Qua thực tế các vụ tranh chấp được thông tin nhiều trên các phương tiện truyền thông, các biện pháp làm vô hiệu hóa hoặc làm suy giảm lợi ích thường là các biện pháp cụ thể mà một thành
KHỞI KIỆN BIỆN PHÁP “AS SUCH” THEO
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là sự kế thừa các quy định về GQTC đã từng phát huy tác dụng tích cực gần 50 năm qua trong lịch sử của GATT 1947 Tuy nhiên, so với cơ chế GQTC của GATT 1947, cơ chế GQTC của WTO được coi là một đổi mới quan trọng trong thương mại quốc tế Cơ chế GQTC của WTO được xem là cơ chế GQTC hiệu quả nhất trên thế giới và “bản thân cơ quan GQTC của WTO đã thực sự trở thành một trong những định chế có quyền lực nhất trên thế giới” 2
DSU đã khẳng định rằng “hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là một nhân tố trung tâm trong việc tạo ra an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương Mà trong đó, các Thành viên thừa nhận rằng hệ thống này ra đời nhằm bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên theo các hiệp định có liên quan và nhằm làm rõ những điều khoản hiện hành của những Hiệp định đó trên cơ sở phù hợp với các quy tắc tập quán giải thích công pháp quốc tế” 3 Như vậy, mục đích chính của việc GQTC là tìm ra được một “giải pháp pháp lý tích cực” mà cụ thể là các “giải pháp
2 Mai Hồng Quỳ - Trần Việt Dũng, “Luật thương mại quốc tế” (tái bản lần thứ nhất), NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012, trang 324
7 mà các bên có thể chấp nhận được và phù hợp với các hiệp định liên quan” 4 Có thể nói rằng, ở một mức độ rộng hơn, cơ chế GQTC của WTO nhằm cung cấp một thủ tục GQTC đa phương thay thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành viên Điều này sẽ đảm bảo một sự công bằng cho các quốc gia thành viên cũng như đảm bảo được việc vận hành các quy tắc thương mại quốc tế sẽ không bị xáo trộn khi các quốc gia tham gia vào “sân chơi” lớn như WTO
1.1.1 Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
1.1.1.1 Lịch sử phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp: từ
Cơ chế GQTC theo GATT 1947 được xem như là nền tảng cho trật tự thương mại quốc tế Cơ chế GQTC trong khuôn khổ GATT được quy định chủ yếu tại Điều XXII và Điều XXIII của GATT 1947 Theo Điều XXIII:2 GATT 1947 thì bất kỳ tranh chấp nào của các bên ký kết phải được các bên ký kết với tư cách đại diện cho một nhóm nước giải quyết Chính vì vậy, các tranh chấp trong những năm đầu tiên đều được Chủ tịch Hội đồng GATT đưa ra phán quyết Tuy nhiên, qua từng giai đoạn phát triển, việc GQTC được chuyển cho Ban công tác, bao gồm tất cả đại diện của các bên ký kết, kể cả các bên tranh chấp Các Ban công tác này thông qua báo cáo trên cơ sở quyết định đồng thuận 5 Không lâu sau, Ban công tác bị thay thế bởi Ban hội thẩm gồm từ ba đến năm chuyên gia độc lập không liên quan đến các bên tranh chấp Ban hội thẩm viết những báo cáo độc lập kèm theo khuyến nghị gửi đến Hội đồng GATT Những báo cáo này có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tranh chấp một khi được sự chấp nhận của Hội đồng GATT
Nguyên tắc đồng thuận là nguyên tắc quan trọng nhất và cũng chính là điểm yếu lớn nhất trong cơ chế GQTC theo GATT Các bên ký kết là bị đơn thường dùng quyền phủ quyết trong nguyên tắc đồng thuận để cản trở việc thành lập Ban hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và thậm chí là việc cho phép thực hiện biện pháp trả
5 Nguyên tắc đồng thuận là nguyên tắc quan trọng nhất trong GATT 1947 Việc thành lập Ban hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban hội thẩm, thông qua việc cho phép thực hiện biện pháp trả đũa đều được thực hiện bằng nguyên tắc đồng thuận Sự đồng thuận có nghĩa là không có sự phản đối từ bất kỳ Bên ký kết nào đối với quyết định đó Đây được xem là điểm yếu của cơ chế GQTC theo GATT, bởi vì quốc gia bị đơn hoặc bất kỳ quốc gia thành viên nào có thể dùng quyền phủ quyết để không thông qua các vấn đề này
8 đũa Chính vì vậy, vào những năm 1980, cơ chế GQTC của GATT đã bị suy yếu dần vì các bên ký kết thường hay cản trở việc thành lập Ban hội thẩm và việc thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm
Cơ chế GQTC của WTO được xem là cơ chế GQTC hiệu quả nhất trên thế giới và được đánh giá là có sự tự động hóa cao hơn so với cơ chế GQTC theo GATT Mặc dù cơ sở pháp lý khởi kiện của hai cơ chế này là như nhau (đều là Điều XXII và Điều XXIII GATT), tuy nhiên, cơ chế GQTC của WTO còn được cụ thể hóa trong Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU) trong Bản ghi nhớ của vòng đàm phán Uruguay Rút kinh nghiệm từ GATT, cơ chế GQTC của WTO đã thống nhất được về trình tự, thủ tục trong quá trình GQTC, đề ra các nguyên tắc cho việc GQTC như nguyên tắc công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp Bên cạnh đó, cơ chế này còn khắc phục được điểm yếu của cơ chế GQTC theo GATT là việc các bên tranh chấp dùng quyền phủ quyết của mình để ngăn cản thành lập Ban hội thẩm hoặc thông qua báo cáo của Ban hội thẩm bằng cách đặt ra nguyên tắc đồng thuận nghịch 6 Việc đặt ra nguyên tắc này đã đem lại cho cơ chế GQTC của WTO quyền lực để duy trì sự công bằng và tính ổn định của các quy tắc thương mại quốc tế thông qua việc GQTC của các quốc gia thành viên
6 Nguyên tắc “đồng thuận nghịch” (negative consensus - đồng thuận phủ quyết- phủ quyết tuyệt đối)
Nguyên tắc này được xem là một bước ngoặc và là một sự tiến bộ của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO Việc tự động hóa trong các thủ tục như thông qua việc thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo là ưu điểm nổi bật và được xem là giải pháp tích cực trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Theo quy định của DSU, vấn đề quyết định thông qua việc thành lập Ban hội thẩm (Điều 6.1), quyết định thông qua báo cáo của Ban hội thẩm (Điều 16.4) và quyết định thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm (Điều 17.14) đều phải được thông qua bằng nguyên tắc đồng thuận nghịch Theo nguyên tắc đồng thuận nghịch được đề cập trong các quy định nêu trên, quyết định thành lập Ban hội thẩm, báo cáo của Ban hội thẩm, của Cơ quan phúc thẩm sẽ được thông qua, trừ khi tại cuộc họp đó, DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thành lập Ban hội thẩm hoặc không thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm Điều này dẫn đến một cơ chế tự động hóa trong việc GQTC trong WTO khi phải thành lập Ban hội thẩm hoặc thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm vì sẽ rất hiếm xảy ra trường hợp DSB đều đồng thuận không thông qua Việc tự động hóa việc thông qua như vậy sẽ làm triệt tiêu gần như hoàn toàn khả năng một quốc gia thành viên nào đó cố ý ngăn cản việc thành lập Ban hội thẩm hoặc cố ý không thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, bởi nếu muốn DSB không thông qua các vấn đề trên thì đòi hỏi các thành viên đều nhất trí không thông qua Chính nhờ sự tiến bộ này mà thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO trở nên linh hoạt hơn, ít phụ thuộc vào áp lực chính trị của bất kỳ thành viên nào, đồng thời xây dựng tính hiệu quả, tin cậy vào tính công bằng của hệ thống thương mại đa phương
Tính cho đến thời điểm hiện nay, cơ chế GQTC của WTO đã tiếp nhận hơn
460 7 đơn khiếu kiện của các quốc gia thành viên Đối với những tranh chấp mang tính pháp lý phức tạp của các quốc gia thành viên, con số 460 đơn khiếu kiện cũng với những báo cáo đã được thông qua cho thấy nỗ lực của DSB trong việc GQTC và cụ thể hơn là đưa ra những “giải pháp pháp lý tích cực” cho các bên tranh chấp Thông qua việc GQTC giữa các quốc gia thành viên, cơ chế GQTC của WTO đã mang lại sự an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương Các vấn đề pháp lý, các khuyến nghị cũng như các giải pháp pháp lý được đề cập trong các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm sẽ là cơ sở cũng như kinh nghiệm cho các quốc gia thành viên khi thực hiện các biện pháp thương mại có liên quan Ngoài ra, thông qua việc GQTC, Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm sẽ phải thực hiện công việc giải thích luật trong các báo cáo của mình, qua đó làm rõ quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên khi tham gia vào WTO
1.1.1.2 Các cơ quan giải quyết tranh chấp
Thủ tục GQTC trong WTO được thực hiện bởi các cơ quan GQTC khác nhau, có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, tạo nên sự độc lập trong quá trình GQTC theo cơ chế GQTC của WTO Các cơ quan GQTC gồm: Cơ quan GQTC (DSB), Ban hội thẩm (Panel) và Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body – AB)
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB)
Cơ quan này thực chất là Đại hội đồng của WTO, bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên 8 DSB là cơ quan trung tâm của cơ chế GQTC của WTO, đóng vai trò chủ chốt trong quá trình GQTC Tuy vậy, việc giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể không phải là thẩm quyền của DSB Trong phạm vi thẩm quyền hoạt động của mình, DSB có quyền nhận thông báo tham vấn của bên khởi kiện, thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc
7 Thống kê ở trang http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_status_e.htm (truy cập lần cuối ngày 14/07/2013)
8 Điều IV.3 Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (Hiệp định Marrakesh) Điều IV.3 quy định “khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhận phần trách nhiệm của Cơ quan giải quyết tranh chấp được quy định tại Bản Diễn giải về giải quyết tranh chấp.”
10 thi hành các khuyến nghị, quyết định giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ và nhượng bộ (trả đũa)
Ban hội thẩm là một cơ quan ad hoc gồm từ ba đến năm thành viên do DSB lập ra để xem xét một vấn đề cụ thể bị tranh chấp trên cơ sở các quy định của WTO được quốc gia nguyên đơn viện dẫn trong đơn đề nghị thành lập Ban hội thẩm Các thành viên của Ban hội thẩm là những người có năng lực tốt, được lựa chọn với mục đích bảo đảm sự độc lập của các quốc gia thành viên trong vụ tranh chấp Chức năng của Ban hội thẩm là phải “đánh giá một cách khách quan về các vấn đề được đặt ra cho mình, gồm cả việc đánh giá khách quan các tình tiết của vụ việc và khả năng áp dụng và phù hợp với các hiệp định có liên quan” và “đưa ra những xem xét, kết luận khác có thể giúp DSB trong việc đưa ra các khuyến nghị hoặc các quyết định 9 ” Kết quả công việc của Ban hội thẩm là đưa ra một báo cáo trình DSB thông qua, giúp DSB đưa ra các khuyến nghị cho các bên tranh chấp Có thể nói rằng, Ban hội thẩm là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mặc dù không nắm quyền quyết định
Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body – AB)
Khái niệm khởi kiện biện pháp “as such”
Như đã được đề cập trong phần biện pháp tranh chấp ở phía trên, biện pháp tranh chấp được chia thành hai nhóm là biện pháp “as such” và biện pháp “as applied” Hay nói một cách cụ thể hơn, biện pháp “as such” và biện pháp “as applied” là những đối tượng khởi kiện khi một thành viên của WTO muốn kiện một thành viên khác ra trước DSB Chính vì vậy, tương ứng với hai biện pháp tranh chấp nêu trên sẽ có hai loại khởi kiện được đề cập đến trong cơ chế GQTC của WTO, đó là: khởi kiện biện pháp “as such” và khởi kiện biện pháp “as applied”
1.2.1 Cơ sở pháp lý của khởi kiện biện pháp “as such”
1.2.1.1 Các loại đơn kiện trong cơ chế GQTC của WTO
Một thành viên có thể khởi kiện một thành viên khác ra trước DSB khi thành viên đó “muốn xử lý một việc vi phạm các nghĩa vụ hoặc việc làm triệt tiêu hay phương hại những lợi ích theo các hiệp định có liên quan hoặc gây trở ngại tới việc đạt được bất cứ mục tiêu nào của các hiệp định có liên quan” 16 Bên cạnh đó, GATT 1994 cũng đưa ra cơ sở để khởi kiện khi có “sự vô hiệu hóa hay vi phạm cam kết” 17 , trong đó, các loại khiếu kiện có thể được đưa ra giải quyết theo cơ chế GQTC của WTO gồm ba loại: khiếu kiện có vi phạm, khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện dựa trên “sự tồn tại của một tình huống khác”
Khiếu kiện có vi phạm (violation complaint)
Khiếu kiện có vi phạm là khiếu kiện phát sinh khi một quốc gia thành viên không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định tại Hiệp định Điều XXIII:1(a) của GATT 1994 quy định rằng một thành viên có thể khởi kiện khi thấy “lợi ích thu được một cách trực tiếp hay gián tiếp từ Hiệp định này bị vô hiệu hay vi phạm” do
16 Trích Điều XXIII.1 của DSU
17 GATT 1994, Điều XXIII.1: Sự vô hiệu hóa hay vi phạm cam kết
1 Trong trường hợp một bên ký kết nhận thấy lợi ích thu được một cách trực tiếp hay gián tiếp từ Hiệp định này bị vô hiệu hay vi phạm và việc thực hiện một trong các mục tiêu của Hiệp định vì thế bị trở ngại là kết quả của: a) Một bên ký kết không hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khôt Hiệp định này, hoặc b) Một bên ký kết khác áp dụng một biện pháp nào đó, dù biện pháp có trái với quy định của Hiệp định này hay không; c) Sự tồn tại của một tình huống bất kỳ nào khác Để có thể giải quyết thỏa đáng vấn đề, Bên ký kết đó có thể nêu vấn đề hay đề nghị bằng văn bản với bên kia hay với (các) bên ký kết khác, được coi là liên quan Khi được yêu cầu như vậy mọi bên ký kết sẽ quan tâm xem xét những vấn đề đã được nêu lên
“một bên ký kết không hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ hiệp định này”, bên cạnh đó, Điều XXIII:1 của DSU cũng quy định rằng thành viên có thể khởi kiện “đối với bất kỳ chính sách hay biện pháp thương mại của nước thành viên khác vi phạm các hiệp định liên quan làm triệt tiêu hoặc phương hại đến lợi ích của mình có được từ các hiệp định này hoặc gây trở ngại tới việc đạt được bất cứ mục tiêu nào của các hiệp định liên quan 18 ” Như vậy, khiếu kiện có vi phạm là khiếu kiện đầu tiên và là khiếu kiện cơ bản nhất trong cơ chế khởi kiện của WTO
Theo nội dung các quy định trên, khiếu kiện có vi phạm yêu cầu phải có “sự triệt tiêu hoặc làm suy giảm lợi ích” do “một thành viên khác không thực hiện nghĩa vụ của mình” theo GATT 1994 Trong hai điều kiện trên, rõ ràng điều kiện yêu cầu phải có “sự triệt tiêu hoặc làm suy giảm lợi ích” là điều kiện tiên quyết, thành viên khiếu kiện phải chứng minh được sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích đó Tuy nhiên, Cơ quan phúc thẩm cho rằng, khi thành viên khiếu kiện chứng minh được thành viên khác đã có sự vi phạm, tức là không thực hiện nghĩa vụ của mình, thành viên khiếu kiện có quyền suy đoán chứ không cần chứng minh về sự triệt tiêu hay suy giảm lợi ích 19 Nguyên tắc suy đoán này được hệ thống hóa trong Điều 3.8 của DSU 20 Hệ quả của nguyên tắc này là đảo ngược nghĩa vụ chứng minh, thành viên bị kiện phải chứng minh được mặc dù có sự vi phạm nhưng lại không có sự triệt tiêu hay suy giảm lợi ích Việc chứng minh này không hề đơn giản, bằng chứng là cho đến hiện nay “chưa có trường hợp nào bên bị khiếu kiện thành công trong việc thuyết phục cơ quan GQTC chấp thuận yêu cầu
18 Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần I, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, năm 2012, trang 420
19 Vụ tranh chấp “Ấn Độ - Hạn chế số lượng nhập khẩu đối với hàng nông sản, dệt may và công nghiệp (India – Quantitative Restrictions on Imports of Agricultural, Textile and Industrial Products)”, Báo cáo của cơ quan phúc thẩm, đoạn 84, trang 19: “Tranh chấp này được căn cứ vào Điều XXIII của GATT 1994 Theo Điều XXIII bất cứ một thành viên nào cho rằng một lợi ích phát sinh một cách trực tiếp hay gián tiếp theo GATT 1994 thì đang bị triệt tiêu hay bị phương hại như là một kết quả của việc không thực hiện của bất cứ thành viên nào khác để thực hiện những nghĩa vụ của thành viên đó, có thể viện dẫn đến những thủ tục GQTC theo Điều XXIII Hoa Kỳ cho rằng một lợi ích được phát sinh từ Hiệp định GATT 1994 đã bị triệt tiêu hoặc phương hại như là kết quả của việc Ấn Độ không thực hiện quy định về cân bằng cán cân thanh toán theo Điều XVIII:B của GATT 1994 Vì vậy, Hoa Kỳ có quyền nhờ đến các thủ tục giải quyết tranh chấp của Điều XXIII với những vấn đề liên quan đến tranh chấp này.”
20 Điều 3.8 của DSU: “Trong trường hợp có sự vi phạm các nghĩa vụ được đảm nhận theo quy định của một hiệp định có liên quan, thì vụ kiện phải được coi là có chứng cứ ban đầu rõ ràng về việc triệt tiêu hoặc xâm hại Điều này có nghĩa là ở đây có nguyên tắc suy đoán là vi phạm các quy định đều có tác động tiêu cực tới các thành viên khác là các bên của hiệp định có liên quan, và trong trường hợp này thì vấn đề sẽ phải tùy thuộc vào việc biện luận, phản ứng lại của thành viên bị kiện
21 bác bỏ suy đoán làm triệt tiêu hay suy giảm lợi ích khi có hành vi vi phạm các hiệp định của WTO” 21
Khiếu kiện không vi phạm (non-violation complaint)
Khiếu kiện không vi phạm là loại khiếu kiện được dùng để phản đối bất kỳ biện pháp nào mà một thành viên khác áp dụng ngay cả khi biện pháp đó không mâu thuẫn với GATT 1994 Loại khiếu kiện này được quy định tại Điều XXIII:1(b) của GATT và Điều 26.1 của DSU 22 Theo quy định của hai điều trên, loại khiếu kiện này phát sinh khi một quốc gia ban hành một biện pháp thương mại gây thiệt hại (làm mất hay phương hại đến) các lợi ích mà quốc gia khiếu kiện có được từ Hiệp định hoặc cản trở việc thực hiện một trong các mục tiêu của Hiệp định – không phụ thuộc vào việc biện pháp đó có vi phạm Hiệp định hay không
Căn cứ vào quy định tại Điều XXIII.1(b) và Điều 26.1 của DSU, có thể tóm tắt được ba điều kiện khi một thành viên muốn kiện một thành viên khác theo loại khiếu kiện không vi phạm: (i) thứ nhất, đó là một biện pháp do thành viên của WTO áp dụng, (ii) thứ hai, biện pháp này xâm hại một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích
21 Tài liệu đã dẫn ở chú thích 19, trang 421
22 Điều 26.1 của DSU: “Khiếu kiện không có vi phạm thuộc dạng được nêu trong khoản 1(b) Điều XXIII của GATT 1994
Trong các trường hợp khi các quy định tại khoản 1(b) Điều XXIII của GATT 1994 có thể được áp dụng cho một hiệp định có liên quan, ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm chỉ có thể đưa ra các phán quyết và khuyến nghị khi một bên tranh chấp cho rằng lợi ích của họ trực tiếp hay gián tiếp có được theo hiệp định có liên quan đó đang bị triệt tiêu hoặc xâm hại hoặc việc đạt được mục đích của hiệp định đó đang bị ngăn cản do việc một Thành viên áp dụng bất kỳ biện pháp nào, bất kể biện pháp đó có mâu thuẫn với những quy định của Hiệp định đó hay không Khi và trong chừng mực bên đó và ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm xác định rằng vụ kiện có liên quan đến một biện pháp mà không mâu thuẫn với các quy định của một hiệp định có liên quan nào mà khoản 1(b) Điều XXIII của GATT 1994 có thể được áp dụng, các thủ tục của Thoả thuận này phải được áp dụng với điều kiện tuân theo các quy định như sau:
(a) bên nguyên đơn phải đưa ra bản giải trình chi tiết hỗ trợ cho bất cứ đơn kiện nào có liên quan đến một biện pháp không mâu thuẫn với hiệp định có liên quan;
(b) khi một biện pháp bị phát hiện là làm triệt tiêu hoặc làm phương hại lợi ích, hoặc cản trở việc đạt mục đích của hiệp định có liên quan nhưng không vi phạm hiệp định đó thì khi đó không có nghĩa vụ phải loại bỏ biện pháp đó Tuy nhiên, trong những trường hợp này, ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm phải khuyến nghị Thành viên có liên quan tìm kiếm sự điều chỉnh thỏa đáng cho cả đôi bên;
(c) Mặc dù có những quy định tại Điều 21, việc xét xử của trọng tài được quy định tại khoản 3 Điều 21, theo yêu cầu của bất cứ bên nào, có thể bao gồm cả việc xác định mức độ lợi ích bị triệt tiêu hoặc phương hại, và cũng có thể đề xuất những cách thức và biện pháp nhằm đạt được sự điều chỉnh thỏa đáng cho cả đôi bên: những đề xuất như vậy phải không ràng buộc các bên tranh chấp;
(d) Mặc dù có những quy định tại khoản 1 Điều 22, việc bồi thường có thể là một phần của sự đièu chỉnh thỏa đáng cho cả đôi bên như là giải pháp cuối cùng giải quyết tranh chấp.”
KHỞI KIỆN BIỆN PHÁP “AS SUCH” QUA CÁC
Tổng quan về khởi kiện biện pháp “as such” theo cơ chế GQTC của WTO 33 2.2 Các vụ tranh chấp cụ thể
Việc khởi kiện biện pháp “as such” đã xuất hiện trong cơ chế GQTC của GATT
1947, việc này đã được Cơ quan phúc thẩm khẳng định rằng: “Trước khi có Hiệp định thành lập WTO, Điều XXIII:1(a) của GATT 1947 đã được thiết lập để cho phép một bên ký kết có thể khởi kiện biện pháp as such, độc lập với việc áp dụng pháp luật trong trường hợp cụ thể” 31 Bên cạnh đó, trong chính báo cáo này, Cơ quan phúc thẩm cũng liệt kê một số vụ tranh chấp liên quan đến việc khởi kiện biện pháp “as such” theo cơ chế GATT 1947 như 32 :
- Vụ tranh chấp số BISD 34S/136 liên quan đến Thuế dầu khí và một số chất nhập khẩu của Hoa Kỳ, thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm ngày 17/06/1987
- Vụ tranh chấp số BISD 36S/345 liên quan đến Phần 337 của Đạo luật thuế quan năm 1930 của Hoa Kỳ, thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm ngày 07/11/1989;
- Vụ tranh chấp số BISD 37S/200 liên quan đến việc hạn chế nhập khẩu và thuế nội bộ của thuốc lá của Thái Lan, thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm ngày 07/11/1990;
31 Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm vụ tranh chấp liên quan đến Đạo luật chống bán phá giá năm 1916 của Hoa
Kỳ, đoạn 60 (WT/DS136/AB/R và WT/DS162/AB/R),
32 Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm vụ tranh chấp liên quan đến Đạo luật chống bán phá giá năm 1916 của Hoa
Kỳ, chú thích số 34 (WT/DS136/AB/R và WT/DS162/AB/R) Nguyên văn của chú thích: “See, for example, Panel Report, United States – Taxes on PetrolECm and Certain Imported Substances ("United States – Superfund "), adopted 17 June 1987, BISD 34S/136; Panel Report, United States – Section 337 of the Tariff Act of 1930, adopted 7 November 1989, BISD 36S/345; Panel Report, Thailand – Restrictions on Importation of and Internal Taxes on Cigarettes ("Thailand – Cigarettes"), adopted 7 November 1990, BISD 37S/200; Panel Report, United States – Measures Affecting Alcoholic and Malt Beverages ("United States – Malt Beverages"), adopted 19 June 1992, BISD 39S/206; and Panel Report, United States – Tobacco, supra, footnote 16 See also Panel Report, United States – Wine and Grape Products, supra, footnote 18, examining this issue in the context of a claim brought under the Tokyo Round Agreement on Interpretation and Application of Articles VI, XVI and XXIII of the General Agreement of Tariffs and Trade.”
- Vụ tranh chấp số BISD 39S/206 liên quan đến các biện pháp ảnh hưởng đến đồ uống có cồn và mạch nha của Hoa Kỳ, thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm ngày 19/06/1992
Như vậy, khởi kiện biện pháp “as such” đã xuất hiện từ cơ chế GQTC của GATT 1947 và việc giải quyết các vụ việc này đã đặt ra những điều kiện nền tảng cho khởi kiện biện pháp “as such” Cho đến nay, những điều kiện này vẫn được áp dụng trong cơ chế GQTC của WTO
Như đã nói ở chương 1, do tính chất đặc biệt và hậu quả pháp lý cũng như các điều kiện phức tạp để khởi kiện nên khởi kiện biện pháp “as such” theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO chiếm một số lượng không nhiều Tính đến thời điểm hiện nay, DSB đã nhận được 460 đơn kiện từ các quốc gia thành viên yêu cầu giải quyết tranh chấp 33 Đây là một con số không nhỏ, tuy nhiên, các vụ tranh chấp liên quan đến khởi kiện biện pháp “as such” chỉ chiếm khoảng hơn 10 vụ, chỉ chiếm khoảng hơn 2% trong số tất cả các vụ tranh chấp trong WTO Theo thống kê của Cơ quan phúc thẩm trong vụ tranh chấp liên quan đến Đạo luật năm 1916 của Hoa Kỳ, từ khi WTO được thành lập đã giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến khởi kiện biện pháp “as such” như 34 :
- Tranh chấp liên quan đến Các loại thuế đối với đồ uống có cồn của Nhật Bản (WT/DS8, WT/DS10 và WT/DS11);
- Tranh chấp liên quan đến một số biện pháp liên quan đến tạp chí xuất bản định kỳ của Canada (WT/DS31);
- Tranh chấp liên quan đến các biện pháp liên quan đến thịt và các sản phẩm thịt của EC (WT/DS26 và WT/DS48);
- Tranh chấp liên quan đến thuế áp đặt đối với đồ uống có cồn của Hàn Quốc (WT/DS75 và WT/DS84);
- Tranh chấp liên quan đến việc áp đặt thuế đối với “Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài” của Hoa Kỳ (WT/DS108);
33 Xem thêm ở trang http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_status_e.htm
34 Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm vụ tranh chấp liên quan đến Đạo luật chống bán phá giá năm 1916 của Hoa
Kỳ, Chú thích số 35 (WT/DS136/AB/R và WT/DS162/AB/R),
- Tranh chấp liên quan đến Điều 110(5) Luật bản quyền của Hoa Kỳ (WT/DS160)
Cơ quan phúc thẩm đã thống kê các vụ tranh chấp về khởi kiện biện pháp “as such” từ khi WTO ra đời đến khi giải quyết vụ tranh chấp liên quan đến Đạo luật năm
1916 của Hoa Kỳ Sau này, qua thực tiễn xét xử, DSB đã giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến biện pháp “as such” như sau:
- Tranh chấp liên quan đến Đạo luật chống bán phá giá năm 1916 của Hoa Kỳ (vụ tranh chấp WT/DS136 và WT/DS162);
- Tranh chấp liên quan đến Phần 301-310 Đạo luật thương mại Hoa Kỳ (vụ tranh chấp WT/DS152);
- Tranh chấp liên quan đến Đạo luật Đền bù trợ cấp và Phá giá năm 2000-
“CDSOA” ( vụ tranh chấp WT/DS217 và WT/DS234);
- Tranh chấp liên quan đến Bản tin Chính sách hoàng hôn của Hoa Kỳ (vụ tranh chấp WT/DS244);
- Tranh chấp liên quan đến các điều khoản cụ thể trong Đạo luật thuế quan năm 1930 của Hoa Kỳ (vụ tranh chấp WT/DS268 và WT/DS294);
- Tranh chấp liên quan đến Pháp luật về chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu (vụ tranh chấp WT/DS397 và WT/DS405)
Trong các vụ tranh chấp nêu trên, có những vụ tranh chấp chỉ khởi kiện duy nhất biện pháp “as such” như vụ tranh chấp liên quan đến Đạo luật Đền bù trợ cấp và Phá giá năm 2000- “CDSOA”, nhưng cũng có những vụ tranh chấp mà quốc gia nguyên đơn khởi kiện cả hai biện pháp là biện pháp “as such” và biện pháp “as applied” như vụ tranh chấp liên quan đến Pháp luật về chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu Trong phạm vi phần tổng quan này, chúng tôi xin trình bày sơ lược nội dung cơ sở pháp lý để khởi kiện biện pháp “as such”
Thứ nhất, về đối tượng tranh chấp
Như đã nói ở Chương 1, đối tượng tranh chấp là các hiệp định có liên quan trong khuôn khổ WTO Chính vì thế, trong các vụ tranh chấp nêu trên, đối tượng tranh chấp cũng không thể nằm ngoài các hiệp định liên quan của WTO Có thể liệt kê các
36 hiệp định liên quan là đối tượng tranh chấp trong các vụ tranh chấp trên như ADA, SCM và Hiệp định thành lập WTO Các biện pháp “as such”, hay còn được gọi là đối tượng khởi kiện, trong các vụ tranh chấp này cũng đa dạng, có thể kể đến đầu tiên là luật như Đạo luật chống bán phá giá năm 1916 của Hoa Kỳ, Đạo luật thuế quan năm
1930 của Hoa Kỳ, biện pháp “as such” cũng có thể là bản tin như Bản tin Chính sách hoàng hôn của Hoa Kỳ và cũng có thể là Quy định như Quy định số 1225/2009 của EU về chống bán phá giá
Thứ hai, về loại đơn kiện Ở chương 1, chúng tôi đã kết luận rằng việc khởi kiện biện pháp “as such” phải dựa trên loại khiếu kiện có vi phạm và việc kết luận một biện pháp có vi phạm cũng là một trong những điều kiện để có thể khởi kiện biện pháp “as such” Trong các vụ tranh chấp nêu trên, các nguyên đơn đều dựa trên loại kiếu kiện có vi phạm để khởi kiện biện pháp “as such”, ngoài ra, trong Báo cáo của Ban hội thẩm, khi kết luận một biện pháp “as such” có vi phạm, Ban hội thẩm đều dựa phải nêu được chính xác rằng biện pháp đó vi phạm quy định cụ thể nào của các hiệp định có liên quan Chính vì thế, có thể khẳng định một lần nữa, loại đơn kiện dùng để khởi kiện biện pháp “as such” là khiếu kiện có vi phạm
Thứ ba, về nhận định của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm
Trong một vụ tranh chấp về khởi kiện biện pháp “as such”, cả Ban hội thẩm và
Cơ quan phúc thẩm đều phải tiến hành xem xét các điều kiện của khởi kiện biện pháp
“as such” Có ba điều kiện để khởi kiện biện pháp “as such”:
(i) Biện pháp “as such” bị khởi kiện thuộc phạm vi điều chỉnh của
GATT và các hiệp định có liên quan;
(ii) Biện pháp “as such” bị khởi kiện là một “luật” bắt buộc trong hệ thống pháp luật quốc gia của nước bị khởi kiện, (iii) Biện pháp “as such” bị khởi kiện vi phạm quy định của các hiệp định liên quan
Các điều kiện để khởi kiện biện pháp “as such” sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong phần phân tích các vụ việc cụ thể Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, trong báo cáo của mình, Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm sẽ phân tích những điều
37 kiện này và đi đến kết luận biện pháp “as such” bị khởi kiện có hay không có vi phạm quy định của các hiệp định có liên quan và cuối cùng là đưa ra các khuyến nghị và phán quyết nếu biện pháp đó được kết luận là có vi phạm
Thứ tư, về tình hình thực thi các khuyến nghị và phán quyết