Tìm hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và xem xét vào vụ kiện tôm đông lạnh của Việt Nam
Trang 1A- Đề cương bài làm.
I.CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO
2 Cơ sở pháp lí cho việc giải quyết tranh chấp của WTO3 Cơ cấu tổ chức hoạt động
4 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO
5 Thực hiện quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp và áp dụng biệnpháp trả đũa
6 Quy tắc ứng xử của WTO cho Bản ghi nhớ về Quy tắc và Thủ tục điềuchỉnh việc Giải quyết Tranh chấp
II.ỨNG XỬ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI CƠ CHẾGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
1 Ứng xử của các nước phát triển và đang phát triển đối với cơ chế giải quyếttranh chấp của GATT
2 Sự thay đổi chế độ áp dụng đối với các nước đang phát triển trong cơ chếgiải quyết tranh chấp của WTO
3 Khó khăn của các nước đang phát triển khi tham gia vào cơ chế giải quyếttranh chấp của WTO
III.HIỆU QUẢ CỦA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
1 Ưu điểm2 Nhược điểm
IV.XEM XÉT CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO VÀO VỤKIỆN TÔM ĐÔNG LẠNH CỦA VIỆT NAM
1 Những vấn đề khởi kiện của Việt Nam
2 Quá trình theo kiện của Việt Nam trong vụ kiện tôm đông lạnh
Trang 2B- Bài làm chi tiết.
I.CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng các quan hệ kinh tế - thương mại quốctế, cơ chế giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức thương mại quốc tế WTOcũng đã được thiết lập với mục đích lớn nhất là đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêmtúc các qui định trong các Hiệp định, ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm cácHiệp định, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu to lớn của WTO Cơ chế này là sựhiện thực hoá xu thế pháp lý hoá quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ngàynay, dần dần thay thế các phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chính trị, ngoạigiao trong lĩnh vực này.
Học tập những quy định có tác dụng tích cực và rút kinh nghiệm từ những bất cậptrong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947, áp dụng một số cải tiến căn bản vềthủ tục, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính chất xét xử của thủ tục của cơ chếmới cũng như tăng cường tính ràng buộc của các quyết định giải quyết tranh chấp, WTOđã đưa ra một cơ chế hoàn thiện hơn, đáp ứng được những yêu cầu về giải quyết tranhchấp trong thực tiễn đời sống thương mại quốc tế của các chủ thể tham gia quan hệthương mại quốc tế.
Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “đạt được mộtgiải pháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu tiên những “giải pháp được các bên tranh chấpcùng chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan” Xét ở mức độ rộng hơn, cơ chếnày nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thay thế cho các hànhđộng đơn phương của các quốc gia thành viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trìtrệ và xáo trộn sự vận hành chung của các qui tắc thương mại quốc tế.
1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên bốn nguyên tắc: côngbằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù hợp vớimục tiêu bảo toàn các quyền và nghĩa vụ, phù hợp với các hiệp định thương mại có liên
Trang 3quan trên cơ sở tuân thủ các quy phạm của luật tập quán quốc tế về giải thích điều ướcquốc tế.
Ngoài ra, WTO cũng vẫn sẽ tiếp tục áp dụng cách giải quyết tranh chấp của GATT1947 như: tái lập sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ; giải quyết tích cực các tranh chấp;cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trả đũa khi chưa được phép của WTO - nguyêntắc có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của hệ thống thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, nguyên tắc này không bao hàm rõ ràng ý có cấm các nước thành viênkhông được đơn phương xác định các hành vi của nước thành viên khác có vi phạm cáchiệp định của WTO hay không Lợi dụng sự không rõ ràng này nên một số nước thànhviên phát triển như Mỹ, EU vẫn tiếp tục đơn phương áp dụng các đạo luật của riêng mìnhnhư điều khoản Super 301 trong luật thương mại Mỹ hoặc quy định 384/96 của Hội đồngchâu Âu để “kết án” và trừng phạt các nước thành viên WTO khác.
2 Cơ sở pháp lí cho việc giải quyết tranh chấp của WTO
Trên cơ sở các quy định rời rạc về giải quyết tranh chấp trong GATT, WTO đãthành công trong việc thiết lập một cơ chế pháp lí đầy đủ, chi tiết trong một văn bảnthống nhất là Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp(DSU) – Phụ lục 2 Hiệp định Marrakesh thành lập WTO, để giải quyết tranh chấp thươngmại giữa các thành viên WTO (bao gồm các quốc gia có chủ quyền và những lãnh thổthuế quan riêng biệt).
Ngoài những quy định mới về giải quyết tranh chấp trong DSU, cơ chế này cũngđã viện dẫn đến một số điều khoản của GATT, đó là:
- Điều XXII và XXIII GATT 1947 (Điều 3.1 DSU)
- Các qui tắc và thủ tục chuyên biệt hoặc bổ sung về giải quyết tranh chấp tại cácHiệp định trong khuôn khổ WTO (Ví dụ: Điều 11.2 Hiệp định về các Biện pháp Kiểmdịch Thực vật; Điều 17.4 đến 17.7 GATT 1994…)
Trang 4- “Quyết định về các Thủ tục giải quyết tranh chấp đặc biệt” GATT 1966: baogồm các qui tắc áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp giữa một nước kém phát triểnvà một nước phát triển (Điều 3.12 DSU) và các thủ tục đặc biệt áp dụng cho tranh chấpcó một bên là nước kém phát triển nhất (Điều 2.4 DSU)
3 Cơ cấu tổ chức hoạt động
3.1 Cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body-DSB)
-Thành phần: Cơ quan này thực chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện củatất cả các quốc gia thành viên., nhưng chỉ những chính phủ là thành viên của một hiệpđịnh đa biên cụ thể mới có thể tham gia vào các quyết định của DSB liên quan đến hiệpđịnh cụ thể đó
-Thẩm quyền: DSB có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo củaBan hội thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết định, khuyếnnghị giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ và nhượng bộ (trảđũa) Điều này có nghĩa là DSB được lập ra để giám sát việc vận dụng và thực thi chứcnăng của DSU.Tuy nhiên, DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định chứ không trực tiếpthực hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp Các quyết định của DSB được thông quatheo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết Đây là một nguyên tắc mới theo đó một quyếtđịnh chỉ không được thông qua khi tất cả thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua.
DSB họp thường xuyên khi cần thiết để thực hiện các chức năng của mình trongcác khuôn khổ thời gian do DSU quy định và phải thông báo cho các Ủy ban và Hội đồngWTO liên quan về bất cứ tiến triển nào trong tranh chấp có liên quan tới các điều khoảncủa các hiệp định liên quan.
3.2 Nhóm chuyên gia hoặc Ban hội thẩm (Panel)
Trang 5Ban hội thẩm do DSB thành lập để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và giải thểsau khi kết thúc nhiệm vụ
-Thành phần: (Điều 8 DSU) mỗi ban hội thẩm gồm 3-5 người Khác với cơ cấuban hội thẩm thời kỳ GATT 1947 chủ yếu được ưu tiên lựa chọn trong các quan chứcchính phủ các nước thành viên, ban hội thẩm của WTO được ưu tiên lựa chọn trong sốnhững chuyên gia độc lập, không làm việc cho chính phủ, có uy tín quốc tế về chính sáchhoặc luật thương mại quốc tế.
-Nhiệm vụ: Công việc chính về giải quyết tranh chấp do ban hội thẩm thực hiện,đó là xem xét một vấn đề cụ thể bị tranh chấp trên cơ sở các qui định WTO được quốcgia nguyên đơn viện dẫn, giúp cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO làm sáng tỏ nộidung tranh chấp và khuyến nghị một giải pháp để các bên hữu quan giải quyết tranh chấpcủa họ, phù hợp với các hiệp định thương mại có liên quan Kết quả công việc của Banhội thẩm là một báo cáo trình DSB thông qua, giúp DSB đưa ra các khuyến nghị đối vớicác Bên tranh chấp Trên thực tế thì đây là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mặc dùkhông nắm quyền quyết định.
-Hoạt động: Trong quá trình xem xét sự việc, ban hội thẩm có quyền tìm kiếmthông tin từ mọi nguồn và trưng cầu ý kiến giám định của các chuyên gia bên ngoài vềnhững vấn đề kỹ thuật (Điều 13) Toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp từ thời điểmcác bên tranh chấp tự thương lượng với nhau cho đến khi ban hội thẩm đệ trình báo cáolên DSB tối đa không quá 1 năm Trong đó, thời gian kể từ thời điểm thành lập ban hộithẩm cho đến khi đệ trình báo cáo tối đa không quá 6 tháng Báo cáo của ban hội thẩm sẽđược gửi đến cho các bên tranh chấp trong vòng 6 tháng, trong trường hợp tranh chấpliên quan đến những hàng hóa dễ hư hỏng thì thời hạn là ba tháng, và gửi đến tất cả cácthành viên của WTO sau đó 3 tuần Sau 60 ngày, báo cáo của ban hội thẩm sẽ tự động trởthành quyết định của DSB nếu không có sự đồng thuận của tất cả các nước thành viênWTO, kể cả hai bên tranh chấp bác bỏ nội dung của báo cáo.
3.3 Cơ quan phúc thẩm thường trực (SAB)
Trang 6-Thành phần: (Điều 17 DSU) 7 thành viên, do cơ quan giải quyết tranh chấp bổnhiệm với nhiệm kỳ 4 năm, là những chuyên gia pháp lý và thương mại quốc tế có kinhnghiệm lâu năm, uy tín và những nội dung của các hiệp định có liên quan nói chung, vàhọ không được gắn kết với bất kỳ một chính phủ nào.
-Nhiệm vụ: Cơ quan Phúc thẩm là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranhchấp của WTO, đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp Sự ra đời củacơ quan này cũng cho thấy rõ hơn tính chất xét xử của thủ tục giải quyết tranh chấp mới.Cơ quan này có chức năng xem xét theo thủ tục “phúc thẩm” những kết luận và giải thíchpháp lý được đưa ra trong báo cáo của ban hội thẩm, theo đề nghị của một trong các bêntranh chấp Khi giải quyết vấn đề tranh chấp, SAB chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp lývà giải thích pháp luật trong Báo cáo của ban hội thẩm chứ không điều tra lại các yếu tốthực tiễn của tranh chấp Khi có đề nghị xem xét phúc thẩm, cơ quan phúc thẩm thườngtrực sẽ lập ra một nhóm phúc thẩm riêng biệt cho mỗi một vụ tranh chấp, bao gồm 3thành viên Kết quả làm việc của SAB là một báo cáo trong đó Cơ quan này có thể giữnguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ hay đảo ngược lại các kết luận trong báo cáo của ban hộithẩm Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua tại DSB và không thể bị phản đốihay khiếu nại tiếp.
4 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO
4.1 Trình tự giải quyết tranh chấp của WTO
Tham vấn (Điều 4 DSU)
Một thành viên có khiếu nại phải tham vấn với thành viên áp dụng biện pháp cótranh chấp trước khi yêu cầu thành lập một ban hội thẩm để xem xét vấn đề Các thànhviên phải phúc đáp các yêu cầu tham vấn trong vòng 10 ngày và thiện chí tham gia thamvấn trong vòng không quá 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu tham vấn, nhằm đạt đượcmột giải pháp đáp ứng các bên.
Trang 7Thành viên yêu cầu tham vấn phải thông báo yêu cầu tham vấn của mình choDSB, các Ủy ban và Hội đồng WTO liên quan Thành viên yêu cầu tham vấn có thể yêucầu thành lập một ban hội thẩm nếu một thành viên không hồi đáp trong khoảng thời gianquy định đối với một yêu cầu tham vấn hoặc nếu việc tham vấn không giải quyết đượctranh chấp trong vòng 60 ngày kể từ khi có yêu cầu tham vấn Bên khiếu nại cũng có thểgửi yêu cầu lập ban hội thẩm trong vòng 60 ngày nếu các bên cùng cho rằng việc thamvấn không giải quyết được tranh chấp.
Các cuộc tham vấn diễn ra bí mật và được tổ chức không ảnh hưởng đến quyềncủa các Thành viên trong các thủ tục tiếp theo Các Thành viên khác ngoài các Thànhviên tham vấn có thể tham gia tham vấn nếu Thành viên được yêu cầu tham vấn đồng ý
rằng các Thành viên khác này “có lợi ích thương mại đáng kể” liên quan Chính vì lí do
đảm bảo tính bí mật nên hầu như tất cả các quốc gia đều cố gắng giải quyết các bất đồngở giai đoạn tham vấn nhằm hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại cho các bên liên quan vàbí mật thông tin liên quan đến tranh chấp Nhưng cá nhân tôi cho rằng, chính yếu tố bímật lại là rào cản cho việc xác minh tính đúng đắn của các quy định của WTO vì sẽ xảyra việc các nước phát triển sẽ dùng các lợi ích khác để tránh việc các nước đang phát triểnđưa vụ tranh chấp ra cơ quan giải quyết tranh chấp DSB, do vậy, thỏa thuận đó chỉ đơnthuần là sự thỏa hiệp về lợi ích của các bên mà bỏ qua những quy định của WTO
Môi giới, hòa giải và trung gian (Điều 5 DSU)
Đây là thủ tục được tiến hành tự nguyện nếu các bên tranh chấp có sự nhất trí, vàphải được giữ bí mật và không làm phương hại đến quyền của bất kỳ bên nào trong cácbước tố tụng tiếp theo Những thủ tục này có thể được bắt đầu và chấm dứt bất kỳ lúc nàovà khi chấm dứt thì bên nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập nhóm chuyên gia.
Ưu điểm lớn nhất của các thủ tục này là tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và duytrì mối quan hệ hòa hảo giữa các quốc gia và các thủ tục này đặc biệt được DSB khuyếnkhích vì việc tìm ra được một giải pháp hợp lí thỏa mãn tất cả các bên tranh chấp còn
Trang 8được coi trọng hơn cả việc đạt được một giải pháp phù hợp với các quy tắc thương mạitrong Hiệp định.
Thành lập ban hội thẩm (Điều 6 DSU)
Yêu cầu thành lập một ban hội thẩm phải được làm bằng văn bản, phải chỉ rõ đãthực hiện tham vấn hay chưa, các biện pháp cụ thể nào đang có tranh chấp, cơ sở pháp lýcụ thể của khiếu nại Yêu cầu này được gửi tới DSB để cơ quan này ra quyết định thànhlập Ban hội thẩm Nhờ có nguyên tắc đồng thuận phủ quyết nên hầu như quyền được giảiquyết tranh chấp bằng hoạt động của Ban hội thẩm của nguyên đơn được đảm bảo.
Khi có yêu cầu của một bên khiếu nại, một ban hội thẩm có thể được thành lậpmuộn nhất là trong cuộc họp DSB kế tiếp cuộc họp mà trong đó yêu cầu lập ban hội thẩmđược đưa vào chương trình nghị sự của cuộc họp, trừ khi trong cuộc họp đó DSB đồngthuận không lập ban hội thẩm Nếu bên khiếu nại tiếp tục đưa yêu cầu thì một cuộc họpcủa DSB phải được tổ chức vì mục đích này trong vòng 15 ngày kể từ khi có yêu cầu, vớiđiều kiện là thông báo cuộc họp được gửi trước ít nhất 10 ngày.
Hoạt động của Ban hội thẩm (Điều 12 DSU)
Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui địnhtrong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiệncủa mình để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp cho các bên tranh chấp
Về nghĩa vụ chứng minh của các bên: Theo tập quán hình thành từ GATT 1947,
trường hợp khiếu kiện có vi phạm thì bên bị đơn có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạmcủa mình không gây thiệt hại cho Bên nguyên đơn; trường hợp khiếu kiện không có viphạm thì bên nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh hành vi không vi phạm của Bên bị đơn
gây ra thiệt hại về lợi ích mà bên nguyên đơn đáng lẽ phải được hưởng theo qui định củaHiệp định hoặc chứng minh sự cản trở đối với việc thực hiện một mục tiêu nhất định củaHiệp định Đối với việc chứng minh các vấn đề khác, mặc dù DSU không có qui định cụthể về việc này, một tập quán chung (vốn được áp dụng tại Toà án Quốc tế) đã được thừa
Trang 9nhận khá rộng rãi trong khuôn khổ cơ chế này là bên tranh chấp đã đưa ra một chi tiếthoặc thực tế thì phải có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ chứng minh cho chi tiết hoặcthực tế đó không phụ thuộc vào việc bên đó là nguyên đơn hay bị đơn trong tranh chấp.
Hoạt động của ban hội thẩm có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:
Trong vòng 1 tuần sau khi lập ra ban hội thẩm và thống nhất về điều khoản thamchiếu, thành viên ban hội thẩm phải tham vấn các bên có tranh chấp và định ra khung thờigian cho quy trình ban hội thẩm Ban hội thẩm thông qua thời hạn chính xác cho các bênđệ trình văn bản bao gồm giải trình và các lập luận để chuẩn bị cho phiên xét xử đầu tiên,sau đó là phiên xét xử thứ hai có sự tham gia của các bên tranh chấp và luật sư trình bàylập luận của mình và trả lời câu hỏi của ban hội thẩm Sau phiên xét xử thứ hai, Ban hộithẩm soạn thảo và chuyển đến các bên phần tóm tắt nội dung tranh chấp của báo cáo đểcác bên cho ý kiến trong một thời hạn nhất định Trên cơ sở các ý kiến này, Ban hội thẩmđưa ra báo cáo giữa kỳ (mô tả vụ việc, các lập luận, kết luận của Ban hội thẩm) Nếutrong khoảng thời gian quy định trước các bên không có ý kiến thì báo cáo tạm thời nàysẽ được coi là báo cáo cuối cùng và được nhanh chóng gửi cho các thành viên Trongtrường hợp các bên tiếp tục cho ý kiến về báo cáo này: Nếu có yêu cầu, Ban hội thẩm cóthể tổ chức thêm một phiên họp bổ sung để xem xét lại tổng thể các vấn đề liên quan Sauđó Ban hội thẩm soạn thảo báo cáo chính thức để gửi đến tất cả các thành viên WTO vàchuyển cho DSB thông qua Trong trường hợp các bên có tranh chấp không đi đến mộtgiải pháp thỏa mãn các bên, ban hội thẩm sẽ đưa ra kết luận của mình dưới hình thức mộtbáo cáo bằng văn bản trình lên DSB Trong những trường hợp này, báo cáo của ban hộithẩm phải chỉ ra các kết luận thực tế, khả năng áp dụng những điều khoản liên quan
và lập luận cơ bản cho những kết luận và đề xuất của ban hội thẩm Các hoạt động của
ban hội thẩm trong giai đoạn này phải được bảo mật.
Một điểm khác biệt quan trọng giữa cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT vàDSU là việc DSU đã có những quy định rất chặt chẽ về thời hạn cho những hoạt động
Trang 10của ban hội thẩm với mục tiêu giải quyết nhanh chóng các tranh chấp, không để ứ đọngcác vụ tranh chấp để tránh gây thiệt hại về kinh tế cho các bên tranh chấp.
Thông qua báo cáo của ban hội thẩm (Điều 16 DSU)
Để các thành viên có đủ thời gian xem xét báo cáo của ban hội thẩm, các báo cáonày chỉ được coi là đã được DSB thông qua sau 20 ngày kể từ ngày gửi cho các thànhviên vì DSB không được xem xét các báo cáo này trong vòng 20 ngày kể từ ngày báo cáođược gửi đến các thành viên Các thành viên phản đối báo cáo phải gửi văn bản đưa ra lýdo, giải thích quan điểm của mình ít nhất 10 ngày trước cuộc họp DSB mà tại cuộc họpnày báo cáo của ban hội thẩm sẽ được xem xét Trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi báocáo của ban hội thẩm cho các thành viên, báo cáo này phải được thông qua trừ khi mộtbên trong tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo của mìnhhoặc DSB quyết định đồng thuận không thông qua báo cáo Nếu một bên thông báo quyếtđịnh kháng cáo của mình, báo cáo của ban hội thẩm sẽ không được DSB xem xét thôngqua cho đến khi hoàn tất việc kháng cáo.
Rà soát của cơ quan phúc thẩm (Điều 17 DSU)
Việc rà soát phúc thẩm được DSU đưa vào là một chức năng mới nhằm nhấnmạnh “tính định hướng quy tắc” trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và làm đốitrọng với “cải cách thủ tục” đại diện bởi sự đồng thuận tiêu cực Trên thực tế, với cơ chếđồng thuận tiêu cực, các báo cáo của ban hội thẩm tự động được DSB thông qua trừ khitất cả các Thành viên WTO (nghĩa là cả các bên có tranh chấp) không nhất trí Một bướchướng tới “tư pháp hóa” hệ thống giải quyết tranh chấp cần có sự đảm bảo của một cơquan có thẩm quyền và đáng tin cậy đại diện cho “cấp độ thứ hai” của tư pháp và chophép các Thành viên WTO kháng cáo cơ sở pháp lý của các báo cáo của ban hội thẩm.
Chỉ các bên có tranh chấp chứ không phải các bên thứ ba mới có quyền kháng cáobáo cáo của ban hội thẩm Một kháng cáo phải giới hạn ở các vấn đề luật liên quan trongbáo cáo của ban hội thẩm và diễn giải pháp lý của ban hội thẩm Theo thông lệ, Cơ quanPhúc thẩm phải đưa ra kết luận trong vòng 60 ngày sau khi một bên có kháng cáo Nếu
Trang 11cần thiết, Cơ quan Phúc thẩm có thể gia hạn thêm 30 ngày, nhưng thủ tục này không baogiờ được vượt quá 90 ngày Các bên không được quyền phản đối bản báo cáo này DSBphải thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong vòng 30 ngày kể từ khi báo cáođược gửi, trừ khi DSB đồng thuận không thông qua báo cáo này.
Khuyến nghị các giải pháp và giám sát thực hiện các giải pháp đó của banhội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm thường trực (Điều 19 & 21 DSU)
Khi báo cáo được thông qua xác định một biện pháp của một bên là vi phạm quiđịnh của WTO, cơ quan ra báo cáo phải đưa ra khuyến nghị nhằm buộc bên có biện phápvi phạm phải tuân thủ qui định của WTO (yêu cầu bị đơn rút lại hoặc sửa đổi biện phápliên quan) và có thể đề xuất các cách (không bắt buộc) để các bên có thể thực hiệnkhuyến nghị đó
Trong trường hợp khiếu kiện không vi phạm, bên thua kiện không phải rút lại biện phápliên quan (vì không có vi phạm) nhưng báo cáo có thể khuyến nghị bên thua thực hiệncác dàn xếp nhất định để thoả mãn các bên liên quan (báo cáo có thể đưa ra những gợi ývề biện pháp dàn xếp thoả đáng, ví dụ: bồi thường)
DSB cũng chính là cơ quan giám sát việc thực thi khuyến nghị của các Bên liênquan Trong thời gian qui định cho việc thực hiện khuyến nghị, bất kỳ thành viên nàocũng có thể đưa vấn đề thực hiện khuyến nghị này vào chương trình nghị sự của DSB;mỗi khi có đề nghị như vậy thì Bên phải thực hiện khuyến nghị có nghĩa vụ giải trìnhbằng văn bản về việc thực hiện khuyến nghị của mình gửi cho DSB chậm nhất là 10 ngàytrước khi tiến hành phiên họp của DSB
IV.2 Những thay đổi chính trong thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO
Thay đổi quan trọng nhất là việc áp dụng hình thức “đồng thuận phủ quyết”:những quyết định của ban hội thẩm (lúc ban đầu) và cơ quan phúc thẩm thườngtrực được mặc nhiên chấp nhận, trừ khi có một sự đồng thuận trong Cơ quan giảiquyết tranh chấp để lật ngược các quyết định đó Điều này có nghĩa là nếu có
Trang 12kháng cáo, thì cơ quan phúc thẩm thường trực sẽ có quyết định cuối cùng Giảđịnh là cơ quan phúc thẩm thường trực đưa ra các quy định hoàn toàn độc lập vớiáp lực của các quốc gia và không thiên vị một nước nào đó, các công ty và cácchính phủ sẽ cân nhắc về “sự đánh giá” và “tiền lệ” của các trường hợp để quyếtđịnh có nên kiện ra WTO hay không Điều đó có nghĩa là các trường hợp tranhchấp được đánh giá có khả năng chiến thắng lớn hơn và những tiền lệ chiến thắngcũng rõ ràng hơn sẽ được đưa ra giải quyết tại WTO Ngược lại, phía bị đơn sẽphải cân nhắc đến vấn đề này
Một sự thay đổi khác kèm theo là khả năng xảy ra trả đũa rất cao khi phía bị đơntừ chối thực hiện phán quyết vi phạm Trong khuôn khổ của GATT trước đây, bênthua kiện có thể dễ dàng cản trở phán quyết của ban hội thẩm hay yêu cầu trả đũa(Tại GATT, việc trả đũa chỉ xảy ra một lần duy nhất) Hiện nay, phán quyết “viphạm” hay yêu cầu trả đũa đều không dễ dàng bị ngăn cản Vì vậy, phía bị đơn,một khi đã nhận được một bản tuyên án vi phạm, phải chấp nhận khả năng bị trảđũa đã được WTO cho phép Bên được phép trả đũa phải cân nhắc các yếu tố khácnhau khi quyết định trả đũa, ít nhất phải cân nhắc các ảnh hưởng đến kinh doanhcủa chính mình Mối quan tâm rất thiết thực này cần được chú ý thậm chí là cảtrong một hoàn cảnh phi thực tế Một nền kinh tế lớn với một thị trường nhập khẩuphong phú có ý nghĩa quan trọng đối với phía bị đơn (ví dụ như nước Mỹ) khi đedoạ trả đũa sẽ có tác dụng nhiều hơn so với một nền kinh tế nhỏ với những ngànhnghề yếu kém phụ thuộc vào hàng nhập khẩu
Sự thay đổi lớn thứ ba là việc đẩy nhanh tiến trình giải quyết tranh chấp với mộtlịch trình thủ tục nghiêm ngặt của WTO trong khi các vụ kiện trong GATT có thểkéo dài mãi do các bên dựa vào các thủ thuật trì hoãn thời hạn Những lợi ích lớnnhất có thể thấy rõ: tranh chấp được giải quyết càng nhanh thì bên thắng cuộc càngđạt được nhiều lợi ích còn các công ty bị vi phạm sẽ có động lực lớn hơn để giảiquyết tranh chấp tại WTO và các công ty đang bào chữa cũng có động lực lớn hơnđể thừa nhận sai phạm của mình.
Trang 13 Sự thay đổi thứ tư là sự bổ sung thủ tục kháng cáo Cho dù cơ quan phúc thẩmthường trực có vẻ như không gạt bỏ hoàn toàn những quyết định của ban hội thẩm,thì việc sửa đổi từng phần vẫn thường diễn ra Khi điều này được đưa ra, bên bịđơn (với thất bại tại bước hội thẩm) chắc chắn sẽ kháng cáo để hy vọng một phánquyết mềm dẻo hơn từ cơ quan phúc thẩm thường trực Một minh chứng cho sựthay đổi này là các bên đã sử dụng rất thường xuyên thủ tục kháng cáo Trong số78 quyết định của ban Hội thẩm được đưa ra từ năm 1995 đến tháng 10/2003, đãcó 53 trường hợp kháng cáo(chiếm 68%).
5 Thực hiện quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp và áp dụngbiện pháp trả đũa
Để bảo đảm là bên thua kiện sẽ thực hiện nghiêm túc quyết định của DSB và đểtránh tình trạng ‘rơi vào im lặng’, WTO đề ra một cơ chế theo dõi và giám sát việc thựchiện quyết định trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua báo cáo của ban hội thẩm, bênthua kiện phải thông báo cho DSB tại buổi họp của DSB triệu tập biết về những biệnpháp mà nước này dự định áp dụng để thực hiện khuyến nghị của ban hội thẩm Nếunước này vì lý do nào đó không thể thực hiện ngay khuyến nghị của nhóm chuyên gia thìDSB có thể cho phép nước này được thực hiện trong một thời hạn “hợp lý” Và nếu trongthời hạn ‘hợp lý’ đó bên thua kiện vẫn không thể thực hiện được khuyến nghị của nhómchuyên gia thì nước này có nghĩa vụ thương lượng với bên thắng kiện về mức độ bồithường thiệt hại, ví dụ như giảm thuế quan đối với một sản phẩm nào đó có lợi cho bênthắng kiện.
Nếu trong vòng 20 ngày kể từ ngày chấm dứt thời hạn hợp lý, các bên tranh chấpkhông đạt được thoả thuận về mức độ bồi thường thì bên thắng kiện có quyền yêu cầuDSB cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa, cụ thể là tạm ngưng việc cho bên thua kiệnhưởng những nhân nhượng thuế quan hoặc tạm ngưng thực hiện những nghĩa vụ đối vớibên thua kiện theo hiệp định có liên quan
Trang 14Biện pháp trả đũa phải tương ứng với mức độ thiệt hại và phải được thực hiệntrong lĩnh vực thương mại mà bên thua kiện bị thiệt hại DSU nghiêm cấm việc trả đũađơn phương mà không có sự chấp thuận của cơ quan này (qui định này thực chất nhằmchấm dứt hiện tượng trả đũa đơn phương khá phổ biến trong thực tiễn giải quyết tranhchấp của GATT 1947) Mức độ và thời hạn trả đũa do DSB quyết định theo đúng thủ tụcqui định cho vấn đề này trong DSU
Để bảo đảm tính hiệu quả của các biện pháp trả đũa và rút kinh nghiệm từ các thờikỳ trước, WTO quy định trong trường hợp việc áp dụng biện pháp trả đũa mà lĩnh vực bịthiệt hại là không thực tế hoặc không có hiệu quả thì bên thắng kiện có quyền yêu cầuDSB cho phép trả đũa trong một lĩnh vực khác (trả đũa chéo) Chẳng hạn một nước đangphát triển sẽ khó có thể áp dụng một cách hiệu quả biện pháp trả đũa trong lĩnh vựcthương mại hàng hoá đối với một nước phát triển nhưng nếu trả đũa trong lĩnh vựcthương mại dịch vụ hoặc sở hữu trí tuệ thì có thể sẽ hiệu quả hơn Hơn thế nữa, trong mộtsố trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bên thắng kiện còn có thể yêu cầu DSB cho phéptrả đũa trong những lĩnh vực thuộc các hiệp định thương mại khác với hiệp định thươngmại mà bên thua kiện vi phạm.
Tuy nhiên, để bảo đảm sự công bằng và trong trường hợp có tranh chấp về mức độtrả đũa, WTO cũng dành cho bên thua kiện quyền đưa tranh chấp nói trên ra giải quyếttheo phương thức trọng tài Quyết định trọng tài về vấn đề này là quyết định cuối cùng vàcó giá trị thi hành đối với tất cả các bên.
6 Quy tắc ứng xử của WTO cho Bản ghi nhớ về Quy tắc và Thủ tục điềuchỉnh việc Giải quyết Tranh chấp
Nguyên tắc điều chỉnh của các quy tắc ứng xử cho DSU nhấn mạnh rằng mỗingười thuộc diện điều chỉnh phải độc lập và không thiên vị, có trách nhiệm tránh các
Trang 15xung đột về lợi ích dù trực tiếp hay gián tiếp, và phải tôn trọng tính bảo mật về tiến trìnhthủ tục của các cơ quan trong cơ chế giải quyết tranh chấp Thông qua việc tuân thủ cáctiêu chuẩn ứng xử này, tính liêm chính và không thiên vị của cơ chế được đảm bảo Cácquy tắc không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo DSU hay cácquy tắc và thủ tục của DSU Trong phạm vi nguyên tắc điều chỉnh của các quy tắc ứngxử, mọi người thuộc diện điều chỉnh phải tiết lộ thông tin, mà họ một cách hợp lý phảibiết, vào thời điểm có khả năng ảnh hưởng hoặc phát sinh các mối nghi ngờ hợp lý liênquan đến tính độc lập hoặc không thiên vị của họ
Phụ lục 2 của các Quy tắc ứng xử bao gồm một “danh sách mô tả các thông tinphải tiết lộ” có đề cập đến các ví dụ về thông tin thuộc loại mà một người được yêu cầu
tham gia vào giải quyết một vụ tranh chấp có nghĩa vụ phải tiết lộ Danh sách này bao
gồm thông tin về: (a) lợi ích tài chính (ví dụ: đầu tư, vay nợ, cổ phiếu, các khoản lãi, cáckhoản nợ khác); (b) lợi ích kinh doanh (ví dụ: vị trí giám đốc hay các lợi ích trong hợpđồng khác); (c) lợi ích về tài sản có liên quan đến tranh chấp đang xem xét; (d) lợi ích
chuyên môn (ví dụ: mối quan hệ hiện tại hay quá khứ với khách hàng tư nhân, hay bất kỳlợi ích nào một người có thể có liên quan đến các thủ tục giải quyết trong nước hoặc quốctế và các ảnh hưởng trong trường hợp các lợi ích này liên quan đến các vấn đề tương tự
trong tranh chấp đang được giải quyết; (e) các lợi ích chủ động khác (ví dụ: chủ động
tham gia vào các nhóm lợi ích công cộng hoặc các tổ chức khác có chương trình nghị sự
công bố liên quan tới tranh chấp đang xem xét); (f) tuyên bố ý kiến cá nhân về những vấn
đề liên quan tới tranh chấp đang xem xét (ví dụ: các công bố, tuyên bố với công chúng);
(g) lợi ích về việc làm hay gia đình (ví dụ: khả năng có lợi thế không trực tiếp hoặc bất cứ
dạng áp lực nào có thể phát sinh từ người sử dụng lao động, liên danh cộng sự kinhdoanh hay thành viên gia đình.)
Trên thực tế, mỗi người thuộc diện điều chỉnh vào mọi thời điểm phải duy trì bảo mậtvề các cân nhắc và tiến trình thủ tục giải quyết tranh chấp cũng như bất kỳ thông tin nàomà một bên coi là bí mật Mọi người thuộc diện điều chỉnh và các Thành viên liên quanphải giải quyết các vấn đề liên quan đến việc vi phạm đáng kể có thể có đối với quy tắc