào học chữ Tày-Nùng lên cao (như các năm 1967-1968), có tới hơn 1.000 lớp học, với 37.240 học sinh cấp 1 và 25.000 học sinh vỡ lòng học chữ Tày-Nùng

Tuy nhiên, phong trào giảm dần, đến năm 1970, việc dạy, học chữ Tày- Nùng còn duy trì ở một số trường như Cẩm Giàng (Thái Nguyên), Nguyễn Tri Phương (Lạng Sơn) Năm 1978 việc dạy chữ Tày trong trường phổ thông cho học sinh dân tộc này cũng chấm dứt

Trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ, tình trạng cũng như vậy Thời kì đầu, chữ Tày-Nùng được dùng trong sáng tác văn học, in ấn trên các báo văn học,

nghệ thuật của địa phương như : Tiếng lượn Pắc Pó của Cao Bằng, Văn

nghệ Lạng Sơn của Lạng Sơn Vào cuối những năm 70, phong trào lắng dần

Hiện đang tồn tại một vấn đề cần giải quyết là quan hệ giữa Tày và Nùng về dân tộc, ngôn ngữ và chữ viết Trước năm 1979, về dân tộc, Tày và Nùng được xem như các bộ phận khác nhau của một dân tộc, về ngôn ngữ, là các biến thể khác nhau của một ngôn ngữ - ngôn ngữ Tày-Nùng Chữ viết Tày-Nùng là của cả nhóm Tày và nhóm Nùng Từ năm 1979, người Nùng tách ra như một dân tộc độc lập Trong thực tế, tiếng Tày có một số đặc điểm ngữ âm và từ vựng khác với một số ngành Nùng Và ngay cả các ngành Nùng cũng không có một thứ tiếng Nùng thống nhất Tiếng Nùng Cháo gần với tiếng Tày vùng giữa (Tràng Định, Thạch An ) hơn là tiếng một số ngành Nùng như Nùng Dín, Nùng An Trước những năm 1970, chữ Tày-Nùng chủ yếu được giảng dạy ở vùng đồng bào Tày Sau đó, vai trò và vị trí, chức năng xã hội của chữ Tày-Nùng mất dần trong xã hội người Tày-Nùng Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

1.4 NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA

1.4.1 Khái niệm văn hóa

Khái niệm văn hóa xuất hiện rất sớm ở phương Đông cũng như ở

Ngày đăng: 09/11/2012, 13:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 - Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Bảng 1 (Trang 47)
Bảng 2 - Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
Bảng 2 (Trang 57)
và mô hình cấu trúc từ ghép kiểu này sẽ là thành tố chính C đứng trƣớc, còn thành tố phụ P đứng sau  - Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
v à mô hình cấu trúc từ ghép kiểu này sẽ là thành tố chính C đứng trƣớc, còn thành tố phụ P đứng sau (Trang 59)
và mô hình cấu trúc nghĩa của chúng sẽ là:                       C        -      P 1         P2 - Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
v à mô hình cấu trúc nghĩa của chúng sẽ là: C - P 1 P2 (Trang 61)
ngọt, nhào nƣớc, nặn hình và cho vào chảo mỡ rán. Mò mè chỉ các sản phẩm - Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng tày (có so sánh với tiếng việt)
ng ọt, nhào nƣớc, nặn hình và cho vào chảo mỡ rán. Mò mè chỉ các sản phẩm (Trang 66)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN