Đặc điểm của chủ ngữ bên các động từ quan hệ làm, khiến

Một phần của tài liệu Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt (Trang 63 - 68)

Về ý nghĩa, chủ ngữ trong cả ba mô hình trên có những đặc điểm chung sau đây:

- Về ý nghĩa từ vựng, chúng đều chỉ hoạt động, đặc điểm hay sự việc, sự kiện.

- Về nghĩa sâu (nghĩa quan hệ sâu), chúng đều chỉ nguyên nhân. Do có ý nghĩa này mà chủ ngữ bên các động từ quan hệ làm, khiến thƣờng đƣợc gọi là chủ ngữ nguyên nhân.

- Về ý nghĩa cú pháp, chúng đều chỉ chủ thể của hoạt động do động từ quan hệ làm, khiến biểu thị. Nghĩa chủ thể hoạt động của chủ ngữ ở đây do ý nghĩa hoạt động của động từ - vị ngữ quy định.

- Về đặc điểm hình thức, chủ ngữ trong các mô hình trên đây không thuần nhất.

Nhƣ các mô hình kết trị trên cho thấy, về cấu tạo, chủ ngữ bên các động từ làm, khiến có thể là danh từ (ngữ danh từ), vị từ (ngữ vị từ), hoặc cụm chủ vị.

Trong mô hình thứ nhất, chủ ngữ đƣợc biểu hiện bằng danh từ (ngữ

danh từ), đại từ

Danh từ (ngữ danh từ), đại từ làm chủ ngữ bên các động từ làm, khiến

thuộc các nhóm sau:

+ Danh từ (ngữ danh từ), đại từ mà về ý nghĩa từ vựng chỉ hoạt động, tính chất, đặc điểm hoặc có gắn với hoạt động, tính chất, đặc điểm kiểu nhƣ:

cái chết, cuộc kháng chiến, ánh trăng, tiếng động, cử chỉ, câu nói, sự so sánh, ý nghĩ, trận mưa…

Ví dụ:

Một tiếng nói làm Sinh ngẩng đầu lên. (Nguyễn Công Hoan. Tôi cũng không hiểu tại làm sao I)

Cái giọng nói ấy làm cho Tân không bằng lòng. (Thạch Lam. Đứa con đầu lòng)

Một ý nghĩ khiến ông mỉm cƣời. (Ngô Tự Lập. Giấc ngủ kì lạ của ông

Lương Tử Ban)

Cử chỉ ấy làm cho ông đồ Uẩn cũng đam ra sợ xanh mắt. (Vũ Trọng

Phụng. Giông tố)

Những tiếng nổ ầm ầm làm Lƣơng choàng tỉnh dậy. (Nguyễn Đình Thi.

Mặt trận ở trên cao)

Ý tưởng ấy khiến Huy căm tức, nhớ lại những cử chỉ và hành vi khốn

nạn của Lộc. (Nhất Linh, Khái Hƣng. Nửa chừng xuân)

Trận mưa đêm qua làm cho cả mái, vach, tối đen, nhƣ cái ụ đất. (Tô

Hoài. Khác trước)

Thái độ của chị khiến tôi lại càng phải kinh ngạc. (Vũ Trọng Phụng.

Lòng tự ái)

Ánh đèn rực rỡ làm chàng chói mắt. (Thạch Lam. Ngày mới)

Trong ví dụ cuối cùng này, ánh đèn cần đƣợc hiểu là ánh sáng của đèn, nghĩa là chủ ngữ ở đây cũng gắn mật thiết với ý nghĩa đặc điểm, tính chất.

+ Danh từ chỉ sự vật cụ thể mà tên gọi luôn gợi lên đặc điểm, tính chất: Ví dụ:

Trăng làm thị đẹp lên. (Nam Cao. Chí Phèo)

Trong ví dụ này, trăng là sự vật cụ thể có thuộc tính bản chất là sáng.

Do đó, câu trên cần đƣợc hiểu là Ánh trăng làm thị đẹp lên. + Danh từ điều + đại từ xác định (này, kia, ấy, đó)

Suy ra từ ngữ cảnh, ta thấy tổ hợp này cũng thƣờng gắn với ý nghĩa biểu thị sự kiện, sự việc.

Điều ấy khiến tôi lo ngại. (Thạch Lam. Tình xưa)

Những điều này đã làm Bính suy nghĩ và đau lòng. (Nguyên Hồng. Bỉ vỏ) Theo thống kê của chúng tôi, danh từ điều làm chủ ngữ có 13 trƣờng

hợp, chiếm 1,3% tổng số câu chứa động từ quan hệ làm, khiến.

Trong mô hình thứ hai, chủ ngữ đƣợc biểu hiện bằng vị từ, ngữ vị từ

Đặc điểm của các vị từ (ngữ vị từ) giữ vai trò chủ ngữ ở đây là chúng không có ý nghĩa và hình thức thời thể (không thể bổ sung các phó từ chỉ thời thể vào trƣớc chúng). Chủ ngữ ở dạng này có thể coi là biến thể của chủ ngữ đƣợc biểu hiện bằng danh từ trong đó danh từ trung tâm do không có vai trò quan trọng về nghĩa nên đã bị lƣợc bỏ. Về nguyên tắc, có thể khôi phục lại các danh từ bị lƣợc bỏ.

So sánh:

Nghĩ nhƣ thế làm cho Minh thêm buồn rầu. (Khái Hƣng, Nhất Linh.

Gánh hàng hoa)

→ Việc nghĩ nhƣ thế làm cho Minh thêm buồn rầu.

Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh

thiếu thốn một tình thƣơng yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nƣớc mắt. (Nguyên Hồng. Những ngày thơ ấu)

→ Việc tƣởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thƣơng yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nƣớc mắt.

Trong mô hình thứ ba, chủ ngữ đƣợc biểu hiện bằng cụm chủ vị. Cụm

chủ vị làm chủ ngữ trong mô hình này có đặc điểm sau:

- Về hình thức ngữ pháp, bên vị ngữ của cụm chủ vị này rất ít khi xuất hiện các phó từ chỉ thời thể. [37, 83]

Ví dụ:

Nƣớc chảy xiết, rào rào đập vào mạn phà làm cho nó nhƣ đứng ì lại, không nhúc nhích lên đƣợc nữa mặc dù mọi ngƣời đi xe đều bắt tay vào kéo đỡ. (Nguyễn Đình Thi. Vào lửa)

Vừa dứt câu, roi gân bò quật vào mặt tôi, khiến tôi tối tăm cả mặt mũi. (Nguyễn Công Hoan. Thằng ăn cướp)

Trƣờng hợp trƣớc vị ngữ của cụm chủ vị làm chủ ngữ có xuất hiện phó từ chỉ thời thể nhƣ dƣới đây chỉ là trƣờng hợp hiếm hoi trong số những ví dụ mà chúng tôi thống kê đƣợc:

Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần tôi đi qua các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dƣới nhánh cỏ, chỉ dám đƣa mắt nhìn trộm. (Tô Hoài. Dế Mèn phiêu lưu ký)

- Cụm chủ vị làm chủ ngữ hầu nhƣ luôn có khả năng danh hoá để biến thành là nhóm danh từ.

Ví dụ:

Bà thợ giặt cƣời một cái nặng nề, làm cho những cục thị ở mặt nổi hết cả lên. (Nam Cao. Sống mòn)

→ Việc bà thợ giặt cƣời một cái nặng nề, làm cho những cục thịt ở mặt nổi hết cả lên. (+)

Bà cụ vừa nói vừa mỉm cƣời, khiến Mai luống cuống bẽn lẽn, vội ngồi xuống thở dài. (Khái Hƣng. Nửa chừng xuân)

→ Việc bà cụ vừa nói vừa mỉm cƣời, khiến Mai luống cuống bẽn lẽn,

vội ngồi xuống thở dài. (+)

Nhƣ vậy, ta thấy mặc dù về cách biểu hiện chủ ngữ bên các động từ

làm, khiến có những nét khác nhau nhƣng giữa chúng vẫn có những điểm

chung sau:

- Chủ ngữ ở cả ba mô hình đều có tính danh từ (cách biểu hiện ở dạng cơ bản của chủ ngữ). Tính danh từ của chủ ngữ ở mô hình 1 đã hoàn toàn rõ ràng, còn ở mô hình 2 và 3, tính danh từ của chủ ngữ đƣợc biểu hiện ở khả năng chuyển các vị từ hoặc cụm chủ vị làm chủ ngữ thành nhóm danh từ bằng thủ pháp danh hoá.

Thu cúi mặt không nói, khiến ông đốc tƣởng lầm rằng nàng đã ƣng

thuận. (Khái Hƣng, Nhất Linh. Đời mưa gió)

→ Việc Thu cúi mặt không nói, khiến ông đốc tƣởng lầm rằng nàng đã ƣng thuận. (+)

- Về nghĩa sâu, chủ ngữ ở cả ba mô hình đều chỉ nguyên nhân nên chúng đều cho phép chuyển thành trạng ngữ nguyên nhân hay vế phụ chỉ nguyên nhân của câu ghép nhân quả.

So sánh:

Câu hỏi bất ngờ của Liên làm Minh trở nên lúng túng. (Khái Hƣng,

Nhát Linh. Gánh hàng hoa)

→ Minh trở nên lúng túng vì câu hỏi bất ngờ của Liên.(+) → Vì câu hỏi bất ngờ của Liên nên Minh trở nên lúng túng. (+)

Lời lẽ khôn ngoan sắc xảo ấy khiến Xuân Tóc Đỏ sung sƣớng lắm. (Vũ Trọng Phụng. Số đỏ)

Nhờ những lời lẽ khôn ngoan sắc xảo ấy mà Xuân Tóc Đỏ sung

sƣớng lắm. (+)

→ Xuân Tóc Đỏ sung sƣớng lắm bởi những lời lẽ khôn ngoan sắc xảo

ấy.(+)

Cử chỉ gian manh ấy khiến tôi lúng túng, thậm chí nhƣ ngƣời bị ngạt

thở. (Nguyễn Huy Thiệp. Những tiếng lòng)

Bởi cử chỉ gian manh ấy mà tôi lúng túng, thậm chí nhƣ ngƣời bị

ngạt thở.

→ Tôi lúng túng, thậm chí nhƣ ngƣời bị ngạt thở bởi cử chỉ gian manh

ấy.

Tóm lại, qua việc khảo sát đặc điểm của chủ ngữ bên vị ngữ là các động từ “làm, khiến”, ta thấy mặc dù về cách biểu hiện chủ ngữ có những nét khác nhau nhƣng giữa chúng vẫn có những nét chung. Về ý nghĩa, về nghĩa từ vựng, chủ ngữ đều chỉ hoạt động hoặc đặc điểm; về nghĩa quan hệ sâu, chủ ngữ đều chỉ nguyên nhân; về nghĩa cú pháp, chủ ngữ đều chỉ chủ thể. Điều

đáng chú ý là hầu hết chủ ngữ đƣợc biểu hiện ở dạng cơ bản là danh từ (ngữ danh từ); còn chủ ngữ đƣợc biểu hiện bằng vị từ hay cụm chủ vị cũng đều đƣợc cấu tạo trên cơ sở các vị từ đƣợc danh hoá nhờ các yếu tố: sự, việc,

cuộc, cái, điều… Sở dĩ có tình hình nhƣ vậy là vì mối quan hệ nhân quả (do

các động từ làm, khiến biểu thị) giữa chủ ngữ và bổ ngữ trong kiểu câu đang xem xét về mặt logíc - ngữ nghĩa, suy cho cùng phải là mối quan hệ giữa các hoạt động, tính chất hay sự việc.

Trên đây, chúng ta đã xem xét đặc điểm của chủ ngữ trong các mô hình câu có vị ngữ là các động từ quan hệ làm, khiến. Dƣới đây, chúng ta sẽ xem xét đặc điểm của bổ ngữ trong các mô hình này.

Một phần của tài liệu Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)