Ý nghĩa của việc xác định rõ biện pháp tranh chấp

Một phần của tài liệu Khởi kiện biện pháp as such theo cơ chế giải quyết tranh chấp của wto kinh nghiệm cho việt nam (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG I. KHỞI KIỆN BIỆN PHÁP “AS SUCH” THEO

1.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

1.1.4. Ý nghĩa của việc xác định rõ biện pháp tranh chấp

Như đã trình bày ở phần trên, việc xác định rõ ràng biện pháp tranh chấp đôi lúc không hề dễ dàng. Tuy nhiên, việc hiểu biết rõ ràng và xác định chính xác biện pháp tranh chấp trong một vụ tranh chấp là một việc rất quan trọng vì điều này có thể ảnh hưởng xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Xác định rõ biện pháp tranh chấp

13 Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm trong vụ “Hoa Kỳ - Rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá đối với tấm thép cacbon chống mòn nhập khẩu từ Nhật Bản”, đoạn 82 (WT/DS244/AB/R)

14 Tài liệu đã dẫn ở chú thích 13

17

giúp xác định chính xác thẩm quyền của Ban hội thẩm và quyết định nghĩa vụ của các thành viên khi thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của Ban hội thẩm cũng như của Cơ quan phúc thẩm. Cụ thể là:

Thứ nhất, việc xác định rõ biện pháp tranh chấp giúp các quốc gia khởi kiện thực hiện quyền của mình dễ dàng hơn

Khi một quốc gia thành viên muốn khởi kiện ra WTO, quốc gia đó phải có một đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm quy định tại Điều 6.2 của DSU15. Trong văn bản này, quốc gia khởi kiện phải “xác định rõ các biện pháp cụ thể đang được bàn cãi và cung cấp tóm tắt ngắn gọn về cơ sở pháp lý của đơn kiện để trình bày vấn đền một cách rõ ràng”, vì sau này quốc gia nguyên đơn không thể bổ sung thêm yêu cầu của mình về biện pháp tranh chấp hoặc nội dung của biện pháp đó hoặc các sản phẩm bị ảnh hưởng trong suốt các quá trình tiếp theo của thủ tục tố tụng. Chính vì thế, để cho việc GQTC có được một hiệu quả tốt nhất, các quốc gia nguyên đơn phải thực sự thận trọng trong việc nêu ra các biện pháp trong văn bản yêu cầu thành lập Ban hội thẩm.

Chúng ta thấy rằng chi phí cho một vụ tranh chấp là không hề nhỏ, vì vậy, nếu không nêu ra được hết các biện pháp thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quốc gia nguyên đơn khi quốc gia bị đơn thực hiện các khuyến nghị và phán quyết.

Thứ hai, xác định rõ biện pháp tranh chấp giúp xác định rõ thẩm quyền của Ban hội thẩm

Khi bắt đầu một vụ tranh chấp được giải quyết trong khuôn khổ của WTO, thẩm quyền của Ban hội thẩm phụ thuộc rất lớn vào các biện pháp được mô tả trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Như đã trình bày trong phần giới thiệu về các cơ quan giải quyết tranh chấp, Ban hội thẩm sẽ chỉ giải quyết các vấn đề pháp lý được các bên đưa ra khi yêu cầu được giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó Điều 7.2 của DSU cũng quy định “Ban hội thẩm phải xử lý các điều khoản liên quan trong bất kỳ hiệp định có liên quan nào hoặc các hiệp định được các bên tranh chấp dẫn chiếu đến”, vì vậy có thể

15 Điều 6.2 của DSU quy định: “Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải được lập thành văn bản. Văn bản yêu cầu này phải chỉ ra là tham vấn đã được tiến hành không, xác định rõ các biện pháp cụ thể đang được bàn cãi và cung cấp tóm tắt ngắn gọn về cở sở pháp lý của đơn kiện đủ để trình bày các vấn đề một cách rõ ràng. Trong trường hợp bên nộp đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm với các điều kiện khác ới các điều khoản tham chiếu chuẩn, thì văn bản yêu cầu này phải kèm theo bản đề xuất về các điều khoản tham chiếu đặc biệt”

18

thấy rằng việc xác định rõ biện pháp tranh chấp sẽ giúp xác định chính xác thẩm quyền của Ban hội thẩm, đồng thời tránh những rắc rối xảy ra về sau khi các bên tranh chấp cho rằng những vấn đề được đề cập không liên quan đến các biện pháp tranh chấp mà họ đưa ra.

Thứ ba, việc xác định rõ biện pháp tranh chấp quyết định nghĩa vụ của các thành viên khi thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB

Khi kết thúc thủ tục GQTC, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ thực hiện khuyến nghị và phán quyết của DSB. Nếu biện pháp tranh cãi được kết luận là không phù hợp với nghĩa vụ của WTO thì việc thực hiện khuyến nghị và phán quyết sẽ căn cứ vào định nghĩa ban đầu của biện pháp đó. Có thể nói rằng, việc thực hiện khuyến nghị và phán quyết giữa hai biện pháp “as such” và “as applied” khác nhau rất lớn, đặc biệt là về hậu quả pháp lý sau khi thực hiện. Chính vì thế, việc xác định rõ biện pháp tranh chấp đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó cũng giải thích vì sao trong Báo cáo của mình, Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm phải giải thích về biện pháp tranh chấp đầu tiên.

Thứ tư, việc xác định rõ biện pháp tranh chấp giúp đảm bảo nguyên tắc công bằng trong xét xử

Nguyên tắc công bằng trong việc xét xử được xem như nguyên tắc nền tảng trong việc GQTC theo cơ chế của WTO. Việc xác định rõ biện pháp tranh chấp sẽ giúp đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc này vì khi xác định rõ biện pháp tranh chấp, quốc gia bị kiện sẽ được thông tin rõ ràng về các biện pháp mà mình bị kiện từ đó thực hiện các thủ tục bảo vệ cũng như đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng biện pháp tranh chấp không vi phạm các nghĩa vụ theo WTO.

Có thể nói rằng, biện pháp tranh chấp là một nội dung quan trọng khi GQTC theo cơ chế GQTC của WTO. Việc xác định rõ ràng biện pháp tranh chấp có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia thành viên và ảnh hưởng đến quá trình cũng như kết quả giải quyết tranh chấp. Vì thế, để đảm bảo được tính chính xác của việc GQTC thì trước hết, các bên tranh chấp phải xác định rõ ràng được biện pháp tranh chấp mà mình muốn giải quyết là gì.

Một phần của tài liệu Khởi kiện biện pháp as such theo cơ chế giải quyết tranh chấp của wto kinh nghiệm cho việt nam (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)