1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt

100 1,7K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Văn Lộc

Thái Nguyên - 2008

Trang 3

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng đã nhận xét, góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn

Thái Nguyên, tháng 09 năm 2008

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trang 6

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN

MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ PHÂN TÍCH NGỮ PHÁP KIỂU CÂU CÓ Ý NGHĨA NHÂN QUẢ ĐƯỢC BIỂU HIỆN

BẰNG QUAN HỆ TỪ VÀ ĐỘNG TỪ QUAN HỆ

3.1 Vấn đề phân tích ngữ pháp kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được

3.2 Vấn đề phân tích ngữ pháp kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

1.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và công cụ tư duy của con

người Nếu tư duy có tính chất chung cho nhân loại thì ngôn ngữ lại mang đậm dấu ấn dân tộc Việc tìm hiểu cách biểu hiện bằng phương tiện ngôn ngữ những nội dung tư duy nhất định có ý nghĩa không chỉ đối với việc học tập, nghiên cứu ngôn ngữ mà còn có ý nghĩa đối với việc khám phá đặc điểm tư duy của mỗi dân tộc

1.2 Một nội dung tư duy có thể có nhiều hình thức biểu đạt bằng ngôn

ngữ Quan hệ nhân quả là một trong những quan hệ rất phổ biến thuộc về tư duy Nó tồn tại ở tầng nghĩa sâu và được biểu hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ Nghiên cứu mối quan hệ này, đặc biệt là cách biểu hiện của nó trong câu tiếng Việt giúp ta thấy được nét đặc thù trong cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt và mối tương quan giữa mặt hình thức và mặt nội dung trong tiếng Việt nói riêng và trong ngôn ngữ nói chung

1.3 Việc nghiên cứu cách biểu hiện mối quan hệ nguyên nhân kết quả

trong câu tiếng Việt có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn

Về lí luận, việc nghiên cứu cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt góp phần làm rõ những vấn đề quan trọng như quan hệ ngữ nghĩa, quan hệ ngữ pháp, nghĩa sâu và nghĩa cú pháp, cách biểu hiện một nội dung quan hệ ngữ nghĩa bằng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau trong một ngôn ngữ cụ thể

Về thực tiễn, những kết quả của việc nghiên cứu cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt có thể được sử dụng vào việc biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho dạy - học ngữ pháp tiếng Việt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học

1.4 Mặc dù mối quan hệ nguyên nhân kết quả là kiểu quan hệ rất phổ

biến, có vai trò quan trọng và việc nghiên cứu nó cần thiết và có ý nghĩa như vậy nhưng đến nay, việc nghiên cứu cách biểu hiện mối quan hệ này trong

Trang 8

câu tiếng Việt chưa được các nhà Việt ngữ học thực sự quan tâm Có thể nói, đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt

Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài Cách biểu

hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt

2 Lịch sử vấn đề

Khi nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn, nhóm tác giả thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội, Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban… ít nhiều có quan tâm đến mối quan hệ này Nhưng phần lớn trong số họ mới dành một mục trong các chuyên luận ngữ pháp để nói về quan hệ nguyên nhân kết quả, và thường chỉ đề cập đến một cách khái quát

2.1 Trong cuốn Ngữ pháp tiếngViệt hiện đại, Hữu Quỳnh đã tiến hành

miêu tả và phân loại các động từ biểu thị mối quan hệ nhân quả, xếp động từ

nhân quả vào nhóm động từ gây khiến Theo định nghĩa của ông, “động từ

gây khiến giống như động từ ngoại hướng, hoạt động của nó chi phối hoặc hướng vào đối tượng nhưng với ý nghĩa khuyên bảo, cho phép hay ngăn cản hành động của đối tượng” Động từ gây khiến thường đòi hỏi hai thành tố phụ: một là danh từ, một là động từ và có khi hai thành tố phụ tạo nên cụm

chủ - vị Các động từ gây khiến trong danh sách của Hữu Quỳnh, gồm có: để (cho), khiến (cho), làm (cho), bắt, bắt buộc, cản trở, cho phép, cưỡng bức, cưỡng ép, dắt, dẫn, dìu dắt, đề nghị, đòi hỏi, cấm, giúp đỡ… [26, 70]

Hữu Quỳnh cũng tiến hành phân loại quan hệ từ mà ông gọi là từ nối Từ nối được ông định nghĩa như sau: “Từ nối là những từ chỉ các quan hệ ngữ

pháp chuyên dùng để nối các thành phần câu hay các thành tố trong cụm từ” Theo đó, những từ nối được ông phân chia thành hai nhóm: từ nối chính phụ

và từ nối liên hợp Những từ vì, do, bởi, tại, nhờ được xếp vào nhóm từ nối

chính phụ, bởi “chúng biểu thị ý nghĩa nguyên nhân dùng trong cụm từ chính phụ”.[26, 88 - 92]

Trang 9

2.2 Các tác giả thuộc Uỷ ban khoa học xã hội trong cuốn Ngữ pháp

tiếng Việt đã phân loại, miêu tả một cách cụ thể cấu tạo của câu ghép, trong

đó, câu ghép được chia thành câu ghép song song và câu ghép qua lại

Theo các tác giả, “đặc điểm quan trọng của nòng cốt - nòng cốt đơn hay nòng cốt ghép - là khả năng độc lập về ngữ pháp, tức là khả năng làm thành câu - câu đơn hay câu ghép Khi đứng độc lập làm thành phần câu, nòng cốt đơn có vai trò biểu thị một quá trình tư duy và thông báo hoàn chỉnh” [46, 217]

Ví dụ:

Con chăm học Mẹ rất vui lòng

Để làm thành một câu ghép, các tác giả đã sử dụng phương tiện dẫn nối

là cặp quan hệ từ vì… nên biểu thị mối quan hệ nhân quả để chuyển câu đơn

thành câu ghép qua lại Ví dụ:

Vì con chăm học nên mẹ rất vui lòng

Không những thế, nhóm tác giả này đã đưa ra phương án sử dụng nòng cốt làm thành phần trong cấu tạo của câu đơn hoặc thành phần động ngữ chứa động từ ngoại động có nghĩa gây khiến:

Trang 10

Anh thành công, điều đó khiến em rất vui mừng

Trong công trình này, các quan hệ từ được các tác giả gọi là kết từ Kết

từ được chia thành những tiểu loại chính sau đây: a) “Kết từ chính phụ” tức là

kết từ biểu thị quan hệ chính phụ Đó là những kết từ như: do, của, để, bởi, bởi vì, tại, tại vì, mà, từ, đối với… b) “Kết từ liên hợp” tức là kết từ biểu thị quan hệ liên hợp Đó là những từ như: và, với, hay, hoặc, cùng, những, song, thì… và những từ có thể dùng thành cặp như: nếu… thì, tuy… nhưng, vì… cho nên, không những… mà còn, càng… càng, vừa… vừa” [45, 91]

Như vậy, có thể thấy rằng các tác giả chưa phân loại, phân tích, miêu tả động từ biểu thị quan hệ nhân quả và quan hệ từ nhân quả một cách cụ thể, mà mới chỉ đề cập đến một cách khái quát

2.3 Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt Câu, Hoàng Trọng Phiến đã đề

cập đến các khía cạnh biểu hiện của động từ nhân quả và quan hệ từ nhân quả Đồng thời, ông đã tiến hành phân loại quan hệ từ khá cụ thể thành các nhóm

Tác giả đã xếp những câu có chứa động từ khiến vào nhóm câu trung

gian giữa câu đơn và câu ghép, ông gọi đó là sự phức tạp hoá câu đơn, hay còn gọi là kiểu câu móc xích Kiểu câu này có mô hình tương ứng như sau: D1Đ1D2Đ2

Ví dụ:

Công việc này khiến chúng tôi lo lắng

Toàn bộ câu là một chuỗi các yếu tố móc xích nhau và chia thành hai

bậc: khiến - chúng tôi và chúng tôi - lo lắng [24, 189]

Theo Hoàng Trọng Phiến, kết cấu móc xích có thể có giới từ cho, để cho… tuy nhiên, yếu tố giới từ không có vai trò quyết định đối với kết cấu

móc xích Ví dụ:

Công việc này khiến cho tôi lo lắng Việc ra đi của nó khiến cho tôi lưu luyến

Các loại câu nhân quả được tác giả chia thành 19 nhóm tương ứng

Trang 11

Tuy tác giả đã chia các loại câu nhân quả thành các nhóm nhưng lại chưa có điều kiện miêu tả kỹ các cấu trúc nhân quả

2.4 Tác giả Lê Biên trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại, coi “động

từ gây khiến là những động từ chỉ vận động có tác động gây khiến, chi phối hoạt động của đối tượng” [2, 79].

Theo ông, động từ gây khiến đòi hỏi phải có hai bổ ngữ: bổ ngữ thứ nhất (A1) là đối tượng chịu tác động của động từ gây khiến, thường là danh từ và có thể là đại từ xưng hô; bổ ngữ thứ hai (A2) là bổ ngữ nội dung do hành động của chủ thể (động từ gây khiến) chi phối, tác động gây ra ở đối tượng, vì vậy, bổ ngữ chỉ nội dung thường là động từ, tính từ (hoặc một ngữ động từ, ngữ tính từ…)

Sơ đồ cấu trúc của động từ gây khiến là:

khiến nếu tách riêng ra có thể tạo thành một cụm chủ vị

Những động từ gây khiến theo Lê Biên gồm: sai, bảo, đề nghị, yêu cầu, cho, cho phép, khuyên, cấm, ngăn cản, khiến (cho), làm (cho), làm…

2.5 Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban đã chia động từ

tiếng Việt thành hai lớp: lớp động từ độc lập và lớp động từ không độc lập Lớp động từ độc lập là “những động từ biểu thị ý nghĩa quá trình (hành động hoặc trạng thái) Ý nghĩa quá trình có thể nhận thức được tương đối rõ, ngay cả trong trường hợp động từ không có từ khác đi kèm để bổ nghĩa” [1, 96] Lớp động từ độc lập được phân chia thành một số nhóm nhỏ, dựa theo “khả năng kết hợp được của động từ với một số nhóm phụ từ nhất định và khả

Trang 12

năng chi phối của động từ đối với những thực từ hay kết hợp từ đi kèm cho tính chuyên môn” [1, 96] Động từ quan hệ được tác giả xếp vào nhóm thứ hai, tức là nhóm động từ có thực từ đi kèm biểu thị đối tượng sai khiến và nội dung sai khiến Những động từ này có tên gọi chung là động từ khiên động thuộc lớp động từ ngoại động

Những động từ khiên động gồm có: nhờ, bảo, cử, bắt, khiến, yêu cầu…

Ví dụ:

Công an huyện yêu cầu bộ phận hình sự của công an tỉnh trợ giúp xác

minh (Cao Duy Thảo)

Một hôm hợp tác xã họp cử Keng đánh một chiếc xe bò lên huyện chở

phốt phát về (Nguyễn Kiên)

2.6 Nguyễn Kim Thản trong cuốn Động từ trong tiếng Việt, xếp làm,

khiến vào nhóm “động từ gây khiến” Theo ông, “động từ gây khiến biểu thị

hoạt động thúc đẩy, cho phép, giúp đỡ hay cản trở sự thực hiện của những hoạt động khác” [28] Đặc điểm ngữ pháp của động từ gây khiến được ông xếp vào bốn cấu trúc chính và hai cấu trúc được cải biến dưới dạng thức rút gọn

Những động từ gây khiến theo Nguyễn Kim Thản gồm: bảo, bắt buộc, buộc, bắt, cản trở, cho phép, cổ vũ, cưỡng bức, cưỡng ép, dạy, dắt, dẫn dắt, dìu dắt, đề nghị, đòi hỏi, cấm giục, gọi, giúp đỡ, hướng dẫn, hô hào, kêu gọi, khuyên nài, ép, sai, thuyết phục, yêu cầu…

Tóm lại, qua các công trình hiện có, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc phân loại kho từ vựng nói chung và phân loại động từ, quan hệ từ nói riêng thành các loại, nhóm, tiểu nhóm Mối quan hệ nhân quả cũng được các tác giả đề cập đến qua việc phân tích nhóm từ (ngữ) với thành tố phụ chỉ nguyên nhân và câu ghép nhân quả Song tính chất của mối quan hệ nhân quả và cách biểu hiện của nó là lĩnh vực nghiên cứu mới chỉ được đề cập khái quát

Điều đáng chú ý là phần lớn các tác giả có đề cập đến các động từ quan

hệ làm, khiến đều nhầm lẫn các động từ này với động từ cầu khiến (bắt, bảo, cấm, mời, khuyên…)

3 Mục đích nghiên cứu

Trang 13

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ bản chất của mối quan hệ nhân quả với tư cách là một kiểu quan hệ ngữ nghĩa, phân biệt nó với quan hệ cú pháp; trên cơ sở đó, tìm hiểu phương thức biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt, qua đó, giúp người dạy, người học ngữ pháp tiếng Việt nắm vững, sử dụng tốt quan hệ từ nhân quả và động từ quan hệ biểu thị mối quan hệ nhân quả trong giảng dạy và học tập ngữ pháp tiếng Việt

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt hiện đại

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ tập trung vào 2 phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả: - Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng phương tiện ngữ pháp (bằng quan hệ từ)

- Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng phương tiện từ vựng - ngữ pháp (bằng động từ quan hệ)

4.3 Nguồn ngữ liệu

Chúng tôi có khoảng 2000 phiếu tư liệu ghi các câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và động từ quan hệ rút ra từ sách giáo khoa ngữ văn phổ thông, từ báo chí và các tác phẩm văn học bằng tiếng Việt (hầu hết là các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại)

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ đạo được chúng tôi sử dụng trong luận

văn là phương pháp miêu tả

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp thống kê, phân loại được chúng tôi áp dụng để thu thập,

xử lí các câu có sử dụng quan hệ từ và động từ quan hệ biểu thị quan hệ nhân quả

Trang 14

Phương pháp đối chiếu, so sánh được chúng tôi sử dụng để làm nổi

bật những nét tương đồng và khác biệt của các quan hệ, các hiện tượng ngữ nghĩa và ngữ pháp liên quan đến cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả

Luận văn cũng sử dụng các thủ pháp thử nghiệm như bổ sung, lược

bỏ, thay thế, cải biến và mô hình hóa để hạn chế sự cảm tính, chủ quan trong miêu tả các hiện tượng ngữ nghĩa, ngữ pháp và để hỗ trợ làm tăng hiệu quả của các phương pháp trên

6 Cái mới và những đóng góp của luận văn

Với luận văn này, có thể nói lần đầu tiên, cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt được nghiên cứu một cách có hệ thống và mang tính chuyên sâu Qua việc nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp chính sau đây:

- Tổng kết (có nhận xét, đánh giá) một cách tương đối có hệ thống ý kiến của các nhà nghiên cứu về cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng quan hệ từ và động từ quan hệ

- Phân tích, miêu tả làm rõ phương thức biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt bằng quan hệ từ, đặc điểm, tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả trong câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ

- Phân tích, miêu tả, làm rõ phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả bằng động từ quan hệ, làm rõ đặc tính ý nghĩa và ngữ pháp (thuộc tính kết trị)

của các động từ quan hệ làm, khiến và tính chất ngữ pháp của kiểu câu có các

động từ này làm vị ngữ

7 Bố cục của luận văn

Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương này trình bày những vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài Đó là những vấn đề khái quát về quan hệ ngữ nghĩa, quan hệ cú pháp và một số khái niệm khác có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài

Trang 15

Chương 2: Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt

Chương này phân tích, miêu tả cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng phương tiện ngữ pháp (bằng quan hệ từ nhân quả) và bằng phương tiện

hệ (làm, khiến) và ngược lại; đồng thời phân tích, định loại về mặt cấu trúc

cho câu nhân quả tiếng Việt

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Quan hệ ngữ nghĩa

1.1.1 Định nghĩa

Trong cuốn Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Wallace L Chafe coi cấu trúc ngữ nghĩa là cấu trúc được tạo xung quanh động từ trung tâm kèm với các danh từ có quan hệ với nó theo một số hướng Như vậy, cấu trúc ngữ nghĩa chính là quan hệ danh - động [47, 19]

Trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, nhóm tác giả

cho rằng: “Quan hệ ngữ nghĩa là mối liên hệ (tương quan) từ vựng - ngữ cú giữa các bộ phận của phát ngôn” [48, 239]

Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng quan hệ ngữ nghĩa có 2 loại:

“Quan hệ ngữ nghĩa bậc một, mang tính khái quát cao được nhiều khoa học (ngôn ngữ học, triết học, toán học, logic học) quan tâm, như: quan hệ thứ tự, quan hệ bao hàm, quan hệ tương tự, quan hệ đồng nhất, quan hệ mâu thuẫn” [44, 314]

“Quan hệ ngữ nghĩa bậc hai, làm nhiệm vụ cụ thể hoá cho các quan hệ bậc một Chẳng hạn, quan hệ thứ tự được cụ thể hoá thành các quan hệ: định vị thời gian, trình tự diễn đạt, nhân quả v.v… Quan hệ bao hàm được cụ thể hoá thành các quan hệ: giống loài, chung riêng, sở hữu, đặc trưng…” [44, 314]

Dương Hữu Biên lại coi “quan hệ ngữ nghĩa - chức năng là một trong hai dạng quan hệ cơ bản giữa một vị từ và các đối tố của nó” Theo đó, tác giả cũng xác định “quan hệ ngữ nghĩa - chức năng là quan trọng bởi nó chiếm giữ được cấu trúc cơ bản và nền tảng về các biến cố, sự kiện; đồng thời, nó có một sự phong phú và đa dạng về tên gọi trong nhiều lí thuyết khác nhau như

vai nghĩa, vai cách, vai ngữ nghĩa cách, quan hệ chủ đề…”

Theo tác giả, “các quan hệ chủ đề miêu tả chức năng ngữ nghĩa học của một đối tố với việc quan tâm đến vị từ trong một câu

Ví dụ:

(1) Mne nravitsja eta kniga (Tôi thích cuốn sách này)

Trang 17

Ta thấy chủ thể (kẻ thể nghiệm) là ở trạng thái tặng cách (cách ba): Mne; còn đối thể (vật được thể nghiệm) là ở hình thái chủ cách hay danh cách (cách một): eta kniga Do vậy, về mặt logic sự tình thì (1) có thể đƣợc miêu tả

nhƣ (2):

(2) (Cuốn sách này [NOM] làm tôi [DAT] thích)

Nhƣ vậy, về cơ bản, các quan hệ chủ đề hoạt động với tƣ cách là một bề mặt chung giữa ngữ nghĩa học từ vựng và cú pháp học Nói cách khác, các quan hệ chủ đề là những quan hệ hai mang: Một mặt, chúng là những quan hệ có tính ngữ nghĩa về bản chất và có quan hệ đến sự biểu hiện ngữ nghĩa từ vựng của động từ, bởi lẽ chúng là một cách hành chức về ý nghĩa của động từ Trong khi đó, ở mặt khác, chúng lại có những ngụ ý đối với ngữ pháp Các quan hệ chủ đề này đã xác lập đƣợc một cách xác đáng vị trí đối với cơ sở ngữ nghĩa của mình, nhƣng chúng cũng có thể là nhạy cảm đối với các yêu cầu của ngữ pháp”.[3]

Chúng tôi tiếp thu và vận dụng ý kiến của các nhà nghiên cứu và để có những hiểu biết cụ thể hơn về quan hệ ngữ nghĩa, chúng tôi dựa vào lí thuyết về ba bình diện của câu

Nhƣ đã biết, trong hệ thống các đơn vị ngữ pháp, câu là kiểu đơn vị có đặc tính rất phức tạp Theo quan niệm đƣợc thừa nhận rộng rãi hiện nay, câu là một thực thể hỗn hợp đƣợc hình thành nên không phải bởi một mà bởi ba bình diện: bình diện tâm lý, bình diện cú pháp và bình diện logic [19, 103] Tán thành về cơ bản quan niệm về ba bình diện của câu đƣợc nhắc đến trên đây nhƣng có sự điều chỉnh về tên gọi cho quen thuộc và dễ hiểu hơn, chúng tôi phân biệt câu ở bình diện giao tiếp (tâm lý), bình diện cú pháp và bình diện nghĩa sâu (logic)

Ở bình diện giao tiếp, câu là một đơn vị thông báo (một thông điệp) đƣợc dùng trong những tình huống nói năng cụ thể Phân tích câu về mặt giao tiếp chính là xác định đề ngữ - điểm xuất phát của thông báo và thuyết ngữ - phần còn lại của câu có chức năng thuyết minh về đề ngữ

Trang 18

Về mặt cú pháp, câu là đơn vị đƣợc tạo thành từ sự kết hợp giữa các từ theo những quan hệ cú pháp nhất định Phân tích câu về mặt cú pháp là xác định các thành phần cú pháp của câu nhƣ chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ…; các quan hệ ngữ pháp nhƣ quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập, quan hệ chủ vị; các kiểu câu phân theo cấu trúc cú pháp cơ bản nhƣ câu đơn, câu ghép, hoặc các kiểu câu phân theo đặc trƣng hình thức và chức năng thực hiện hành vi ngôn ngữ nhƣ câu nghi vấn, câu cầu khiến… [30, 39]

Về mặt nghĩa sâu, câu là một cấu trúc gồm các thành tố ngữ nghĩa nằm trong mối quan hệ nhất định phản ánh trực tiếp sự kiện, hiện tƣợng trong hiện thực khách quan Phân tích câu về mặt nghĩa sâu là xác định hạt nhân ngữ nghĩa của câu (biểu thị các sự tình) và các tham tố ngữ nghĩa của bậc nghĩa sâu (biểu thị các thực thể tham gia vào các sự tình)

Theo Nguyễn Văn Lộc, trong việc phân tích mặt ý nghĩa của các thành phần câu (nghĩa của các thực từ trong câu), vấn đề khó khăn, phức tạp nhất là xác định bản chất và ranh giới các ý nghĩa cụ thể Đến nay, bản chất của các nghĩa cú pháp kiểu nhƣ chủ thể, đối thể, công cụ, nguyên nhân… chƣa đƣợc hiểu thống nhất và chƣa đƣợc xác định rõ ràng Trong các công trình ngữ pháp, các kiểu nghĩa trên đƣợc đồng nhất với phạm trù nghĩa sâu đƣợc xác định trên cơ sở cấu trúc sâu theo cách hiểu của Ch.Fillmore Theo quan niệm

này thì những cấu trúc kiểu nhƣ: (1) Malchik bezyt (Cậu bé đang chạy) và (2) Beg malchika (Sự chạy của cậu bé) sẽ nằm trong một lƣợc đồ ngữ nghĩa

chung, trong đó từ “machik” luôn có ý nghĩa chủ thể hoạt động Nhƣng nếu chỉ dựa vào nghĩa sâu để xác định, phân tích các thành phần câu thì sẽ có mâu thuẫn nảy sinh: Hoá ra thành tố chỉ chủ thể hoạt động không chỉ đƣợc xác định trong mối quan hệ với động từ (ở cấu trúc (1) mà còn đƣợc xác định trong mối quan hệ với danh từ ở cấu trúc (2)) Việc xác định, phân tích mặt nội dung của các thành phần câu chỉ dựa vào nghĩa sâu cũng sẽ gặp một số khó khăn không thể khắc phục đƣợc Chính S.D.Kasnelson đã chỉ ra điều này khi nhận xét về ngữ pháp cách của Ch Fillmore S.D.Kasnelson cho rằng

Trang 19

trong những câu như (1) Dzon otkryl dver kljuchom (Giôn mở cửa bằng chìa khoá) và (2) Kljuch otkryl dver (Chiếc chìa khoá mở cửa), theo ngữ pháp cách của Ch Fillmore thì Kljuchom và kljuch (chìa khoá) đều ở cách công cụ (cách

I) Nhưng theo ý kiến của S.D Kasnelson thì cách phân tích như vậy sẽ mâu thuẫn với chính điều mà Ch Fillmore đã khẳng định và cố gắng chứng minh, đó là: Mỗi động từ xét về mặt kết trị, đều được đặc trưng bởi một lược đồ kết

trị nhất định, chẳng hạn, lược đồ kết trị của động từ otkryl (mở) là: người hành

động - đối thể tác động - công cụ Để khắc phục mâu thuẫn này, theo

S.D.Kasnelson thì phải cho rằng chỉ trong câu (1), Kljuchom mới có ý nghĩa công cụ thuần tuý, còn trong câu (2), kljuch có ý nghĩa hỗn hợp: chủ thể và

công cụ [18, 111] Cũng với quan niệm tương tự, N.V.Solnesva cho rằng

trong câu Xe này chở hàng, từ xe chỉ chủ thể hoạt động mặc dù theo lý thuyết cách của Ch Fillmore thì xe là công cụ [43, 31] Nghĩa chủ thể của từ xe trong câu trên cũng như nghĩa chủ thể của từ kljuch trong câu (2) chính là nghĩa cú

pháp Như vậy, khi xác định, phân tích mặt nội dung của các thành phần câu, việc dựa vào nghĩa sâu là cần thiết nhưng không đầy đủ và không cho phép xác định bản chất của thành phần câu với tư cách là phạm trù cú pháp

Nghĩa cú pháp và nghĩa sâu mặc dù có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng vẫn là hai kiểu nghĩa khác nhau về bản chất và chúng không phải luôn luôn tương ứng với nhau Sự khác nhau giữa chúng là ở chỗ nghĩa cú pháp của một từ chỉ được xác định trong mối quan hệ với nghĩa ngữ pháp của các từ khác và luôn có hình thức ngữ pháp riêng để biểu thị, còn nghĩa sâu được xác định trong mối quan hệ giữa các từ vựng của từ và không có hình thức ngữ pháp riêng để biểu thị [35]

Từ những ý kiến luận giải về nghĩa sâu trên đây, chúng tôi rút ra quan niệm của mình về cấu trúc ngữ nghĩa và quan hệ ngữ nghĩa như sau: Cấu trúc ngữ nghĩa của câu (cấu trúc chìm, cấu trúc sâu) được phân biệt với cấu trúc cú pháp (cấu trúc nổi) ở chỗ: cấu trúc ngữ nghĩa của câu là cấu trúc biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa (quan hệ nghĩa sâu theo cách hiểu trên) giữa các từ, tổ hợp từ trong câu Vậy, quan hệ ngữ nghĩa là mối quan hệ về mặt nghĩa sâu giữa

Trang 20

các từ, tổ hợp từ trong câu phản ánh trực tiếp quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan

1.1.2 Đặc điểm của quan hệ ngữ nghĩa

- Quan hệ ngữ nghĩa phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa các sự vật, sự kiện, hiện tượng trong thực tế khách quan Nó khác với quan hệ cú pháp chỉ trực tiếp phản ánh mối quan hệ giữa các từ

- Khác với quan hệ cú pháp luôn có hình thức cú pháp riêng để biểu thị, quan hệ ngữ nghĩa không bắt buộc phải có hình thức cú pháp riêng để biểu thị Chẳng hạn, quan hệ ngữ nghĩa nhân quả trong câu tiếng Việt có thể biểu hiện dưới các hình thức cú pháp là các cấu trúc có động từ quan hệ hoặc các cấu trúc có quan hệ từ nhân quả kiểu như:

Sự ra đi của anh khiến mẹ lo lắng (bằng động từ quan hệ “khiến”) Vì sự ra đi của anh nên mẹ lo lắng (bằng quan hệ từ “vì…nên”)

1.1.3 Các dạng phổ biến của quan hệ ngữ nghĩa trong câu

- Quan hệ chủ thể - hành động: Nam đọc Mẹ về Nó chạy… - Quan hệ hoạt động - đối tượng: đọc sách đập đá…

- Quan hệ hoạt động - công cụ: ăn bằng đũa liên lạc bằng điện thoại… - Quan hệ sở hữu: tiền của tôi sách của Nam…

- Quan hệ nguyên nhân - kết quả: chết vì bệnh sống nhờ bạn…

1.2 Quan hệ cú pháp

1.2.1 Định nghĩa

Quan hệ cú pháp được hiểu là mối quan hệ giữa các thực từ trong câu được xác định dựa vào vai trò, chức năng của các từ đối với nhau “Cú pháp bắt đầu ở nơi diễn ra sự kết hợp giữa các từ” [41, 28] Theo cách hiểu này thì

quan hệ giữa một thực từ và một hư từ (ví dụ: đang đi, rất đẹp, bằng điện thoại…) không phải là quan hệ cú pháp thực sự Kiểu quan hệ này được gọi là quan hệ cận cú pháp(kvazisintaksicheskaja svjaz)

Để có cơ sở xác định tính chất của mối quan hệ cú pháp, trước hết, cần xác định sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa các từ Hai từ (thực từ) được coi là có quan hệ cú pháp với nhau nếu giữa chúng có thể xác định mối

Trang 21

quan hệ nhất định về mặt nội dung (ý nghĩa) và mối quan hệ về hình thức Mối quan hệ hình thức giữa hai từ được xác định qua thủ pháp thay thế bằng từ nghi vấn (thủ pháp đặt câu hỏi): Hai từ được coi là có quan hệ hình thức với nhau nếu chúng lập thành tổ hợp trong đó ít nhất có một từ có khả năng

thay thế bằng từ nghi vấn Chẳng hạn, trong câu: Lan học toán rất giỏi, bằng

thủ pháp đặt câu hỏi kết hợp với thủ pháp phân tích ngữ nghĩa, ta có thể xác

định được các cặp thực từ có quan hệ cú pháp với nhau là: Lan học, học toán, học rất giỏi Trong mỗi cặp này, các thực từ đều có quan hệ với nhau cả về nội dung (ý nghĩa) lần hình thức (Ai học? Học gì? Học thế nào?) Các từ toán và giỏi mặc dù đứng gần nhau nhưng không có quan hệ cú pháp với nhau

(không thể xác định mối quan hệ ý nghĩa và hình thức giữa chúng) Tổ hợp gồm các từ có quan hệ cú pháp với nhau có thể gọi là cấu trúc cú pháp còn các thực từ tham gia cấu trúc cú pháp có thể gọi là thành tố cú pháp

Như vậy, để xác định quan hệ cú pháp cần dựa vào “khả năng dùng độc lập của một tổ hợp từ nhất định hoặc khả năng dùng tổ hợp đó với tư cách là biến thể rút gọn của cấu trúc lớn hơn” [41, 58]

1.2.2 Cách biểu hiện quan hệ cú pháp

Trong tiếng Việt, hình thức cú pháp được dùng để biểu hiện mối quan hệ cú pháp là:

- Trật từ từ

Trong tiếng Việt, trật tự từ là phương thức quan trọng nhất Điều này thể hiện ở chỗ mỗi kiểu cấu trúc cú pháp tiếng Việt thường được đặc trưng bởi một kiểu trật tự từ nhất định Chẳng hạn, theo qui tắc, cấu trúc chủ vị trong tiếng Việt có trật tự C - V (chủ - vị) còn cấu trúc chính phụ có trật tự C - P (chính - phụ) Sự thay đổi trật tự trên đây sẽ phá vỡ hoặc làm thay đổi bản

chất cấu trúc (so sánh: tôi hỏi và hỏi tôi, xây nhà và nhà xây) Mô hình câu

đơn của tiếng Việt ở dạng điển hình là C - V vốn có tính cố định cao Trong khi đó, đối với các ngôn ngữ biến hình trật tự lại tương đối tự do

- Quan hệ từ (từ nối, kết từ)

Trang 22

Về ngữ pháp, sự có mặt hay vắng mặt của hư từ có thể làm thay đổi bản

chất cú pháp của câu Chẳng hạn, trong câu Trước nguy cơ Tổ quốc bị xâm lược đã buộc nhân dân ta phải cầm vũ khí chiến đấu sự có mặt của trước đã

làm cho câu sai ngữ pháp

Về ngữ nghĩa, hư từ có tác dụng phân biệt hay làm rõ mối quan hệ ngữ

nghĩa giữa các thực từ So sánh: gà mẹ khác với gà của mẹ

- Ngữ điệu

Vai trò quan trọng của ngữ điệu trong cú pháp tiếng Việt thể hiện ở tác dụng của nó trong việc phân biệt các kiểu cấu trúc cú pháp Chẳng hạn, nhờ ngữ điệu (trên văn bản được biểu hiện bằng dấu câu) mà ta phân biệt được

cấu trúc chính phụ với cấu trúc đẳng lập trong trường hợp như: anh tôi (chính phụ); anh, tôi (đẳng lập) Ngữ điệu cũng giúp cho việc phân biệt cấu trúc chính phụ với cấu trúc chủ vị Chẳng hạn, trong Cậu học sinh đang xem ti vi là em tôi thì “cậu học sinh đang xem ti vi” là cấu trúc chính phụ với yếu tố

phụ “đang xem ti vi” được phát âm nhẹ hơn và liền với trung tâm “cậu học

sinh”; còn trong Lúc ấy, cậu học sinh vẫn đang xem ti vi thì cậu học sinh vẫn đang xem ti vi là cụm chủ vị với vị ngữ đang xem ti vi được phát âm nhấn

mạnh hơn và tách biệt rõ rệt khỏi chủ ngữ

1.2.3 Cách xác định quan hệ cú pháp trong câu

Tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa các từ (các thành tố cú pháp) trong cấu trúc cú pháp được xác định dựa vào vai trò cú pháp của chúng Vai trò của mỗi thành tố trong cấu trúc được xác định dựa vào mối quan hệ nội bộ của cấu trúc (vai trò bên trong hay vai trò “đối nội”) và mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài (hay vai trò “đối ngoại”)

Theo Nguyễn Văn Lộc, việc xác định tính chất của mối quan hệ cú pháp trong cấu trúc có thể được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định vai trò trong cấu trúc của mỗi thành tố

Vai trò trong cấu trúc của mỗi thành tố được thể hiện ở hai khía cạnh: vai trò của các thành tố đối với nhau và vai trò của mỗi thành tố đối với toàn cấu trúc nói chung

Trang 23

Vai trò của các thành tố đối với nhau được đánh giá theo hai mặt: mặt nội dung và mặt hình thức Về nội dung, trong hai thành tố của cấu trúc, thành tố nào có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho thành tố kia sẽ là thành tố có vai trò phụ, thành tố được bổ sung sẽ là thành tố có vai trò chính Về hình thức, trong hai thành tố của cấu trúc, thành tố nào có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn sẽ là thành tố có vai trò phụ, thành tố không có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn sẽ là thành tố chính Sau khi đã xem xét riêng mặt nội dung và hình thức, cần xem xét kết hợp cả hai mặt để xác định thành tố chính của cấu trúc xét trong quan hệ đối với nhau: Thành tố giữ vai trò chính cả về nội dung lẫn hình thức sẽ được coi là thành tố chính

Vai trò của mỗi yếu tố đối với toàn cấu trúc thể hiện ở khả năng chi phối ý nghĩa và tổ chức hình thức của cấu trúc: Trong hai thành tố của cấu trúc, thành tố nào quy định bản chất ý nghĩa (ý nghĩa chung, tính đa dạng về nghĩa) của cấu trúc, tổ chức hình thức của cấu trúc (tính đa dạng về tổ chức, khả năng cải biến của cấu trúc như cải biến danh hoá, cải biến bị động, cải biến vị trí…) sẽ được coi là thành tố có vai trò quan trọng hơn

Bước 2: Xác định vai trò của các thành tố trong mối quan hệ với các yếu tố ngoài cấu trúc (vai trò “đối ngoại”)

Trong hai thành tố của cấu trúc, thành tố nào có khả năng đại diện cho cấu trúc trong mối quan hệ cú pháp với các thành tố bên ngoài sẽ được coi là thành tố có vai trò chính xét về mặt quan hệ bên ngoài

Bước 3: Xác định vai trò của các yếu tố trong cấu trúc dựa đồng thời vào vai trò bên trong lẫn vai trò bên ngoài

Trong hai thành tố của cấu trúc, thành tố nào có vai trò chính cả trong mối quan hệ bên trong lẫn quan hệ bên ngoài sẽ được coi là thành tố chính của cấu trúc

Theo nguyên tắc trên đây, có thể xác định trong tiếng Việt hai kiểu quan hệ cú pháp cơ bản và hai kiểu cấu trúc cú pháp tương ứng:

+ Quan hệ đẳng lập: sách và báo ăn và ngủ…

Trang 24

Trong những cấu trúc kiểu này, mỗi thành tố về hình thức đều có khả

năng thay thế bằng từ nghi vấn (Sách và gì? Gì và báo?), còn về nội dung,

không thành tố nào bổ sung ý nghĩa cho thành tố nào Trong quan hệ với các yếu tố ngoài cấu trúc, mỗi thành tố đều có khả năng đại diện cho cả cấu trúc Như vậy, các thành tố trong kiểu cấu trúc này có vai trò ngang nhau Kiểu quan hệ trong các cấu trúc này có thể gọi là quan hệ đẳng lập hay quan hệ bình đẳng

+ Quan hệ chính phụ (quan hệ phụ thuộc một chiều): bàn gỗ đọc sách giỏi văn…

Trong những cấu trúc kiểu này, các thành tố đứng sau (gỗ, sách) là các

thành tố phụ vì về nội dung, chúng đều bổ sung ý nghĩa cho các từ đứng trước

(gỗ bổ sung cho nhà ý nghĩa về chất liệu, sách bổ sung cho đọc ý nghĩa đối

thể); về hình thức, chúng đều có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn (ví dụ:

Nhà gì? Đọc gì?) Các thành tố này cũng không có khả năng chi phối bản chất

ý nghĩa và tổ chức hình thức của cấu trúc

Trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài, các thành tố này hoàn toàn không có khả năng đại diện cho cả cấu trúc Các thành tố đứng trước có đặc điểm hoàn toàn trái ngược với các thành tố vừa nhận xét là các thành tố chính của cấu trúc Kiểu quan hệ trong các cấu trúc này có thể gọi là quan hệ phụ thuộc một chiều hay quan hệ chính phụ

Ngoài hai kiểu quan hệ cú pháp cơ bản trên đây (quan hệ đẳng lập và quan hệ chính phụ) còn một kiểu quan hệ có đặc tính không hoàn toàn rõ ràng Thuộc về kiểu này là:

1) Quan hệ chủ vị: Ví dụ: Mẹ về Nó ngủ Nó bận…

Cấu trúc kiểu này lâu nay vẫn được gọi là cấu trúc chủ vị (cụm chủ vị, cụm từ tường thuật, mệnh đề) Hầu hết các tác giả nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt coi quan hệ chủ vị là quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai thành tố tạo nên cấu trúc nòng cốt của câu Tuy nhiên, các tác giả theo quan niệm này có cách nhìn nhận khác nhau về vai trò của chủ ngữ, vị ngữ Có tác giả coi chủ ngữ là thành tố có vai trò quan trọng hơn [31]; một số lại coi vị ngữ là

Trang 25

thành tố có vai trò quan trọng hơn Số còn lại cho chủ ngữ, vị ngữ là hai thành tố có vai trò ngang nhau

Khác với các tác giả quan niệm quan hệ chủ vị là quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, V.S.Panfilov cho rằng về bản chất, quan hệ chủ vị cũng chỉ là một dạng của quan hệ chính phụ trong đó vị ngữ là thành tố chính [41, 77-78]

2) Quan hệ đối ứng: Quan hệ đối ứng lại tồn tại trong một số kiểu câu

ghép nhƣ:

Câu ghép nhân quả: Vì trời mưa nên đường trơn v.v…

Câu ghép điều kiện - kết quả: Nếu tự vẽ mình sặc sỡ thì ta càng xám xịt v.v… Câu ghép nhƣợng bộ: Tuy ngủ ít nhưng ông tỉnh táo lắm v.v…

Đối với các cấu trúc kiểu này, cũng có hai cách phân tích: a) coi đây là cấu trúc chính phụ, trong đó, thành tố đứng sau (thành tố chỉ kết quả) là thành tố chính [15]; b) coi đây là cấu trúc trong đó các thành tố có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau [24]

Xem xét bản chất của các cấu trúc kiểu đối ứng vừa dẫn ra theo nguyên tắc xác định trên đây, ta thấy quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc kiểu này quả là có nét nhất định của tính chất phụ thuộc lẫn nhau Nét phụ thuộc lẫn nhau của các thành tố trong kiểu cấu trúc này thể hiện rõ ở mối quan hệ nội bộ cấu trúc Về hình thức, mỗi thành tố trong cấu trúc đều có khả năng

thay thế bằng từ nghi vấn (Ví dụ: Ai về? Ai ngủ? Vì sao đường trơn? Vì trời mưa nên thế nào?) Về nội dung, mỗi thành tố trong cấu trúc đều có tác dụng

nêu đặc điểm ý nghĩa cho thành tố kia (ở cấu trúc chủ vị, chủ ngữ bổ sung cho vị ngữ ý nghĩa chủ thể hoạt động hay kẻ mang đặc điểm của sự vật do danh từ hay đại từ làm chủ ngữ biểu thị, còn vị ngữ nêu hoạt động hay đặc điểm của sự vật do chủ ngữ biểu thị) Tuy nhiên, nếu xem xét những cấu trúc trên đây theo mối quan hệ ngoài cấu trúc thì có thể nhận thấy ở kiểu cấu trúc này lại có tính chất chính phụ khá rõ trong đó vai trò chính thuộc về thành tố thứ hai (vị ngữ trong cấu trúc chủ vị và thành tố chỉ kết quả trong quan hệ đối ứng) vì chỉ các thành tố này mới có khả năng đại diện cho cả cấu trúc trong mối quan hệ với bên ngoài

Trang 26

Xem xét kết hợp cả quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài cấu trúc, ta thấy việc xếp cấu trúc chủ vị và cấu trúc đối ứng kiểu trên đây vào cấu trúc chính phụ hay cấu trúc phụ thuộc qua lại đều có cơ sở nhất định và việc lựa chọn giải pháp nào ở đây phần nào mang tính quy ước và xuất phát từ mục đích nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi chọn giải pháp thứ nhất, tức là coi kiểu cấu trúc chủ vị và cấu trúc đối ứng kiểu trên đây là cấu trúc chính phụ vì vai trò chính nghiêng về thành tố đứng sau (vị ngữ và thành tố chỉ kết quả)

1.3 Sự tương ứng giữa quan hệ ngữ nghĩa - quan hệ cú pháp

Quan hệ ngữ nghĩa và quan hệ cú pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng vẫn là hai kiểu quan hệ khác nhau về bản chất và chúng không phải luôn tương ứng với nhau

Sự khác nhau giữa quan hệ cú pháp và quan hệ ngữ nghĩa là ở chỗ quan hệ cú pháp chỉ được xác định trong mối quan hệ giữa các ý nghĩa ngữ pháp của từ và luôn có hình thức ngữ pháp riêng để biểu thị, còn quan hệ ngữ nghĩa được xác định trong mối quan hệ giữa các nghĩa từ vựng của từ và không có hình thức ngữ pháp riêng để biểu thị So sánh các cấu trúc sau đây:

Ví dụ:

(1) Đứa trẻ ra đời

(2) Sự ra đời của đứa trẻ

Trong cấu trúc (1) “ra đời” là động từ - thực từ nên về ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng đều chỉ hoạt động và “đứa trẻ” xét trong quan hệ với “ra đời” vừa chỉ chủ thể cú pháp vừa chỉ chủ thể nghĩa sâu Như vậy, ở cấu trúc này, nghĩa cú pháp và nghĩa sâu có sự tương ứng với nhau Trong cấu trúc (2), theo thừa nhận chung, “ra đời” đã chuyển loại thành danh từ (dấu hiệu của sự chuyển loại này là khả năng kết hợp của “ra đời” với “sự” - yếu tố chuyên đi kèm với danh từ) Do đó, trong cấu trúc (2) “đứa trẻ” xét trong quan hệ với “sự ra đời” có ý nghĩa cú pháp kẻ sở thuộc nhưng về nghĩa sâu vẫn chỉ chủ thể hoạt động Như vậy, trong cấu trúc (2) nghĩa cú pháp và nghĩa

Trang 27

sâu không tương ứng với nhau Tuy nhiên, “ra đời” trong cấu trúc (2), khi chuyển loại thành danh từ, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp sự vật tính, còn “về mặt từ vựng thì nó vẫn chỉ hoạt động, tức là vẫn giữ lại đặc tính từ vựng của mình” [10].

Hai cấu trúc trên đây có sự giống nhau về nghĩa sâu nhưng không giống nhau về nghĩa cú pháp Sự khác nhau về nghĩa cú pháp giữa hai cấu trúc này tương ứng với sự khác nhau về hình thức ngữ pháp giữa chúng: Trong cấu trúc (1), “đứa trẻ” đứng trước động từ - thực từ và không được dẫn nối bởi quan hệ từ; còn trong cấu trúc (2), “đứa trẻ” đứng sau danh từ và được dẫn nối bởi quan hệ từ “của” có chức năng biểu thị ý nghĩa kẻ sở thuộc

Trái với trường hợp trên đây là trường hợp từ không có nghĩa sâu chủ thể nhưng lại có nghĩa cú pháp chủ thể Đây là trường hợp của những cấu trúc

có hạt nhân là các động từ ngữ pháp kiểu như làm, khiến, bị, được…

Khi phân tích những cấu trúc kiểu như trên đây, có tác giả xác nhận các

nhóm danh từ đứng trước các động từ làm, khiến có ý nghĩa nguyên nhân và

gọi chúng là “chủ ngữ nguyên nhân” [35] Nghĩa nguyên nhân ở đây cần được

hiểu là nghĩa sâu Còn về nghĩa cú pháp thì vì các từ làm, khiến vẫn còn là động từ chứ chưa trở thành hư từ, nên xét trong quan hệ với làm, khiến, các

Trang 28

(3) Tôi đánh nó

“Tôi” - chủ thể trùng với chủ ngữ “Nó” - đối thể trùng với bổ ngữ

- Quan hệ ngữ nghĩa không có sự tương ứng với quan hệ cú pháp Đối với trường hợp này, cần phân biệt hai dạng thức cụ thể:

+ Dạng thức trong đó từ ngữ có ý nghĩa cú pháp chủ thể không có nghĩa sâu chủ thể mà về nghĩa sâu có thể chỉ:

 Đối thể: Ví dụ: Nó bị tôi đánh

 Nguyên nhân: Ví dụ: Sự vắng mặt của mẹ khiến tôi lo ngại

+ Dạng thức trong đó các từ có ý nghĩa sâu chủ thể không có ý nghĩa cú pháp chủ thể mà về nghĩa cú pháp có thể chỉ:

 Kẻ sở thuộc: Ví dụ: Những suy nghĩ của anh ấy

 Nguyên nhân: Ví dụ:

“Con bò rừng này bị hạ sát bởi một tay thợ săn thiện xạ”

Trong ví dụ trên đây, chủ thể nghĩa sâu của hoạt động hạ sát là một tay thợ săn thiện xạ Như vậy, nhóm danh từ sau bởi có nghĩa sâu chủ thể hoạt động mà về nghĩa cú pháp lại chỉ nguyên nhân Như chúng ta đã biết, bởi là

phương tiện cú pháp chỉ nguyên nhân Chúng ta có thể chuyển câu này sang

chủ động như sau: Con bò rừng này đã bị một tay thợ săn thiện xạ hạ sát

1.4 Một số khái niệm có liên quan khác

Ngoài các khái niệm nói trên, còn cần xác định thêm một số khái niệm khác

1.4.1 Khái niệm quan hệ từ

1.4.1.1 Định nghĩa

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Nguyễn Như Ý (chủ biên)

cho rằng: “Hư từ cú pháp không được dùng để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay khác mà là công cụ diễn đạt các quan hệ logic, các quan

hệ trong cách thức của người bản ngữ; còn gọi là từ nối” [48, 240]

Cùng với quan niệm đó, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Đinh

Văn Đức cho rằng: “Các hư từ cú pháp không được dùng để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay khác mà dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa

Trang 29

thực từ với thực từ trong các phát ngôn - nghĩa là diễn đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy của người bản ngữ Hư từ cú pháp theo đó, cũng là công cụ diễn đạt các quan hệ logic, các quan hệ trong cách thức phản ánh của người bản ngữ Các hư từ cú pháp không làm trung tâm và cũng không làm thành tố phụ đoản ngữ Chúng là một thứ phương tiện liên kết “xúc tác” thành tố phụ với trung tâm, các đoản ngữ, các mệnh đề với nhau trong cấu trúc phát ngôn Ngữ pháp truyền thống gọi các hư từ cú pháp là liên từ và giới từ Trong tiếng Việt còn có những thuật ngữ khác để gọi chúng, chẳng hạn là các từ nối hoặc quan hệ từ Thuộc về quan hệ từ tiếng Việt xưa nay người ta

thường nhắc tới các từ: bằng, của, cho, để, vì, tại, bởi, do, thì, là, mà, tuy, dù, dầu, dẫu…” [11, 207]

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban gọi quan hệ từ là kết

từ Theo quan điểm của Diệp Quang Ban, “về ý nghĩa khái quát, kết từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm và đối tượng được phản ánh Kết từ là dấu hiện biểu thị các quan hệ cú pháp giữa các thực từ (và hư từ) một cách tường minh Về khá năng kết hợp và chức năng cú pháp, kết từ được dùng nối kết các từ, các kết hợp từ, các câu và đoạn văn có quan hệ cú pháp” [1, 132]

Nói chung, cách hiểu được thừa nhận rộng rãi về quan hệ từ là: quan hệ từ là phương tiện tổ hợp cú pháp (phương tiện cú pháp) dùng để dẫn nối các từ (thực từ), cụm từ Chúng biểu thị quan hệ cú pháp - ngữ nghĩa giữa các từ (thực từ), cụm từ (kiểu quan hệ nhân quả, công cụ, mục đích…) Việc quan hệ từ có biểu thị quan hệ cú pháp hay không là việc còn phải bàn thêm

Chẳng hạn, các quan hệ từ và, hay, hoặc…dẫn nối các thành tố có quan hệ đẳng lập (ví dụ: anh hoặc tôi: quan hệ lựa chọn, nó và tôi: quan hệ liệt kê); còn các quan hệ từ bằng, với, vì, của… dẫn nối thành tố có quan hệ chính phụ (ví dụ: liên lạc bằng điện thoại…) Về khả năng kết hợp, quan hệ từ gắn với thành tố được dẫn nối Chúng ta có thể nói và tôi, và anh, bằng đũa, của tôi mà không thể nói anh và, tôi và, ăn bằng, sách của Chúng ta cũng có thể

Trang 30

dùng hình thức đặt câu hỏi để xác định vị trí của quan hệ từ như sau: liên lạc bằng gì? Nó và ai? để tạo thành tổ hợp

Trong ngôn ngữ có thể gặp phổ biến những trường hợp tuy cùng chỉ ra một quan hệ cú pháp nhưng các quan hệ từ khác nhau biểu thị quan hệ ngữ nghĩa khác nhau

Ví dụ:

Các quan hệ từ ở, bằng, để cùng dẫn nối các thành tố phụ nhưng lại chỉ

ra các quan hệ ngữ nghĩa khác nhau:

- “Ăn ở hiệu” chỉ quan hệ về vị trí - “Ăn bằng đũa” chỉ quan hệ về công cụ - “Ăn để sống” chỉ quan hệ về mục đích

1.4.1.2 Phân loại

Có hai cách phân loại quan hệ từ:

Theo tính chất của mối quan hệ cú pháp, quan hệ từ thường được chia thành:

- Quan hệ từ phụ thuộc (của, bằng, vì, ở, cho, với…) - Quan hệ từ đẳng lập (và, hay, hoặc…)

Theo đặc điểm của các thành tố được dẫn nối, quan hệ từ thường được chia thành:

- Giới từ (dẫn nối danh từ, ngữ danh từ, đại từ)

- Liên từ (dẫn nối các thành tố có quan hệ đẳng lập và cụm chủ vị) Trong quá trình tiến hành đề tài này, chúng tôi theo cách phân chia thứ nhất

1.4.2 Khái niệm động từ quan hệ

Trong tiếng Việt có một nhóm từ đặc biệt vừa có đặc tính của thực từ

lại vừa có nét của hư từ Thuộc nhóm từ này là những kiểu từ như: là, trở nên, trở thành, làm, khiến, có thể, bị, được… Chúng tôi gọi những từ thuộc nhóm

này là những động từ quan hệ

Trang 31

Về bản chất của nhóm từ này, trong những công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, ý kiến của các tác giả rất khác nhau Một số tác giả cho đó là động từ đích thực, một số khác cho là động từ phụ trợ, số còn lại cho phần lớn những từ trên là hư từ Cách hiểu khác nhau về bản chất của động từ quan hệ dẫn đến những cách phân tích khác nhau những câu có vị ngữ là những động từ này Điều này gây khó khăn cho việc dạy học câu tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp tiếng Việt nói chung

Sở dĩ có những ý kiến khác nhau về động từ quan hệ trên đây là vì đây là nhóm từ có đặc tính từ loại rất phức tạp

Về ngữ nghĩa, chúng vừa biểu thị hoạt động (hiểu theo nghĩa ngữ pháp) vừa biểu thị mối quan hệ giữa các thực từ trong cấu trúc, nói cách khác, chúng có chức năng quan hệ

Về ngữ pháp, chúng vừa có khả năng giữ vai trò trung tâm tổ chức câu vừa có thể dùng làm phương tiện cải biến câu

Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu các động từ

làm, khiến thuộc nhóm động từ hoạt động - quan hệ nguyên nhân

1.4.3 Khái niệm kết trị và kết trị của động từ tiếng Việt

Thuật ngữ kết trị (còn được gọi là hoá trị, ngữ trị) vốn được dùng đầu

tiên trong hoá học để đánh dấu khả năng của các nguyên tử làm hình thành các mối liên kết hoá học [48, 121]

Thuật ngữ này được dùng trong ngôn ngữ học vào những năm 40 của thế kỉ XX để “đánh dấu khả năng kết hợp của từng kí hiệu ngôn ngữ có thể có với các kí hiệu khác để tạo thành giá trị chung nhiều hơn hoặc ít hơn giá trị của các yếu tố đó cộng lại” [48, 121]

“Kết trị là khả năng của một yếu tố ngôn ngữ (hoặc nhóm các yếu tố) kết hợp với yếu tố ngôn ngữ (hoặc nhóm các yếu tố) khác cùng cấp độ; đồng thời khả năng này được qui định bằng những đặc điểm hình thức - ngữ nghĩa bên trong của yếu tố (hoặc nhóm yếu tố) đang xét” [21, 141]

Trang 32

Nguyễn Văn Lộc trong cuốn “Kết trị của động từ trong tiếng Việt” đã định nghĩa một cách cụ thể về kết trị của động từ như sau: “Kết trị của động từ là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần hoặc có thể làm đầy bởi những thành tố cú pháp (những thực từ) mang ý nghĩa bổ sung nhất định Nói cách khác, kết trị của động từ là thuộc tính của động từ kết hợp vào mình những thành tố cú pháp bắt buộc hay tự do Thuộc tính kết hợp này hàm chứa trong ý nghĩa của bản thân động từ Nó chính là sự phản ánh những đòi hỏi hoặc khả năng của động từ được cụ thể hoá về mặt nào đó” [35, 34]

Kết trị của động từ theo cách hiểu trên đây sẽ được phân biệt với:

a Khả năng kết hợp từ vựng của từ

Nói đến khả năng kết hợp từ vựng của từ là nói đến khả năng kết hợp của từ với tư cách là cá thể hoặc đại diện của nhóm chủ đề Khả năng kết hợp từ vựng bị quy định bởi ý nghĩa từ vựng riêng của từ Còn nói đến kết trị của từ là nói đến khả năng kết hợp của từ với tư cách là đại diện của từ hoặc tiểu loại nhất định được đặc trưng bởi ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp hoặc ý nghĩa ngữ pháp chung nhất định

b Khả năng kết hợp của thực từ với các hư từ

Sự kết hợp của thực từ với các hư từ (ví dụ: đã, sẽ, đang…) tạo thành

một tổ hợp đặc biệt dùng trong vai trò tương đương với một thực từ Trong những tổ hợp như vậy, hư từ chỉ là những yếu tố bổ sung ý nghĩa thuần ngữ pháp cho thực từ và hiện thực hoá thuộc tính kết trị của thực từ, chúng không phải là thành tố cú pháp thực sự

c Khả năng kết hợp cú pháp bắt buộc của từ

Kết trị của từ theo cách hiểu trên đây không chỉ là khả năng kết hợp của từ với các thành tố cú pháp bắt buộc mà còn là khả năng kết hợp của từ với các thành tố cú pháp tự do

Kết trị của từ được xác định theo số lượng và đặc tính các vị trí mở bao quanh nó, còn bản thân số lượng và đặc tính của các vị trí mở lại được xác định dựa vào số lượng và đặc tính của các thành tố cú pháp làm đầy các vị trí

Trang 33

mở này Như vậy, xác định và phân tích kết trị của từ thực chất là xác định và phân tích các thành tố cú pháp làm đầy các vị trí mở bên từ

Với tư cách là thành tố cú pháp, các kết tố của từ mang kết trị được đặc trưng bởi cả hai mặt: mặt nội dung và mặt hình thức, vì vậy, khi xác định chúng, phải chú ý cả hai mặt này Về nội dung, mỗi kết tố phải có mối quan hệ ngữ nghĩa nhất định với từ mang kết trị Về hình thức, nó phải có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn, tức là có thể dựa vào từ mang kết trị để đặt câu hỏi về nó Chẳng hạn, trong cấu trúc “ăn cơm bằng đũa”, ta có thể xác định được động từ “ăn” có hai kết tố là “cơm” và “đũa” vì về nội dung hai từ này đều có

tác dụng bổ sung ý nghĩa cho động từ ăn (cơm bổ sung ý nghĩa đối thể, đũa

bổ sung ý nghĩa công cụ) còn về hình thức hai từ này đều có khả năng thay

thế bằng từ nghi vấn (Ăn gì? Ăn bằng gì?)

Kết trị của động từ được chia thành kết trị bắt buộc và kết trị tự do Theo Nguyễn Văn Lộc, “việc phân biệt kết trị bắt buộc và kết trị tự do của động từ được dựa vào đặc tính khác nhau của mối quan hệ giữa động từ với hai kiểu kết tố: kết tố bắt buộc và kết tố tự do Kết trị bắt buộc là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần làm đầy bởi các kết tố bắt buộc; còn kết trị tự do là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở có thể làm đầy bởi các kết tố tự do” [35, 52]

Trong quá trình tiến hành đề tài này, khi vận dụng lý thuyết kết trị để miêu tả các động từ quan hệ, chúng tôi chủ trương đặc biệt chú ý đến kết trị bắt buộc của động từ Bởi vì kết trị bắt buộc luôn gắn liền với ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp của động từ Khi tiến hành xem xét, phân tích kết trị bắt buộc, ta sẽ phát hiện được những thuộc tính cú pháp bản chất nhất của động từ

1.5 Tiểu kết

Trên cơ sở lí thuyết được chúng tôi tiếp thu và vận dụng quan niệm của các nhà nghiên cứu ngữ pháp, chúng tôi đưa ra quan niệm của mình về quan hệ ngữ nghĩa, phân biệt nó với quan hệ cú pháp, xác định sự tương ứng giữa quan hệ ngữ nghĩa và quan hệ cú pháp; đồng thời chúng tôi cũng đưa thêm một số khái niệm có liên quan đến đề tài, trong đó chúng tôi vận dụng lý

Trang 34

thuyết về “Kết trị của động từ tiếng Việt” của Nguyễn Văn Lộc để tiến hành khảo sát cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt bằng động từ quan hệ

Trang 35

Từ xa xưa, trong dân gian, nhân dân lao động đã truyền tụng nhau

những câu tục ngữ, thành ngữ: “Ở hiền gặp lành”, “Gieo gió gặt bão”, “Nhân nào quả ấy”,… để chỉ rõ nguyên nhân kết quả hay hậu quả của một hành

động, việc làm nào đó của sự vật, hiện tượng, của con người trong cuộc sống Chẳng hạn, họ cho rằng nếu con người ăn ở có phúc, không hại ai thì sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và gặp điều may mắn… Đó là một thực tế vẫn còn giá trị cho đến bây giờ

Hay trong đạo Phật, các tăng ni, phật tử thường có triết lý “luân hồi nghiệp báo”, cho rằng: con người sống ở kiếp này xấu hay tốt là kết quả có nguyên nhân từ kiếp trước

Ngày nay, ta cũng thường nghe những câu cửa miệng của mọi người về

quan hệ nhân quả như: “Quá mù ra mưa”, “Vì nắng lắm nên mưa nhiều”, “Vì mưa nhiều nên lụt lội”, “Do phóng nhanh vượt ẩu nên bị tai nạn”,…

Qua những ví dụ trên đây, có thể thấy rằng bất cứ sự kiện, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó Quan hệ nhân quả trong thực tế được phản ánh trong mọi ngôn ngữ Nhưng trong mỗi ngôn ngữ, mối quan hệ này lại được biểu hiện theo những cách khác nhau

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có hai phương thức biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt, đó là:

- Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả bằng phương tiện ngữ pháp:

bằng các cặp quan hệ từ nhân quả: “vì… nên”, “do… nên”, “bởi… nên”…

Ví dụ:

Tại chị thiệt thà nên chị không muốn hiểu (Hồ Biểu Chánh Bỏ chồng)

Trang 36

Ngày xưa, vì lối đi chưa được tiện lợi và nhanh chóng, cho nên nhà vua

lập ra hai trường thi, trường Hà Nội và trường Nam Định để học trò dễ sự thi

cử (Nguyễn Công Hoan Sóng vũ môn)

Bởi thầy u tôi mắc nợ nên tôi mới phải chịu khổ thế này (Thạch Lam Đứa con)

Nhờ bà dày công dạy dỗ tập rèn, nên chừng con Quyên được mười sáu

mười bảy tuổi thì công ngôn dung hạnh mọi bề đều vẹn vẻ (Hồ Biểu Chánh

Cha con nghĩa nặng)

- Phương thức biểu hiện quan hệ nhân quả bằng phương tiện từ vựng -

Mặt trời buổi chiều rọi thẳng ánh nắng vào những tốp máy bay địch,

làm cho chúng nó loé sáng trên nền trời, nhìn rõ từ rất xa (Nguyễn Đình Thi Vào lửa)

Chị bịt đầu bằng chiếc khăn vải kẻ ô vuông buông một vạt dài ra phía

sau khiến những nét thiếu hoà hợp trên mặt càng trở nên thô, càng đỏng đảnh (Nguyễn Khải Mùa lạc)

Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng các phương tiện nêu trên

2.2 Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng quan hệ từ

2.2.1 Thành tố nguyên nhân

2.2.1.1 Quan hệ từ chỉ nguyên nhân

Theo tống kê của chúng tôi, các quan hệ từ chỉ nguyên nhân gồm: vì, do, bởi, bởi vì, tại, tại vì, nhờ Chúng tôi nhận thấy, quan hệ từ chỉ nguyên

Trang 37

nhân thường có cấu tạo đơn (có 989 trường hợp chiếm 98,9% tổng số tư liệu về quan hệ từ được khảo sát)

Đây được coi là những quan hệ từ chính phụ Quan hệ từ chính phụ “dùng để dẫn nối thành tố phụ vào thành tố chính (nối kết từ phụ với từ chính, thành phần phụ với thành phần chính của câu)” [1, 133]

Do lượng người và phương tiện giao thông qua lại khá đông, nhất là

phương tiện có trọng tải lớn nên cầu xuống cấp, hư hỏng nhanh (Báo Nhân dân Ngày 20/10/2007)

Mấy hôm nay, nhờ trời, dân Việt Nam ta không phải phàn nàn rằng nước ta kém nực (Nguyễn Công Hoan Phành phạch)

Đêm hôm đó, nhờ anh can đảm, quân cướp bị giải lên huyện (Nguyễn Công Hoan Ngậm cười.)

Nó nghèo, nó khổ, nó đổ là tại số (Vũ Trọng Phụng Chống nạng lên đường.)

Tại chị em nhà cậu tặng tôi mấy cái chén ngọc liệu nên tôi mới nghĩ đến việc lấy bầu nậm (Nguyễn Tuân Ngôi mả cũ)

Dựa vào ý nghĩa, chúng tôi chia các quan hệ từ chỉ nguyên nhân thành ba nhóm sau:

- Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có lợi: nhờ - Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có hại: tại, tại vì

- Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có sắc thái ý nghĩa trung hoà: Vì, do, bởi, bởi vì

Theo khảo sát của chúng tôi, trong 1000 trường hợp có sử dụng quan hệ từ chỉ nguyên nhân, có 136 trường hợp chỉ nguyên nhân có lợi, chiếm

Trang 38

13,6%; 130 trường hợp chỉ nguyên nhân có hại chiếm 13% và 734 trường hợp chỉ nguyên nhân có sắc thái trung hoà Như vậy, quan hệ từ chỉ nguyên nhân có sắc thái trung hoà là những quan hệ từ được sử dụng nhiều nhất Tuy nhiên, cách phân loại trên đây chỉ mang tính tương đối do sự đối lập giữa các quan hệ từ không hoàn toàn rõ ràng

Dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt miêu tả các nhóm quan hệ từ này

2.2.1.1.1.Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có lợi: nhờ

Như chúng ta đã biết, quan hệ từ nhờ có nguồn gốc từ động từ nhờ với

ý nghĩa “đề nghị người nào làm việc gì”, sau, do bị hư hóa nên nó trở thành hư từ, dùng để “biểu thị điều sắp nói ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp, khả quan được nói đến” [23, 724]

Chẳng hạn trong câu “Nhờ sức che chở của chiếc nón rách, chị chỉ bước rảo một thôi thì tới cổng nhà Nghị Quế (Ngô Tất Tố Tắt đèn), cụm từ sức che chở của chiếc nón rách đứng sau nhờ nêu điều có lợi giúp chị Dậu

đến đích được nhanh hơn

Dưới đây là một số ví dụ về cách dùng của nhờ:

Nhờ trời phật run rủi, anh ấy còn được gặp vợ con, nên em hỏi đúng

ngay anh đại uý là bạn chiến đấu cùng một tiểu đội với nhà em (Ma Văn

Kháng Thanh minh trời trong sáng)

Mãi lúc chàng lại nghĩ đến Tuyết, và nhờ sự liên tưởng, cái tên Tuyết ấy mới giúp chàng tìm ra được tên Thu (Khái Hưng, Nhất Linh Đời mưa gió) Đêm hôm ấy, nhờ ngoài Hiệp Mỹ phối hợp, du kích bãi sao mở một

trận địa cuối cùng dài hai cây số từ bãi dài ra khỏi Voi Miễu giết thêm hai

mươi tên (Anh Đức Một chuyện chép ở bệnh viện)

Nhờ cái tài nịnh hót của nó, Tú Anh nhất định đem gả em gái chonó đấy (Vũ Trọng Phụng Giông tố)

Và chỉ nhờ cái đá xoàng ấy mà tiếng tăm tôi vang rộn, ít nhất là trong cái xóm này (Tô Hoài Dế Mèn phiêu lưu ký)

Ngoài cách dùng riêng như trên, nhờ còn dùng trong tổ hợp với là về phía trước và có về phía sau

Ví dụ:

Trang 39

Vũ dũng như hắn mà làm được lí trưởng là nhờ có cụ (Nam Cao Chí Phèo) Nó chẳng biết mẹ nó ngày xưa sống được là nhờ những cái nồi đất ấy (Anh Đức Hòn đất)

Chúng con được như ngày nay thực là nhờ ở anh con (Khái Hưng Nửa chừng xuân)

Mấy quán cà phê nổi tiếng còn tồn tại được là nhờ cái vẻ tiều tụy, nhem nhuốc của nó (Nguyễn Khải Chị Mai)

Trong các ví dụ trên đây, là vừa có tác dụng nhấn mạnh, vừa tạo sự hài

hòa về ngữ điệu cho câu văn

Chỉ nhờ có đồng xu dày dặn, sắc cạnh và cái tài đánh đáo, tôi đã sống

thảnh thơi, đầy đủ, tôi may cả quần áo, sắm được giày mũ, muốn ăn gì cũng có tiền mua, đi xem chớp bóng, và đá banh không thèm ngồi hạng bét

(Nguyễn Hồng Những ngày thơ ấu)

Nhờ có con đường xe hỏa đi qua, và một con sông nhỏ, nhánh của sông Nhị Hà, nên sự buôn bán đâm ra thịnh vượng (Thạch Lam Bên kia sông)

Nhờ có con Yến tôi mới còn sống được đây (Hồ Biểu Chánh Bỏ chồng) Trong kết hợp với yếu tố có, tổ hợp nhờ có vừa có tác dụng nhấn mạnh, vừa có sắc thái nghĩa tồn tại Tuy nhiên, có ở đây không giống như động từ

đích thực Nó có thể bị lược bỏ khá dễ dàng So sánh:

Nhờ có ánh sáng của nước mưa, người ta cũng nhìn rõ được mọi vật ở ngoài cái vòng ánh sáng của đèn xe (Vũ Trọng Phụng Giông tố)

→ Nhờ ánh sáng của nước mưa, người ta cũng nhìn rõ được mọi vật ở

cái vòng ánh sáng của đèn xe (+)

Nhờ có đôi giày cao gót, bà hãy còn đủ cả đằng trước lẫn đằng sau (Nguyễn Công Hoan Bà chủ mất trộm)

→ Nhờ đôi giày cao gót, bà hãy còn đủ cả đằng trước lẫn đằng sau (+) 2.2.1.1.2 Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có hại: tại, tại vì

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), tại được coi là kết

từ với ý nghĩa “biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của việc không hay được nói đến” [23, 886]

Trang 40

Theo chúng tôi, tại mang tính khẩu ngữ tự nhiên do đó ít được sử dụng trong văn phong khoa học; tại vừa chỉ nguyên nhân có hại, vừa có ý nghĩa

trách cứ

Chẳng hạn trong câu: “Anh bảo tôi làm, nếu tôi không được việc là tại anh (Nguyễn Công Hoan Người cập rằng xay lúa), anh là nguyên nhân dẫn

đến kết quả không hay (tôi không được việc)

Dưới đây là một số ví dụ về cách dùng của tại:

Tại lòng tự ái, không muốn cho kẻ dưới cãi chữa khi bị trừng phạt, tại

quá tin không bao giờ mình nhầm lẫn, hơn nữa, sợ nhắc đến câu hỗn láo của

tôi trước tụi học trò thì sẽ không được kính sợ nữa (Nguyên Hồng Những ngày thơ ấu.)

Thật ra cũng là cái vạ, nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi

xe không biết nói với người đội xếp thế nào mới bị bắt, chớ không cũng

chẳng việc gì (Thạch Lam Một cơn giận)

Tại anh đã học ở trường thuốc nên thơ của anh cũng có mùi khoa học chứ gì? (Vũ Trọng Phụng Số đỏ)

Trong ví dụ cuối cùng dẫn ra trên đây, có thể thay tại bằng vì hoặc do

Trường hợp này, khi thay thế các quan hệ từ chỉ nguyên nhân cho nhau, chúng ta thấy rằng câu văn sẽ bị giảm sắc thái ý nghĩa có hại mà thay vào đó là sắc thái trung hòa

Như vậy, quan hệ từ chỉ nguyên nhân có hại tại vừa biểu thị sắc thái ý

nghĩa bất lợi, vừa có sắc thái trung hòa

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w