CHƯƠNG I. KHỞI KIỆN BIỆN PHÁP “AS SUCH” THEO
1.2. Khái niệm khởi kiện biện pháp “as such”
1.2.3. Ý nghĩa của khởi kiện biện pháp “as such”
Như đã đề cập ở trên, khởi kiện biện pháp “as such” là loại khởi kiện dựa trên khiếu kiện vi phạm và là một loại khởi kiện được giải quyết trong khuôn khổ của WTO. Khởi kiện biện pháp “as such” đem lại một hậu quả nặng nề cho quốc gia bị đơn nếu biện pháp “as such” được kết luận là vi phạm các nghĩa vụ và quy định của WTO. Có thể thấy điển hình như trong vụ tranh chấp liên quan đến Đạo luật Đền bù trợ cấp và Phá giá năm 2000- “CDSOA” (vụ tranh chấp WT/DS217 và WT/DS234), Hoa Kỳ đã phải bãi bỏ đạo luật này khi Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm kết luận đạo luật này vi phạm nghĩa vụ của WTO. Tuy nhiên, khởi kiện biện pháp “as such” lại
28 Vụ tranh chấp “Hoa Kỳ - Luật chống bán phá giá và chống trợ cấp năm 2000” (WT/DS217 và WT/DS234)
29 Vụ tranh chấp “EU – Biện pháp chống bán phá giả đối với chốt sắt thép nhận khẩu từ Trung Quốc (Eropean Communities – Definitive Anti-Dumping Measures on Certain Iron or Steel Fasteners from China)”, WT/DS397
30
mang ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia bị thiệt hại nói riêng và cơ chế đa phương của WTO nói chung.
Thứ nhất, ý nghĩa của khởi kiện biện pháp “as such” đối với các quốc gia bị thiệt hại.
Khác với biện pháp “as applied”, biện pháp “as such” là các quy định pháp luật, các quy tắc, tiêu chuẩn trong một hệ thống pháp luật quốc gia, vì thế, những biện pháp
“as such” sẽ được áp dụng trên diện rộng hơn so với các biện pháp “as applied”. Chính vì vậy, nếu một biện pháp “as such” bị kết luận là vi phạm sẽ đem lại một kết quả đáng mừng cho các quốc gia bị thiệt hại. Khi một biện pháp “as such” bị kết luận là vi phạm, quốc gia bị đơn phải có những hành động làm cho biện pháp “as such” đó phù hợp với nghĩa vụ của WTO. Những hành động thực hiện khuyến nghị và phán quyết có thể là phải sửa đổi hoặc bãi bỏ một luật hoặc quy định nào đó, và từ những hành động sửa đổi này sẽ tạo ra một môi trường pháp lý cũng như môi trường thương mại tốt hơn cho các sản phẩm của quốc gia bị thiệt hại và kể cả các quốc gia không bị thiệt hại. Từ đó, các quốc gia bị thiệt hại sẽ phòng ngừa được các sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi biện pháp “as such” đó, đồng thời cũng giúp cho việc trao đổi thương mại của quốc gia bị thiệt hại không còn bị cản trở bởi những biện pháp mang tính áp dụng chung về sau vi phạm nghĩa vụ của WTO nữa, bên bị khiếu kiện cũng phải xem xét một cách công bằng các quy định pháp luật như vậy chứ không chỉ giới hạn trong một số trường hợp áp dụng cụ thể. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng khi khởi kiện biện pháp “as such” và đưa ra những lập luận chứng minh biện pháp đó là vi phạm, quốc gia bị thiệt hại sẽ có thêm những hiểu biết nhất định về hệ thống pháp luật quốc gia của nước bị kiện, đồng thời tích lũy những kinh nghiệm về khởi kiện biện pháp “as such” theo cơ chế GQTC của WTO. Chính những kinh nghiệm này sẽ giúp ích rất nhiều cho quốc gia bị thiệt hại nếu quốc gia muốn tiếp tục tiến hành khởi kiện biện pháp “as such” trong tương lai.
Thứ hai, ý nghĩa của khởi kiện biện pháp “as such” đối với cơ chế đa phương của WTO
Tính đến thời điểm hiện nay, DSB đã nhận được 460 đơn kiện từ các quốc gia thành viên yêu cầu giải quyết tranh chấp. Đây là một con số không nhỏ, tuy nhiên, các vụ tranh chấp liên quan đến khởi kiện biện pháp “as such” chỉ chiếm khoảng hơn 10
31
vụ, chỉ chiếm khoảng hơn 2% trong số tất cả các vụ tranh chấp trong WTO. Tuy nhiên, việc khởi kiện biện pháp “as such” lại mang lại nhiều ý nghĩa cho cơ chế đa phương của WTO. Điều XVI:4 của Hiệp định thành lập WTO yêu cầu “mỗi nước thành viên sẽ đảm bảo sự thống nhất các luật, quy định và những thủ tục hành chính với những nghĩa vụ của mình được quy định trong các hiệp định”, Điều XVI:4 của Hiệp định thành lập WTO cũng là một trong các cơ sở pháp lý để khởi kiện biện pháp “as such”. Việc khởi kiện thành công biện pháp “as such” giúp tìm ra và ngăn chặn được các biện pháp không phù hợp với nghĩa vụ của WTO ngay từ khi nó chưa được áp dụng cụ thể, từ đó các quốc gia bị đơn sẽ phải thực hiện các hành động làm cho biện pháp “as such” trở nên phù hợp với các nghĩa vụ của WTO. Vì vậy, việc đảm bảo tính phù hợp cũng như tính thống nhất của các biện pháp “as such” với các quy định của WTO sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn, qua đó cũng đảm bảo được mục tiêu của WTO trong việc
“tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành, những mục tiêu khác”30 của Hiệp định thành lập WTO và các Hiệp định liên quan. Bên cạnh đó, khởi kiện biện pháp “as such” giúp cho việc phát triển thương mại trở nên thuận lợi hơn.
Khi các rào cản là các biện pháp “as such” bị kết luận là vi phạm được quốc gia bị đơn dỡ bỏ thì việc phát triển thương mại theo cơ chế đa phương sẽ phát triển hơn, từ đó thúc đẩy giao lưu thương mại giữa các thành viên trở nên dễ dàng hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Cơ chế GQTC của WTO là một cơ chế hiệu quả nhất trong các cơ chế GQTC trong lĩnh vực thương mại quốc tế bởi những ưu điểm và tiến bộ của cơ chế tự động hóa xuyên suốt trong quá trình hoạt động của nó. Hiệu quả từ việc GQTC theo cơ chế này không ai có thể phủ nhận được. Trong Chương 1, chúng tôi đã giới thiệu sơ lược về cơ chế GQTC của WTO, từ lịch sử phát triển cho đến đối tượng tranh chấp, biện pháp tranh chấp và cơ sở khởi kiện. Việc xác định rõ biện pháp tranh chấp là biện pháp
“as such” hay biện pháp “as applied” đem lại nhiều lợi ích và ý nghĩa cho các bên tranh chấp trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Hai biện pháp tranh
30 Trích khoản 1 Điều III của Hiệp định Marrakesh thành lập WTO: “WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành, những mục tiêu khác của Hiệp định này và các Hiệp định thương mại đa biên và cũng là một khuôn khổ cho việc thực thi, quản lý và điều hành các Hiệp định Thương mại nhiều bên”.
32
chấp liên quan đến hai loại khởi kiện là khởi kiện biện pháp “as such” và khởi kiện biện pháp “as applied”, hai loại khởi kiện này có đối tượng khởi kiện, cơ sở khởi kiện và hậu quả pháp lý khác nhau. Điểm khác biệt quan trọng của hai loại khởi kiện này là hậu quả pháp lý. Nếu như hậu quả của việc khởi kiện biện pháp “as applied” là loại bỏ hành vi mà quốc gia bị kiện đã áp dụng, thì hậu quả pháp lý của khởi kiện biện pháp
“as such” lại nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều hơn, đó là việc phải dỡ bỏ hoặc thay đổi pháp luật của quốc gia bị kiện cho phù hợp với quy định của các hiệp định có liên quan. Khởi kiện biện pháp “as such” đem lại nhiều ý nghĩa cho quan hệ thương mại thế giới. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với quốc gia bị thiệt hại mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với cơ chế thương mại đa phương của WTO. Việc một quốc gia phải thay đổi pháp luật cho phù hợp với quy định của WTO giúp đảm bảo được quyền lợi của các thành viên khi tham gia vào WTO không bị xâm hại, đồng thời buộc quốc gia thua kiện phải thực hiện nghĩa vụ khi tham gia vào WTO là đảm bảo pháp luật quốc gia phù hợp với quy định của các Hiệp định có liên quan.