Quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam
Trang 1TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Cons : Giá trị tổng tiêu dùng trong nền kinh tế GDP : Giá trị tổng sản phẩm trong nước
Capin : Giá trị đầu tư nhà nước vào lĩnh vực công nghiệp
Capag : Giá trị đầu tư nhà nước vào tài sản cố định trong nông nghiệp Trade : Tổng giá trị thương mại quốc tế
Tax : Thuế suất
Govex : Tổng giá trị chi tiêu ngân sách nhà nước M2 : Giá trị khối tiền tệ M2
Exrat : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
GDP/empl : Năng suất lao động của nền kinh tế
Empl : Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế
Trang 2CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1988-2009
Bảng 1.2 : Tóm tắt nội dung các lý thuyết về nhân tố đầu tư trực tiếp nước Ngoài Bảng 1.3 : Các hình thức ưu đãi đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bảng 1.4 : Tác động của các biến kinh tế vĩ mô lên các nhân tố lợi thế vùng của đầu tư nước ngoài
Bảng 2.1 : Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các giai đoạn Bảng 2.2 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-2009 Bảng 2.3 : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số nước trong khu vực Bảng 2.4 : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư
Bảng 2.5 : Qui mô các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các giai đoạn Bảng 2.6 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo quốc gia đầu tư Bảng 2.7 : Sự chuyển đổi về cơ cấu vốn đầu tư nước ngòai vào Việt Nam tính đến năm 2009
Bảng 2.8 : Đầu tư trực tiếp nươc ngòai tại Việt Nam phân theo ngành kinh tế Bảng 2.9 : Đầu tư trực tiếp nước ngòai ở miền Bắùc và Nam Việt Nam Bảng 2.10 : Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tổng sản
phẩm trong nước
Bảng 2.11 : Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tăng trưởng kinh tế Bảng 2.12 : Tỷ trọng đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tổng giá trị
sản xuất công nghiệp
Bảng 2.13 : Đầu tư và Tiết kiệm tại Việt Nam
Trang 3Bảng 2.15 : Phần đóng góp của bên nước ngoài trong các dự án có vốn ĐTTTNN theo vốn điều lệ
Bảng 2.16 : Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tại Việt Nam phân theo thành phần Kinh tế
Bảng 2.17 : Năm tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất trong năm 2008
Bảng 2.18 : Cơ cấu xuất khẩu phân theo lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam giai đọan 2001-2008
Bảng 2.19 : Tỷ trọng xuất khẩu trên GDP của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Bảng 2.20 : Năng suất lao động tại Việt Nam
Bảng 2.21 : Trình độ công nghệ trong ngành chế biến thực phẩm Bảng 2.22 : Cơ cấu trình độ máy móc thiết bị năm 2000
Bảng 2.23 : Cơ cấu trình độ công nghệ sản phẩm năm 2000
Bảng 2.24 : Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có hàm lượng công nghệ hiện đại
Bảng 2.25 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc làm trong lĩnh vực công nghiệp ơ û Việt Nam
Bảng 2.26 : Chỉ số bất bình đẳng trong tăng trưởng công nghiệp ở Việt Nam Bảng 2.27 : Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào tổng
GTSXCN tại Việt Nam
Bảng 2.28 : Các biến số độc lập của phương trình hồi qui
Bảng 2.29 : Kết quả kiểm định F-test và t-test của phương trình hồi qui (1) Bảng 2.30 : Hệ số tương quan giữa các biến số độc lập trong phương trình (1) Bảng 2.31 : Tóm tắt kết quả của luận án và các nghiên cứu tương tự của các tác giả khác trên thế giới
Trang 4CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Tóm tắt khung nghiên cứu của đề tài
Sơ đồ 1.2 : Tóm tắt các phương pháp nghiên cứu luận án
Sơ đồ 1.3 : Tóm tắt lý thuyết về các nhân tố của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sơ đồ 1.4 : Tóm tắt các tác động của ĐTTTNN lên nền kinh tế của quốc gia nhận đầu tư
Sơ đồ 1.5 : Tóm tắt tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại quốc gia nhận đầu tư
Sơ đồ 1.6 : Tóm tắt các vấn đề chính của chương 1
CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Biểu đồ 2.2a : Cơ cấu kinh tế của Việt Nam có tính đến khu vực có vốn ĐTTTNN trong công nghiệp
Biểu đồ 2.2b : Cơ cấu kinh tế của Việt Nam không tính đến khu vực có vốn ĐTTTNN trong công nghiệp
Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu tổng đầu tư tại Việt Nam giai đoạn 2003-2008 Biểu đồ 2.4 : Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn ĐTTTNN vào tổng GTSXCN Việt Nam
Biểu đồ 2.5 : Dao động của tỷ giá hối đoái và giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2009
Trang 5CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1 : Tóm tắt một số các nghiên cứu trong và ngoài nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phụ lục 1.2 : Bảng liệt kê sơ lược nội dung nghiên cứu của các tác giả về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phụ lục 2.1 : Danh mục các lĩnh vực ưu đãi đầu tư tại Việt Nam Phụ lục 2.2 : Danh mục các địa bàn ưu đãi đầu tư tại Việt Nam
Phụ lục 2.3 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo địa phương Phụ lục 2.3a : Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo ngành
kinh tế
Phụ lục 2.4 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo đối tác đầu tư Phụ lục 2.5 : Bảng hệ số chi phí trực tiếp (I-O) theo giá người sản xuất của
Việt Nam năm 2000
Phụ lục 2.6 : Bảng tính chỉ số bất bình đẳng trong tăng trưởng công nghiệp giữa các địa phương năm 2004
Phụ lục 2.7 : Bảng tính chỉ số bất bình đẳng trong tăng trưởng công nghiệp giữa các địa phương năm 2005
Phụ lục 2.8 : Bảng tính chỉ số bất bình đẳng trong tăng trưởng công nghiệp giữa các địa phương năm 2006
Phụ lục 2.9 : Bảng tính chỉ số bất bình đẳng trong tăng trưởng công nghiệp giữa các địa phương năm 2007
Phụ lục 2.10 : Bảng tính chỉ số bất bình đẳng trong tăng trưởng công nghiệp giữa các địa phương năm 2008
Phụ lục 2.11a : Bảng số liệu sử dụng cho hồi qui chương trình phần mềm Eviews
Trang 6Phụ lục 2.11a2 : Kiểm tra tính dừng của các biến độc lập Phụ lục 2.11b : Kết quả kiểm tra tính dừng của các chuỗi số Phụ lục 2.12 : Kết quả hồi qui phương trình (1)
Phụ lục 2.13 : Kết quả hồi qui phương trình (2)
Phụ lục 2.14 : Tổ hợp các kết quả khác nhau của phương trình hồi qui Phụ lục 2.15 : Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng đều
Phụ lục 2.16 : Kết quả kiểm định tính phân phối của các sai số phần dư – phương trình hồi qui (2)
Trang 7MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Sau hơn hai thập kỷ vận dụng đường lối đổi mới và công cuộc cải cách toàn diện kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận được những kết quả rất ấn tượng và tăng trưởng mạnh mẽ, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thị trường ở nước ta đầy sức hấp dẫn và năng động Có thể nói rằng, kinh tế Việt Nam đang sở hữu những đặc trưng tiêu biểu của các nền kinh tế phát triển cao ở Đông ÁÙ Sản lượng, việc làm, xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng mạnh đặc biệt là kể từ năm 1990, các dấu hiệu ổn định về kinh tế và chính trị đang dần dần rõ nét, cùng những tiến bộ xã hội đã đạt được trong giai đoạn vận hành nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước
Đạt được những thành tựu ấn tượng về kinh tế là do đóng góp to lớn của yếu tố vốn, trong đó có nguồn vốn từ bên ngoài chảy vào mà đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Về mặt lý thuyết, hình thức đầu tư này là một yếu tố rất quan trọng công cuộc phát triển đất nước Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không những giúp chuyên nghiệp hóa và nâng cao các kỹ năng quản lý và tiếp thị cho các nhà quản lý địa phương, nâng cao kỹ năng tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực trong sản xuất và kinh doanh, kỹ năng ngoại ngữ,… xét trên phương diện vi mô Ngoài ra, trên phương diện vĩ mô, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể có tác động rất tích cực đến một số các chỉ số của nền kinh tế của các quốc gia nhận đầu tư như, đóng góp vào sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, sự phát triển nguồn vốn, cải tiến công nghệ, tạo thêm công ăn việc làm và đóng góp vào mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia [157, tr 321]
Trang 8Nhận thức được tầm quan trọng này, Việt Nam đã và đang thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển đất nước, gia tăng xuất khẩu và mở rộng phát triển cơ sở hạ tầng Số lượng các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã gia tăng từ 37 dự án năm 1988 với tổng số vốn đầu tư là 341,7 triệu USD, lên đến 12213 dự án tính đến 21 tháng 12 năm 2010 với tổng số vốn đăng ký hơn 192923 triệu USD Bảng 1.1 cho chúng ta cái nhìn tổng quát về số lượng các dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 1988-2010
Nguồn: Niên giám thống kê 2008,2009, Cục Đầu tư nước ngồi
Tuy nhiên, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua cho thấy, ngoài tỷ lệ vốn thực hiện tương đối thấp (32,8 %), luồng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam tương đối thiếu ổn định và có sự dao động đáng kể qua các năm Vì vậy, việc tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân của sự dao động này và tìm biện pháp ổn định là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn trong tương lai Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra tình hình dao động mạnh của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước ta, trong đó, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của chính sách điều tiết của Nhà nước và
Trang 9tác động của dao động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Vì thế, để thu hút nhiều hơn nữa loại hình đầu tư này cho phát triển kinh tế thì việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường kinh tế vĩ mô của quốc gia nhận đầu tư là hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay tại Việt Nam Một mặt, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể có những tác động lên các chỉ số kinh tế vĩ mô tại quốc gia nhận đầu tư như: tăng trưởng kinh tế, việc làm, xuất khẩu, tăng trưởng công nghiệp, phát triển công nghệ, … Mặt khác, một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi tại quốc gia nhận đầu tư có thể là chất xúc tác tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ hai chiều này hiện nay ở Việt Nam diễn ra theo xu hướng nào? Việc nghiên cứu mối quan hệ này hiện nay là hết sức cấp thiết nhằm tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi tại Việt Nam trong thu hút và phát huy hơn nữa vai trò của loại hình đầu tư này cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới đã kéo dài từ năm 2007 đến nay
Với mong muốn nghiên cứu mối quan hệ thuận nghịch giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam và đầu tư trực tiếp nước ngoài và để trả lời các câu hỏi trên, tác giả quyết định chọn đề tài
QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế học
2 Ý nghĩa của đề tài
Về mặt phát triển khoa học và giải quyết thực tiễn, đề tài có một số ý nghĩa đóng góp sau:
Trang 10- Nghiên cứu và tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đề tài mong muốn phát triển một quan điểm lý thuyết về vai trò của nhà nước trong việc tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn nhất cho phát triển kinh tế Đây là cơ sở khoa học giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách thích hợp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
- Đề tài nghiên cứu có thể giúp cho các nhà làm chính sách Trung ương và địa phương tìm ra các giải pháp hữu hiệu trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp từ ngoài vào các địa phương của mình
- Đề tài nghiên cứu còn cho thấy việc tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn từ phía chính sách nhà nuớc thôi là chưa đủ Cần phải nỗ lực duy trì sự ổn định của môi trường đầu tư bằng cách hạn chế những tác động của những dao động vĩ mô lên môi trường đầu tư
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó, tìm ra các tác động tích cực và tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như tác động của các biến số kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Đề xuất các giải pháp ổn định các biến số kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hạn chế những tác động tiêu cực của loại hình đầu tư này đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế tại Việt Nam
3.2 Các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của đề tài
i Hệ thống hóa lý thuyết về các nhân tố của đầu tư trực tiếp nước ngoài, mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biến số kinh tế vĩ mô tại
Trang 11quốc gia nhận đầu tư Trên cơ sở đó, xây dựng các phương trình hồi qui về quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biến số kinh tế vĩ mô của quốc gia nhận đầu tư , làm cơ sở cho việc vận dụng các quan điểm lý thuyết xuyên suốt đề tài
ii Phân tích và đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dựa trên các tiêu chí: vốn đăng ký, vốn thực hiện, hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, sự phân bổ vốn đầu tư theo ngành và theo địa phương, cơ cấu vốn đầu tư , để có được cái nhìn tổng quan về tình hình thu hút loại hình đầu tư này tại Việt Nam giai đoạn 1988 – 2010
iii Phân tích tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với một số các biến số kinh tế vĩ mô nhằm nhận diện ra các tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
iv Phân tích định lượng tác động của các biến số kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, qua đó có thể nhận diện các biến số vĩ mô có tác động lên thu hút loại hình đầu tư này cho phát triển nền kinh tế
v Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu tư trực tiếp nước ngoài, đề xuất các biện pháp kinh tế vĩ mô nhằm thu hút hơn nữa đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đồng thời khắc phục những tác động do đầu tư trực tiếp nước ngoài gây ra
3.3 Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Từ các mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
i Thứ nhất, tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam cho đến nay diễn ra như thế nào? Đâu là các tác động tích cực và đâu là các tác động tiêu cực?
Trang 12Việc trả lời cho câu hỏi này có liên quan đến các quan điểm lý thuyết được thảo luận và sẽ được kiểm chứng bằng các kết quả nghiên cứu trong đề tài, tập trung vào các nội dung như tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các biến số kinh tế vĩ mô như, tăng trưởng kinh tế, sự hình thành và phát triển nguồn vốn, việc làm cho người lao động, …
ii Thứ hai, các biến số kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng như thế nào lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay?
Đề tài tập trung vào câu trả lời cho câu hỏi này bằng cách dự đoán ảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô có tác động đến các yếu tố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam bằng việc xây dựng các phương trình hồi qui
iii Thứ ba, nhà nước có vai trò gì trong việc điều tiết các chỉ số kinh tế vĩ mô, nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam?
Phần trả lời sẽ là những đề xuất với các giải pháp kinh tế trong phần cuối của luận án
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:
Trong nghiên cứu các tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế tại Việt Nam, đề tài tập trung vào tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các biến số kinh tế vĩ mô sau:
- GDP và tăng trưởng kinh tế
- Sự hình thành và phát triển nguồn vốn - Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trang 13- Giá trị xuất khẩu - Phát triển công nghệ - Tạo ra việc làm
- Các liên kết công nghiệp
- Chênh lệch trong phát triển giữa các vùng - Môi trường sống
Trong nghiên cứu tác động của các biến số kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, các biến số sau được xem là có thể có tác động lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là:
- GDP thực
- Giá trị chi tiêu ngân sách chính phủ - Khối tiền tệ M2
- Thuế
- Tổng tiêu dùng trong nền kinh tế
- Giá trị đầu tư nhà nước vào lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp - Tỷ giá hối đoái
- Mức độ mở của nền kinh tế
- Năng suất lao động trong nền kinh tế
Về thời gian, luận án sử dụng các số liệu thu thập về đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biến số kinh tế vĩ mô trong khoảng thời gian từ năm 1988, năm bắt đầu có số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cho đến năm 2010
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu 5.1 Cơ sở lý thuyết và phương pháp tiếp cận
Về cơ sở lý thuyết, đề tài tập trung vào vận dụng các học thuyết của các trường phái kinh tế học khác nhau, các quan diểm của các nhà kinh tế học và
Trang 14các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biến số kinh tế vĩ mô của quốc gia nhận đầu tư, bao gồm hai phần chính:
- Các quan điểm lý thuyết về vai trò và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên nền kinh tế của quốc gia nhận đầu tư
- Các quan điểm lý thuyết về tác động của môi trường kinh tế vĩ mô tại quốc gia nhận đầu tư lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Dựa vào các quan điểm lý thuyết trên, luận án thực hiện việc nghiên cứu thực tế mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biến số kinh tế vĩ mô tại Việt Nam dựa trên cả hai cách tiếp cận định tính và định lượng
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phân tích xu hướng thay đổi của các chỉ số kinh tế và các mối quan hệ giữa chúng, từ đó có thể đưa ra các kết quả và nhận định nhằm xây dựng các mô hình lý thuyết và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Về nghiên cứu định lượng, luận án áp dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của các biến số kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và mức độ quan trọng của các biến số
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất về tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam, đề tài hệ thống hóa và phân tích các quan điểm và các kết quả nghiên cứu khác nhau của các nhà kinh tế về các tác động tích cực cũng như tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài Dựa trên cơ sở đó, luận án tiến hành phân tích và xử lý số liệu và rút ra kết luận về vai trò và tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai về tác động của các biến số kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đề tài xây dựng mô hình lý thuyết và dùng phương pháp hồi qui đa biến nhằm nhận dạng ra các
Trang 15biến số kinh tế vĩ mô quan trọng đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Các kết quả thực tế trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu trên được dùng làm cơ sở cho đề tài nhằm đề xuất các giải pháp và kiến nghị trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba của đề tài về vai trò của nhà nước trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
5.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu được sử dụng trong đề tài là lập bảng thống kê mô tả, vẽ đồ thị, lập các bảng biểu, sơ đồ, sử dụng công thức tính nhằm phân tích, so sánh, đánh giá và rút ra kết luận trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Thêm vào đó, luận án sử dụng chương trình phần mềm Eviews để chạy các phương trình hồi qui trong nghiên cứu tác động của các biến số kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
5.3 Nguồn số liệu
Nguồn số liệu thu thập là nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ Niên giám Thống kê Việt Nam qua các năm, các ấn bản về thống kê, các sách và tạp chí chuyên ngành kinh tế và từ Internet
Khung nghiên cứu của đề tài luận án được thể hiện qua sơ đồ 1.1 Sơ đồ 1.2 trình bày tóm tắt phương pháp nghiên cứu của luận án
Trang 16Sơ đồ 1.1
Khung nghiên cứu của đề tài
CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Tổng quan lý thuyết về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biến số kinh tế vĩ
mô
Thu thập số liệu
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Kết quả nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đối với tăng trưởng và phát triển kinh
tế Việt Nam
Kết quả nghiên cứu về tác động của các biến số kinh
tế vĩ mô lên ĐTTTNN
Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Xây dựng mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa
các biến kinh tế vĩ mô và ĐTTTNN
Nghiên cứu thực nghiệm
Trang 176 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác và điểm khác biệt mới của luận án
Việc thu thập các dữ liệu và thông tin về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài được thực hiện thông qua các công cụ tìm kiếm trên mạng, các thông tin và dữ liệu thứ cấp Theo kết quả có được, phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung nhiều vào vai trò và tác động của đầu tư nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhận đầu tư hay các nhân tố thu hút đầu tư từ nước ngoài Cho đến nay, tác giả chưa được biết về những nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biến số kinh tế vĩ mô tại Việt Nam Phụ lục 1.1 và phụ lục 1.2 tóm tắt một số các nghiên cứu có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự khác biệt của luận án so với các nghiên cứu đã có Ở đây, luận án chia làm hai nhóm: nghiên cứu ở nuớc ngoài
và những nghiên cứu trong nước
Điểm khác biệt và điểm mới của luận án
Tham chiếu phụ lục 1.1 và phụ lục 1.2 liệt kê sơ lược nội dung nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài, so với các nghiên cứu trước đây, điểm khác biệt của luận án tập trung vào các yếu tố sau:
i Thứ nhất, trong các nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cho đến nay, việc xem xét và phân tích mối quan hệ giữa loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam là hoàn toàn mới và khác biệt Mối quan hệ này được nghiên cứu theo hai hướng: tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và tác động của dao động các biến số kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Trang 18ii Thứ hai, trong khi nghiên cứu vai trò và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng nền kinh tế tại Việt Nam, luận án tập trung vào cả hai phương diện: tác động tích cực và tiêu cực Do đó việc nghiên cứu mang tính chất khách quan hơn
iii Ngoài hai điểm khác biệt vừa đề cập, điểm khác biệt nữa của đề tài còn được thể hiện trong khi phân tích các quan điểm lý thuyết về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Về phương diện này, tác giả đã đứng trên lập trường khách quan khi tổng hợp các quan điểm trái ngược nhau của các nhà kinh tế học trên thế giới về tính chất hai mặt của hoạt động đầu tư nước ngoài đối với quốc gia nhận đầu tư
Áp dụng lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu trên, đề tài có những khám phá mới sau:
- Trên cơ sở hệ thống hóa và tổng quan lý thuyết, luận án đã xây dựng mô hình lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biến số kinh tế vĩ mô của quốc gia nhận đầu tư Mô hình lý thuyết này cho thấy vai trò quan trọng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tăng trưởng và phát triển nền kinh tế
- Áp dụng mô hình lý thuyết vào nghiên cứu thực tế tại Việt Nam, luận án đã khám phá ra được những yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng nhất mà dao động của chúng có ảnh hưởng mạnh đến khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Đó là các biến số: giá trị GDP thực, tổng giá trị thương mại quốc tế, giá trị tiêu dùng cuối cùng và giá trị đầu tư nhà nước vào cơ sở hạ tầng công nghiệp
- Từ kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp tăng
Trang 19trưởng và phát triển kinh tế tại Việt Nam cho giai đoạn tới Các giải pháp và kiến nghị tập trung vào ba nhóm sau: nhóm các giải pháp ổn định các biến số kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nhóm các giải pháp phát huy các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhóm các giải pháp tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư để thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
7 Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận án được chia thành ba chương sau:
Phần giới thiệu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biến số kinh tế vĩ mô của quốc gia nhận đầu tư
Lý thuyết về mối quan hệ này được phân tách thành hai tác động, bao gồm lý thuyết về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên nền kinh tế của quốc gia nhận đầu tư thông qua một số các biến số kinh tế vĩ mô (hay tác động xuôi) và lý thuyết về tác động của dao động các biến số kinh tế vĩ mô lên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại quốc gia nhận đầu tư thông qua các nhân tố quan trọng đối với thu hút đầu tư trực tiếp (hay tác động ngược)
Chương 2: Phân tích quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Nội dung của chương này gồm ba phần:
Thứ nhất, tổng kết tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-2010, xét trên các phương diện: số dự án, nguồn vốn, sự phân bổ, loại hình đầu tư, nguồn đầu tư và ngành nghề đầu tư, nhằm có được cái nhìn tổng quan và toàn diện về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Trang 20Thứ hai, phân tích và đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam thông qua một số các biến số kinh tế vĩ mô
Thứ ba, xây dựng mô hình lý thuyết nhằm phân tích tác động của các biến số kinh tế vĩ mô đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các nhân tố quan trọng trong thu hút đầu tư
Kết quả nghiên cứu của mô hình là cơ sở kiểm định cho các suy luận lý thuyết về quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp ổn định các biến số kinh tế vĩ mô, thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hạn chế các tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Những kết quả nghiên cứu của luận án là những cơ sở cho việc đề xuất các chính sách kinh tế vĩ mô để tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách có hiệu quả
Trang 21Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ
TẠI QUỐC GIA NHẬN ĐẦU TƯ
Lý thuyết về bản chất của các công ty đa quốc gia, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của họ và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế của nước nhận đầu tư cho đến nay bao gồm nhiều quan điểm khác nhau Một số các quan điểm cho rằng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty thường được cho là do tiếp cận các nguồn nguyên liệu hay do sự bất ổn định về mặt vĩ mô của nền kinh tế trong nước của nhà đầu tư Tuy nhiên, ngày nay, quan điểm về đầu tư nước ngoài có nhiều thay đổi và nghiêng về xu hướng chú trọng các yếu tố đặc thù của công ty cũng như sức hấp dẫn của môi trường vĩ mô tại các nước nhận đầu tư Do đó, việc phân tích các mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trở thành trọng tâm chú ý của các nhà kinh tế ngày nay
Cơ sở lý thuyết có liên quan đến quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biến kinh tế vĩ mô trong chương này được chia làm ba vấn đề chính:
- Lý thuyết về các nhân tố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Lý thuyết về tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế của quốc gia nhận đầu tư
- Lý thuyết về tác động của các biến số kinh tế vĩ mô đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại quốc gia nhận nhận đầu tư
Phần dưới đây, luận án sẽ cập từng nội dung của các lý thuyết nêu trên
Trang 221.1 Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia được các nhà kinh tế đưa ra nhằm lý giải các nguyên nhân dẫn đến dòng vốn đầu tư trực tiếp từ quốc gia này sang các quốc gia khác và ngược lại Trong khuôn khổ đề tài, tác giả luận án tập trung vào một số các quan điểm chính sau: lý thuyết của trường phái cổ điển về dòng vốn đầu tư quốc tế, lý thuyết về lợi thế vùng, lý thuyết về sự bất hoàn hảo của thị trường, lý thuyết về sự cộng hưởng nội bộ, lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm, quan điểm Chiết Trung, trường phái Nhật bản và quan điểm kinh tế chính trị học
1.1.1 Lý thuyết của trường phái cổ điển
Lý thuyết của trường phái cổ điển xuất hiện vào những năm 1960 Các
nhà kinh tế theo trường phái cổ điển như Branson W.H [43, tr.11] và Floyed J.E
[73, tr.59] cho rằng, quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty đa quốc gia được hình thành do hai yếu tố tác động: mức sinh lời biên tế của đồng vốn và lãi suất Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài xuất hiện là do sự khác biệt về mức lãi suất và tỷ lệ sinh lời từ đầu tư giữa nước chủ nhà (nước nhận đầu tư) và nước đầu tư Dòng vốn sẽ tạo ra các tác động lên thu nhập và phúc lợi của các nước này
Về ưu điểm, trường phái cổ điển có thể được sử dụng để giải thích cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm mục tiêu tối đa hóa tỷ lệ sinh lời Tuy nhiên, quan điểm cổ điển có một số các nhược điểm sau Thứ nhất, các nhà kinh tế học theo quan điểm này đã không tính đến sự khác biệt giữa các hình thức đầu tư nước ngoài Thứ hai, quan điểm dựa trên giả thuyết của một thị trường hoàn hảo là không phù hợp với tình hình thực tế, nhất là các nước có nền
Trang 23kinh tế chuyển đổi như Việt nam Thứ ba, quan điểm này khó có thể giải thích được sự gia tăng trong đầu tư giữa các nước đã phát triển, những nơi mà sự khác biệt trong lãi suất và tỷ lệ sinh lời từ đầu tư là không đáng kể [46, tr.20];[168, tr 620]
1.1.2 Lý thuyết về lợi thế vùng
Lý thuyết lợi thế vùng về đầu tư nước ngoài được Santiago C.E đề xuất
vào năm 1987 [169, tr.318] đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nước nhận đầu tư trong việc thu hút dòng vốn trực tiếp từ nước ngoài Các tính chất đặc thù được phân tích ở đây là các yếu tố về vị trí địa lý và nhu cầu thị trường Theo quan điểm này, bốn nhóm yếu tố đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là: chi phí lao động, các yếu tố tiếp thị và thị trường, hàng rào thương mại và chính sách nhà nước Ngoài ra, diện tích và vị trí đất sẵn có cho đầu tư và nhu cầu đầu tư vào một số các địa điểm có lợi thế vượt trội
cũng hết sức quan trọng
Về ưu điểm, lý thuyết này có thể được dùng để giải thích vì sao một quốc gia lại có thể thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn một số các quốc gia khác và ngược lại Tuy nhiên, lý thuyết về lợi thế vùng cũng có những hạn chế nhất định Lý thuyết này giả định rằng không có sự khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khi các công ty lựa chọn địa điểm để đầu tư Trên thực tế, việc lựa chọn nơi đầu tư đã chịu ảnh hưởng rất nhiều vào các khác biệt về môi trường đầu tư giữa các quốc gia, đặc biệt là những phức tạp về văn hoá và nhiều rào cản xã hội khác Một yếu tố nữa là lý thuyết về lợi thế vùng đã không giải thích được những làn sóng mạnh mẽ đầu tư ra nước ngoài của các công ty muốn tận dụng sự cộng hưởng nội bộ của mình như là một ưu thế cạnh tranh thị trường
Trang 241.1.3 Lý thuyết về sự bất hoàn hảo của thị trường
Lý thuyết về sự bất hoàn hảo của thị trường được Magie S.P đề nghị
vào năm 1977 [127], tập trung vào quan điểm cho rằng thị trường là luôn bất hoàn hảo, một yếu tố được xem là nguyên nhân chính khiến các công ty quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Các rào cản thương mại, những hạn chế trong việc lưu thông đồng vốn và lao động, các yếu tố độc quyền và sự đa dạng hoá sản phẩm là những nguyên nhân đưa ra theo quan điểm này Một số các lý do có thể được đề cập như sau:
Lý do thứ nhất về sự bất hoàn hảo thị trường là, nhằm đối phó với các chính sách thương mại không thuận lợi của quốc gia mình hay những hạn chế về nguồn tài nguyên trong nước, các công ty đã quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm giảm bớt các áp lực này
Lý do thứ hai, các chính sách hạn chế thương mại của nước nhận đầu tư như: thuế quan, kiểm soát tỷ giá hối đoái và các qui định chuyển thu nhập về nước, cũng góp phần dẫn đến các quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia
Lý do thứ ba, việc sở hữu và chuyển giao kiến thức công nghệ dưới các hình thức bán và cho thuê đến các nước khác cũng là một nguyên nhân khiến các công ty quyết định đầu tư ra nước ngoài Mô hình lý thuyết về vòng đời sản phẩm của Vernon [189, tr.190-207] là một ví dụ cho nhóm nguyên nhân này
Về ưu điểm, lý thuyết về sự bất hoàn hảo của thị trường giải thích được hiện tượng các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm tận dụng và khai thác các lợi thế độc quyền của mình ở các thị trường nước ngoài [67]
Tuy nhiên, hạn chế của lý thuyết này là ở chỗ nó không đề cập đến khía cạnh lựa chọn của các công ty nước ngoài về yếu tố địa lý Lý thuyết về sự bất hoàn hảo của thị trường chỉ giải thích vì sao các công ty quyết định đầu tư ra
Trang 25nước ngoài nhưng không rõ sẽ đầu tư vào đâu, quốc gia nào Một hạn chế khác là lý thuyết về sự bất hoàn hảo của thị trường không giải thích rõ vì sao các công ty chọn lựa hình thức đầu tư trực tiếp này mà không phải là hình thức cấp phép nhượng quyền (Licensing, Franchising) hay bất cứ hình thức đầu tư nào khác
Một lý thuyết khác về sự bất hoàn hảo của thị trường như là nguyên nhân khiến các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là các quan điểm của Buckley P.J [45, tr.69] Chính vì sự bất hoàn hảo của thị trường trong các lĩnh vực như: thị trường tiêu dùng cuối cùng, thị trường nguyên vật liệu, chính sách nhà nước,… các công ty đa quốc gia cố gắng vận dụng các lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình bằng cách thành lập các chi nhánh trực tiếp quản lý của chính họ ở nước ngoài hơn là phải phụ thuộc vào các thị trường đang tồn tại
1.1.4 Các lý thuyết khác về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Ngoài các lý thuyết được đề cập, Lý thuyết về sự cộng hưởng nội bộ
cũng đã được dùng để giải thích cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Một số các ý chính của lý thuyết này được tóm tắt như sau:
Chính chi phí giao dịch thấp trong công ty có được nhờ sự vận dụng cộng hưởng nội bộ đã khiến các công ty quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và quốc tế hoá các qui trình sản xuất của họ theo quan điểm của Buckley và Cason [45, tr.184], Cantwell [46, tr.99] và Hennart [91, tr.281-299]
Theo quan điểm của Magee and Young [128], nhằm mục đích làm gia tăng giá trị tài sản vô hình như bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý,… mà vẫn bảo đảm được tính bảo mật của chúng, các công ty quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong nước của mình cho mục đích bảo mật
Trang 26Theo Vernon [189, tr.190-207], Paviit [156], và Canwell [46] về lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là kết quả của quá trình
thực hiện chiến lược cạnh tranh toàn cầu của các công ty đa quốc gia nhằm mở rộng thị phần cho các sản phẩm của mình và kéo dài vòng đời cho các sản phẩm
Tuy nhiên, các lý thuyết về sự cộng hưởng nội bộ và lý thuyết về chu kỳ sống sản phẩm cũng chưa được hoàn hảo ở chỗ chúng không thể giải thích được vì sao một số các quốc gia này lại thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn các quốc gia khác [105]
Trong những năm của thập niên 90, sự gia tăng không ngừng của làn sóng đầu tư trực tiếp từ Nhật bản đến các nước khác trên thế giới đã làm cho các nhà
kinh tế hướng sự chú ý của mình vào trường phái Nhật bản của Kojima [119]
Từ các kết quả nghiên cứu của mình, Kojima cho rằng đầu tư trực tiếp của Nhật ra nước ngoài mang tính định hướng xuất khẩu nên đem lại nhiều lợi ích cho các nước nhận đầu tư hơn là đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Mỹ, vốn mang tính thay thế hàng nhập khẩu Tuy nhiên, hạn chế của học thuyết Kojima là ở chỗ trên thực tế một số lớn các dự án đầu tư Nhật bản ra nước ngoài lại cho thấy có xu hướng tập trung vào thay thế hàng nhập khẩu nhiều hơn là định hướng xuất khẩu Mặt khác, cho dù đầu tư trực tiếp của Nhật ra nước ngoài có xu hướng làm tăng thương mại quốc tế, thì việc này cũng không phải là một tiêu chuẩn làm tăng lợi ích kinh tế của các quốc gia nhận đầu tư [Man-Hee Han, 129] Một quan điểm khác trước đây cũng đã được đề cập nhằm lý giải các hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trường phái Kinh tế Chính trị học mà đại
diện là Radice H [161] Theo quan điểm này, các công ty đa quốc gia tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm tối đa hoá giá trị thặng dư và tích tụ vốn tư bản Để gia tăng mức tích lũy tư bản đến mức tối đa, các công ty buộc phải phụ
Trang 27thuộc vào sự khai thác lao động toàn cầu và quốc tế hoá đồng vốn của mình Quan điểm của trường phái kinh tế chính trị quá tập trung vào sự công kích hoạt động bóc lột sức lao động tại các nước nhận đầu tư hơn là những lợi ích mà đầu tư trực tiếp từ ngoài có thể mang lại cho các quốc gia này [Hellener G.K, 90]
Nội dung chính của các lý thuyết này được tóm tắt như sau (bảng 1.2):
Mức sinh lời biên tế của đồng vốn và lãi suất Sự khác biệt giữa mức lãi suất và tỷ lệ sinh lời giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư thúc đẩy các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 2 Lý thuyết lợi thế vùng-
Santiago C.E [169, tr.318]
Lợi thế của quốc gia nhận đầu tư bao gồm: chi phí lao động thấp, nguồn nguyên liệu, hàng rào thương mại, chính sách nhà nước,… thu hút các công ty nước ngoài đầu tư
3 Lý thuyết về sự bất hoàn hảo của thị trường - Magee S.P [127]
Các rào cản thương mại, những hạn chế trong lưu thông đồng vốn và lao động, các yếu tố độc quyền và sự khác biệt hóa sản phẩm thúc đẩy các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để tối đa hóa lợi nhuận
4 Lý thuyết về sự cộng hưởng nội bộ - Buckley P.J và Cason M [45, tr.184], Canwell J [46, tr.99]
Khả năng giảm thiểu chi phí có được khi vận dụng tính cộng hưởng nội bộ, kinh nghiệm quản lý, ưu thế về công nghệ, thúc đẩy các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
5 Lý thuyết về chu kỳ sống sản phẩm - Vernon R [189, tr.190-207]
Các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là để mở rộng thị phần và kéo dài vòng đời cho các sản phẩm của mình
6 Trường phái Nhật bản - Kojima Kiyoshi [119]
Các công ty đầu trực tiếp ra nước ngoài để gia tăng hoạt động xuất khẩu của họ hoặc thay thế hàng nhập khẩu tại các quốc gia nhận đầu tư 7 Trường phái Kinh tế
Chính trị học - Radice H [161, tr.154-157]
Các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là để tối đa hóa giá trị thặng dư và bóc lột sức lao động của quốc gia nhận đầu tư
Trang 28Vì mỗi lý thuyết vừa đề cập ở trên chỉ có thể giải thích được một khía cạnh của đầu tư trực tiếp nước ngoài nên không mang tính đại diện cho tất cả các nhân tố của loại hình đầu tư này Cần có một lý thuyết mang tính tổng hợp và toàn diện hơn Về điểm này thì quan điểm Chiết Trung của Dunning [65] là phù hợp hơn cả vì nội dung của nó gần như tổng kết các quan điểm lý thuyết khác nhau về các nhân tố của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong khuôn khổ đề tài, tác giả luận án tập trung vào quan điểm Chiết Trung, được dùng làm cở sở cho các nghiên cứu các phần tiếp theo của luận án
1.2 Quan điểm Chiết Trung
Quan điểm Chiết Trung của Dunning [65] được phát triển vào năm 1988 được xem là những lý giải khá hợp lý về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia Nội dung chính của quan điểm này cho rằng, các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là do kết quả của ba nhóm điều kiện sau: Lợi thế về quyền sở hữu (O), lợi thế về cộng hưởng nội bộ (I) và lợi thế vùng (L)
Sự kết hợp của ba nhóm yếu tố: lợi thế đặc thù của doanh nghiệp, lợi thế địa phương và yếu tố nội bộ hóa được đưa ra bởi Dunning nhằm lý giải các hoạt động đầu tư nước ngoài bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:
- Nhóm các yếu tố về lợi thế đặc thù của doanh nghiệp (O – từ viết tắt của Ownership)
- Nhóm các yếu tố về lợi thế nội bộ hoá (I-từ viết tắt của Internalization) - Nhóm các yếu tố về lợi thế địa phương (L- từ viết tắt của Location) Có thể thấy rằng quan điểm Chiết trung của Dunning là sự tổng hợp các điểm chính của các lý thuyết khác về đầu tư nước ngoài có được trước đó Theo quan điểm này, quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty là do sự phân tích và xem xét các yếu tố lợi thế về quyền sở hữu của công ty, lợi thế
Trang 29cộng hưởng nội bộ và các lợi thế của địa phương nhận đầu tư Theo tác giả Dunning, tất cả ba nhóm yếu tố này phải được đảm bảo khi các công ty ra quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Để hiểu rõ hơn về quan điểm Chiết trung (OLI), phần dưới đây sẽ phân tích sâu hơn từng nhóm điều kiện các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.2.1 Các lợi thế về quyền sở hữu (O)
Quan điểm về lợi thế quyền sở hữu ra đời có liên quan mật thiết với lý thuyết về tổ chức công nghiệp được phát triển bởi Hymer S.H [101] Dựa vào sự bất hoàn hảo của thị trường, Hymer cho rằng cấu trúc thị trường và các tính chất đặc thù của công ty chính là các yếu tố quyết định khiến các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vì chỉ có hoạt động này mới giúp được các công ty tranh thủ khai thác các lợi thế về quyền sở hữu của mình một cách có hiệu quả nhất
Khi một công ty quyết định thiết lập một chi nhánh trực tiếp của mình ở nước ngoài thì cần cân nhắc những bất lợi có thể có trong việc cạnh tranh với các công ty nội địa ở nơi mà họ đầu tư Những bất lợi này có thể bao gồm: các khó khăn trong quản lý và điều hành chi nhánh từ xa, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, hệ thống luật pháp, các điều kiện kỹ thuật và sở thích của khách hàng
Tuy nhiên, một công ty có thể chấp nhận các khó khăn này và quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nếu công ty có được một số các lợi thế so với các công ty nội địa, còn gọi là các “lợi thế đặc thù” của công ty Những lợi thế đặc thù này xuất phát từ sự bất hoàn hảo của thị trường Theo Hymer, có hai loại bất hoàn hảo: các lợi thế vượt trội về tài sản và lợi thế vượt trội về khả năng giảm thiểu chi phí giao dịch
Trang 30Các lợi thế vượt trội về tài sản
Đây là các lợi thế mà một công ty có được do sự bất hoàn hảo trong cấu trúc thị trường về các yếu tố sau:
- Tài sản hữu hình: ưu thế thuộc về các khả năng vượt trội trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào giá rẻ hoặc có được sự độc quyền về một loại nguyên vật liệu nào đó như tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, thông tin,…
- Tài sản vô hình: các lợi thế về kiến thức, công nghệ, thương hiệu, bằng phát minh, năng lực quản lý, hệ thống marketing, năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kinh nghiệm, …
- Qui mô và khả năng định vị thị trường, bao gồm các ưu thế vượt trội về khả năng tiếp cận và khai thác thị trường các loại sản phẩm, thị trường các yếu tố sản xuất, khả năng đa dạng hoá sản phẩm, phân chia và chuyên môn hoá lực lượng lao động, lợi thế theo qui mô và các khả năng gây ảnh hưởng đến các chính sách của chính quyền địa phương
Các lợi thế về khả năng giảm thiểu chi phí giao dịch:
Các lợi thế về khả năng giảm thiểu chi phí giao dịch bao gồm:
- Các lợi thế mà một chi nhánh của công ty nước ngoài có được so với các công ty nội địa là do sự giúp đỡ của công ty mẹ trong việc khai thác các năng lực sẵn có nhằm giảm tối đa các chi phí giao dịch trong quá trình sản xuất và kinh doanh Việc khai thác khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào giá rẻ, kiến thức vượt trội về thị trường, năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, qui trình chuẩn hoá trong quản lý và kế toán Tất cả các ưu thế này, nếu được khai thác tốt, sẽ giúp cho các chi nhánh của công ty hoạt động ở nước ngoài có thể giảm thiểu tối đa các chi phí giao dịch của mình và tạo ra các ưu thế so với các công ty địa phương Một yếu tố khác cũng khá quan trọng là khả năng điều phối
Trang 31nhịp nhàng giữa công ty mẹ và các chi nhánh của nó ở nước ngoài tạo ra sự công hưởng cần thiết nhằm giảm các chi phí trong kinh doanh
- Các lợi thế xuất phát từ yếu tố “đa quốc gia” bao gồm: Khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin về kiến thức, thị trường, nguồn nguyên liệu sản xuất, khả năng của sự khác biệt về địa lý kinh tế nhằm khai thác triệt để sự thâm dụng các yếu tố dư thừa, sự can thiệp của nhà nước, thị trường,…,khả năng giảm thiểu rủi ro về tỷ giá hối đoái do hoạt động ở các quốc gia khác nhau
Tóm lại, các lợi thế về quyền sở hữu được đưa ra nhằm giải thích vì sao các công ty khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể hoạt động thành công và có thể cạnh tranh được với các công ty địa phương tại các nước nhận đầu tư
1.2.2 Lợi thế nội bộ hoá (I)
Để giảm thiểu chi phí, các công ty đa quốc gia có xu hướng phát triển và sử dụng các yếu tố nội bộ trong hệ thống phân tầng tổ chức của mình nếu các giao dịch nội bộ ít tốn kém hơn so với các giao dịch bên ngoài cung cấp Muốn vậy, các công ty này cần phải có các lợi thế về tính nội bộ khá cao để có thể ra các quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho dù các hình thức xuất khẩu hay nhượng quyền thương hiệu, bán công nghệ có vẻ hấp dẫn hơn về phương diện rủi ro và tỷ suất sinh lời
Có thể xác định một số các nguyên nhân mà một công ty chọn giải pháp nội bộ hoá trong đầu tư kinh doanh quốc tế Hai nhà kinh tế học Buckley và Cason [45] cho rằng, do ảnh hưởng của sự khác biệt giữa các thị trường là nguyên nhân chính Động lực thúc đẩy các công ty đa quốc gia quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gồm các yếu tố sau đây:
- Các yếu tố đặc thù về ngành công nghiệp: như lợi tức theo qui mô, cơ cấu thị trường ngoài nước,…
Trang 32- Các yếu tố đặc thù của địa phương nhận đầu tư như: khoảng cách địa lý, năng lực quản lý, sự khác biệt về văn hoá,…
- Các yếu tố đặc thù của quốc gia nhận đầu tư như: điều kiện chính trị, tài chính,…
- Các yếu tố đặc thù của chính công ty như: kỹ năng quản lý, kỹ năng tiếp thị, kỹ thuật,…
Khi cân nhắc các yếu tố nêu trên, một công ty có thể quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bằng phương pháp trực tiếp và nội bộ hoá nếu quá trình phân tích cho thấy chúng có lợi hơn về mặt chi phí Theo Giddy [82, tr 90-97], lợi ích về mặt chí phí có thể có được từ các nguyên do sau:
- Khả năng tiếp cận các nguyên vật liệu sản xuất và nhân công với giá rẻ sự bất hoàn hảo của thị trường đối với tài sản của công ty như sự nổi tiếng về thương hiệu
- Khả năng độc quyền kiểm soát mạng lưới sản xuất và phân phối sản phẩm - Khả năng hưởng lợi từ các chính sách của nước nhận đầu tư
Dunning [65, tr.10-31] đã nêu ra một số các lợi thế nội bộ hoá của một công ty khi quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như sau:
Sự thất bại của thị trường các sản phẩm cuối cùng
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để sản xuất và bán tại các thị trường nước sở tại mà ở đó các loại sản phẩm của công ty chưa hiện diện cũng là một trong những ưu thế của chiến lược của “người đi trước” Chiến lược này sẽ có ý nghĩa khi các công ty trực tiếp đầu tư vào thị trường của các quốc gia còn nghèo nàn về chủng loại hàng hoá hoặc các thị trường có sản phẩm cùng loại với sản phẩm công ty nhưng chất lượng kém hơn
Trang 33Phát triển thị trường trong tương lai
Vận dụng các ưu thế sẵn có để tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một trong những chiến lược phát triển thị trường trong dài hạn của các công ty đa quốc gia Một dự án đầu tư trực tiếp với việc xây dựng các cơ sở sản xuất, nhà máy và cơ sở hạ tầng ở nước ngoài luôn là chiến lược dài hạn nhằm phục vụ khách hàng tại thị trường của các quốc gia nhận đầu tư
Sự thất bại thị trường của các yếu tố sản xuất
Chi phí giao dịch sẽ giảm mạnh khi các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm né tránh các loại phí có liên quan đến bản quyền về sử dụng nguyên liệu tại nước mình Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các quốc gia của công ty nghèo nàn về nguồn tài nguyên thiên nhiên Mặt khác, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn có thể giúp công ty kiểm soát được nguồn cung ứng nguyên liệu và các giao dịch thu mua vào những mùa khan hiếm
Thế mạnh độc quyền
Trong nhiều trường hợp, luật chống độc quyền tại các quốc gia của các công ty không cho phép vận dụng các chính sách phân biệt giá đối với người tiêu dùng Lúc này, các công ty đa quốc gia sẽ chọn hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đến một số nước mà ở đó luật chống độc quyền và các hình thức hạn chế độc quyền khác chưa thành hình hoặc còn chưa chặt chẽ để tận dụng thế mạnh độc quyền của mình
Mặt khác, khi tiến hành các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp công ty mở rộng qui mô sản xuất của mình Qua đó, công ty có thể có được các lợi ích về lợi tức tăng dần theo qui mô, lợi tức do đa dạng hoá sản phẩm,…
Kiểm soát được các đầu ra của sản phẩm là một ưu thế khác của nội bộ hoá Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp các công ty có được sự đa dạng hoá
Trang 34về thị trường các sản phẩm đầu ra và gia tăng tính bổ sung cho nhau của các thị trường này Sự suy giảm doanh thu tại thị trường của một nền kinh tế bị suy thoái có thể được bổ sung bằng doanh thu từ các thị trường khác Mặt khác, bằng hình thức đầu trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp các công ty kéo dài thêm vòng đời các sản phẩm, chuyên biệt hoá và đa dạng hoá sản phẩm để làm tăng doanh thu của mình
Thêm vào đó, trong những điều kiện đặc thù của các quốc gia nhận đầu tư, công ty nước ngoài có thể vận dụng các chiến lược phi cạnh tranh như trợ giá chéo, bán phá giá, chuyển giá,…
Chính sách nhà nước
Lợi thế nội bộ hoá được các công ty đa quốc gia vận dụng triệt để nhằm giảm thiểu chi phí khi gặp phải áp lực hàng rào thương mại từ các quốc gia nhận đầu tư Chính sách hạn chế hàng nhập khẩu thường làm giá cả hàng hoá tăng cao tại thị trường nước ngoài Một dự án đầu tư trực tiếp vào các quốc gia này sẽ giúp giảm thiểu chi phí giao dịch thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của công ty Chiến lược này có thể tránh được các chính sách của nước ngoài có liên quan đến hàng rào thương mại và kiểm soát giá cả
1.2.3 Lợi thế địa phương nhận đầu tư (L)
Giả sử một công ty có được những ưu thế nội bộ hoá và quyết định đầu tư ra nước ngoài, chúng ta có thể thấy rằng công ty này sẽ có xu hướng đầu tư vào những vùng mà nó có thể tối đa hoá lợi ích từ việc nội bộ hoá của mình Cho đến nay, các nghiên cứu về những lợi thế của địa phương như một nhân tố của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được thực hiện khá nhiều Trên thực tế, những lợi thế này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với những người ra chính sách ở các địa phương nhận đầu tư hơn là bản thân công ty nước ngoài
Trang 35Nhìn chung, những yếu tố lợi thế của địa phương có thể chia làm hai loại: các yếu tố đẩy là những nguyên nhân làm cho một công ty quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, và các yếu tố hút là những yếu tố có tác dụng định hướng cho một công ty đầu tư vào một vùng cụ thể nào đó Do phạm vi giới hạn của đề tài, luận án sẽ tập trung vào các yếu tố thu hút nhằm nghiên cứu những động thái cho việc chọn lựa quốc gia để đầu tư của các công ty nước ngoài
Jianuy O [109] đã đưa ra sáu nhóm yếu tố có liên quan đến các lợi thế vùng của một địa phương có tác động thu hút đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Kích cỡ hay qui mô thị trường và mức tăng trưởng của thị trường địa phương cũng như của quốc gia nhận đầu tư
- Sự phát triển cơ sở hạ tầng
- Các lợi thế so sánh của địa phương và ưu thế về nguồn nguyên liệu đầu vào
- Mức độ mở cửa của địa phương
- Các chính sách của Nhà nước và chế độ tỷ giá hối đoái - Mức độ tương đồng về mặt địa lý , văn hoá và ngôn ngữ Dưới đây sẽ trình bày từng nhóm yếu tố
Qui mô thị trường và mức tăng trưởng của thị trường tại quốc gia nhận đầu tư
Với những điều kiện cho trước về lợi thế nguồn tài nguyên và chính sách thu hút đầu tư của một quốc gia, có thể thấy rằng các công ty nước ngoài sẽ quyết định đầu tư vào nơi nào có qui mô thị trường hấp dẫn nhất Một số các chỉ số kinh tế có thể được dùng để đo lường qui mô thị trường là mức tăng trưởng của GDP thực hay giá trị tổng tiêu dùng hàng năm tại quốc gia đó
Trang 36Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành bởi các nhà kinh tế học như Bandera và White [40], Dunning [63], Cave R.E và More A [50], và gần đây nhất là Johana Nilsson [111] và Gerardo Mendoza [81]… đã cho thấy được mối quan hệ thuận chiều giữa giá trị GDP và giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia Các nghiên cứu của của Caves R.E và More A [50] cho thấy nhân tố chính khiến các công ty Mỹ quyết định đầu tư vào Châu Aâu, đặc biệt là Anh quốc, chính là kích cỡ thị trường Nghiên cứu này cho biết các chính sách nhà nước còn đứng sau yếu tố về kích cỡ thị trường về thứ tự mức độ quan trọng
Về mặt lý thuyết có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng cao của GDP và tổng tiêu dùng có thể khiến các công ty nước ngoài tin tưởng cao vào mức sinh lời kỳ vọng từ đầu tư và do đó, đây là nhân tố khá quan trọng cho việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Điều này đã được kiểm chứng qua thực tế về đầu tư nước ngoài vào các nước ASEAN do Jianyu O [109] nghiên cứu vào năm 1997
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng bao gồm các cơ ngơi vật chất như giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, v.v… và các phần mềm như các điều kiện về thương mại, luật pháp, và giáo dục
Sự sẵn có và hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của một quốc gia là những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Cơ sở vật chất sẵn có ở đây có thể bao gồm: mạng lưới giao thông vận tải các loại, cung cấp điện, nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thông tin liên lạc và nguồn tài nguyên Ngoài ra, chúng ta có thể cân nhắc thêm sự có sẵn của các khu công nghiệp và các khu chế xuất
Trang 37Sự có sẵn của một nguồn nhân lực được đào tạo tốt ở địa phương cũng có thể là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, là một khu vực luôn cần có các công nhân lành nghề và đội ngũ quản lý và kỹ thuật trình độ cao
Có thể nói rằng, ảnh hưởng quan trọng nhất của nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là khả năng giảm thiểu chi phí giao dịch và làm tăng năng suất trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các lợi thế so sánh của địa phương và ưu thế về nguồn nguyên liệu đầu vào
Theo học thuyết của trường phái kinh tế Tân cổ điển, những yếu tố quan trọng của một địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là các lợi thế về nguồn lao động rẻ và nguồn tài nguyên dồi dào Đây là những lợi thế so sánh của một quốc gia Có thể thấy rằng, do thiếu tính cạnh tranh về giá lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, các công ty tại các nước phát triển đang dần dần chuyển những ngành sản xuất thâm dụng lao động sang các nước đang phát triển để khắc phục các yếu điểm này
Các nghiên cứu để minh chứng thực tế cho hiện tượng này có thể được tìm thấy trong các công trình của các nhà kinh tế học như Lucas [124, trang 391-406], Kumar [120, tr.141-156], M.Talha Atik [126], Fawaaz Binsaeed [72]…
Mức độ mở của quốc gia nhận đầu tư
Trường phái tân cổ điển nhấn mạnh rằng luồng đầu tư nước ngoài có xu hướng chảy vào các quốc gia theo đuổi các chiến lược phát triển hướng ngoại [35] Về sau, các quan điểm này được kiểm chứng bởi các nghiên cứu thực nghiệm của Balasubramaniam và Salisu [38], Jacson và Markovski [104, tr.159-179] Trung quốc và Việt Nam cũng có thể được xem là hai ví dụ về quan điểm
Trang 38này Các chính sách mở cửa của nước ta và Trung quốc đã thu hút ngày càng nhiều lượng vốn đầu tư từ các quốc gia khác nhau trên thế giới
Chính sách ưu đãi của quốc gia nhận đầu tư và cơ chế về tỷ giá hối đoái
Các chính sách nhà nước có liên quan đến tỷ giá hối đoái, hệ thống thuế, trợ cấp, các ưu đãi về cơ sở hạ tầng, thủ tục cấp phép và các qui định hành chính khác sẽ là các yếu tố quan trọng trong việc làm tăng thêm lợi thế của địa phương trong viêc thu hút đâù tư từ nước ngoài Ngoài ra, việc các quốc gia duy trì sự ổn định về kinh tế và chính trị, hỗ trợ đầu tư và theo đuổi các chính sách hướng ngoại, nâng cấp nguồn nhân lực, tạo ra môi trường kinh tế mang tính cạnh tranh,… cũng là những yếu tố rất quan trọng Hệ thống các chính sách về ưu đãi đầu tư và chế độ tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài
Các hình thức ưu đãi về đầu tư
Theo quan điểm của Barusudramanyam và Salisu M.A [38], việc xem xét các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ dựa trên ba giả thiết sau: Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đối với hoạt động đầu tư trong nước và không gây ra các tác động loại trừ các công ty nội địa Thứ hai, các địa phương nhận đầu tư thu lợi từ hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài Thứ ba, các công ty quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là do chính sách ưu đãi của các địa phương nhận đầu tư Nếu chấp nhận ba giả thiết
trên thì chúng ta có thể liệt kê các hình thức ưu đãi như sau (bảng 1.3):
Trang 39Bảng 1.3
Các hình thức ưu đãi đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các chính sách ưu đãi nhằm giảm chi phí đầu vào cho các công ty:
Giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào
Miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị Thời hạn khấu hao nhanh
Hỗ trợ vốn đầu tư Hỗ trợ đào tạo
Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển
Các chính sách ưu đãi về đầu ra:
Hỗ trợ xuất khẩu Miễn thuế có thời hạn
Sự quyết tâm duy trì nền kinh tế thị trường
Chính sách về lợi nhuận giữ lại từ hoạt động kinh doanh
Trợ cấp về những nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu
Trợ cấp nếu sử dụng nguyên liệu đầu vào nội địa
Trợ cấp về trang thiết bị
Trợ cấp về việc phát triển nguồn vốn con người
Khuyến khích áp dụng công nghệ hiện đại
Khuyến khích tăng sản lượng xuất khẩu bằng việc trao thưởng
Miễn thuế lợi tức trong một số giai đoạn nhất định
Trao cho các nhà đầu tư thị trường độc quyền tại địa phương
Cho phép các công ty đa quốc gia giữ lại số ngọai hối kiếm được
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ các tài liệu tham khảo
Ngược lại, một số các công cụ chính sách có thể gây ra tác động không tốt đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo các nghiên cứu của Dunning [63] và Kumar N [120], các quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu và các hàng rào thương mại khác khó có thể được chọn bởi các công ty nước ngoài xét về phương diện ưu đãi đầu tư
Trang 40Cơ chế tỷ giá hối đoái
Chính sách tỷ giá hối đoái có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia thông qua việc nâng giá hay làm làm mất giá đồng nội tệ trong nước Một chính sách làm mất giá đồng nội tệ sẽ làm tăng thêm giá trị thực tế của đồng vốn nhà đầu tư nước ngoài so với đồng tiền trong nước và do đó khuyến khích dòng chảy vào của đầu tư nước ngoài Một chính sách làm nâng giá đồng nội tệ sẽ mang lại kết quả ngược lại
Tuy nhiên, sự dao động thường xuyên của tỷ giá hối đoái hay hiện tượng mất giá liên tục của đồng nội tệ thực sẽ không khuyến khích đầu tư nước ngoài vì nó tạo ra tình trạng bất ổn định trong nền kinh tế Vì thế vai trò của tỷ giá hối đoái trong việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có tính chất hai mặt Nhưng nhìn chung, việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cần phải có một cơ chế tỷ giá hối đoái mang tính ổn định và tính cạnh tranh
Vị trí địa lý, các yếu tố văn hoá và ngôn ngữ
Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu tối thiểu hoá các chi phí về giao thông vận tải, thời gian vận chuyển, phí truy cập thông tin, chi phí có liên quan đến các yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, lựa chọn vị trí địa lý,… trở nên ngày càng quan trọng và là những yếu tố thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào một quốc gia Các nghiên cứu gần đây cho thấy đã có sự thay đổi của luồng vốn đầu tư nước ngoài từ Mỹ vào các nước thuộc Châu Mỹ La-tin và từ Nhật vào các nước Châu Á và từ Châu Aâu vào các nước Châu Phi và Đông Aâu cũ
Tóm lại, về ưu điểm có thể thấy rằng, quan điểm Chiết trung đã cho
chúng ta thấy toàn bộ bức tranh về các nhân tố thu hút từ đầu tư trực tiếp từ nứơc ngoài vào một quốc gia Quan điểm Chiết trung đã cho thấy được đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia là kết quả phối hợp đồng thời giữa nhiều yếu